1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang

118 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 664,5 KB

Nội dung

Phân tích các tác động có thể có của mô hình phát triển nông nghiệp – nông thôn gắn với du lịch đến các khía cạnh của đời sống của người dân nông thôn. Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế nông nghiệp theo hướng kết hợp với du lịch thông qua việc xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái Nông nghiệp tạo ra một sản phẩm du lịch mới hấp dẫn nhằm phát huy những giá trị của hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, học tập nghiên cứu của nhân dân, tạo thêm ngành nghề mới, giải quyết lao động việc làm và thu nhập cho cư dân địa phương, góp phần xây dựng và phát triển khu du lịch càng thêm bền vững.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU1- Tính cấp thiết của đề tài

Khoảng cách biệt về đời sống kinh tế và xã hội giữa thành thị và nông thôn đang ngày một tăng thêm và có nguy cơ rất khó giải quyết trong một tương lai gần do tình hình đầu tư, tình hình phát triển các cơ sở vật chất phục cho sự phát triển của khu vực nông thôn còn hạn chế, và hơn hết là do lĩnh vực hoạt động kinh tế truyền thống của khu vực này cùng với những điều kiện bất

ổn vốn có của nó đã và đang làm cho thu nhập của người dân nông thôn sống bằng nghề nông rất bấp bênh và khó khăn trong việc cải thiện, làm cho khu vực nông thôn vẫn là một nơi chiếm giữ nhiều người nghèo nhất (hơn 90% tổngsố) Phát triển nông nghiệp - nông thôn và nâng cao đời sống của người dânnông thôn là đòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng hòa nhập của người dân nông thôn trong làn sóng phát triển kinh tế của đất nước và tạo sự ổn định cho

các giai đoạn phát triển tiếp theo Tác giả đã chọn đề tài “ Nghiên cứu những

giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang” nhằm đề xuất giải pháp góp phần giải quyết vấn đề nêu

trên và giải pháp được đề xuất trong đề tài là mô hình kết hợp phát triển nôngnghiệp - nông thôn với hoạt động phục vụ du lịch

Mô hình này góp phần phục vụ cho công tác xóa đói, giảm nghèo tại khuvực nông thôn, nhất là những khu vực có điều kiện tự nhiên, truyền thống vănhóa, v.v… phù hợp cho phát triển các loại hình du lịch Tỉnh An Giang được lựachọn làm địa bàn cho việc phân tích mô hình này Tỉnh An Giang là một tỉnhnông nghiệp nhưng lại có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá lịch sử, cóđường biên giới giáp với Campuchia,… hàng năm thu hút hơn 2 triệu khách dulịch đến tham quan, mua sắm, cúng bái,… nên sẽ là nơi khá lý tưởng để có thểthực hiện việc liên kết phát triển theo mô hình này

Trang 2

2-Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát

Phân tích các tác động có thể có của mô hình phát triển nông nghiệp –nông thôn gắn với du lịch đến các khía cạnh của đời sống của người dân nôngthôn Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế nông nghiệp theohướng kết hợp với du lịch thông qua việc xây dựng mô hình phát triển du lịchsinh thái Nông nghiệp tạo ra một sản phẩm du lịch mới hấp dẫn nhằm phát huynhững giá trị của hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi,giải trí, học tập nghiên cứu của nhân dân, tạo thêm ngành nghề mới, giải quyếtlao động việc làm và thu nhập cho cư dân địa phương, góp phần xây dựng vàphát triển khu du lịch càng thêm bền vững

+ Tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nướcđến nông dân và nhất là đồng bào dân tộc Khmer

+ Phát triển ngành nghề nông thôn, giúp nông dân nghèo tổ chức tại sảnxuất, giải quyết việc làm, tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng thunhập góp phần xoá đói giảm nghèo ở địa phương

3 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài xoay quanh các hoạt động phục vụ dulịch có liên quan trực tiếp đến hoạt động nông nghiệp của người dân trên địa

Trang 3

bàn phân tích Từ đó, một sự đánh giá về hiệu quả và mức độ tác động hiện tạicủa các hoạt động này đến các chủ thể có liên quan sẽ được đưa ra

Đề tài này chỉ khảo sát thực trạng về mô hình du lịch cộng đồng và tìmhiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch cộng đồng đồng thời xácđịnh hiệu quả kinh tế của mô hình phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với dulịch

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài

+ Phạm vi về nội dung: Phân tích đánh giá thực trạng và tiềm năng du

lịch tại tỉnh An Giang từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nền kinh tế nôngnghiệp kết hợp du lịch

+ Phạm vi về không gian: Địa bàn nghiên cứu của đề tài tập trung tại một

số khu vực có tiềm năng về tự nhiên và tương đối thuận lợi cho việc thu hút dukhách tham quan và nghỉ dưỡng, cụ thể là: Khu du lịch núi Sam núi Cấm, Khu

du lịch núi Sập – Óc Eo, khu sinh thái rừng tràm Trà Sư,… các dự án du lịchcộng đồng phục vụ người nghèo do sở Văn Hoá – Du lịch – Thể thao quản lý và

dự án du lịch Nông nghiệp do Hội nông dân triển khai trên địa bàn các xã MỹHoà Hưng, Châu Phong, Văn Giáo thuộc tỉnh An Giang

4 – Phương pháp nghiên cứu

a) Chọn vùng nghiên cứu

Hiện nay mô hình du lịch cộng đồng ở tỉnh An Giang đã và đang được triểnkhai ở TP Long Xuyên và 3 huyện như Tân Châu, Tịnh Biên và An Phú Môhình du lịch cộng đồng ở Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên và Văn Giáo – TịnhBiên là một trong những mô hình được triển khai và thành lập sớm nhất Do giớihạn về thời gian và kinh phí nên nghiên cứu chỉ chọn 2 xã trên làm đại diện đểnghiên cứu

b) Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Số liệu sử dụng trong các phân tích và đánh giá bao gồm số liệu thứ cấp

Trang 4

và số liệu sơ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các dự án chuyên đề của nhiều tổ chức, tác giả Số liệu sơ cấp được thu thập từ khảo sát thực tế ngẫu nhiên tại địa bàn nghiên cứu mô hình liên kết nông nghiệp - du lịch là xã Mỹ Hòa Hưng – TP Long Xuyên, xã Văn Giáo – huyện Tịnh Biên.

c) Phương pháp xử lý số liệu

Để trả lời cho mục tiêu của đề tài cũng như những câu hỏi đặt ra ở phầntrên đề tài tập trung vào các phương pháp định tính và phương pháp phỏng vấnsâu, phương pháp phân tích tình huống, phương pháp phân tích hồi quy đabiến

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP – NÔNG THÔN GẮN VỚI DU LỊCH 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóabản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và pháttriển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương

Du lịch nông nghiệp còn là hình thức phát triển mối giao hòa về mặt vănhóa con người giữa các vùng thông qua việc đến ở hoặc tham quan có mục đíchnhằm hưởng thụ các sản vật địa phương

1.1.1 Khái niệm du lịch

Theo tổ chức WTO (World Trade Organization – Tổ chức Thương mạiThế giới), du lịch bao gồm tất cả những hoạt động của cá nhân đi, đến và lưu lạingoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài (hơn một năm) với nhữngmục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày

Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư, du lịch là đi đến một nơi xa nơithường trú để giải trí, nghỉ dưỡng, mở mang tầm nhìn trong thời gian nhàn rỗi.Hay nói cách khác, du lịch là tất cả những hoạt động của những người đi xa môitrường định cư hay những người du hành với nhiều mục đích khác nhau như:khám phá, tham quan, thử nghiệm trong thời gian liên tục không quá 1 năm Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999) cho rằng du lịch là hoạt động của conngười ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu thamquan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định Từ các kháiniệm trên cho thấy, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế pháttriển theo hướng khai thác có hiệu quả các lợi thế về truyền thống văn hóa, điềukiện tự nhiên

Trang 6

1.1.2 Các tác động của du lịch đối với kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường

1.1.2.1 Tác động về kinh tế

Theo WTO cho rằng du lịch có tác động về kinh tế như: (1) cải thiện cáncân thương mại quốc tế; (2) tạo ra nhiều cơ hội việc làm; (3) quảng bá cho sảnphẩm địa phương thông qua việc đáp ứng nhu cầu của du khách về các sảnphẩm lương thực, thực phẩm, dụng cụ, đồ đạc, xây dựng; (4) tăng nguồn thucho nhà nước (5) tạo ra điều kiện để phát triển các vùng đặc biệt - du lịch sẽgiúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho các vùng có vấn đề khó khăn nhấtđịnh của một quốc gia; (6) khuyến khích nhu cầu nội địa

Tuy nhiên, du lịch cũng có xảy ra một số tiêu cực: tính thất nghiệp; lạmphát; lãng phí vốn đầu tư; trốn thuế; cạnh tranh không lành mạnh

1.1.2.2 Tác động về văn hóa

Theo WTO cho rằng du lịch có những tác động như sau: (1) sự tương tácgiữa du khách và dân cư địa phương; (2) khía cạnh văn hóa thông qua sự chitiêu của du khách; (3) sự đánh giá nền văn hóa địa phương của du khách; (4)thương mại hóa các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công, (5) đánh mất nhâncách và lòng tự hào về nền văn hóa địa phương

1.1.2.3 Tác động về môi trường

Theo WTO cho rằng sự phát triển nhanh chóng của du lịch góp phần tíchcực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và nhiều địaphương nói riêng Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động dulịch đã có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc độ pháttriển quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhậnthức và công cụ quản lý nhà nước về môi trường trong ngành còn hạn chế

1.1.2.4 Tác động về mặt xã hội

Trang 7

Du lịch có tác động cả về mặt tích cực và tiêu cực và ảnh hưởng rất lớnđến mặt xã hội Nếu chuẩn bị không đồng bộ, việc gia tăng khách du lịch đạitrà có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền văn hóa bản địa: lối sốngkhông lành mạnh, ma túy, trộm cắp, lừa gạt và nhiều vấn đề khác Những ảnhhưởng tiêu cực đó lấn át dần lối sống thuần phong mỹ tục của địa phương.

