TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA AN GIANG 1 Hoạt động kinh doanh du lịch tại An Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang (Trang 52 - 54)

- Zeolit: Zeolit là loại vật liệu có khả năng hấp phụ các ion kim loại,

3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA AN GIANG 1 Hoạt động kinh doanh du lịch tại An Giang

3.2.1 Hoạt động kinh doanh du lịch tại An Giang

Phát huy lợi thế sông ngòi để phát triển du lịch, An Giang đang tập trung đầu tư, khai thác các thế mạnh này để phát triển ngành du lịch của địa phương, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế.

Với hệ thống sông ngòi, vùng chuyên canh vườn cây ăn trái, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các di tích lịch sử văn hoá… An Giang có nhiều điệu kiện thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch. Đặc biệt, đến mùa nước nổi, An Giang luôn cuốn hút du khách trong và ngoài nước.

Đó là vào tháng 7 âm lịch, nơi thường được du khách lựa chọn là rừng tràm Trà Sư (huyện Tịnh Biên) và Búng Bình Thiên (huyện An Phú). Lúc này,

nước ngập trong rừng tràm, du khách ngồi trên xuồng ba lá chèo chống len lỏi dưới những tán tràm để thăm thú cảnh quan.

Hệ sinh thái đất ngập nước ở đây rất phong phú, đặc biệt là nơi trú ngụ của những đàn chim lớn. Ngược ra Châu Đốc, qua cầu Cồn Tiên gần 50km là đến một hồ nước trời mênh mông. Đó là Búng Bình Thiên có làng Chăm bao quanh. Búng Bình Thiên là hồ nước tự nhiên, mùa khô mặt nước rộng khoảng 300 ha nhưng đến mùa lũ, diện tích mặt nước tăng hơn 3 lần. Cũng trong mùa nước nổi hằng năm, về với An Giang du khách còn có dịp xem Lễ hội đua bò Bảy Núi của người Kh’mer. Lễ hội này diễn ra vào dịp lễ Dolta xuất phát từ tục lệ những nhà có bò sẽ mang bò và cày đến đất nhà chùa để cày ải đất chuẩn bị cho mùa vụ mới. Sau này, đua bò trở thành lễ hội truyền thống của người Khmer và hiện nay là sản phẩm du lịch độc đáo ở An Giang.

Bên cạnh đó, tại huyện cù lao Chợ Mới của tỉnh An Giang, mô hình thương mại dịch vụ, phát triển du lịch miệt vườn sông nước được đẩy mạnh. Tại Chợ Mới có nhiều công trình kiến trúc xây dựng thời Pháp thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan như: Nhà thờ Cù Lao Giêng có niên đại trên 100 năm, chùa Thành Hoa ở ấp Tấn Lợi, chùa Cây Sọp ở ấp Tấn Phước; Có đình Tấn Mỹ là công trình kiến trúc nghệ thuật lịch sử cách mạng được Nhà nước công nhận. Ngoài ra, 3 xã cù lao Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân còn có nhiều vườn cây ăn trái sum suê và lưu giữ những ngôi nhà kiến trúc cổ xưa, rất thuận lợi để phát triển du lịch homestay.

Ngành du lịch An Giang có một năm khởi sắc với lượng khách du lịch lần đầu tiên vượt ngưỡng 5,19 triệu lượt, tăng 8,7% so với năm trước.

Theo Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh An Giang, ngành đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp đầu tư cơ sở hạ tầng lưu trú, khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng, mở rộng liên kết vùng An Giang-Kiên Giang-Cần Thơ-Đồng Tháp, đặc biệt là liên kết mở rộng tuyến sang Campuchia. Lượng khách du lịch đến

với An Giang đã vượt ngưỡng 5,19 triệu lượt, tăng 8,7% so năm trước, trong đó số khách lưu trú chiếm gần 10%.

Du khách đến An Giang chủ yếu tham quan mô hình du lịch tâm linh kết hợp mua sắm. Riêng khách quốc tế chủ yếu là nghỉ dưỡng và tìm hiểu văn hóa bản địa. Nắm bắt được nhu cầu của du khách, ngành du lịch An Giang đã tuyên tuyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, tranh thủ các sự kiện du lịch lớn trong nước và phổ biến 20.000 ấn phẩm giới thiệu về các điểm đến, điều kiện ăn nghỉ lưu trú... Bên cạnh đó, ngành còn tập trung củng cố 83 cơ sở nhà hàng khách sạn phục vụ ăn nghỉ lưu trú tốt nhất để giữ chân du khách, khai thác du lịch cộng đồng xây dựng mô hình hàng chục nhà home-stay tạo điều kiện cho du khách lưu trú nghỉ dưỡng tại làng Chăm Châu Phong (thị xã Tân Châu) và xã Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên).

Ngành du lịch An Giang mở rộng duy trì liên kết với các tỉnh thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Đồng Tháp nối kết các điểm đến, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức và tham gia các sự kiện...

Trong năm 2010, tỉnh An Giang còn chủ động hợp tác với ngành du lịch Thủ đô Phnom Penh, thành phố Shihanouk Ville, tỉnh Takeo, Kandal (Vương quốc Campuchia) về việc nối các tuyến du lịch, điểm dừng chân giữa các khu du lịch, danh thắng của hai quốc gia. Từ đó hình thành các tour ngược và xuôi dòng Mekong qua hai cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên) và Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu) của An Giang, tiếp tục kết hợp với tour nội vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w