Giải pháp về phía đối tượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang (Trang 100 - 110)

- Zeolit: Zeolit là loại vật liệu có khả năng hấp phụ các ion kim loại,

W 5-7-O1 O2-O3-O4 O5: Có chính sách thu hút

3.5.2.2 Giải pháp về phía đối tượng

a) Hình thành các làng du lịch.

Đây có thể là một tập hợp các phương tiện lưu trú là các khu nhà nhỏ ở tại các khu vực nông thôn đó, chúng có thể là các nhà trú chân nông thôn được được tổ chức, sắp xếp trong những ngôi nhà có sẵn hoặc là những ngôi nhà, trạm trú chân được dựng lên dành riêng cho du khách. Các nhà trú chân gia đình, trạm trú chân này có điều kiện thích hợp để khách thập phương có thể cảm thấy thoải mái và thực sự hòa nhập với cách sống của người dân trong làng. Tập hợp này được sự quản lý của một tổ chức địa phương do cộng đồng địa phương lập ra chỉ vì mục đích đảm bảo các quy chế của làng du lịch được thực hiện tốt và phát triển hoạt động du lịch bền vững tại làng. Các làng du lịch cũng có thể là “các trạm xanh” (1 ) phục vụ du lịch, đón tiếp các du khách trên tuyến tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên, các vùng sản xuất đặc sản nông nghiệp, các di tích lịch sử văn hóa nằm tại không gian nông thôn hay để phục vụ du khách đến tham gia các lễ hội diễn ra tại không gian của khu vực nông, tại các vùng sinh sống của dân tộc ít người bản địa. Các trạm xanh này có các thiết bị vui chơi

giải trí tối thiểu.

Tác dụng chính của việc hình thành các làng du lịch này là: (1) Việc phát triển các làng du lịch thay cho việc phát triển các dự án đầu tư từ bên ngoài, mà chúng thường đi kèm với việc làm biến đổi nguyên trạng của khu vực, sẽ giúp giữ được vẽ nguyên sơ của những vùng được du khách chọn làm nơi chiêm ngưỡng, thưởng thức. Đây là yếu tố ngày càng thu hút được nhiều du khách (2 ); (2) Hạn chế được tiêu cực mà các chuyên gia trong nước lẫn nước ngoài nhìn nhận là một thực tế rõ ràng đó là “các nhà đầu tư đã tự bộc lộ rõ là họ quan tâm đến du lịch với tư cách một dịch vụ, một hoạt động kinh tế phù hợp với nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội ít hơn là lo việc đầu cơ cơ đất đai”; (3) Góp phần vào việc hạn chế làn sóng chạy khỏi nông thôn của người dân thông qua việc giúp họ trực tiếp kiếm được thêm thu nhập; (4) Làng, cụm du lịch sẽ là hình thức giúp phát huy được giá trị của du lịch văn hóa, các cộng đồng dân cư nông thôn là nơi mà các truyền thống và phong tục được lưu giữ nhiều nhất. Điều quan trọng là cần phải có các hình thức khơi dậy phong trào gìn giữ và phát triển vốn văn hóa truyền thống phong phú đó ở nông thôn, và phát triển làng du lịch để phục vụ các hoạt động du lịch văn hóa, giao lưu văn hóa là hình thức nên lựa chọn; 5) Bảo vệ được khu vực cư trú truyền thống của người dân; 6) Trong các làng du lịch, người dân được tham gia vào các hoạt động chung, là những người chịu các tác động trực tiếp của hoạt động du lịch, và do đó sẽ là những người buộc phải tích cực tham gia các hoạt động chung và các quyết sách chung của làng. Họ sẽ là những người chủ động tham gia phòng ngừa các hậu quả tiêu cực mà du lịch có thể gây ra, thông qua việc tuân thủ các quy chế chung của làng để bảo vệ lợi ích của chính mình và cũng là của cả làng. 7) Các làng hoạt động có tổ chức sẽ là nơi bảo lãnh vay có uy tín, vì phải là những người tuân thủ được các qui chế của làng được bà con thấu hiểu, khắc phục tình

trạng thiếu thông tin hay thông tin không hoàn hảo trong hoạt động tín dụng. Do vậy, người dân sẽ có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tín dụng. 8) Các làng, cụm du lịch có tổ chức chính là hình thức cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch của địa phương; 9) Các khu vực đẹp của thiên nhiên thường là các khu vực nhạy cảm, phát triển làng du lịch với sự tôn trọng cách tương tác truyền thống giữa dân cư bản địa và môi trường là một giải pháp có ưu thế và có khả năng trong việc cải thiện tình hình môi trường.