1.1.3 Các loại hình du lịch trên thế giới và Việt Nam

Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có nhiều loại hình du lịch đã và đangphát triển mạnh như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch thamquan, du lịch chèo thuyền phao, du lịch cộng đồng, trong đó phổ biến nhất làloại hình du lịch nghỉ nhà dân Để phân biệt rõ các loại hình du lịch này cầndựa trên quan điểm mục đích của chuyến đi mà khách du lịch muốn tìm đến

1.1.3.1 Du lịch sinh thái

Gần đây, dựa vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường

có hai quan điểm khác nhau về du lịch sinh thái: (1) Quan niệm thụ động chorằng : du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do dulịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hóa và thẩm

mỹ ; (2) Quan niệm chủ động cho rằng du lịch sinh thái còn phải đóng góp vàoquản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợicủa nhân dân địa phương Do đó, người ta đã đưa ra một khái niệm mới tươngđối đầy đủ hơn : Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiênnhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương

1.1.3.2 Du lịch bền vững

Đây là loại hình du lịch xác định vai trò trung tâm của cộng đồng trongviệc lập kế hoạch và ra quyết định phát triển theo hướng quản lý các nguồn tàinguyên sao cho các nhu cầu kinh tế, xã hội đều được thỏa mãn trong khi vẫnduy trì được các bản sắc văn hóa, các đặc điểm sinh thái, sự đa dạng sinh học

và hệ thống hỗ trợ đời sống Hoạt động kinh doanh du lịch do chính cộng đồng

Trang 8

địa phương tham gia, làm chủ và quản lý Đây cũng là một trong các loại hình

du lịch dựa vào cộng đồng

1.1.3.3 Du lịch văn hóa

Phát triển du lịch văn hóa đã mang lại nhiều cơ hội giao tiếp, tăng thêm sựhiểu biết của người dân và thúc đẩy sự hình thành ở họ những nhu cầu mới vềvăn hóa tinh thần lẫn vật chất và có nhiều tác động tích cực Tuy nhiên pháttriển du lịch phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực như tình trạng ăn xin, tranh giànhkhách, ép giá gây mất trật tự và nhiều vấn đề xã hội khác tại điểm du lịch Vìvậy, để khắc phục tình trạng tiêu cực này cần làm trong sạch và lành mạnh môitrường du lịch, đảm bảo phát triển du lịch một cách bền vững

1.1.3.4 Du lịch vì người nghèo

Du lịch vì người nghèo là một phương thức tiếp cận mới về lập kế hoạch

và quản lý du lịch, trong đó những người sống trong điều kiện nghèo được đưalên vị trí ưu tiên hàng đầu trong chương trình phát triển du lịch vì người nghèobằng cách tạo các cơ hội thu nhập liên quan đến du lịch cho người nghèo cóhoàn cảnh khó khăn

1.1.3.5 Du lịch sinh thái cộng đồng

Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, IUCN, ESCAP (1999), du lịch sinh tháicộng đồng là sự kết hợp của du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái Du lịchsinh thái cộng đồng do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bảnđịa với mục tiêu bảo vệ môi trường Du lịch sinh thái cộng đồng đề cao quyềnlàm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống chocộng đồng với khách du lịch Du lịch sinh thái cộng đồng tạo cơ hội tìm hiểu,nâng cao nhận thức về môi trường và văn hóa địa phương cho du khách Tuynhiên, sự phát triển của du lịch sinh thái cộng đồng nếu không được lập kếhoạch và thực hiện một cách cẩn thận sẽ làm cho các giá trị văn hóa bị mấthoặc sai lệch dần

Trang 9

1.1.3.6 Du lịch dựa vào cộng đồng

Du lịch dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch mà khách du lịch sẽ ở tạinhà dân, cùng ăn, cùng tham gia vào các hoạt động với người dân như cấy lúa,tỉa rau, bắt cá, v.v….Võ Quế (2008) cho rằng du lịch dựa vào cộng đồng làmột phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng là người tham gia pháttriển du lịch, tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại cácđiểm khu có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và đồng thời cộng đồng đượchưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ du lịch

1.1.4 Điều kiện để phát triển du lịch

Để du lịch của một vùng, một địa phương phát triển ngoài những cơ sởvật chất, những nền văn hóa đặc sắc hiện có ở địa phương thì du lịch còn phụthuộc nhiều vào mức sống và trình độ của người dân, giao thông thuận lợi vàphát triển, chính trị ổn định và các khu, điểm du lịch có độ an toàn cao Ngoài

ra, để du lịch phát triển còn phụ thuộc nhiều vào thời gian nhàn rỗi của ngườidân

1.1.5 Các nguyên tắc và tiêu chí tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

1.1.5.1 Các nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Các nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng bao gồm: (1)cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện

và quản lý, đầu tư để phát triển du lịch và có thể trao quyền làm chủ cho cộngđồng; (2) phù hợp với khả năng của cộng đồng: nhận thức về vai trò và vị trícủa mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng của du lịchcho sự phát triển của cộng đồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động dulịch; (3) chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng: nguồn thu từ hoạt động dulịch phải được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia cung cấp cácsản phẩm cho khách du lịch, đồng thời lợi ích đó cũng được trích để phát triển

Trang 10

lợi ích chung cho xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng, xây dựng đường sá,cầu cống, điện, chăm sóc sức khỏe và giáo dục; (4) xác lập quyền sở hữu vàtham gia của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sựphát triển bền vững

1.1.5.2 Các tiêu chí tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Theo UNWTO (World Tourism Organization) 2008 cho rằng những tiêuchí của một du lịch cộng đồng đang hướng tới gồm có các tiêu chí sau:

- Tiêu chí 1: Người trong cộng đồng nên được tham gia vào quá trình lên

kế hoạch và quản lý hoạt động du lịch tại cộng đồng

- Tiêu chí 2: Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách côngbằng cho cộng đồng (lợi ích bao gồm nhiều mặt như sức khoẻ, giáo dục và cáchoạt động khác)

- Tiêu chí 3: Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên củacộng đồng hơn chỉ là sự tham gia của một vài thành viên

- Tiêu chí 4: Quan tâm đến sự bền vững của môi trường

- Tiêu chí 5: Mọi hoạt động du lịch cộng đồng phải tôn trọng nền văn hoá

và các “cấu trúc xã hội” tại cộng đồng

- Tiêu chí 6: Có hệ thống/ phương pháp để giúp người trong cộng đồng cóthể “vượt qua” những ảnh hưởng của những khách du lịch phương tây

- Tiêu chí 7: Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạnchế tối đa những ảnh hưởng đến văn hoá và môi trường

- Tiêu chí 8: Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng đểgiúp họ có những hành động hợp lý trong quá trình du lịch

- Tiêu chí 9: Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện nhữnghoạt động trái với văn hoá/tôn giáo của họ

- Tiêu chí 10: Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào cáchoạt động du lịch nếu họ không muốn

Trang 11

1.2 THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN GẮN VỚI DU LỊCH

(1) Nông nghiệp kích thích tăng trưởng kinh tế Điều này thể hiện qua cácmặt cụ thể như: a) cung cấp lương thực-thực phẩm; b) cung cấp nguyên liệu chocác ngành công nghiệp; c) là nguồn thu ngoại tệ; d) nông nghiệp - nông thônphát triển đóng góp cho việc giảm nghèo

(2) Nông nghiệp đóng góp vào mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế Tóm lại, nông nghiệp có quan hệ nhất định đối với phần còn lại của nền kinh tế, các quan hệ này không chỉ về vật chất mà nó còn hình thành nên các nhóm lợi ích, có vai trò cụ thể trong xã hội Quan hệ giữa nông nghiệp với cáclĩnh vực khác nằm trong hệ thống các mối quan hệ tất yếu được hình thành trongtiến trình phát triển của xã hội, và chính các mối quan hệ này đòi hỏi phải cómột hệ thống liên kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực trong xã hội

Thừa nhận mối quan hệ thực tế của nông nghiệp với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế và thấy rõ tầm quan trọng của nó đối với tiến trình công nghiệp hóa tại một nước mà phần lớn lực lượng lao động sống ở nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ góp phần làm cho nền kinh tế tránh khỏi tình trạng phân cách thông qua các chính sách phát triển kinh tế hợp lý

1.2.1.2 Sự phân cách kinh tế phát triển

Sự liên kết và phân cách của một nền kinh tế là khái niệm được các nhàkinh tế phát triển gần đây đưa ra, thể hiện sự chú ý đến tầm quan trọng của cách

Trang 12

phân phối thu nhập và qui mô dân số trong việc mở rộng nhu cầu tiêu dùng đểkích thích khu vực công nghiệp trong nước phát triển ở giai đoạn đầu của quátrình công nghiệp hóa.

