Đất chưa sử dụng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang (Trang 39 - 44)

Trong đó:

Đất bằng chưa sử dụng: Đất đồi núi chưa sử dụng: Núi đá không có rừng cây:

1.689,17 ha

539,70 ha 630,11 ha 519,36 ha

Nguồn: Cục Thống kê An Giang, năm 2009

An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lúa, diện tích sản xuất lúa chiếm 89,8% (2006) và 90,2% (2009) trên tổng số diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.2 Diện tích phân bổ các loại cây trồng tỉnh An Giang

1- Cây lương thực có hạt:a- Lúa: a- Lúa: - Vụ mùa: - Vụ Đông Xuân: - Vụ Hè Thu: - Vụ Thu Đông: 566.525 ha 557.290 ha 7.634 ha 234.098 ha 231.309 ha 84.249 ha b- Bắp: Trong đó Bắp lai: 9.235 ha 4.546 ha 2- Các loại cây chất bột: - Khoai lang: - Khoai mì: 1.850 ha 125 ha 507 ha

- Chất bột khác: 1.218 ha

3- Cây rau đậu:

- Đậu xanh: - Đậu khác:

- Rau dưa các loại: - Dưa hấu: 35.244 ha 1.351 ha 58 ha 32.806 ha 1.029 ha

4- Cây công nghiệp hằng năm:

- Đậu nành: - Đậu phộng: - Mè: - Mía: - Thuốc lá: - Đay (bố): - Bông vải: 2.802 ha 575 ha 487 ha 1.493 ha 80 ha 74 ha 85 ha 8 ha 5- Cây hằng năm khác:

Trong đó rau muống:

1.169 ha

103 ha

6- Cây lâu năm:

- Cây công nghiệp lâu năm: - Cây ăn quả:

- Cây lâu năm khác:

10.181,8 ha

2.823,6 ha 7.354,2 ha 4 ha

Nguồn: Cục Thống kê An Giang, năm 2009

Với mục đích của chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là nhằm tạo ra giá trị lợi nhuận cao hơn trên cùng một diện tích đất canh tác. Tỉnh An Giang đã thành công khi thực hiện chuyển đổi những diện đất có lợi thế sang trồng rau màu, phục vụ nội địa và xuất khẩu. Con đường chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã tiến từng bước đi thận trọng, qua mười năm đã đem lại thành công vững chắc. Chỉ số diện tích trồng rau màu tăng hơn gấp đôi. Năm 2010 đạt 53.000ha (năm 2000 là 26.000ha), với thu nhập của nông hộ tăng lên gấp ba bốn lần.

Chuyển đổi sang trồng rau màu trong điều kiện đất đai ngày càng bị thu hẹp do tách hộ là việc làm chính đáng của nông dân để không phải ly hương tìm kế sinh nhai. Nhưng để bao công sức cực nhọc của nông dân được bù đắp xứng đáng thì cần phải có sự bắt tay tiếp sức cụ thể của ngành chức năng, bởi với cách thức canh tác mà giá thành sản xuất phụ thuộc vào sự huy động sức lực của cả gia đình, phụ thuộc hoàn toàn vào quyền định đoạt giá mua của thương lái, thì lợi nhuận thu được thật rất bấp bênh.

Thời gian qua, nhiều loại rau quả của An Giang đã có chỗ đứng trên thị trường ngoài nước, nhất là thị trường Cam-pu-chia. Tuy nhiên, việc xuất khẩu mang tính nhỏ lẻ, chủ yếu qua đường tiểu ngạch, lợi nhuận mang lại không cao. Thực tế đang đòi hỏi cần nhanh chóng hình thành chợ đầu mối nông sản xuất khẩu sang thị trường Cam-pu-chia.

Ngoài cây lúa và con cá tra xuất khẩu, An Giang là một trong những tỉnh dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về lượng rau màu cung ứng cho thị trường khu vực. Với lợi thế là tỉnh có nhiều cồn nổi, bãi bồi phù sa... rất phù hợp phát triển rau màu, trong đó huyện Chợ Mới được xem là "vương quốc hoa màu" của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với sản lượng hàng chục đến cả trăm tấn/ngày bán ra thị trường.

Canh tác rau màu, thứ nhất tạo điều kiện quay vòng đất nhanh, thứ hai là hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so trồng lúa hay nuôi cá. Do vậy, trong vụ thu đông năm 2012, Khánh An tiếp tục khuyến khích nhân dân mở rộng thêm khoảng 400ha diện tích màu. Ngoài xã Khánh An, huyện An Phú còn xây dựng vùng nguyên liệu rau màu sạch tại các xã Vĩnh Trường.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, hiện An Giang có diện tích trồng màu lên hơn 57 nghìn ha. Hằng ngày, lượng rau màu nông dân cung ứng ra thị trường lên khoảng 100 tấn.

