Công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang (Trang 54 - 56)

- Zeolit: Zeolit là loại vật liệu có khả năng hấp phụ các ion kim loại,

3.2.2 Công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch

doanh du lịch

Với sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng, tình hình đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch diễn ra sôi động hơn rất nhiều. Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực kinh

doanh du lịch nhờ vậy cũng phát triển rất mạnh. Các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tiêu biểu đã và đang thực hiện trong thời gian qua là:

- Tập trung đầu tư và kêu gọi đầu tư vào các khu, điểm du lịch trọng điểm cũng như các dự án xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, đầu tư hệ thống giao thông đến các các khu, điểm du lịch. Có chính sách ưu đãi cho các thành phần kinh tế trong, ngoài tỉnh và nước ngoài đầu tư phát triển du lịch tại An Giang.

- Không ngừng tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng trong công tác quản lý bảo vệ duy tu và tôn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh; khu, điểm du lịch về: vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự và kiên quyết xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội, nhằm xây dựng nếp sống văn minh, an toàn và thân thiện tại các khu, điểm du lịch, các nhà hàng - khách sạn, trung tâm thương mại, cửa khẩu,…

- Hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình bến đỗ tàu đón khách du lịch để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan.

- Huyện Chợ Mới đang có kế hoạch mở rộng tuyến đường liên xã nối kết các điểm du lịch từ đình Tấn Mỹ đến chùa Thành Hoa, chọn điểm làm bến đỗ tàu đón khách đến tham quan.

- Phát triển mạnh cơ sở làng nghề mắm thái, đường thốt nốt, sản phẩm cá tra phồng, khô bò, dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm, Kh’mer... và ẩm thực miền sông nước .

- Triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các trục đường nối liền giữa các điểm tham quan đưa vào sử dụng cùng với hệ thống điện phục vụ hoạt động du lịch và cư dân sinh sống.

- Để “níu chân” du khách, tại các khu du lịch như núi Cấm, tỉnh cũng đang tiếp tục đầu tư thêm những dự án mới như: Khu biệt thự sinh thái, khu hội nghị, khu nghỉ dưỡng, khu trung tâm điều hành, khu dịch vụ hành hương, …. Riêng đối với khu nghỉ dưỡng, sẽ được kết hợp với khu hội nghị, được

thiết kế xây dựng dạng Resort đầy đủ tiện nghi, tạo thành một quần thể công trình cao cấp. Đồng thời còn có chỗ dành riêng cho việc tổ chức hội nghị mang tầm cỡ cấp quốc gia, khu vực và quốc tế…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang (Trang 54 - 56)