Một nền kinh tế liên kết là một nền kinh tế mà trong đó: 1) các lĩnh vực kinh tế khác nhau có sự liên kết với nhau một cách chặt chẽ; 2) không có sự chênh lệch một cách thái quá về cơ sở hạ tầng cơ bản giữa các khu vực; 3) các nhóm lợi ích trong xã hội (các giai tầng trong xã hội) có sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau, không hình thành những mâu thuẫn lớn Trái ngược với một nền kinh tế liên kết là một nền kinh tế phân cách Trong nền kinh tế phân cách, mối quan

hệ giữa các lĩnh vực trở nên lỏng lẻo, các thị trường bị phân cách về mặt địa lý

và xã hội Sự phân cách không những tồn tại giữa các lĩnh vực mà trong nội bộ các lĩnh vực cũng có khả năng hình thành những mảng riêng biệt

Năng lực phát triển của các bộ phận dân cư trong xã hội rất khác biệt, nhất

là giữa dân cư nông thôn và dân cư thành thị, làm ảnh hưởng tới việc mở rộngthị trường và khả năng tăng trường ổn định của nền kinh tế Vấn đề này liênquan tới sự cách biệt về mặt địa lý, xã hội và chịu ảnh hưởng của các chính sáchphát triển

Trong thực tế, không có một chỉ tiêu cụ thể nào có thể đánh giá được mức

độ liên kết của một nền kinh tế Các nhà kinh tế chỉ dựa vào các dấu hiệu như: mức độ chênh lệch thu nhập giữa các khu vực (khu vực truyền thống và khu vực hiện đại), mức độ thu hút lực lượng lao động khu vực hiện đại (các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển), khu vực nông thôn tiếp cận như thế nào với sản phẩm của lĩnh vực hiện đại (“xét về kết cấu, ở một nền kinh tế liên kết, các mối quan hệ cả phía cung và cầu đều phân bố đều về địa lý và xã hội”), v…v… để xác định một nền kinh tế có rơi vào tình trạng phân cách hay không và mức độ phân cách đó có nghiêm trọng hay không Tình trạng phân phối và sử dụng nguồn lực của quốc gia giữa các lĩnh vực, các nhóm lợi ích

Trang 13

(thành thị và nông thôn) cũng là yếu tố mà các nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm khi đề cập tới vấn đề phân cách trong một nền kinh tế (ví dụ: đầu tư chongành có hiệu ứng liên kết mạnh hay ngành có hiệu ứng liên kết yếu) Tìnhtrạng này là mầm mống cho sự hình thành các dấu hiệu của hiện tượng phâncách trong nền kinh tế

1.2.1.3 Liên kết nông nghiệp- du lịch với sự phát triển nông nghiệp

và nông thôn

a) Liên kết ngành với tính bền vững của hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Phát triển một nền nông nghiệp bền vững

Thế nào là phát triển bền vững? Có nhiều tranh luận về các định nghĩa nàynhưng nhìn chung các định nghĩa đều hướng vào việc đảm bảo ba mục tiêuchung mà phát triển bền vững cần phải đáp ứng và cân đối là: kinh tế, xã hội vàmôi trường Do đó, phát triển bền vững đòi hỏi phải: liên tục tăng sản phẩm trênđầu người; thành quả tăng trưởng được san sẻ tương đối đồng đều và mọi tầnglớp dân chúng đều có cơ hội bình đẳng như nhau; và môi trường thiên nhiên(như một phương tiện để sinh sống và sản xuất) được duy trì thỏa đáng

Đối với phát triển nông nghiệp bền vững thì tiêu chí có phần cụ thể hơn.Qua phân tích các định nghĩa về phát triển nông nghiệp bền vững, TS Đinh Phi

Hổ đã đưa ra các ràng buộc để đảm bảo có được một sự phát triển nông nghiệpbền vững đó là: (1) mô hình phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình làmtăng trưởng nông nghiệp nhưng không làm suy thoái môi trường sinh thái tựnhiên thông qua phát triển và sử dụng các phương thức sản xuất tiến bộ; (2) là

mô hình đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho người dânnông thôn; (3) phải gắn với sự cải thiện trình độ dân trí cũng như sức khỏe-dinhdưỡng của con người sống trong môi trường sản xuất ấy

Trong tình hình thiếu liên kết giữa nông thôn và thành thị như phân tích ởtrên thì sự liên kết giữa phát triển nông nghiệp và du lịch dường như hé mở một

Trang 14

giải pháp cho vấn đề nâng cao thu nhập cho người dân làm nông nghiệp và giảm

áp lực hủy hoại môi trường Chúng ta nhận thấy rằng việc xúc tiến liên kết giữahoạt động nông nghiệp với hoạt động du lịch có những ưu thế rõ ràng so vớiviệc ngồi trông chờ vào sự phát triển thật sự của công nghiệp tại khu vực nôngthôn Những ưu thế đó là:

Hoạt động du lịch như là một hoạt động kèm thêm, đi cùng với thành quả

từ hoạt động nông nghiệp của những người làm nông nên họ có thêm một khoản thu nhập mới và áp lực chạy theo sản lượng với mọi hình thức trở nên giảm bớt

Thông qua phát triển du lịch, bài toán tiêu thụ sản phẩm đối với ngườinông dân trở nên dễ chịu hơn và còn có ưu điểm là không tốn công vận chuyển,sản phẩm đến trực tiếp với người tiêu dùng

Tài nguyên cho du lịch có sự gần gủi với tài nguyên nông nghiệp và sảnphẩm của hoạt động nông nghiệp cũng có thể trở thành tài nguyên và sản phẩmphục vụ hoạt động du lịch mọi lúc mọi nơi

Khác với việc thu hút hoạt động công nghiệp đòi hỏi phải có một cơ sở hạtầng hoàn thiện nhất định và đòi hỏi những người tham gia hoạt động phải có kỹnăng cụ thể và rõ ràng, việc đưa hoạt động du lịch về nông thôn tương đối thuậnlợi hơn Hơn thế, xu hướng thưởng thức các giá trị do thiên nhiên mang lại đốivới người dân thành thị ngày càng rõ nét Hoạt động thưởng thức các giá trị vănhóa mới mẻ đối với những người khách quốc tế cũng là một nhu cầu có thực vànông thôn chính là địa bàn lý tưởng

Do vậy, kênh du lịch đáng là một kênh cần phải được quan tâm để thúc đẩy sự phát triển đời sống kinh tế của người dân nông thôn trong bối cảnh kênh công nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn Làm được việc này chính là giải tỏa được một nguy cơ của sự phát triển không bền vững bắt nguồn từ sự khó khăn trong việc mưu sinh của người lao động nông thôn do thiếu việc làm

Trang 15

- Du lịch bền vững với vấn đề bảo tồn hệ sinh thái nông nghiệp và đa dạngsinh học

Theo nhiều tác giả, chính sách bảo vệ môi trường tốt nhất là đi từ gốc baohàm các biện pháp phòng ngừa dài hạn, đòi hỏi phải hạn chế các phương phápcanh tác dùng nhiều hóa chất và thúc đẩy sự hiểu biết về môi trường thông quathông tin tuyên truyền Nhưng những biện pháp để thực thi chính sách như vậythật sự không thể nào áp dụng với người nông dân tại các nước đang phát triểnkhi mà nghề nông vẫn là một nghề còn nhiều rủi ro và như đã nói, họ xemnguồn tài nguyên thiên nhiên là nguồn an sinh của họ Vấn đề kinh tế là vấn đềquan tâm hàng đầu của những người nông dân nghèo, và kết hợp với du lịch làgiải pháp mong chờ của chúng ta

- Liên kết ngành với sự phát triển nhận thức của người nông dân về pháttriển bền vững

Sự nghèo đói ở các vùng nông thôn của Việt Nam không chỉ đơn thuần lànghèo về thu nhập mà còn là nghèo về năng lực phát triển, phát triển nhận thức Sự liên hệ giữa trình độ học vấn với tình trạng nghèo khó và trình độ họcvấn có tác dụng càng cao khi người đó sống ở những vùng phát triển hơn Dovậy, đối với người dân nghèo nông thôn thì trình độ học vấn là một yếu điểm vàmức độ bức thiết của việc nâng cao học vấn so với việc tìm kế sinh nhai cũngkhông ngang bằng với người dân thành thị Vậy thì sự liên kết ngành có thể giúpgiải quyết thực trạng này như thế nào

Dễ thấy nhất là nó giải quyết được tính sinh động và tính thiết thực của hoạt động phát triển ý thức của người dân sống ở vùng nông thôn về môi trường Có hai hướng tác động chính dựa trên nguyên tắc này của việc liên kết là: (1) từ lợi ích có được của phát triển du lịch nông thôn, du lịch sinh thái sẽ tạo

động lực cho người dân hưởng lợi tham gia vào các chương trình và (2) các biện

Trang 16

pháp phối hợp chính sách của hai ngành tác động trực tiếp đến những công việc thực tế thường ngày của người nông dân, làm cho họ dễ tiếp nhận hơn

- Du lịch bền vững với vấn đề bảo tồn hệ sinh thái nông nghiệp và đa dạngsinh học

Đối với người nông dân tại các nước đang phát triển xem nguồn tài nguyênthiên nhiên là nguồn an sinh của họ Vấn đề kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầucủa những người nông dân nghèo Nên để tăng thu nhập họ không màng đến cácchính sách mà chính phủ đang tốn rất nhiều công sức tài chính nhằm bảo vệ tàinguyên thiên nhiên và môi trường Việc thực hiện xen canh, luân canh, dùngphân xanh, hay nuôi tự do… không thỏa mãn được nhu cầu tăng thu nhập của

họ Các phương án này xem ra chỉ có thể thực hiện khi trên cùng mảnh đất nôngnghiệp ấy của họ còn có thể sản sinh ra một khoản lợi nào khác, và kết hợp với

du lịch là giải pháp mong chờ của chúng ta

- Liên kết ngành với vấn đề phát huy sự tham gia của cộng đồng nông thônvào các hoạt động kinh tế - xã hội

Để thực hiện được sự phát triển bền vững trong nông nghiệp cần phải đạt được sự hiệp sức của ba yếu tố: công nghệ bảo tồn tài nguyên, những tổ chức bên ngoài và cộng đồng địa phương Để cộng đồng địa phương thật sự phát huyvai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường thì sự phát triển cộng đồng (pháttriển cộng đồng chức năng ) phải mang tính nội sinh Mọi nỗ lực để phát huy sựđóng góp của cộng đồng đối với vấn đề môi trường phải xuất phát từ ý chí vàquyết tâm của cộng đồng nông thôn đó, tức là sự tham gia (chứ không phải thamdự) của họ được nhấn mạnh Họ phải là những con người có khả năng tự lực vàtrực tiếp thúc đẩy những hành động của họ, đồng thời phải là những con ngườiđóng góp vào các quyết định của chính cộng đồng của họ

Đứng trên góc độ đó ta thấy việc phát triển du lịch liên kết với nông

Trang 17

nghiệp - nông thôn mà ở đó người dân nông thôn sẽ là người đứng ra cung cấp dịch vụ sẽ hoàn toàn khác với việc các công ty phát triển du lịch xây dựng dự

