- Zeolit: Zeolit là loại vật liệu có khả năng hấp phụ các ion kim loại,
3.1.1.3 Hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
Sông Mekong là con sông lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài 4.200 km và có diện tích lưu vực 795.000 km2, chảy qua 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long là phần cuối của hệ thống sông Mekong đổ ra biển Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam, có diện tích 39.000 km2, chiếm 8% diện tích toàn lưu vực (MRC,1997). Hàng năm vào mùa nước lũ, nước sông Mekong làm ngập cả một diện tích rộng lớn từ 1,4-1,9 triệu ha, chiếm 40-50% diện tích đồng bằng sông Cửu Long.
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long với diện tích tự nhiên 3.424 km2, cùng với hệ thống sông ngòi dầy đặc đã tạo nên một khu hệ sinh thái đặc trưng vùng nội địa. Hàng năm vào đầu mùa lũ khoảng tháng 7-8, mực nước sông Cửu Long lên rất nhanh làm ngập một vùng diện tích rộng lớn đặc biệt là 2 khu vực Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. Ngoài lượng phù sa bồi đắp hàng năm nước lũ còn đem lại một nguồn lợi thuỷ sản to lớn rất có ý nghĩa đối với đời sông ngư dân tỉnh An Giang nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
An Giang có hệ thống sông ngòi chằng chịt với hơn 600 kênh rạch cấp 1, 2 và nhiều kênh rạch cấp 3 chưa được thống kê. Có tổng chiều dài 5.500 km, với mật độ 1,6 km.km-2,nguồn nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là nuôi trồng thủy sản. Theo Thống kê của Chi cục Thủy sản An Giang thì sản lượng nuôi trồng năm 2010 khoảng 105.000 tấn trong đó sản lượng cá tra chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại thủy sản đạt khoảng 81,17%. Tổng diện tích đang nuôi thủy sản ở An Giang khoảng 2.400 ha (kể cả diện tích sản xuất giống), trong đó diện tích nuôi cá tra 1.400 ha, nuôi lồng bè có tất cả 1.952 cái, gồm các loại cá tra, ba sa, rô phi, điêu hồng…
Trong giai đoạn 2005-2008 sản lượng nuôi trồng thủy sản liên tục tăng năm 2008 đạt 133.478 tấn. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây từ năm 2009- 2010 sản lượng thủy sản giảm hẳn năm 2010 chỉ đạt 105.161 tấn do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Mặt khác do thiếu vốn đầu tư nên những hộ nuôi nhỏ lẻ dường như nghỉ hẳn…Quy mô nuôi vẫn chưa có nhiều chuyển biến, diện tích thả nuôi cá tra thấp hơn so với cùng kỳ.
Bảng 3.3 Sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Sản lượng ( tấn) 79.078 79.153 132.041 133.47 8
116.363 105.161
Trong các loại thủy sản nuôi thì cá tra thì sản lượng nuôi cá tra chiếm tỷ trọng cao nhất. Sản lượng cá tra cũng tăng trong giai đoạn 2005-2008 và giảm trong năm 2009. Năm 2010 sản lượng cá tra là 85.360 tấn chiếm 81.17% tổng sản lượng thủy sản nuôi. Trong đó cá tra nuôi ao hầm, đăng quầng là 85225 tấn và tra nuôi bè chỉ có 135 tấn.
Hình 3.1 : Biểu đồ sản lượng một số thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang Sản lượng nuôi trồng cao nhất ở loại hình nuôi ao chiếm 88,16% tổng sản lượng nuôi. Từ năm 2009-2010 thì loại hình nuôi này giảm so với năm 2007 và năm 2008. Loại hình nuôi bè so với năm 2005 thì năm 2010 có giảm tuy nhiên từ năm 2007-2010 thì sản lượng loại hình này không thay đổi nhiều chiếm 9,47% tổng sản lượng nuôi. Loại hình nuôi chân ruộng, đăng quầng có xu hướng tăng trong thời gian gần đây chiếm 2,39%.
Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn sản lượng nuôi trồng thủy sản qua các loại hình nuôi.