1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN – VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

95 691 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp của tỉnh Lào Cai...26 Chương 2 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN – VIỆT

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu của đề tài 4

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP 5

1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .5 1.1.1 Khái niệm và các đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

1.1.2 Các hình thức và đặc trưng cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài 8

1.2 Khu công nghiệp 11

1.2.1 Khái niệm Khu công nghiệp 11

1.2.2 Các đặc điểm cơ bản của Khu công nghiệp 12

1.2.3 Các loại hình Khu công nghiệp 13

1.3 Quan niệm, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp 14

1.3.1 Quan niệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 14

1.3.2 Nội dung thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN 14

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp 15

1.3.4 Sự cần thiết đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp đối với nền kinh tế Việt Nam 16

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp 20

Trang 3

1.5 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp tại

một số địa phương trên cả nước 21

1.5.1 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc 21

1.5.2 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương 23

1.5.3 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp của tỉnh Lào Cai 26

Chương 2 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN – VIỆT TRÌ - PHÚ THỌ 29

2.1 Môi trường đầu tư của tỉnh Phú Thọ 29

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 30

2.1.3 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dịch vụ 30

2.1.4 Đóng góp của khu công nghiệp vào phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ 32

2.2 Tổng quan về khu công nghiệp Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ 35

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Khu công nghiệp Thụy Vân – Việt Trì - Phú Thọ 35

2.2.2 Cơ cấu tổ chức Ban quản lý các Khu công nghiệp 35

2.3 Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Thụy Vân trong thời gian qua 37

2.3.1 Các hoạt động thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ 37

2.3.2 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của khu công nghiệp Thụy Vân 47

2.3 Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ 60

2.3.1 Kết quả đạt được 60

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 61

Trang 4

Chương 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN – VIỆT TRÌ

-PHÚ THỌ 69

3.1 Định hướng phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Phú Thọ 69

3.1.1 Quy hoạch đầu tư các KCN theo vùng kinh tế, lãnh thổ của tỉnh Phú Thọ 69

3.1.2 Quy hoạch phát triển các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2011 - 2016 69

3.2 Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ 71

3.2.1 Điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư 71

3.2.2 Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn 72

3.2.3 Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng 73

3.2.4 Đầu tư xây dựng công trình phụ trợ đi kèm các khu công nghiệp 74

3.2.5 Tăng cường xúc tiến đầu tư 74

3.2.6 Cải cách thủ tục hành chính 75

3.2.7 Nâng cao trình độ đội ngũ nguồn nhân lực 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

1 Kết luận 77

2 Một số kiến nghị 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC 82

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KCN, CCN Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, CCN trên địa bàn tỉnhPhú Thọ tính đến 31/12/2011 37Bảng 2.2 Diện tích đất và tình hình thu hút đầu tư của các KCN, CCN trênđịa bàn tỉnh Phú Thọ 46Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất tại KCN Thụy Vân tính tới đầu năm 2012 47Bảng 2.4: Các doanh nghiệp/dự án đầu tư FDI trong KCN tính đến30/06/2012 47Bảng 2.5 Dự án đầu tư nước ngoài phân theo ngành kinh tế tính đến31/12/2012 50Bảng 2.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo quốc gia tính đến 31/12/2012 51Bảng 2.7 Danh mục doanh nghiệp FDI hoạt động trong KCN Thụy Vân tínhđến năm 2012 53

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện được coi là chìa khóa của

sự tăng trưởng kinh tế, phá vỡ vòng luẩn quẩn của nghèo đói Với tính chất làvùng lãnh thổ hoạt động theo quy chế riêng trong môi trường đầu tư chungcủa cả nước, khu công nghiệp trở thành công cụ hữu hiệu thu hút đầu tư, đặcbiệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Thông qua việc thu hút nguồnvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu công nghiệp du nhập kỹ thuật công nghệtiên tiến và học tập kinh nghiệm quản lý của các công ty tư bản nước ngoài,đồng thời tạo ra nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp Nhờ những ưu đãivượt trội, cơ chế quản lý thông thoáng, khu công nghiệp có điều kiện thuậnlợi trong vận chuyển, sản xuất, lưu thông và xuất khẩu hàng hóa

