- Zeolit: Zeolit là loại vật liệu có khả năng hấp phụ các ion kim loại,
3. Đường giao thông dẫn vào khu vườn cây thăm quan vẫn còn khó đi nhất là mùa mưa, nhưng du khách có thể thăm quan thuận tiện vào nước lũ
nhất là mùa mưa, nhưng du khách có thể thăm quan thuận tiện vào nước lũ về vì khi đó các phương tiện thuyền, xuồng di chuyển rất dễ dàng
Những kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển du lịch:
1. Cần đầu tư nâng cấp đường giao thông dẫn vào nơi thăm quan.
2. Đa dạng các loại hình dịch vụ và quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đến du khách.
3. Đầu tư thêm cơ sở vật chất, xây dựng thêm các gian hàng trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gian hàng bán các sản phẩm được chế biến từ trái sơri như nước ép sơri, rượu sơri.
4. Có thể xây thêm các phòng nghỉ phục vụ khách du lịch thăm quan nghỉ ngơi, nối kết đường internet, điện thoại tạo mọi điều kiện thuận lợi trong liên lạc thông tin truyền thông.
Nếu có điều kiện thì hộ sẽ phát triển thêm dịch vụ “du khách trở thành người trực tiếp chăm sóc cho vườn cây như: tưới phân cho sơri, thu hoạch trái, tát ao cá, hái bông điên điển trong mùa lũ”.
4.
Nguồn: PVS
3.4.2 Phân tích hiệu quả kinh tế giữa mô hình phát triển nông nghiệp vàmô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch
Để đánh giá tác động về mặt kinh tế của mô hình kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch, trong luận văn này, phương pháp phân tích hồi qui được sử dụng. Số liệu dùng trong phân tích hồi qui được thu thập từ khảo sát trực tiếp tại xã Mỹ Hòa Hưng – TP Long Xuyên và xã Văn Giáo – Tịnh Biên
Tổng số mẫu khảo sát được là 71 mẫu. Mô hình phân tích hồi qui được áp dụng là mô hình hồi qui lôgarít đa bậc kết hợp với biến giả, cụ thể là:
LnY = a + b1LnDT + b2LnM + b3LnB + b4LnL + b5T Trong đó:
Y là thu nhập lao động gia đình của hộ được khảo sát DT là diện tích vườn cây (bao nhiêu hécta)
M là yếu tố mang tính chất máy móc mà cụ thể là số lần dùng máy móc để làm cỏ trong năm
B là yếu tố mang tính sinh học mà cụ thể là số tiền chi phí cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong năm
L là số lượng lao động phục vụ vườn cây
T là biến giả. T = 0 khi vườn cây của hộ được khảo sát không phục vụ cho bất kỳ hoạt động mang tính chất du lịch nào. T = 1 khi có phục vụ cho hoạt động du lịch.
Đối tượng của việc phân tích này là các vườn cây ăn trái. Và thu nhập gia đình ở trong phần phân tích không bao hàm tất cả các khoản thu nhập của hộ được khảo sát (như chăn nuôi gia súc, gia cầm …) mà chỉ bao gồm phần thu nhập từ đối tượng chính là cây ăn trái trong vườn và sự tận dụng đối tượng này để phục vụ cho sự tham quan, nghỉ ngơi của du khách.
Sử dụng phần mềm Eviews để phân tích hồi qui ta thu được kết quả sau: Bảng 3.20 Các tham số ước lượng của mô hình hồi qui
Dependent Variable: LNY Method: Least Squares
Date: 01/04/12 Time: 23:46 Sample: 1 71
Included observations: 71
Variable Coefficient Std. Errort t -Statistic Prob
C 1.904628 0.159849 11.91517 0.0000 LNDT 0.922989 0.046824 19.71187 0.0000 LNDT 0.922989 0.046824 19.71187 0.0000 LNB 0.872973 0.074098 11.78126 0.0000 LNM 0.152541 0.082396 1.851318 0.0687 LNL -0.162235 0.071798 -2.259602 0.0272 T 0.379217 0.039734 9.543974 0.0000
R-squared 0.963486 Mean dependent var 4.813675 Adjusted R-squared 0.960677 S.D. dependent var 0.705046
Chọn mức độ ý nghĩa là 5%
Phương trình ước lượng của mô hình hồi quy như sau:
LNY = 1.9046 + 0.9229LnDT + 0.8729LnB + 0.1525LnM - 0.1622LnL + 0.3792T
Từ kết quả Eviews (bảng 3.20) ta thấy rằng : + R2 = 0,960 + t1 = 11,91517 + t2 = 19,71187 + t3 = 11,78126 + t4 = 1,851318 + t5 = - 2,259602
- Mô hình có hệ số R2 = 0,960 là rất gần 1 và các tỷ số t cũng cao nên mô hình ước lượng đưa ra là rất phù hợp.
- Trong khi đó thống kê t5 = - 2,259602 lại có giá trị không gần với 0 tương ứng với xác suất ý nghĩa 0,0272 là rất nhỏ. Vậy mô hình không có hiện tượng cộng tuyến xẩy ra.