án của họ và khi nó thành hiện thực thì diễn ra kết quả là sự di dời dân cư tại nơi thực hiện dự án đi nơi khác

Như vậy, việc phát triển du lịch liên kết với nông nghiệp - nông thôn mà

ở đó người dân là người trực tiếp cung cấp các dịch vụ (nhà trú chân gia đình,làng nhà trú chân phân tán, cắm trại ở nông thôn, cung cấp nhu yếu phẩm, cungcấp hàng thủ công làm quà lưu niệm…) chính là hành động làm phát huy sựtham gia của cộng đồng địa phương làm tăng ý chí và khả năng đóng góp củangười dân vào các vấn đề môi trường của địa phương

b) Marketing nông nghiệp và hoạt động tín dụng nông thôn trong môi trường liên kết ngành

Hoạt động du lịch của du khách không chỉ đơn thuần là giải trí mà còn là khám phá và thưởng thức hương vị văn hóa của địa phương nơi mà họ đặt chân đến, trong đó có ẩm thực và đặc sản của mỗi vùng đất Du lịch vườn, du lịch về các vùng đặc sản đang là hình thức phát triển du lịch được phát triển tại nước

ta Mặc dù nó diễn ra hoàn toàn tự phát và với quy mô còn hạn chế nhưng sẽ là một kênh hữu ích để phát triển thông tin về nông sản của Việt Nam Trên cơ sở của mạng lưới marketing du lịch với những thế mạnh đặc thù của nó (chẳng hạn như: mạng tiếp thị du lịch là mạng hướng tới đa đối tượng và sử dụng đa phương tiện (nguồn của tư nhân và nguồn của địa phương); trong du lịch khách hàng có hành vi chủ động hướng dịch vụ rất mạnh…), việc kết hợp để quảng bácho các mặt hàng nông sản của Việt Nam là một hướng đầy tiềm năng Hơn nữa, với những tiêu chuẩn của ngành du lịch về chất lượng sẽ kích thích sự pháttriển chất lượng nông sản nếu có sự kết hợp chặt chẽ trong tiêu thụ giữa haingành (ví dụ phát triển rau, quả sạch cần hướng giải quyết này)

Đối với hoạt động tín dụng nông nghiệp, liên kết ngành cũng có những tác

Trang 18

động nhất định trong việc hỗ trợ người dân nông thôn tiếp cận được các nguồntín dụng chính thức phục vụ cho sản xuất.

Liên kết ngành tác động lên sự phát triển của khu vực nông thôn, phá vỡ vòng luẩn quẩn khó khăn trong việc phát triển các định chế tín dụng chính thức tại khu vực nông thôn Sự phát triển tương đối và dần dần của các cộng đồng

du lịch nông thôn làm cho sự heo hút và tính chất cách biệt của các cộng đồng nông thôn trở nên giảm dần Bên cạnh đó, với cơ sở của các hoạt động phục vụ cho du khách, người dân có thêm một khoản thu nhập ổn định làm minh chứng cho khả năng tài chính của họ khi muốn tiếp cận với các nguồn tín dụng nông thôn chính thức Ngoài ra, sự phối hợp của các người dân trong vùng dưới sự chỉ đạo của một tổ chức địa phương do người dân lập sẽ là thuận tiện cho nhân viên tín dụng trong việc sàng lọc và cưỡng chế người mượn

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển của một số nước trong khu vực

1.2.2.1 “Sự thần kỳ của Nhật bản” là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa nông nghiệp và công nghiệp

Nhật Bản là ví dụ điển hình cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa, Nhật Bản dựa vào phát triển nông nghiệp để tạo đà cho phát triển công nghiệp, mức đóng góp của nông nghiệp trong suốt thời kỳ đầu công nghiệp hóa là rất cao kinh tế nông thôn trong thời kỳ này là nguồn thuchính của ngân sách Tuy mức điều tiết từ nông nghiệp để phục vụ cho côngnghiệp hóa là cao nhưng nó lại không vượt quá khả năng tái sản xuất của nôngnghiệp Sở dĩ có được điều này là vì nước Nhật đã chăm lo rất tốt cho nôngnghiệp ngay từ thời kỳ đầu, họ “nuôi” để mà “vắt” và không ngừng đầu tư trở lạicho nông nghiệp

Trang 19

Bài học rất đáng được để ý từ kinh nghiệm của Nhật Bản là chính sách phitập trung hóa công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn (không chỉcác ngành công nghiệp chế biến mà cả các ngành cơ khí), coi trọng công nghệthu hút nhiều lao động làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, góp phần tăngnhanh thu nhập của nông dân Điều này có thể thực hiện được là bởi vì chínhphủ Nhật đã quan tâm đến kết cấu hạ tầng, năng lượng và thông tin liên lạc trênkhắp lãnh thổ ngay từ đầu Ngoài ra, chính phủ Nhật còn luôn kiên trì giữ giánông sản ổn định có lợi cho nông dân, ngay cả khi nông sản hàng hóa dư thừa

1.2.2.2 Đài Loan khai thác hợp lý tiềm năng của khu vực nông thôn

Sự hợp lý ở đây thể hiện ở việc Đài Loan tiến hành chuyển tài nguyên ra khỏi nông thôn nhưng vẫn đảm bảo được sự tái sản xuất mở rộng của nông nghiệp Thành công lớn của Đài Loan trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa chính là không tạo ra áp lực việc làm đối với lĩnh vực công nghiệp

và liên tục tiến bộ trong nỗ lực tạo ra sự cân bằng trong thu nhập Mặc dù phảiđối mặt với tình trạng thất nghiệp cao và lao động nông nghiệp chiếm phần lớntrong lực lượng lao động nhưng trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp tạiĐài Loan đã không xảy ra hiện tượng lao động đổ xô ra thành thị Không nhữngthế, dù bị điều tiết mạnh để phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệpcòn đóng góp lớn cho sự phát triển của công nghiệp thông qua sự phát triển củacác ngành chế biến nông sản xuất khẩu, vấn đề phân hóa giàu nghèo trong giaiđoạn này cũng được giải quyết Và thị trường nông thôn Đài Loan trở thành nơitiêu thụ hàng hóa công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa (từ 1956 đến

1966, thị trường trong nước đóng góp 60% tăng trưởng của lĩnh vực côngnghiệp chế tạo)

Thành công của Đài Loan có được là nhờ chính sách không ngừng nângcao thu nhập của người dân nông thôn và tạo sự liên kết hay phối hợp hợp lýgiữa nông nghiệp và công nghiệp trong giai đoạn đầu của quá trình công

Trang 20

nghiệp hóa thông qua việc phi tập trung hóa công nghiệp, đưa công nghiệp vềphát triển tại nông thôn (giúp thực hiện thành công “ly nông bất ly hương”),nhờ đó mà phát triển được thị trường trong nước làm cơ sở để phát triển tiềmlực của quốc gia Để làm được điều này, Đài Loan phải có được sự đầu tư pháttriển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực tại nông thôn

1.2.2.3 Hàn Quốc phát triển mô hình làng mới Saemaul Undong để khắc phục tình trạng phân cách kinh tế

Mô hình làng mới Saemaul Undong được chính phủ Hàn Quốc phát độngxây dựng vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước là giải pháp của Hàn Quốcnhằm mục đích xóa đi hố “phân cách” kinh tế giữa khu vực nông thôn và khuvực thành thị Sự phân cách kinh tế này chính là kết quả của sự nóng lòng đẩynhanh nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, dốc toàn lực vào việc phát triển cácngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu, phát triển thành thị, và bỏ quên sựcần thiết của việc phát triển nông thôn và chăm lo cho năng lực phát triển củangười dân sống trong khu vực này

Thực chất của việc phát triển mô hình làng mới là làm cho thu nhập củangười nông dân (chiếm phần đông dân số vào thời điểm đó) được cải thiện vàkích thích, xây dựng năng lực tự phát triển của khối dân cư nông thôn Đây cũngchính là yếu tố làm cho các nước như Nhật và Đài Loan có được sự phát triển ổnđịnh trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa đất nước

1.2.3 Thực tiễn phát triển của Việt Nam

1.2.3.1 Tạo sự bình đẳng về năng lực hội nhập của hai khu vực nông thôn và thành thị là một vấn đề nan giải và cần nhiều nỗ lực trong tương lai

Cho đến nay, người dân nông thôn là thành phần dân cư vất vả tạo ra phần lớn vật chất làm đầu vào cho sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu nhưng

họ cũng chính là thành phần dân số bị thiệt thòi nhiều so với khối dân cư thành thị nói chung Đây là vấn đề bức thiết trong quá trình phát triển kinh tế

Trang 21

Theo thống kê, các doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động kinh doanh trên đất nước Việt Nam phần lớn tập trung tại các trung tâm đô thị lớn, và trongtừng vùng cũng có sự mất cân đối về sự phân bố của các doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh Tại các vùng nông thôn, số lượng doanh nghiệp rất ít Vấn đề nàythể hiện một thực tế là người dân nông thôn, nhất là người dân sản xuất nôngnghiệp, đã và đang phải gánh chịu phần thiệt thòi trong quá trình phát triển kinh

tế của đất nước Như vậy, người dân nông thôn không có nhiều điều kiện đểtăng thu nhập cho bản thân và cho gia đình tại khu vực họ sinh sống, cách giảiquyết mà họ cho là tốt nhất là di cư ra các khu đô thị với mong muốn có nhiều

cơ hội việc làm hơn

Trong khi phải gánh chịu thiệt thòi, người dân nông thôn, nông nghiệp lại

là bộ phận cung cấp lợi thế so sánh cho nhiều mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu của đất nước, đem về nhiều nguồn lợi to lớn Và sự đóng góp này còn lớn hơnnếu như có sự đầu tư đồng bộ cho sự cải thiện chất lượng sản phẩm, cải thiện vàphát triển vùng nguyên liệu, đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu và phổ biến

kỹ thuật sản xuất cho người nông dân, áp dụng được những kỹ thuật - công nghệnhư các nước, trước hết là như các nước trong khu vực, và đầu tư phát triển hệthống phân phối Một minh chứng rõ ràng đó là khả năng cạnh tranh của mặthàng gạo của nước ta vẫn còn thấp hơn so với của Thái Lan

Năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước, ngay cả so với các nước đang phát triển lân cận, cũng góp phần làm chocuộc sống của người dân nông nghiệp gặp khó khăn, luôn bấp bênh và thật khókhăn để có thể cải thiện Sản xuất nông nghiệp thì luôn bấp bênh, phải đối mặtvới sự không ổn định về giá cả đầu ra, người nông dân lại phải chịu sức ép củaviệc giá đầu vào liên tục tăng Nguyên nhân lại chính là thiếu nguồn đầu tư chophát triển các ngành công nghiệp phục vụ cho sự phát triển bền vững, ổn địnhlĩnh vực nông nghiệp Để giải quyết tình trạng này đòi hỏi chính phủ phải quan

Trang 22

tâm hơn nữa đến việc thu hút vốn đầu tư vào khu vực nông thôn, mà trước tiên

là phải có biện pháp tận dụng tốt nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển hạ tầng

cơ sở cho các vùng nông thôn, các vùng nông nghiệp trọng điểm của đất nước

1.2.3.2 Chênh lệch giàu nghèo gia tăng trong khi thời gian lao động chưa được sử dụng ở nông thôn vẫn còn ở mức cao

Mặc dù đời sống của người dân Việt Nam nói chung được cải thiện nhưng

có một thực tế là khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng Sự chênh lệch này cónguyên nhân từ khả năng thụ hưởng thành quả của sự tăng trưởng kinh tế giữacác nhóm dân cư là khác nhau và cũng chính là sự khác nhau giữa khu vực nôngthôn và khu vực thành thị

Bộ mặt của nông thôn còn trở nên ít sáng sủa hơn so với thành thị bởi yếu

tố thời gian lao động nhàn rỗi của khu vực này đang được xử lý một cách tươngđối chậm rãi Thời gian lao động ở nông thôn vẫn còn 21% chưa được sử dụng,với gần 75% lao động cả nước nằm ở khu vực nông thôn làm cho vấn đề này trởnên nổi cộm

1.2.3.3 Bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế giữa thành thị và nông thôn

Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp tới việc ổn định và phát triển sức sản xuất cũng như nâng cao thu nhập của người nông dân bởi nó có liên quan tới chất lượng cuộc sống của họ và ảnh hưởng tới môi trường đầu tư Vì thu nhập của đại đa số người dân nông thôn là thấp nên khoản chi cho giáo dục cũng trở nên

eo hẹp, cơ hội để người dân nông thôn đầu tư cho con cái họ học lên cao thật hạn chế Ngoài việc cơ hội học tập và học tập lên cao của người dân nông thôn

bị hạn chế bởi những khác biệt giữa nông thôn và thành thị

Ngoài sự thiệt thòi về tiếp cận giáo dục, người dân nông thôn còn phải chấp nhận sự hạn chế trong khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế Nguyên nhân

Trang 23

cũng lại là sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, các bệnh viện thường tậptrung tại các trung tâm đô thị, tạo điều kiện cho người khá giả tiếp cận dễ dàng.Mạng lưới y tế nông thôn thiếu phương tiện lại thiếu nhân sự có chuyên môncao, người nghèo nông thôn khi có bệnh tật nặng phải tìm cách vượt tuyến vàchịu tốn nhiều chi phí hơn so với người dân thành thị vì tiền xe, tiền ăn ở củangười thân chăm sóc Tất cả làm cho tình hình chăm sóc sức khỏe của người dânnông thôn trở nên yếu kém hơn thành thị rất nhiều.

Tóm lại, quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam thể hiện một hiện trạng thiếu liên kết giữa nông thôn và thành thị mà biểu hiện cụ thể của nó như sau:

- Thứ nhất là thiếu liên kết giữa nhu cầu phát triển và sự phát triển nguồn lực cho phát triển Điều này nhìn thấy ở hai khía cạnh là nguồn lao động và nguồn nguyên liệu đầu vào Về phương diện nguồn lao động, do có sự khác biệt cơ bản giữa thành thị và nông thôn ở cơ sở hạ tầng giáo dục và y tế mà trong đó nông thôn chịu phần thiệt thòi nên khả năng vươn lên của người dân nông thôn kém hơn Thực trạng này cộng với tình trạng phát triển doanh nghiệp

để thu hút lao động ở nông thôn còn hạn chế đã và đang làm cho người dânnông thôn, chiếm phần đông dân số thất thế và hưởng lợi kém hơn trong khi nềnkinh tế đang tăng trưởng Về phương diện nguồn nguyên liệu đầu vào cho pháttriển, do thiếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng, quy hoạch và công tác nghiên cứu pháttriển nên giá cả của nguyên liệu và chất lượng cũng như khả năng đa dạng hóasản phẩm từ nguồn nguyên liệu nông nghiệp vẫn còn nhiều bất ổn và yếu kém

so với các nước, chưa tận dụng được hết lợi thế của đất nước

- Thứ hai là sự thiếu liên kết giữa công nghiệp và nông nghiệp Các ngành công nghiệp phục vụ cho phát triển nông nghiệp chưa thật phát triển, cụ thể là công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế biến còn nhiều yếu kém, là nguyên nhân của tình trạng xuất thô hàng nông sản còn nhiều và phụ thuộc lớn vào nguồn cung phân bón từ bên ngoài Ngoài ra, các ngành công nghiệp chế biến

Trang 24

lại tập trung ở đô thị, và phần lớn là sản xuất hàng hóa tiêu dùng với nguyên phụ liệu phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung từ nước ngoài

CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN TỈNH

AN GIANG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA AN GIANG:

Nguồn: Trung tâm kỹ thuật Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh An Giang, 2010

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

An Giang là tỉnh nằm phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất đầunguồn sông Cửu Long Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Đông Nam giáp TPCần Thơ, phía Tây giáp Kiên Giang và Tây Bắc giáp Campuchia Diện tích tự

Trang 25

nhiên: 3.537 km²; dân số 2,14 triệu người, trong đó dân thành thị chiếm 29%

và nông thôn chiếm 61%; mật độ dân số 600 người/km2

Có đường biên giới đất liền tiếp giáp với Campuchia gần 100 km với 4cửa khẩu Là trung tâm kinh tế thương mại giữa 3 thành phố lớn là TP Hồ ChíMinh, Cần Thơ và Phnompenh; là cửa ngõ giao thương có từ lâu đời giữa vùngĐồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), TP Hồ Chí Minh với các nước tiểu vùngMêKông: Campuchia - Thái Lan và Lào Có đường Quốc lộ 91 đi qua (khởiđầu từ Quốc lộ 1 – TP Cần Thơ -> TP Long Xuyên -> Tx Châu Đốc -> TịnhBiên nối vào QL 2 Campuchia Có 02 nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy quađịa phận An Giang khoảng 100 km, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, đilại bằng đường bộ lẫn đường thủy Cảng Mỹ Thới thuộc hệ thống của cảngbiển Việt Nam và quốc tế đón nhận các loại tàu buôn đến 10.000 tấn Đây làcảng trung chuyển trong đường vận chuyển trực tiếp từ các quốc gia thuộckhối Asean và quốc tế: Campuchia, Philipine, Singapore, Malaysia, Indonesia,Đông Timo,

Trường Đại học An Giang đào tạo đa ngành cho trên 10 ngàn sinh viên.Đây là nơi cung cấp nguồn nhân lực có trình chuyên môn đáp ứng nhu cầu laođộng cho các ngành kinh tế Có 4 cửa khẩu chính với Campuchia (02 Quốc gia+ 02 Quốc tế),, tổng giá trị xuất nhập qua biên giới trên 1 tỷ USD, tăng bìnhquân 28%/năm giai đoạn 2006 - 2010 Cửa khẩu An Giang có vai trò tích cựctrong việc tập trung hàng hóa đẩy mạnh vào thị trường Campuchia Xuất khẩuhàng hóa nông sản với các mặt hàng chủ lực gạo, thủy sản, rau quả Tổng giátrị xuất nhập khẩu năm 2009 đạt 650 triệu USD, trong đó xuất đạt 600 triệu;kim ngạch xuất tăng bình quân 19%/năm giai đoạn 2006 - 2010 Thị trườnggần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ Thương mại nội địa nhộn nhịp, đứng vàobậc nhất của ĐBSCL với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bànnăm 2009 đạt 34,6 ngàn tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD) và tăng bình quân

Trang 26

trên 16%/năm giai đoạn 2006 - 2010 Du lịch: Có các khu điểm văn hóa dulịch tâm linh nổi tiếng, hàng năm thu hút hơn 4 triệu lượt khách du lịch vàhành hương

2.1.1.2 Các đặc điểm tự nhiên

Vĩ độ địa lý của An Giang nằm trong khoảng 10 - 11° vĩ bắc, tức là nằmgần với xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưađều giống với khí hậu xích đạo đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa vàmùa khô

An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là : gió mùa Tây Nam và giómùa Đông Bắc Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa Gió mùa ĐôngBắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên cónhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo rarét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng

Lượng mây ở An Giang tương đối ít Trong mùa khô, có khi trời có mâynhưng vẫn nắng Trong mùa mưa, lượng mây thường nhiều hơn Lượng mâytrung bình tháng của các tháng mùa khô là 3,1/10 và của các tháng mùa mưa là6,9/10.N

Vào mùa nắng, An Giang trở thành địa phương có số giờ nắng trong nămlớn kỷ lục của cả nước Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày ; mùa mưatuy ít hơn nhưng cũng còn tới gần 7 giờ nắng/ngày Tổng tích ôn cả năm lêntrên 2.400 giờ

Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định.Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng1,5° đến 3° ; còn trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1° Nhiệt

độ cao nhất năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 38°; nhiệt độ thấp nhất năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 18° (năm