Khu công nghiệp Thụy Vân được thành lập từ năm 1997 tại xã ThụyVân, thành phố Việt Trì Trải qua 2 giai đoạn mở rộng đầu tư, đến nay khucông nghiệp Thụy Vân có tổng diện tích là 323 ha So với các cụm, các khucông nghiệp sinh sau đẻ muộn như: Khu công nghiệp Trung Hà, cụm côngnghiệp Bạch Hạc, cụm công nghiệp Đồng Lạng thì khu công nghiệp ThụyVân hiện vẫn là khu công nghiệp lớn nhất, thu hút được nhiều dự án đầu tưnhất, đóng góp nhiều nhất vào ngân sách của tỉnh Phú Thọ, thu hút và giảiquyết việc làm cho hàng nghìn lao động của địa phương và các tỉnh lân cận.Tuy nhiên trong quá trình thu hút đầu tư, cùng với những kết quả khả quan,khu công nghiệp Thụy Vân vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cả chủ quan vàkhách quan như: Vị trí địa lý không thuận lợi so với các tỉnh lân cận, cơ sở hạtầng chưa đồng bộ và còn yếu kém, việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầngđang hết sức khó khăn do thiếu vốn, hệ thống các dịch vụ xã hội như: Ngânhàng, hệ thống cấp điện, bưu chính viễn thông, y tế, khách sạn cho chuyên gianước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của khu công nghiệp, gâyảnh hưởng đến môi trường đầu tư Còn về phía các dự án đầu tư vào khu công

Trang 8

nghiệp, hầu hết mới chỉ ở quy mô vừa và nhỏ, chưa có các dự án lớn, côngnghệ cao, các dự án của các doanh nghiệp nhà nước không phát huy đượchiệu quả, do đó tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệptrong khu công nghiệp Thụy Vân trong tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh chưacao, còn chiếm tỷ lệ ở mức độ khiêm tốn.

Để thúc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vàoKhu công nghiệp Thụy Vân của tỉnh Phú Thọ cần đánh giá thực trạng đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp này trong thời gian qua, phân tích

ưu điểm, hạn chế và làm rõ nguyên nhân từ đó đề xuất được các giải pháp cótính khả thi nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu

công nghiệp Thụy Vân trong thời gian tới Do đó việc nghiên cứu đề tài “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp” là có tính cấp thiết, đáp ứng những đòi

hỏi đặt ra trong thực tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp

- Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu côngnghiệp Thụy Vân – Việt Trì - Phú Thọ;

- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm giúp khu công nghiệpThụy Vân thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và triển khaiđúng tiến độ dự kiến trong thời gian tới

3 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Các dự án liên doanh, dự án 100% vốn đầu tư nướcngoài đã được cấp giấy phép, đang triển khai và đăng ký thực hiện tại khucông nghiệp Thụy Vân – Việt Trì - Phú Thọ

- Về thời gian: Từ năm 2010 đến nay.

- Về không gian: Tại khu công nghiệp Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ

Trang 9

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận hệ thống: Cách tiếp cận này giúp chúng tôi có cái nhìn tổng

thể theo sự phân cấp quản lý từ Trung ương xuống đến khu công nghiệp ThụyVân, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhằm giải quyết tốt vấn đề khai tháccác điều kiện về nguồn lực phục vụ quá trình phát triển khu công nghiệp ThụyVân

- Tiếp cận dựa vào cộng đồng: Cách tiếp cận này dựa vào lãnh đạo Ban

Quản lý các khu công nghiệp, các doanh nghiệp và người dân để đảm bảo hàihòa lợi ích của những người có liên quan trong quá trình đẩy mạnh thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnhPhú Thọ, lãnh đạo địa phương phải đảm bảo việc tăng cường thu hút vốn đầu

tư vào các KCN theo đúng định hướng, mục tiêu đã định; người dân phải tăngđược thu nhập, được an toàn và có chất lượng sống cao hơn

- Tiếp cận theo hai khu vực kinh tế công và tư: Dựa vào lĩnh vực đầu tư

công, dịch vụ công trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhómnghiên cứu sẽ xác định được hướng đầu tư của khu vực công và khu vực tưnhân Từ đó, nhóm nghiên cứu sẽ định hướng được giải pháp và những đềxuất hợp lý trong hoạt động tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài cho KCN Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong thời giantới

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu

+ Thu thập số liệu: Được thu thập chủ yếu từ Chi cục thống kê tỉnh Phú

Thọ, Ban Quản lý các khu công nghiệp,…

+ Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Đề tài sử dụng phương

pháp này nhằm để tham khảo ý kiến rộng rãi của các các nhà quản lý có tráchnhiệm trực tiếp trong việc quản lý nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu

Trang 10

tư trên địa bàn tỉnh nói chung và vào các khu công nghiệp nói riêng bao gồm

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý khu công nghiệp và tham khảo ý kiếncủa lãnh đạo các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt độngtrong khu công nghiệp Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ

4.2.2 Xử lý tài liệu

Đề tài sử dụng bảng tính Excel để xử lý toàn bộ số liệu đã thu thậpđược

4.2.3 Phương pháp phân tích tài liệu

+ Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được vận dụng để

mô tả bức tranh tổng quát về thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài vào khu công nghiệp Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.Bằng phương pháp này, chúng tôi mô tả được những nhân tố thuận lợi và cảntrở trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư quan trọng này vào khu công nghiệpThụy Vân, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

+ Phương pháp phân tích so sánh: So sánh thực trạng thu hút vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào KCN Thụy Vân của tỉnh Phú Thọ với một sốKCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hải Dương và tỉnh Lào Cai

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài cókết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu công nghiệp

Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khucông nghiệp Thụy Vân – Việt Trì - Phú Thọ

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vàoKhu công nghiệp Thụy Vân – Việt Trì - Phú Thọ

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

VÀO KHU CÔNG NGHIỆP

1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm và các đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1.1 Khái niệm về Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987: “Đầu tư trực tiếpnước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằngtiền nước ngoài hoặc bằng bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấpthuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệpliên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật

này” (Điều 2, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987).

Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, “Đầu tư trực tiếpnước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiềnhoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của

Luật này” (Điều 2, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996).

Nay, theo Luật đầu tư của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam số 59/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005 và bắt đầu có hiệu lực

từ ngày 1/7/2006: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốnđầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”; “Đầu tư nước ngoài là việc nhàđầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp phápkhác để tiến hành các hoạt động đầu tư” Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức

kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (Điều 2, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2005).

Từ các khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về FDI như sau:

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế hoặc

Trang 12

cá nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế của nước sở tại bỏ vốn vào một lĩnh vực nhất định, trực tiếp quản lý điều hành để thu lợi nhuận trong kinh doanh Hoạt động FDI được thực hiện thông qua dự án gọi

là dự án FDI.”

1.1.1.2 Các đặc điểm của đầu tư nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra có tính chất khách quan và chịu sựtác động của quy luật cung cầu về vốn giữa các quốc gia, chính sách thu hútđầu tư của các nước, quá trình tự do hóa đầu tư theo các nguyên tắc quốc tế.Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang những đặc điểm chính sau:

Một là: Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ vốn pháp định của dự

án đạt mức độ tối thiểu tùy thuộc theo luật đầu tư của từng quốc gia Đối vớiViệt Nam, luật đầu tư 2005 có quy định tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhàđầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề do Chính phủ quyđịnh

Hai là: Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án

mà họ đã bỏ vốn đầu tư Về quyền quản lý doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào tỷ

lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án Nếu doanh nghiệp

là 100% vốn nước ngoài thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu củanhà đầu tư nước ngoài và họ là người nắm giữ quản lý toàn bộ hoạt động củadoanh nghiệp Đây là một đặc điểm quan trọng của đầu tư trực tiếp nướcngoài Nhà đầu tư vừa là người chủ sở hữu, vừa là người sử dụng vốn đầu tưcho nên tính tự chủ của nhà đầu tư cao và tính khả thi của dự án lớn Thôngqua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ là cầu nối cho các doanh nghiệptrong nước tiếp cận với thị trường quốc tế Bên cạnh đó, đây là hoạt động đầu

tư của tư nhân nên không gây gánh nặng nợ nước ngoài đối với quốc gia

Ba là: Kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phân chia cho các bên theo tỷ lệ tùy

Trang 13

thuộc vào tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của doanh nghiệp sau khi đãhoàn thành đầy đủ nghĩa vụ về thuế đối với nước sở tại.

