- Zeolit: Zeolit là loại vật liệu có khả năng hấp phụ các ion kim loại,
3.3.2 Hiện trạng liên kết phát triển du lịch-nông nghiệp (nông thôn)
Theo báo cáo của sở du lịch An Giang, 2010 cho thấy ngành du lịch An Giang từng bước trưởng thành và phát triển, đặc biệt giai đoạn 2005-2010 có thể được coi là thời kỳ ngành du lịch An Giang được quan tâm và đẩy mạnh
phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đã tổ chức khai thác, phát huy tốt các tiềm năng thế mạnh về du lịch của tỉnh. Hoạt động du lịch đã có nhiều bước phát triển mới cả về số lượng và chất lượng, kết cấu cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch không ngừng được đầu tư phát triển, sản phẩm, dịch vụ du lịch được đa dạng hóa, công tác quản lý nhà nước có nhiều tiến bộ. Hoạt động du lịch thu hút được nhiều nguồn từ các thành phần kinh tế, tạo ra những khu, điểm đặc thù, làm thay đổi hình ảnh du lịch của tỉnh, giải quyết thêm việc làm cho hàng ngàn lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao động gián tiếp, đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác phá triển. Ngoài ra, các hoạt động du lịch còn góp phần nâng cao nhận thức, tư duy kinh tế du lịch, tăng cường ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tỉnh thành trong nước và nước ngoài. Thêm vào đó, du lịch đã tạo thêm thế mạnh để du khách đến với An Gang ngày cao hơn. Những kết quả đạt được như sau:
- Công tác quy hoạch phát triển: Quy hoạch tổng thể: ngành, Khu di tích lich sử-văn hóa núi Sam, khu du lịch Búng Bình Thiên, khu đô thị đường tránh Bắc Rạc Long Xuyên và quy hoạch chi tiết: khu du lịch núi Cấm, khu di tích lịch sử - văn hóa núi Sam và khu dân cư vui chơi giải trí Mỹ Khánh.
- Phát triển sản phẩm du lịch: du lịch cộng đồng người kinh, chăm, khmer, du lịch nông nghiệp, du lịch tâm linh kết hợp mua sắm, du lịch mùa nước nổi kết hợp lễ hội, du lịch sông nước…
- Công tác tuyên truyền quảng bá: Tham gia 10 kỳ hội nghị trong nước và 01 tại vương quốc Campuchia, tổ chức 8 lần đi nối kết và quảng bá tại Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Lào Cai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, tổ chức 10 đoàn cho đối tượng là nhà báo và doanh nghiệp về khảo sát các mô hình du lịch đặc thù,…Đặc biệt, trong giai đoạn này An giang đã tổ
chức thành công: Liên hoan du lịch ĐBSCL năm 2006, đoàn Cavaran về An Giang và tích cực tam gia hoạt động của năm du lịch quốc tế năm 2008.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực: Tập trung đào tạo nghiệp vụ du lịch và xem đây là nhiệm vụ trong tâm của ngành, cụ thể đã tổ chức 30 lớp nghiệp vụ du lịch cho trên 2.000 học viên như: quản lý nhà hàng, khách sạn, kỹ thuật phục vụ bàn, buồng, lễ tân, văn hóa du lịch. Bên cạnh đó, chăm sóc khách hàng cho các khách sạn, nhà hàng, thuyết minh viên, sử dụng công nghệ thông tin phục vụ kinh doanh du lịch, tập huấn về bảo vệ môi trường, nghiệp vụ du lịch cộng đồng, lớp kỹ năng bán hàng… và tổ chức nhiều cuộc hội thảo du lịch. Có thể nói, chưa bao giờ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực được quan tâm của lãnh đạo sở và tỉnh và sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, từ đó giúp các doanh nghiệp của địa phương trưởng thành và nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Công tác mời gọi đầu tư: Năm 2006 đến nay đã có 29 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tư là 2,239 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, du lịch An Giang 5 năm phát triển và đổi mới, một khoảng thời gian chưa phải là dài để dóng góp vào sự nghiệp chung trong phát triển kinh tế, nhưng cũng vừa đủ để nhìn nhận và đánh giá những mặt được và chưa được của ngành du lịch An Giang. Tuy nhiên, cũng cho thấy du lịch An Giang có bước trưởng thành, vai trò và vị thế của ngành du lịch được nâng lên qua tuwngf giai đoạn. Bên cạnh những thành tựu đạt được cũng có những cái yếu kém chưa làm được