36°-1976 và 1998)

Trang 27

An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những tỉnh

có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL Tổng diện tích đất nôngnghiệp là 246.821 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82% Đất An Gianghình thành qua quá trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi,nên rất đa dạng.Mỗi một vùng trầm tích trong môi trường khác nhau sẽ tạo nên một nhóm đấtkhác nhau, với những thay đổi về chất đất, địa hình, hệ sinh thái và tập quáncanh tác:

An Giang là 1 trong 2 tỉnh ĐBSCL có đồi núi, hầu hết đều tập trung ởphía Tây Bắc của tỉnh, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn Đây là cụm núicuối cùng của dãy Trường Sơn, nên đặc điểm địa chất cũng có những néttương đồng với vùng Nam Trường Sơn, bao gồm các thành tạo trầm tích vàmagma

Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải ráckhắp địa bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30km, độ rộng từ vài m đến100m và độ uốn khúc quanh co khá lớn Các rạch trong khu vực giữa sôngTiền và sông Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu Cácrạch nằm trong hữu ngạn sông Hậu thì lấy nước từ sông Hậu chuyển sâu vàonội đồng vùng trũng Tứ giác Long Xuyên

Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một yếu tố quan trọng giúp An Giang cómột nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với sản lượng lúa và thủy sảnnước ngọt cao nhất nước Đặc biệt, chính điều kiện thuỷ thổ An Giang là tiềmnăng rất lớn tạo điều kiện cho du lịch sinh thái phát triển, đặc biệt là các cù lao

có sông lớn bao quanh

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội

So với nhiều tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL, tỉnh An Giang có vị trí địa

lý khá thuận lợi khi Tây Bắc An Giang giáp Campuchia, thông thương vớinhau qua cửa khẩu Tịnh Biên, Vĩnh Xương,… Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang,

Trang 28

Đông Nam giáp Cần Thơ, Đông Bắc giáp Đồng Tháp Song song đó, SôngTiền và sông Hậu là tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng nối An Giang vớibiển Đông, Campuchia, Lào, Thaí Lan qua hai cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên,Vĩnh Xương và một số cửa khẩu phụ cùng các tuyến giao thông tiểu ngạch trên100km đường bộ với Campuchia…tất cả là tiền đề để cho An Giang hội nhậpkinh tế với các tỉnh trong nước và khu vực Đông Nam Á.

Với hơn 2 triệu dân của 4 dân tộc chính gồm Kinh, Khmer, Chăm, Hoasinh sống hoà thuận tạo nên sự đa dạng trong tín ngưỡng, sinh hoạt văn hoá.Vùng đất nơi đây với nhiều lễ hội đặc sắc từ nhiều năm như Miếu Bà Chúa Xứ,Chùa Xà Tón, Chùa Giồng Thành,… cùng những lễ hội như hội đua bò, lễ hộiHaji, …đưa An Giang trở thành vùng đất huyền thoại hấp dẫn nhiều du kháchđến tham quan, tìm hiểu Đặc biệt, chính điều kiện thuỷ thổ An Giang là tiềmnăng rất lớn tạo điều kiện cho du lịch sinh thái phát triển, đặc biệt là các cù lao

có sông lớn bao quanh

Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, nền kinh tế An Giang luôn đạt tốc

độ phát triển cao và bền vững Không chỉ dựa vào xuất khẩu, nền kinh tế của

An Giang được phát triển trên diện rộng với sự phát triển của nhiều ngành nhưthương mại, du lịch, chế biến

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang tháng 5/2011 và 5 tháng đầunăm tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp

ổn định và có tăng trưởng Ước giá trị sản xuất công nghiệp (giá CĐ 94) nămtháng đầu năm 2011 đạt trên 2.822 tỷ đồng, tăng 12,7% so cùng kỳ Trong đó,khu vực Nhà nước đạt 450 tỷ đồng, tăng trên 17,4% so cùng kỳ, khu vực ngoàiquốc doanh đạt trên 1.677 tỷ đồng, tăng trên 16,4% so cùng kỳ, khu vực cóvốn đầu tư nước ngoài đạt 9,17 tỷ đồng, tăng 4,6 lần so cùng kỳ, khu vực kinh

tế cá thể đạt gần 686 tỷ đồng, tăng 8,79% so cùng kỳ

Giá trị sản xuất theo giá thực tế đạt trên 11.852 tỷ đồng, trong đó khuvực nhà nước đạt trên 1.535 tỷ đồng, khu vực ngoài quốc doanh đạt trên 8.398

Trang 29

tỷ đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 27,8 tỷ đồng; khu vực kinh

tế cá thể đạt gần 1.891 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch

vụ ước 5 tháng đạt gần 20.298 tỷ đồng, tăng 20,53% so cùng kỳ

Giá trị xuất khầu đạt 372,8 triệu USD, tăng 21,9% so cùng kỳ năm 2010,đạt 43,7% kế hoạch năm 2011 Một số mặt hàng xuất khẩu chính như: gạo xuấtkhẩu đạt 289,2 ngàn tấn (131,5 triệu USD), so cùng kỳ tăng 17,8% về lượng vàtăng 18,6% về giá trị; thủy sản đông lạnh xuất khẩu đạt 51,7 ngàn tấn (138,4triệu USD), so cùng kỳ chỉ tăng 0,09% về lượng và tăng 17,6% về giá trị; rauquả đông lạnh xuất khẩu đạt 2.719 tấn (3,5 triệu USD), so cùng kỳ tăng 41,9%

về lượng, và tăng 73% về giá trị; hàng may mặc xuất đạt 4,67 triệu sản phẩm(18 triệu USD), so cùng kỳ tăng 23,5% về lượng và tăng 37,9% về giá trị.Ngoài ra vẫn còn một số mặt hàng xuất khẩu khác, kim ngạch 5 tháng năm

2010 đạt khoảng 35 triệu USD như: phân bón, sắt thép, tơ se, dầu cá, da cá,hàng bách hóa tổng hợp các loại

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5 tháng ước đạt trên 1.951 tỷđồng, tăng trên 28,42% so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa đạt 1.465 tỷ đồng,chiếm 75% tổng thu và tăng 32,64% so cùng kỳ Tổng chi trong ngân sách 5tháng ước gần 2.532 tỷ đồng, tăng 34,1% so với cùng kỳ, trong đó chi đầu tưphát triển trên 901 tỷ đồng, tăng 40,48% so cùng kỳ; Đến ngày 25/5/2011,tổng dư vốn huy động tại chỗ là 16.707 tỷ đồng; doanh số cho vay đạt 4.625 tỷđồng, tăng 48,9% so cùng kỳ năm 2010, trong đó cho vay ngắn hạn là 4.056 tỷđồng chiếm gần 87,7%, trung và dài hạn là 569 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vayđạt 33.332 tỷ đồng, trong đó, ngắn hạn 23.680 tỷ đồng, chiếm 71%, trung vàdài hạn là 9.652 tỷ đồng, chiếm 29% Tổng dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suấttheo Quyết định số 2072/QĐ-TTg và Quyết định số 2213/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ là 128,6 tỷ đồng, tính đến cuối tháng 4, số lượng khách hàngvay được hỗ trợ lãi suất là 90 khách hàng, số tiền lãi vay đã hỗ trợ lãi suất cho

Trang 30

khách hàng vay là 1.948 triệu đồng.…an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội tiếptục được giử vững và ổn định

Sở Giáo dục & Đào tạo An Giang đã tiến hành công việc khảo sát nhu cầubồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học tại 11 huyện, thị, thành phố Nắmtình hình kiểm tra cuối học kỳ II cấp tiểu học ở các địa phương Tiến hành họpBan chỉ đạo kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2011 cấp tỉnh Thành lập đoàn đikiểm tra chuyên môn và công tác ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011…

Ngành y tế thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng: đã tiêm đủ 8 loạivaccin cho trẻ được 11.109 đạt 30,3% chỉ tiêu; Sởi được 12.771 em, đạt 34,9%chỉ tiêu; BCG được 9.744 em, đạt 26,6% chỉ tiêu; SABIN mũi 3 được 11.297

em, đạt 30,8% chỉ tiêu và tiêm ngừa viêm gan siêu vi B đủ 3 mũi cho trẻ emdưới 1 tuổi được 11.937 em, đạt 32,6% chỉ tiêu

Ngành Văn hóa thông tin của tỉnh tập trung tuyên truyền bầu cử Đại biểuQuốc hội khóa XIII và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch Chào mừng bầu cử, kỷniệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 100 năm ngày Bác Hồ ra đitìm đường cứu nước

Cùng với những thế mạnh từ thiên nhiên, điều kiện kinh tế -xã hội, Đảng

bộ và nhân dân An Giang đang nổ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hútnguồn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước

2.1.3 Tình hình bảo vệ môi trường ở An Giang

Hoạt động bảo vệ môi trường tại An Giang được diễn ra rất tích cực và

có hiệu quả Theo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ môitrường năm 2010 và 2011, tỉnh An Giang đã đạt được một số kết quả tốt trongcông tác bảo vệ môi trường

Trang 31

Tỉnh An Giang đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đa dạnghóa các hình thức tuyên truyền, tập huấn phổ biến chính sách, chủ trương phátluật về bảo vệ môi trường, thu hút được đông đảo quần chúng, các ngành, cáccấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môitrường trong cộng đồng

Ngoài ra, Tỉnh An Giang còn tổ chức nghiệm thu đánh giá mô hình xử lýrác thải nông thông theo công nghệ A.B.T (công nghệ xử lý rác yếm khí) tại xã

An Hảo, huyện Tịnh Biên, tổ chức triển khai mô hình cộng đồng tham gia thugom xử lý rác thải phân loại tại nguồn theo dự án Pacode…