Sự thành công của các làng du lịch ở Malaysia, các khu du lịch nông sản ở Thái Lan hay ngay tại Việt Nam là làng du lịch ở thôn Dõi, huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế là minh chứng cho tính chất tốt đẹp của mô hình. Các việc chủ yếu cần làm để có thể phát triển các làng du lịch nằm trong giải pháp sau

b) Các giải pháp xúc tiến hỗ trợ cho quá trình phát triển làng du lịch

• Bổ sung các yếu tố cần thiết mà các du khách cảm thấy cần thiết và không thể thiếu trong cuộc hành trình của họ như nước sạch, điện, đường điện thoại để kết nối internet, truyền hình vệ tinh DTH,… Các yếu tố này nên có tại các trung tâm đón khách của mỗi làng. Điều này cần sự nổ lực của không chỉ của hai ngành mà còn của nhiều ngành. Các làng du lịch phải chú ý tới các biện pháp tập trung sự chú ý của du khách vào vấn đề giữ vệ sinh môi trường trước khi bước vào khu vực của làng.

• Đối với các làng nghề, sau khi có sự quy hoạch phát triển, cần phải hình thành các khu để ký gởi hàng hóa cả tại nội khu của làng nghề và cả tại các trung tâm du lịch lớn trong tỉnh. Chúng cũng đồng thời là nơi để du khách có thể tham quan bên cạnh việc tìm mua quà lưu niệm. Các khu này phải là nơi được miễn thuế cho các sản phẩm từ các làng nghề được ký gởi.

• Bên cạnh đó, các làng du lịch và cả các khu du lịch khác phải nên tăng việc sử dụng các sản phẩm đặc sắc của các làng nghề thủ công để làm vật trang trí và sinh hoạt.

• Các khu vực trung tâm du lịch cần phải có các địa điểm sản xuất mẫu để thu hút khách du lịch tham quan và phải có sự giới thiệu về các làng du lịch và cách thức sinh hoạt trong đời sống cũng như các giá trị văn hóa của các làng một cách có hiểu biết và bài bản.

• Địa phương cần phải có biện pháp hỗ trợ về mặt kỹ thuật, đào tạo và dụng cụ để có thể làm cho các mặt hàng của nông nghiệp - nông thôn trở nên tinh xảo, phải giúp người dân trong việc phát triển mẫu mã mới nhằm đáp ứng yêu cầu cao của ngành du lịch.

• Phải phát triển các sản phẩm ăn uống đặc sắc, mang phong cách riêng của địa phương và liên tục tổ chức các chương trình ẩm thực mang đậm phong cách của địa phương với những cách chế biến đặc biệt trong dân gian.

• Xây dựng các làng du lịch, làng nghề cũng phải đi kèm với việc tiến hành bảo hộ các giá trị của riêng các làng đó, ví dụ như bảo vệ mẫu mã các kiểu trang phục truyền thống, các mẫu vải, các công thức ăn uống,… để giảm tình trạng sử dụng các vốn tài sản truyền thống và các giá trị sáng tạo của người dân các vùng này vào mục đích kinh tế theo một cái cách không trả phí cho họ (đây là vấn đề khó khăn).

