Phát triển văn hoá du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang (Trang 56 - 57)

- Zeolit: Zeolit là loại vật liệu có khả năng hấp phụ các ion kim loại,

3.2.3 Phát triển văn hoá du lịch

Với lợi thế tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, ngành du lịch An Giang đang trở thành một sức hút thu hút rất nhiều du khách đến đây tham quan và thư giãn với các địa danh giờ đã trở nên nổi tiếng như vùng Thất Sơn hùng vĩ hay chùa Tây An, miếu Bà Chúa Xứ và khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, ….

Bên cạnh các địa danh du lịch nổi tiếng ấy, còn một số địa danh khác tuy nhỉ bé nhưng cũng thu hút rất nhiều khách du lịch đến đây tham quan, tìm hiểu, đó là Cù lao Ông Hổ - vùng đất vốn được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt và còn là quê hương, nơi sản sinh ra cố chủ tịch Tôn Đức Thắng — người con kiệt suất của dân tộc Việt Nam.

Các dân tộc sinh sống ở An Giang cũng rất đa dạng. Ngoài người Kinh là chủ yếu còn có người Hoa, Chăm, Khmer… nên văn hóa của vùng đất này cũng rất phong phú, tạo nên một tiềm năng du lịch hấp dẫn rất nhiều du khách đến đây để tham quan và chiêm ngưỡng.

Du lịch An Giang còn hấp dẫn với các lễ hội văn hóa dân tộc như Lễ Dolta và Đua Bò của người Khmer ở Tri Tôn, Tịnh Biên vào tháng 10 âm lịch, Tết Ramadan của người Chăm tháng 5 âm lịch, các lễ giỗ Đức Cố Quản Trần Văn Thành, giỗ Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu, Lễ hội Văn hóa Thể thao truyền thống ở An Phú, đặc biệt nhất là Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, về sau được nâng cấp thành lễ hội du lịch cấp quốc gia...

Các dịch vụ du lịch phong phú: Các làng nghề thủ công mỹ nghệ như tranh gỗ ghép tre bông lụa Tân Châu, thổ cẩm Châu Giang … đang được hỗ

trợ, đào tạo và truyền nghề cho hậu lai để giữ mãi ngành nghề truyền thống vốn đã để lại ấn tượng thú vị cho du khách mỗi khi đến An Giang.

Về An Giang du khách sẽ càng thêm thích thú khi thưởng thức các món ăn dân dã đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ với nhiều nét đặc trưng riêng: món Tung Lò Mò – xúc xích bò (người Chăm); món canh chua lá Vang (đồng bào Khmer vùng Bảy Núi); những tô hoành thánh (người Hoa), mắm Châu Đốc, gỏi sầu đâu Long Xuyên…Và nếu không biết đến món mắm Châu Đốc lừng danh để mua về làm quà cho người thân, bạn bè thì xem như bạn chưa hề đến An Giang.

Bên cạnh các lễ hội truyền thống, gần đây, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về hoạt động du lịch thông qua các phóng sự, phim tư liệu, website, bản tin, bản đồ, ấn phẩm, tham dự hội chợ, biển quảng cáo, tổ chức các đoàn Famtrip về An Giang cũng cần được duy trì và xúc tiến mạnh hơn nữa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang (Trang 56 - 57)