- Sau khi chạy mô hình kiểm tra phương sai thay đổi trên Eviews khi dung kiểm định WHITE, ta có kết quả p_value = 0,109690 > α = 0,05. Như vậy không xẩy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
Như vậy, sau khi thực hiện 3 kiểm định trên cho thấy việc áp dụng mô hình hồi quy đa biến với biến giả trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế giữa mô hình phát triển nông nghiệp và phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch là có cơ sở và phù hợp. Ý nghĩa của kết quả của mô hình như sau:
- Hệ số R2 điều chỉnh bằng 0,960. Điều này cho thấy gần 96% sự thay đổi trong thu nhập gia đình đã được giải thích bởi mô hình. Và điều quan trọng nhất
mà mô hình này mong đợi đó là hệ số của biến giả hoàn toàn có ý nghĩa thống kê (với mức ý nghĩa là 5%), có nghĩa là biến T thực sự có ảnh hưởng tới thu nhập lao động gia đình trên mảnh vườn trồng cây ăn trái, hay là hoạt động sử dụng mảnh vườn trồng cây ăn trái vào mục đích phục vụ du lịch có ảnh hưởng ý nghĩa tới thu nhập lao động gia đình.
- Hệ số hồi qui của biến T bằng 0,379 là khá cao (xếp sau biến diện tích vườn và biến yếu tố sinh học) và có ý nghĩa là khi các biến khác được giả định là không biến đổi thì việc có tham gia phục vụ khách du lịch sẽ làm tăng thu nhập lao động gia đình của hộ trên mảnh vườn lên gần 37,9%. Đây là một con số khá lớn, cho thấy mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch là khá lớn đến thu nhập của các hộ làm vườn có điều kiện thực hiện. Điều kiện để thực hiện ở đây, theo khảo sát từ các hộ có tham gia phục vụ du lịch, là điều kiện ưu đãi của thiên nhiên, của địa hình, địa thế của khu vườn của họ. Họ cho rằng họ có thể làm được như vậy là do khu vực của họ nằm gần các địa điểm nổi tiếng. Điều này cần được chú ý trong chiến lược phát triển nông nghiệp và du lịch.
Ngoài tác động về mặt kinh tế, khảo sát còn cho thấy các hộ có điều kiện tham gia hoạt động phục vụ du lịch cảm thấy hứng thú với khu vườn của họ hơn. Họ cũng có điều kiện hơn cho chăm sóc vườn của mình (giải quyết khó khăn khi cần những khoản tiền nhỏ). Đây là một yếu tố hoàn toàn tích cực, có khả năng làm cho sản xuất nông nghiệp (cụ thể ở đây là trồng cây ăn trái ) phát triển thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, việc họ thường xuyên dọn dẹp khu vườn của mình cũng là một nhân tố tích cực làm đẹp môi trường nông thôn. Nhưng vấn đề tồn tại là du khách xả rác nhiều.
Sự tác động của hoạt động du lịch về mặt kinh tế của mô hình nông nghiệp gắn với du lịch như vậy là đã rõ ràng, theo hướng có lợi cho đời sống kinh tế của người nông dân có tham gia, và với mức tác động cũng không phải là nhỏ. Vấn đề cần làm là phải tìm ra những sự cản trở của việc phát triển mô hình cũng như
biện pháp và cơ cấu phát triển nhằm tận dụng ưu điểm của mô hình này và cũng là để hạn chế những tiêu cực có thể nảy sinh từ hoạt động nông nghiệp gắn với với du lịch.
3.5 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNGTHÔN GẮN VỚI DU LỊCH THÔN GẮN VỚI DU LỊCH
Phát triển mô hình du lịch nông nghiệp tỉnh An Giang phải trực tiếp đối đầu với những cơ hội và thách thức, trong điều kiện điểm mạnh, điểm yếu của ngành. Căn cứ vào hiện trạng phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh An Giang đã phân tích ở phần 2, xin tổng hợp, phân tích ma trận SWOT để đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự liên kết phát triển giữa nông nghiệp - du lịch tỉnh An Giang.
Bảng 3.21 Ma trận SWOT Những nhân tố
bên trong
Điể m mạnh (strength- S)
S 1: Được sự quan tâm của tỉnh.
S2: Đội ngũ cán bộ trong ngành ngày càng được đào t ạo nâng cao. S3: Ra đời nhiều tổ chức kinh tế du lịch, khách sạn nhà hàng, dịch vụ du lịch chuyên nghiệp.
Điểm yếu (Weaknesses- W)
W 1: Năng lực quản lý của ngành du lịch còn hạn chế. W2: Năng lực lữ ành quốc tế và nội địa hạn chế. W3: Nguồn nhân lực còn hạ n chế về chất lượng và số lượng. W4: Khách du lịch đến An Giang chủ yếu là khách nội địa và man g tính thời vụ
Những nhân tố bên ngoài
S4: Tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo. S5: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất được đầu tư ngày càng hoàn thiện.
cao.
W5: Cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
W6: Số ngày lưu trú khách du lịch đến An Giang thấp. W7: Thu hút đầu tư còn chậm.
W8: Tài nguyên thiếu tôn tạo
Cơ hộI (Opportunities-O) O1: Sự thuận lợi của toàn cầu hoá.
O2: Môi trường chính trị ổn định
O3: Yếu tố kinh tế thuận lợi và phát triển.
O4: Các vùng lân cận có điều kiện và tài nguyên tự nhiên, nhân văn.
O5: Vị trí tỉnh An Giang giáp Campuchia và có đường giao thông thuận
S1-S2 -S3-S 4-S5 -O1- O2-O3-O4-O5:Nâng cao năng lực cạnh tranh với sản phẩm du lịch độc đáo. S 1-S2 -S3-O1- O2- O3-O4- O5 :Tiếp thị và xúc tiến quảng bá S1-S2-S3-O1-O2-O3:Đào tạo nguồn nhân lực.