Trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 32)

- Ý kiến đề xuất đổi mới để phát triển bền vững hợp tác xã nông nghiệp

1.2.1.Trên thế giới

+ Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở Mỹ

Ở Mỹ, Nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp nó chung và HTX nói riêng. Nhà nước tổ chức ra các HTXNN nhằm phổ biến kiến thức nông nghiệp cho nông dân. HTXNN được hình thành trên cơ sở tự nguyện, có sự giúp sức đỡ về mọi mặt của Nhà nước, là một trong những tổ chức quan trọng tạo nên một nền nông nghiệp phát triển cao và có hiệu quả. HTXNN ở Mỹ phát được là nhờ quá trình họ buôn bán nông sản, rồi sau đó mở rộng sang mua rồi chế biến thực phẩm, bán gia súc, các sản phẩm từ sữa….

Ba loại hình hoạt động có hiệu quả của các HTX tại Mỹ là: HTX tiếp thị nông nghiệp, HTX cung ứng nông nghiệp, HTX dịch vụ nông nghiệp. Các HTX này sẽ thực hiện nhiệm vụ thu gom các nông sản phẩm, mở các đại lý tiêu thụ rộng khắp trên cả nước, tham gia chế biến các loại sản phẩm đồng thời cung ứng các yếu tố đầu vào: giống, phân bón, thuốc trừ sâu…cho quá trình sản xuất với số lượng lớn và giá cả hợp lý.

Nhờ có các hệ thống HTXNN này mà mục đích khôi phục cộng đồng nông thôn ở Mỹ được thực hiện, sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng hoá, thu nhập của các hộ xã viên ngày càng tăng, nhiều việc làm mới được tạo ra [14].

+ Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia sớm nhận thức được vai trò to lớn của HTX mang lại. Chính vì vậy, nông dân Nhật Bản đã lập ra những Hiệp hội hỗ trợ nhau trong sản xuất và đời sống và đó chính là tiền đề để phát triển liên mô hình HTX trên các lĩnh vực cụ thể. Các HTX này hoạt động trên cơ sở của Luật HTX ban hành từ những năm 1900 với các chức năng sau:

- Cung cấp cho nông dân dịch vụ khoa học- kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, giúp họ hoàn thiện các kỹ năng quản lý điều hành hoạt động sản xuất.

- Tiến hành kinh doanh, giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá do chính xã viên sản xuất ra được nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- HTX cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo mức giá cả hợp lý được thống nhất trên phạm vi vùng, miền.

- Cung cấp tín dụng cho xã viên với mức ưu đãi.

- Là diễn đàn để nông dân kiến nghị với chính phủ các chính sách hợp lý cũng như sự tương trợ lẫn nhau giữa các HTXNN và địa phương để các chính sách thực sự sát thực, cần thiết và có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTXNN.

Như vậy với quá trình phát triển hơn 100 năm, từ những HTXNN lẻ tẻ cho đến khi phát triển thực sự vững mạnh, trở thành những tổ chức kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực và cung ứng sản phẩm trên mọi mặt cho đời sống của nông dân[14].

+ Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ nhất, đặc biệt là sự dịch chuyển cơ cấu trong lĩnh vực nông nghiệp (năm 1960 nông nghiệp chiếm 50% GDP và 50% lực lượng lao động; năm 1999 chỉ còn chiếm 4,4% GDP và 11,6% lực lượng lao động) tuy nhiên chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm nến phát triển nông nghiệp. Năm 1961 đã thành lập Liên đoàn quốc gia các HTXNN có các chức năng đa dạng giúp điều phối, tư vấn và định hướng cho các HTX thành viên. Mặt khác, Liên đoàn quốc gia các HTXNN còn cung ứng vật tư, hàng hoá tiêu dùng, dịch vụ tiếp thị, chế biến, tín dụng, bảo hiểm, vận tải…giúp việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của các HTX thành viên thuận lợi hơn từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn.