• Các điều kiện tiếp theo đó là từng bước nâng cấp cơ sở đường xá liên các vùng trong nông thôn, phối hợp với ngành giáo dục nâng cao sự hiểu biết của người dân về các kiến thức phục vụ du lịch. Công việc cũng cố và hoàn thiện các công trình thủy lợi phải liên tục được thực hiện tốt. Phải có bãi rác tập trung đạt tiêu chuẩn và phương tiện thu gom rác thích hợp. Công tác phân loại rác ngay từ đầu cũng cần phải được đầu tư, làm sao cho người dân ở những nơi này có thể biết được loại rác nào gây nguy hại cho môi trường nhiều nhất và có hành động phân tách, tập trung từng loại rác khác nhau tại những thùng rác khác nhau.

lịch này. Chính quyền địa phương sau khi quy hoạch các vùng này cần phải hình thành các tiêu chuẩn để người dân trong vùng nổ lực thực hiện đồng thời xác định nhãn cho nó thể hiện nét riêng của nơi mà du khách sẽ đặt chân đến. Chính điều này sẽ góp phần làm tăng tinh thần tự hào và sự tích cực tham gia hưởng ứng của người dân trong các làng. Việc hỗ trợ vốn ban đầu cho sự phát triển của các làng du lịch là vấn đề mà các tổ chức của địa phương cần quan tâm nhiều, việc phát động và thể hiện mục tiêu trở thành một thành phố du lịch cũng nên thường xuyên thực hiện.

c) Quy hoạch và phát triển các làng nghề truyền thống có khả năng tiếp đón du khách

Việc quy hoạch cần phải căn cứ vào hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của ngành nghề nông thôn trên địa bàn, phải căn cứ vào sức hấp dẫn và tính độc đáo của ngành nghề nông thôn để có thể tạo ra hiệu quả kinh tế tốt cho việc hình thành các làng nghề du lịch, phải căn cứ vào khả năng xây dựng vùng nguyên liệu và khả năng tạo việc làm cho người dân trong khu vực. Quá trình quy hoạch phải được đi kèm với các hoạt động đầu tư cho việc bảo tồn các nét riêng, độc đáo của mỗi làng nghề và đẩy mạnh tính sáng tạo trong sản phẩm của các làng nghề được lựa chọn thông qua các lớp đào tạo được sự hỗ trợ của địa phương, thu hút sự tham gia của các nghệ nhân có tay nghề cao tham gia dạy nghề cho người dân trong làng. Các nghề như mây, tre, lá đan truyền thống, nghề dệt thổ cẩm rất cần được quan tâm để tạo sự đa dạng cho sản phẩm nhằm phục vụ yêu cầu thẩm mỹ của du khách và phục vụ tốt hơn cho tiêu dùng tại các khu du lịch trong tỉnh. Bên cạnh đó, các hoạt động quảng bá, tiếp thị cho các sản phẩm thủ công này và các hoạt động xây dựng tour đến các điểm làng nghề cần phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp và có hệ thống hơn.

cộng đồng quản lý

Thực tế khảo sát cho thấy một hiện trạng phát triển mô hình liên kết một cách nhỏ lẻ và hoàn toàn tự phát. Điều này có thể nói là hoàn toàn không giúp đạt được lợi ích tổng thể mà mô hình sẽ đạt được vì các lý do sau:

• Không đủ điều kiện để quản lý môi trường và tài nguyên phục vụ mô hình một cách tốt nhất, đó là chưa nói đến việc chủ thể của các hoạt động theo mô hình này chỉ quan tâm tới lợi ích gắn liền với các hoạt động kinh doanh của họ mà chưa nghĩ nhiều đến việc bảo vệ môi trường ở những nơi cách xa nơi hoạt động của họ nhưng vẫn nằm trong sự ảnh hưởng chung về môi trường trong vùng.

• Việc phát triển tự phát này sẽ tạo ra nguy cơ cho sự chuyển dịch nguồn lợi sang các nhà đầu tư tư nhân có nhiều tiềm năng tài chính, đi ngược với sự mong đợi của chúng ta.

• Sự phát triển tự phát và mang tính cá nhân như vậy không tạo được lý do cho các hoạt động hỗ trợ phát triển từ các nguồn phát triển cộng đồng, các chương trình vì mục tiêu phát triển đời sống của người dân nông thôn, và các hoạt động hỗ trợ cũng trở nên khó khăn hơn so với một sự phát triển có tổ chức và có hệ thống. Hoạt động phát triển các tổ chức, các quỹ tín dụng tới những vùng này cũng khó được giải quyết tốt.