Tỉnh cũng đã hình thành các vùng chuyên canh rau màu tập trung theo mô hình rau sạch, liên kết tiêu thụ tập trung ở xã Kiến An, Hội An, Mỹ An (huyện Chợ Mới), Bình Thạnh (huyện Châu Thành), Khánh Hòa (huyện Châu Phú), Vĩnh Trường (huyện An Phú)... Rau màu ở An Giang có thị trường tiêu thụ rất lớn, thu hút các thương lái từ nhiều địa phương như: TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Tiền Giang, Ðồng Tháp, Vĩnh Long... và cả xuất khẩu sang Cam-pu-chia hàng trăm tấn rau màu các loại.

Nếu giải quyết tốt các vấn đề về cơ chế, đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông cùng với việc nhanh chóng đầu tư, hình thành hệ thống chợ tập kết rau quả xuất khẩu sẽ làm đòn bảy đưa kinh tế biên mậu An Giang phát triển xứng tầm, tạo điều kiện cho rau màu của nông dân An Giang xuất khẩu mạnh hơn nữa sang thị trường Cam-pu-chia, tương xứng tiềm năng, lợi thế vốn có, theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Ðại hội Ðảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX đã đề ra.

3.1.1.2 Về hoạt động chăn nuôi

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai phì nhiêu, An Giang phát triển rất mạnh về nông nghiệp. Đặc biệt là ngành trồng trọt trong đó có trồng lúa với năng suất cao. Tuy ngành chăn nuôi không phát triển mạnh bằng các tỉnh Đông Nam Bộ, nhưng vẫn phát triển mạnh ở An Giang.

UBND tỉnh An Giang vừa thông qua Dự án “Phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học” được thực hiện tại 11 huyện, thị xã, thành phố từ nay đến năm 2013 với tổng vốn đầu tư hơn 117 tỷ đồng.

Mục tiêu chính của dự án là nhằm phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học theo phương thức tập trung tại chỗ và phương thức chăn nuôi chạy đồng có kiểm soát, với định hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Theo dự án, trong năm 2011 này, toàn tỉnh sẽ tổ chức 35 lớp đào tạo đại trà khoảng 1.000 hộ chăn nuôi gia cầm, 11 lớp đào tạo chuyên sâu khoảng 300

thành viên tham gia tổ - nhóm; xây dựng 33 tổ - nhóm (khoảng 16 tổ nuôi vịt đẻ trứng với 80.000 con, 9 tổ nuôi vịt thịt với 45.000 con, 8 tổ nuôi gà thịt với 40.000 con).

Năm 2012, tiếp tục đào tạo thêm trên 1.000 hộ, khoảng 300 thành viên tham gia tổ - nhóm, xây dựng 33 tổ - nhóm. Bước sang năm 2013, quản lý nâng cao chất lượng tổ - nhóm, kiểm tra, giám sát 66 tổ - nhóm.

Trên cơ sở các tổ - nhóm hợp tác chăn nuôi gia cầm, ngành Nông nghiệp sẽ chọn lựa hộ có điều kiện và cam kết áp dụng biện pháp an toàn sinh học; đào tạo, tập huấn cho các hộ chăn nuôi nhằm nâng cao kiến thức về quy trình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học; quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong chăn nuôi gia cầm, kỹ năng quản lý tổ hợp tác và quản lý kinh tế hộ, các biện pháp hỗ trợ đẩy mạnh việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt, nâng cao nhận thức kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh bảo vệ đàn vật nuôi gắn liền với bảo vệ môi trường; tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, tổ - nhóm hợp tác chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học có được kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định, giá cả hợp lý, an tâm sản xuất và kinh doanh.

Chăn nuôi ở An Giang chủ yếu là chăn nuôi theo mô hình kinh tế hộ gia đình, chưa có một nông trại chăn nuôi thật sự. Người dân chăn nuôi tự phát để tăng gia sản xuất, tăng nguồn thu nhập. Do đó, đầu tư vào một hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi gia súc, gia cầm đắt tiền là một điều xa xỉ đối với người nông dân An Giang.

Dân số ngày càng tăng, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, càng ngày càng nảy sinh nhiều bất cập, đặc biệt đáng báo động là vấn đề ô nhiễm môi trường sống ngày càng trầm trọng. Với tiêu chí phát triển bền vững đặt ra cho An Giang câu hỏi về việc phải xử lý ô nhiễm môi trường do các hoạt động của con người nói chung và xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi nói riêng, trong đó việc

đầu tiên là phải xử lý được môi trường nước thải. Hơn nữa các dịch bệnh thường bùng phát do điều kiện môi trường không đảm bảo, do đó, việc xử lý ô nhiễm môi trường sống càng trở nên bức bách, cần thiết phải xử lý kịp thời.

Để bảo vệ môi trường nước tại các khu vực nuôi trồng thủy sản ngoài việc quản lý quy hoạch nâng cấp các vùng nuôi thì đã có rất nhiều nghiên cứu, ứng dụng về xử lý ô nhiễm môi trường được thực hiện trên cả nước. Làm sao để các biện pháp giải quyết đến được tay người dân, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân nông thôn? Câu hỏi này đã được các nhà nghiên cứu khoa học giải quyết và đưa ra rất nhiều giải pháp.

- Hệ thống Biogas: Biogas là một loại khí đốt sinh học được tạo ra khi phân hủy yếm khí phân thải ra của gia súc.

- Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w