Thêm vào đó, tỉnh An Giang tăng cường công tác quản lý Nhà nước cáccấp, thanh tra kiểm tra việc thực hiện các nội dung sau báo cáo đánh giá tácđộng môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kiểm tra thực hiện quy chế bảo

vệ môi trường các khu công nghiệp và khu kinh tế

Mới đây, Sở Công Thương tỉnh An Giang đã ban hành Chương trình bảo

vệ môi trường ngành Công thương đến năm 2020 Theo đó, kể từ năm 2010,tất cả các khu, cụm công nghiệp hiện hữu phải có hệ thống xử lý nước thải tậptrung đạt tiêu chuẩn môi trường, các khu, cụm công nghiệp tập trung xây dựngmới phải có nội dung cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường, vành đai cây xanhxung quanh và hoàn thành trước khi tiếp nhận dự án đầu tư; Thành lập tổ chức,

bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường; Tất cả các cơ sở sản xuất gây ônhiễm nằm ngoài khu công nghiệp tập trung phải có hệ thống xử lý chất thảiđạt tiêu chuẩn môi trường, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng

Tỉnh phấn đấu đến năm 2015 có ít nhất 20% số cơ sở sản xuất quy môtrung bình trở lên thực hiện chương trình Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp -Sản xuất sạch hơn và đến năm 2020 tỉ lệ này lên tối thiểu 50%; Có ít nhất 50%

số dự án đầu tư trong khu công nghiệp và 30% số cơ sở sản xuất bên ngoài khu

Trang 32

công nghiệp được cấp Chứng chỉ ISO 14001 hay các chứng chỉ khác về môitrường và đến năm 2020 nâng tỉ lệ trên tương ứng lên 70% và 50%

Năm 2012, tỉnh An Giang sẽ tiếp tục triển khai thực hiện dứt điểm vàhoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như bãi rác BìnhĐức, bãi rác Kênh 4 thị trấn Châu Đốc, rạch Cái Sơn, thành phố LongXuyên…

Tỉnh An Giang sẽ tiếp tục phối hợp giữa ngành môi trường, Hải quan,cảnh sát môi trường kiểm soát chặt chẽ, tái xuất và xử lý toàn bộ chất thải nguyhại, phế liệu, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu trái phép vào ViệtNam theo đường biên giới

Trong năm 2012, UBND tỉnh phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu môi trườngnhư: tỉ lệ che phủ rừng là 20%; tỉ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệthống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 30%; tỉ lệ chất thảirắn sinh hoạt được thu gom 60%; tỉ lệ chất thải y tế được thu gom và xử lý100%

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Số liệu sử dụng trong các phân tích và đánh giá bao gồm số liệu thứ cấp

và số liệu sơ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các dự án chuyên đề của nhiều tổ chức, tác giả Số liệu sơ cấp được thu thập từ khảo sát thực tế ngẫu nhiên tại địa bàn nghiên cứu mô hình liên kết nông nghiệp - du lịch là xã Mỹ Hòa Hưng – TP Long Xuyên, xã Dân Giáo – huyện Tịnh Biên

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Để trả lời cho mục tiêu của đề tài cũng như những câu hỏi đặt ra ở phầntrên đề tài tập trung vào các phương pháp định tính và phương pháp phỏng vấnsâu, phương pháp phân tích tình huống, phương pháp phân tích hồi quy đa biến

2.2.2.1 Phương pháp định tính

Trang 33

Sử dụng các công cụ như Resource mapping, Seasonal Calendar, Timesline, Ranking, Problem tree, Venn digram, SWOT.

Cách tiến hành: Chọn có chủ đích trong xã 3 nhóm đối tượng: (1) Cótham gia làm du lịch, (2) không có tham gia làm du lịch, (3) đã tham gia làm

mô hình này rồi nhưng không tiếp tục tham gia nữa Mỗi nhóm khoảng 5 - 7người, tổng số buổi PRA là 3

2.2.2.2 Phương pháp phỏng vấn người am hiểu (KIP) và phỏng vấn sâu (PVS)

Phỏng vấn các sở ban ngành, khách sạn, công ty lữ hành, đại lý làm dulịch, chính quyền địa phương, trung tâm du lịch cộng đồng, hướng dẫn viên dulịch, khách du lịch, hộ làm du lịch, hộ không tham gia làm du lịch, hộ đã thamgia làm mô hình này rồi nhưng không tiếp tục tham gia nữa Mục đích củaphương pháp này là nhằm tìm hiểu sâu về một vấn đề cần nghiên cứu Tổng sốmẫu phỏng vấn là 35

Cách tiến hành: Dùng bảng câu hỏi mở tùy theo từng đối tượng để hỏi họnhững vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu Đối tượng phỏng vấn sâubao gồm: Khách du lịch, khách tham quan, chính quyền địa phương, ngườiquản lý trung tâm du lịch, các sở ban ngành, khách sạn, công ty, đại lý dulịch…

2.2.2.3 Phương pháp phân tích tình huống

Hiện nay, hoạt động theo mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở xã MỹHòa Hưng có 1 trung tâm, 10 hộ đang hoạt động dịch vụ homestay (một loạihình của du lịch cộng đồng), 20 hộ đang có nguyện vọng tham gia (đã đăng kýtham gia nhưng chưa hoạt động) và 5 hộ đã tham gia loại hình du lịch nàynhưng hiện nay đã nghỉ Nghiên cứu chọn ra 3 trong 10 hộ đang hoạt động, 2trong 20 hộ có nguyện vọng và 1 trong 5 hộ đã nghỉ làm đại diện để nghiên

Trang 34

cứu sâu về những thuận lợi, khó khăn của hộ khi tham gia vào hoạt động dulịch này

Ghi chú: : Quy trình của nghiên cứu

: Kiểm tra lại coi có đạt kết quả ban đầu mong đợi không

Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu

Phỏng vấn sở, ban ngành liên quan

Lựa chọn các đối tượng không làm du lịch

Lược khảo tài liệu Mục tiêu nghiên cứu

du lịch

Lựa chọn các đối tượng làm du lịch nhưng đến nay không làm du lịch

Phỏng vấn sâu

Trang 35

Bảng 2.1 Nội dung và thông tin cần thu thậpSTT Phương

du lịch của thành phốLong Xuyên, SởVăn Hóa-Thể Thao,

Du Lịch tỉnh AnGiang, khách sạn

Tìm hiểu chính sách đầu tư pháttriển du lịch

Những thông tin

về định hướngphát triển dulịch

Định hướng phát triển du lịch của các cấp chính quyền.Tiềm năng phát triển

du lịch của địa phương

Giải pháp phát triển

mô hình du lịch dựavào cộng đồng ở xã

MHH

2 PRA 3 nhóm đối tượng

đang tham gia làm

du lịch, đã tham gia làm du lịch nhưng hiện nay đã nghỉ, có nguyện vọng tham gia

- Tìm hiểu thuận lợi, khó khăn khi tham gia làm du lịch-Chiến lược cũng như những

đề nghị của họ như thế nào

- Các yếu tố khó khăn và thuận lợi

Nhằm tìm hiểu những thuận lợi cũng như khó khăn trong mô hình du lịch dựavào cộng đồng ở

Những điều kiện nàotạo thuận lợi và yếu

tố nào gây trở ngại đến phát triển du lịchdựa vào cộng đồng ởMHH

Trang 36

cộng đồng, (ii) những hộ đang tham gia vào du lịch cộng đồng , (iii) những hộ mong muốn tham giavào du lịch cộng đồng

MHH Những kiến nghị đẩy

mạnh phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương

4 Phỏng

vấn sâu

Cán bộ địa phương Người dân trong xãKhách du lịchKhách tham quan

Khả năng của người dân tham gia

Lợi ích từ du lịch đem lại cho người dân về mặt kinh tế

Khảo sát các môhình dịch vụ du lịch ở MHH

Những trở ngại gì khi người dân tham gia

Những hỗ trợ gì để phát triển du lịch ở MHH

Những lợi ích khi tham gia vào phát triển du lịch

Những loại hình dịch

vụ du lịch ở MHH.Kiến nghị, giải pháp phát triển thích hợp

2.2.2.4 Phương pháp phân tích hồi quy đa biến

Với phương pháp hồi quy đa biến, phương pháp phân tích hồi quy với biếngiả được sử dụng nhằm xác định xem biến định tính (là biến biểu thị có haykhông có một tính chất nào đó) mà cụ thể là hiện trạng kết hợp với hoạt động dulịch của các hộ sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng ra sao đến đời sống kinh tế

họ Phương pháp ước lượng hàm hồi qui được sử dụng ở đây là phương phápbình phương nhỏ nhất (OLS)

Trang 37

Để đánh giá tác động về mặt kinh tế của mô hình kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch, trong luận văn này, phương pháp phân tích hồi qui được sử dụng Số liệu dùng trong phân tích hồi qui được thu thập từ khảo sát trực tiếp tại hai xã: xã Mỹ Hòa Hưng – Long Xuyên , xã Dân Giáo – Tịnh Biên Tổng sốmẫu khảo sát được là 71 mẫu, với 36 mẫu thuộc Mỹ Hòa Hưng, 35 mẫu thuộc

xã Dân Giáo Mô hình phân tích hồi qui được áp dụng là mô hình hồi qui lôgarít

đa bậc kết hợp với biến giả, cụ thể là:

LnY = a + b1LnDT + b2LnM + b3LnB + b4LnL + b5T

Trong đó: Y là thu nhập lao động gia đình của hộ được khảo sát

DT là diện tích vườn cây (bao nhiêu hécta)

M là yếu tố mang tính chất máy móc mà cụ thể là số lần dung máycày để làm cỏ trong năm

B là yếu tố mang tính sinh học mà cụ thể là số tiền chi phí cho phânbón và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong năm

L là số lượng lao động phục vụ vườn cây

T là biến giả T = 0 khi vườn cây của hộ được khảo sát không phục

vụ cho bất kỳ hoạt động mang tính chất du lịch nào T = 1 khi có phục vụ chohoạt động du lịch

Trang 38

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN

GẮN VỚI DU LỊCH TẠI TỈNH AN GIANG

3.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN

An Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),một vùng châu thổ trù phú hiếm có của hạ lưu vực sông Mê Kông Thiên nhiên