• Sự tham gia của cộng đồng trong hoàn cảnh như vậy cũng có thể nói là không tồn tại. Các điểm tour du lịch tại những vùng này cũng không tạo ra được sự khác biệt gì lớn so với các loại hình du lịch khác và du khách cũng không có điều kiện để tìm hiểu tốt phong tục, tập quán của người bản địa. Thực tế khảo sát chỉ ra rằng, các hoạt động du lịch kết hợp với nông nghiệp chủ yếu là tham quan, nghỉ mát tại vườn và tổ chức nhà hàng nhỏ và vừa, còn các hoạt động khác thì hầu như không tồn tại.

mô hình này là một việc làm rất cần thiết để mô hình có thể phát huy tối đa tác dụng tích cực của nó.

e) Xây dựng quy chế phối hợp phát triển giữa tư nhân từ nơi khác với người dân bản địa

Bởi vì sự phối hợp này sẽ làm cho khả năng phát triển trở nên mạnh hơn nhờ vốn và kinh nghiệm tổ chức hoạt động. Họ có thể tham gia bằng cách hỗ trợ đầu tư và cùng hưởng lợi. Xây dựng các quy chế này nhằm giúp người dân nơi có tiềm năng phát triển mô hình có được sự chủ động và quyền làm chủ, đồng thời có thể tiếp nhận được tiềm lực của các nhà đầu tư tư nhân từ những nơi khác và đảm bảo cho sự phát triển hài hòa, bền vững giữa nông nghiệp và du lịch.

f) Xây dựng cơ chế hỗ trợ cho sự phát triển của mô hình một các rõ ràng, dựa trên quan điểm là sự phát triển của cộng đồng nông thôn là mục tiêu cuối cùng cần phải đạt được

Sự hỗ trợ bao gồm các khía cạnh vốn, đất đai (giấy tờ, quỹ đất) và kinh nghiệm cùng với phương pháp quản lý, kỹ năng bảo vệ môi trường, kỹ năng canh tác, trồng trọt tiến bộ, thân thiện với môi trường, kỹ năng bảo tồn các vốn văn hóa của dân tộc, kỹ năng tiếp xúc du khách và tiếp thị sản phẩm du lịch của khu vực. Đối với vấn đề tài chính, địa phương cần phải tạo nguồn vốn tín dụng ưu đãi (có thể tài trợ 50% chi phí lãi suất tín dụng) và có thể miễn thuế cho các hoạt động trong các khu vực phát triển mô hình này. Tận dụng các nguồn vốn tài trợ phát triển nông thôn và các nguồn vốn xóa đói, giảm nghèo để thực thi mô hình mang tính cộng đồng này.

g) Đầu tư cho các chương trình khuyến nông, khuyến ngư trong công tác phát triển và chuyển giao các phương pháp canh tác mới, và phát triển các sản phẩm sạch, các sản phẩm đặc sản của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách

Có thể nói sản phẩm phục vụ cho du khách là những sản phẩm đòi hỏi phải có chất lượng tốt và an toàn cho sức khỏe, nên việc đẩy mạnh sự phát triển các vùng rau, quả sạch là một giải pháp để giải quyết vấn đề, nhưng đòi hỏi sự phối hợp giữa hai ngành nông nghiệp và du lịch phải đi vào thực tiễn thông qua việc phối hợp tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra tại các khu du lịch, các khách sạn… thì giải pháp này mới đạt được hiệu quả.

Quá trình khảo sát cũng cho thấy một đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của công tác khuyến nông vì lý do là các hộ thực hiện mô hình vẫn không muốn và không giảm được lượng hóa chất trong trồng trọt, sản lượng thu hoạch vẫn là điều mà họ rất quan tâm. Thực tế là các hộ có khả năng tài chính tốt lại có khối lượng thuốc bảo vệ được sử dụng nhiều hơn. Do đó, đẩy mạnh đầu tư cho công tác khuyến nông phục vụ cho sự phát triển mô hình là cần thiết để đạt được điều tích cực mong đợi từ mô hình.

h) Đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục và sức khỏe của cộng đồng dân cư nông thôn

Tại những khu vực được xác định sẽ phát triển mô hình thì việc nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh thực phẩm, về môi trường và cách thức bảo vệ môi trường, và về lối sống văn minh, tích cực, … cùng với việc truyền đạt ngay từ đầu cho họ cách thức tiếp cận với du khách, các kỹ năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang (Trang 100 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w