Có thể thấy rằng ưu thế vượt trội của HTXNN của Hàn Quốc so với các quốc gia khác đó chính là sự hoạt động đúng hướng của các HTX, không chỉ chú trọng đến sản xuất mà đã rất quan tâm đúng mức đến tiếp thị, cung ứng và chế

biến, một trong những khâu mà nền kinh tế thị trường đòi hỏi cần được giải quyết [14].

+ Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Lan

Là một nước nhỏ, bình quân ruộng đất trên đầu người vào loại thấp nhất thế giới song Hà Lan đã trở thành một nước xuất khẩu nông sản có tiếng về hoa, rau, quả, sữa... do các trang trại gia đình quy mô nhỏ, sản xuất ra có sự liên kết với hệ thống các HTX dịch vụ.

Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở Hà Lan rất phát triển, mỗi trang trại thường tham gia hoạt động trong nhiều HTXNN. Hoạt động của kinh tế hợp tác phục vụ nông nghiệp ở Hà Lan có liên quan đến hơn 60% giá trị thu nhập nông nghiệp nói chung và chiếm tỷ trọng cao hơn đối với nhiều loại sản phẩm chủ yếu trong nông nghiệp như sữa, hoa, bột khoai tây...

Cũng giống như Mỹ, ở Hà Lan rất phát triển các loại hình HTX dịch vụ chuyên ngành phục vụ nông nghiệp, như:

- HTX cung ứng: cung cấp phân hoá học, thức ăn gia súc cho các nông trại. - HTX chế biến và tiêu thụ nông sản.

- HTX thú y.

- HTX dịch vụ về giống cây trồng...

Các HTXNN này đều gia nhập Hội đồng HTX quốc gia về nông nghiệp và nghề làm vườn của Hà lan (NCR), có trụ sở ở LaHaye. Hội đồng HTX quốc gia về nông nghiệp và nghề làm vườn có nhiệm vụ:

- Thúc đẩy, khuyến khích các hình thức tổ chức hoạt động hợp tác kinh tế trong nông nghiệp.

- Bảo vệ quyền lợi của HTXNN và xã viên [14].

+ Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở Trung Quốc

Cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949, liền sau đó thực hiện cải cách ruộng đất, nông dân được chia ruộng đất. Nhu cầu hợp tác trong nông nghiệp phát triển với các hình thức giản đơn như tổ đổi công, HTX về sản xuất

nông nghiệp bậc thấp. Từ năm 1955 đến 1957, phong trào hợp tác hoá diễn ra rất nhanh với 87% số hộ nông dân vào HTXNN. Khi đã trở thành cao trào, các HTX bậc cao được xây dựng, kinh tế tập thể giữ vai trò bao trùm: sức kéo, súc vật và nông cụ được tập trung vào HTX, hoá giá và trả tiền dần trong 5 năm.

Năm 1958, Trung Quốc đã tiến hành chuyển các HTX sản xuất nông nghiệp thành các công xã nhân dân với quy mô và trình độ công hữu hóa cao hơn HTXNN bậc cao, đồng thời cấm đoán, kiểm soát ngặt việc phát triển kinh tế phụ gia đình.

Hệ thống tổ chức công xã nhân dân ở Trung Quốc theo mục tiêu: Nhất đại (quy mô lớn), nhị công (công hữu hoá cao), thủ tiêu quyền sở hữu tư nhân ở nông thôn, thủ tiêu chủ thể kinh tế là người nông dân đã làm cho sản xuất nông nghiệp lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng, nông dân nhiều nơi thiếu đói. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ năm 1978, Trung Quốc đã tiến hành cải cách nông nghiệp, xoá bỏ hệ thống tổ chức công xã nhân dân và khoán ruộng đất cho từng hộ nông dân. Hiện nay, Trung Quốc đã phát triển các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xây dựng HTXNN tự nguyện phù hợp với yêu cầu nguyện vọng của nông dân

Trung Quốc [14].

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 32)