Tình hình đời sống của người dân nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang (Trang 51 - 52)

- Zeolit: Zeolit là loại vật liệu có khả năng hấp phụ các ion kim loại,

3.1.3 Tình hình đời sống của người dân nông thôn

Tự hào là tỉnh nông nghiệp đứng đầu cả nước về diện tích cũng như sản lượng lương thực hiện nay tỉnh An Giang còn mở rộng nhiều sản phẩm nông sản tiêu thụ mạnh trong nước và xuất khẩu gần 150 nước trên thế giới với 3 sản phẩm chủ lực là cây lúa, thủy sản và rau màu được nuôi trồng từ hai dòng sông Tiền, sông Hậu. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo khuyến cáo của Nhà nước… đặc biệt là được hỗ trợ của các Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật (Sở Khoa học - Công nghệ), Hội Nông dân, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm học tập cộng đồng nông thôn… đã là động lực tiếp tục cho vụ sản xuất đầu năm mới. Vụ đông xuân 2011 - 2012, nông dân An Giang xuống giống trên 245.000 ha lúa và hoa màu, cây màu tết được giá bán cao, lúa được kiểm soát chặt chẽ ít sâu bệnh, đồng thời nhà nước và ngành nông nghiệp quan tâm khuyến cáo, bố trí cán bộ kỹ thuật trực cùng nông dân “Vui tết không quên đồng ruộng” bảo vệ an toàn cho lúa đông xuân đầu vụ.

Tuy nhiên trong thời gian qua nông dân An Giang vẫn còn khó khăn về đầu ra và chất lượng sản phẩm chưa đồng bộ; ứng dụng kỹ thuật sạch chỉ mới bắt đầu; hiện còn rất nhiều loại cây trồng chủ lực xuất khẩu, cho hiệu quả kinh tế rất cao như kiệu, ngô thu trái non... nhưng chưa được chuyển dịch mạnh; mô hình nuôi tôm càng xanh chỉ sản xuất 1 vụ/năm và chỉ dừng ở thị trường nội địa chứ chưa được xuất khẩu….

Trong năm 2012, An Giang quyết tâm đạt chỉ tiêu tăng trưởng nông nghiệp 3,98%, tăng 0,08% so năm 2011; tập trung cải thiện khâu trồng, thu hoạch và chế biến. Tỉnh triển khai trước mắt 6 dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (thành phố Long Xuyên); Phát triển sản xuất chế biến, tiêu thụ rau an toàn đến năm 2015; Cải tạo nâng cấp hệ thống trạm

bơm 3/2 (Tịnh Biên); Dự án giao thông thủy lợi nội đồng vùng kiểm soát Bắc Vàm Nao; Hệ thống tưới tiêu Trạm bơm Ô Cha (Chợ Mới); mở rộng vùng đê bao Nam Vàm Nao (huyện Chợ Mới). Kết hợp xã hội hóa giống lúa, giống cộng đồng, giống cấp cao; đẩy mạnh cơ giới hóa vào đồng ruộng để nâng chất lượng và diện tích sử dụng giống chất lượng xác nhận; Đáp ứng nguyện vọng của nông dân bằng nâng chỉ tiêu đào tạo nghề cho nông dân và lao động phổ thông nông thôn bằng nhiều hình thức dạy nghề tại chỗ và lưu động; chú trọng tăng lớp tập huấn, điểm trình diễn kỹ thuật, hội thảo chuyên đề để nông dân đút rút thêm kinh nghiệm trong nuôi trồng. Đặc biệt năm 2012, rút kinh nghiệm từ hiệu quả cánh đồng mẫu lớn của Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Angimex, tỉnh An Giang triển khai nhiều chính sách tạo điều kiện, khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện cánh đồng mẫu lớn, mở rộng kho chứa lúa lên 450.000 tấn kho và cải tạo 115.000 tấn kho hiện có để giúp nông dân sấy bảo quản, tồn trữ chờ giá lúa lên cao ngay trong thời điểm thu hoạch rộ và giải quyết đầu ra thuận lợi, nhằm giúp nông dân yên tâm sản xuất, không còn phải tự cung tự cấp với giá cả bấp bênh như hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang (Trang 51 - 52)