đã tạo cho vùng châu thổ này những tiềm năng vô giá, nổi bật nhất là: đất phù samàu mỡ, nguồn nước dồi dào, sinh thái rừng ngập nước và khí hậu ôn hòa quanhnăm Chính những tiềm năng ấy là những điều kiện kiện rất thuận lợi để pháttriển một nền nông nghiệp có năng suất sinh học cao

3.1.1 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp

3.1.1.1 Cơ cấu cây trồng

Với địa hình khá đa dạng do bị chia cắt bởi đồi núi nhưng sản xuất nôngnghiệp An Giang vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong GDP của tỉnh Tổng diệntích có khả năng dùng cho nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếmkhoảng 84 % diện tích tự nhiên (353,67 nghìn ha)

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp An Giang

Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh:

Tổng diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản:

353.675,89 ha 297.872,11 ha

I Đất sản xuất nông nghiệp:

262.286,21 ha8.160,11 ha10,39 ha

Trang 39

II Đất lâm nghiệp có rừng:

V Đất chưa sử dụng:

Trong đó:

Đất bằng chưa sử dụng:

Đất đồi núi chưa sử dụng:

Núi đá không có rừng cây:

1.689,17 ha

539,70 ha630,11 ha519,36 ha

Nguồn: Cục Thống kê An Giang, năm 2009

An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lúa, diện tích sản xuất lúachiếm 89,8% (2006) và 90,2% (2009) trên tổng số diện tích đất sản xuất nôngnghiệp

Bảng 3.2 Diện tích phân bổ các loại cây trồng tỉnh An Giang

7.634 ha234.098 ha231.309 ha84.249 ha

Trang 40

- Khoai mì:

- Chất bột khác:

507 ha1.218 ha

3- Cây rau đậu:

4- Cây công nghiệp hằng năm:

6- Cây lâu năm:

- Cây công nghiệp lâu năm:

- Cây ăn quả:

- Cây lâu năm khác:

10.181,8 ha

2.823,6 ha7.354,2 ha

4 ha

Nguồn: Cục Thống kê An Giang, năm 2009

Với mục đích của chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là nhằm tạo ra giátrị lợi nhuận cao hơn trên cùng một diện tích đất canh tác Tỉnh An Giang đãthành công khi thực hiện chuyển đổi những diện đất có lợi thế sang trồng raumàu, phục vụ nội địa và xuất khẩu Con đường chuyển dịch cơ cấu cây trồng đãtiến từng bước đi thận trọng, qua mười năm đã đem lại thành công vững chắc.Chỉ số diện tích trồng rau màu tăng hơn gấp đôi Năm 2010 đạt 53.000ha (năm

2000 là 26.000ha), với thu nhập của nông hộ tăng lên gấp ba bốn lần

Ngày đăng: 23/12/2014, 23:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang (2010), Kỷ yếu hội thảo ngày 8/4/2010 “Bảo vệ đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo ngày8/4/2010 “Bảo vệ đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang
Năm: 2010
9. Sở Du lịch An Giang (2007), An Giang - tình hình kinh doanh du lịch năm 2006 [trực tuyến].http://www.doanhnghiep24g.com.vn/cms/detail.php?id=1119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Giang - tình hình kinh doanh du lịch năm2006 [trực tuyến]
Tác giả: Sở Du lịch An Giang
Năm: 2007
10. Tổng cục du lịch Việt nam, IUCN, ESCAP(1999) , Du lịch sinh thái cộng đồng, Đọctừ :http://www.ngocentre.org.vn/files/docs/CBT_toolkit_FINAL_VN_no_pictures.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái cộng đồng
11. Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư (Wikimedia) (2008), Du lịch [trực tuyến], Đọc từ: http://vi.wikipedia.org/wiki/Du_l%E1%BB%8Bch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch [trực tuyến]
Tác giả: Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư (Wikimedia)
Năm: 2008
13. TSKH Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Du lịch sinh thái
Tác giả: TSKH Lê Huy Bá
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật
Năm: 2006
14. GS – TS Nguyễn Văn Đính, TS Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Khoa du lịch và khách sạn - Trường đại học kinh tế quốc dân, NXB Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhkinh tế du lịch
Tác giả: GS – TS Nguyễn Văn Đính, TS Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2004
15. Trọng Đức (2006), Đi tour “Homestay” [trực tuyến], Mạng Du Lịch, Đọc từ: http://www.mangdulich.com/home/modules.php?name=News&file=article&sid=4055 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tour “Homestay” [trực tuyến]," Mạng Du Lịch, Đọctừ: "http://www.mangdulich.com/home/modules.php
Tác giả: Trọng Đức
Năm: 2006
16. TS Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế Nông nghiệp – Lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Nông nghiệp – Lý thuyết và thực tiễn
Tác giả: TS Đinh Phi Hổ
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2003
17. TS Đinh Phi Hổ (2003), Kinh Tế Nông Nghiệp, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh Tế Nông Nghiệp
Tác giả: TS Đinh Phi Hổ
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2003
18. Th.S Phan Trường Khanh (2007), Tác động của du lịch đến môi trường xã hội nhân văn của khu du lịch Núi Sam- Châu Đốc- An Giang. Thông tin khoa học, Đại Học An Giang, số 35, 01/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của du lịch đến môi trường xãhội nhân văn của khu du lịch Núi Sam- Châu Đốc- An Giang
Tác giả: Th.S Phan Trường Khanh
Năm: 2007
19. PGS – TS Mai Văn Nam, TS Phạm Lê Thông, TS Lê Tấn Nghiêm, TS Nguyễn Văn Ngân (2006), Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Thống kê, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế lượng
Tác giả: PGS – TS Mai Văn Nam, TS Phạm Lê Thông, TS Lê Tấn Nghiêm, TS Nguyễn Văn Ngân
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
23. Th.S Phạm Xuân Phú (2008), Khảo sát tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Kiên Luơng, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam, Thông tin khoa học, Đại Học An Giang, số 32, 05/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tiềm năng phát triển du lịch sinhthái ở huyện Kiên Luơng, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam
Tác giả: Th.S Phạm Xuân Phú
Năm: 2008
24. Phạm Côn Sơn (2002), Cẩm Nang Du Lịch, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm Nang Du Lịch
Tác giả: Phạm Côn Sơn
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa dân tộc
Năm: 2002
25. Th.S Trần Sinh (2007), Hội thảo khoa học vùng bảy núi - tiềm năng phát triển, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Ủy Ban Nhân tỉnh An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo khoa học vùng bảy núi - tiềm năng phát triển
Tác giả: Th.S Trần Sinh
Năm: 2007
27. Nguyễn Đình Việt (2008), Xây dựng chiến lượt Marketting dịch vụ trong các doanh nghiệp du lịch, Tạp chí thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chiến lượt Marketting dịch vụ trongcác doanh nghiệp du lịch
Tác giả: Nguyễn Đình Việt
Năm: 2008
28. Louise Twining-Ward (2007), Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng, NXB Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộngđồng
Tác giả: Louise Twining-Ward
Nhà XB: NXB Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV
Năm: 2007
4. Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999), Số 11/1999/PL-UBTVQH10, quy định các hoạt động về lĩnh vực du lịch. Đọc từ :http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/1991_to_2000/1999/199902/199902080002 Link
1. Ban quản lý du lịch và văn hóa (2010), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 của hoạt động trung tâm du lịch cộng đồng ở xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang Khác
2. Báo cáo của UBND xã Mỹ Hòa Hưng -TP Long Xuyên - tỉnh An Giang (2011), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 Khác
5. Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh An Giang 2005-2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1  Sơ đồ nghiên cứu - Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu (Trang 34)
Bảng 2.1  Nội dung và thông tin cần thu thập STT Phương - Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang
Bảng 2.1 Nội dung và thông tin cần thu thập STT Phương (Trang 35)
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp An Giang - Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp An Giang (Trang 38)
Bảng 3.2  Diện tích phân bổ các loại cây trồng tỉnh An Giang - Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang
Bảng 3.2 Diện tích phân bổ các loại cây trồng tỉnh An Giang (Trang 39)
Hình 3.1 : Biểu đồ sản lượng một số thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang Sản lượng nuôi trồng cao nhất ở loại hình nuôi ao chiếm 88,16% tổng sản lượng nuôi - Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang
Hình 3.1 Biểu đồ sản lượng một số thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang Sản lượng nuôi trồng cao nhất ở loại hình nuôi ao chiếm 88,16% tổng sản lượng nuôi (Trang 46)
Hình 3.2  Biểu đồ biểu diễn sản lượng nuôi trồng thủy sản qua các loại hình nuôi. - Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang
Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn sản lượng nuôi trồng thủy sản qua các loại hình nuôi (Trang 47)
Bảng 3.6  Số lượng và trình độ của các thành viên trong Ban quản lý dự án - Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang
Bảng 3.6 Số lượng và trình độ của các thành viên trong Ban quản lý dự án (Trang 70)
Bảng 3.10  Các dịch vụ phục vụ khách du lịch - Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang
Bảng 3.10 Các dịch vụ phục vụ khách du lịch (Trang 75)
Bảng 3.13 : Mức chi tiêu của du khách dành cho việc đi du lịch ở  Mỹ Hòa Hưng - Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang
Bảng 3.13 Mức chi tiêu của du khách dành cho việc đi du lịch ở Mỹ Hòa Hưng (Trang 78)
Bảng 3.17 Hộp thông tin số 10 - Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang
Bảng 3.17 Hộp thông tin số 10 (Trang 80)
Hình 3.4 Các khó khăn khi tham gia du lịch nông nghiệp - Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang
Hình 3.4 Các khó khăn khi tham gia du lịch nông nghiệp (Trang 84)
Bảng 3.20  Các tham số ước lượng của mô hình hồi qui                Dependent Variable: LNY - Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang
Bảng 3.20 Các tham số ước lượng của mô hình hồi qui Dependent Variable: LNY (Trang 93)
Bảng 3.21 Ma trận SWOT   Những   nhân   tố - Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang
Bảng 3.21 Ma trận SWOT Những nhân tố (Trang 96)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w