Bốn là: Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện thông qua

việc thành lập doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanhnghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sáp nhập cácdoanh nghiệp với nhau

Năm là: Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ gắn liền với di chuyển

vốn mà còn gắn với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinhnghiệm quản lý và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu

tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay gắn liền với các hoạt động kinhdoanh quốc tế của các công ty đa quốc gia

1.1.1.3 Các đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Khác với các dự án đầu tư trong nước hoặc các dự án đầu tư bằngnguồn vốn ODA, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra có tính chấtkhách quan và chịu sự tác động của quy luật cung cầu về vốn giữa các quốcgia, chính sách thu hút đầu tư của các nước, quá trình tự do hóa đầu tư theocác nguyên tắc quốc tế Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mang đặc trưngriêng có tính chất đặc thù:

Một là: Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia điều hành hoặc tự

điều hành dự án

Hai là: Tính đa quốc tịch của các bên trong một dự án: Một dự án FDI

bao giờ cũng có ít nhất hai bên với hai quốc tịch khác nhau (một bên là nước

sở tại, một bên là nước ngoài) Tuy nhiên, bên nước sở tại có thể là một hoặcnhiều bên và bên nước ngoài theo luật định cũng được phép như vậy

Ba là: Tính đa ngôn ngữ: Các bên tham gia dự án phải sử dụng ngôn

ngữ quốc tế và ngôn ngữ nước sở tại trong các văn bản của dự án và trong quátrình hoạt động của dự án Ngôn ngữ thường sử dụng là tiếng Anh

Trang 14

Bốn là: Chịu sự chi phối đồng thời của nhiều hệ thống pháp luật: Dự án

đầu tư quốc tế chịu sự chi phối đồng thời của luật pháp quốc gia và luật phápquốc tế Tuy nhiên, trong quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư thì cácquốc gia đều tiến hành cải tiến hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp vớithông lệ quốc tế

Năm là: Gắn liền với quá trình chuyển giao công nghệ: Hầu hết các dự

án FDI đều gắn liền với quá trình chuyển giao công nghệ với những mức độ,nội dung và hình thức khác nhau

Sáu là: Tính chất đặc thù về hình thức đầu tư: Các dự án FDI được thực

hiện thông qua nhiều hình thức đầu tư có tính đặc thù Đó là việc hình thànhcác pháp nhân mới có yếu tố nước ngoài, hoặc là hợp tác có tính đa quốc giatrong các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc BOT, hoặc là tạo ranhững khu vực đầu tư tập trung đặc biệt có yếu tố nước ngoài

Bảy là: Các nhà đầu tư nước ngoài vừa là chủ sở hữu, vừa chịu trách

nhiệm về hiệu quả kinh tế của dự án FDI và sự phân chia lợi ích được tiếnhành theo nguyên tắc thoả thuận trong khuôn khổ luật pháp nước sở tại

Tóm lại, các đặc trưng cơ bản của các dự án FDI là sự hợp tác theonguyên tắc thỏa thuận của nhiều quốc gia với quốc tịch, ngôn ngữ, pháp luật,văn hoá, truyền thống, trình độ phát triển khác nhau làm cho các dự án FDItrở nên hết sức phức tạp trong quá trình soạn thảo, triển khai và vận hành.Những đặc trưng này đòi hỏi các bên trực tiếp hợp tác đầu tư và cả các quốcgia cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia kinh doanh với các nhàđầu tư nước ngoài một cách hữu hiệu nhất và hạn chế với mức cao nhất nhữngrủi ro có thể xảy ra trong quá trình hợp tác đầu tư với quốc gia khác

1.1.2 Các hình thức và đặc trưng cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.2.1 Hình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hìnhthức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,

Trang 15

công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanhnghiệp và pháp luật có liên quan.

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Namđược hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lậpdoanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theopháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứngnhận đầu tư

1.1.2.2 Doanh nghiệp liên doanh

Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước đểđầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty

cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật

có liên quan

Doanh nghiệp thành lập theo quy định trên được liên doanh với nhà đầu

tư trong nước và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập tổ chức kinh

tế mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan

Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cáchpháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngàycấp Giấy chứng nhận đầu tư

1.1.2.3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là

hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phânchia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp

đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩmquyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong

Trang 16

một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàncông trình đó cho Nhà nước Việt Nam.

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp

đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩmquyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựngxong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chínhphủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạnnhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là

hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư

để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tưchuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiệncho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặcthanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT

Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chialợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác

Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ,trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý docác bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng

Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với

cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mởrộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giaothông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnhvực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định

Chính phủ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục vàphương thức thực hiện dự án đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện

dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT

Trang 17

1.1.2.4 Đầu tư phát triển kinh doanh

Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thứcsau đây:

1 Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;

2 Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễmmôi trường

1.1.2.5 Đầu tư theo hình thức mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản

lý hoạt động đầu tư

Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tạiViệt Nam

Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một sốlĩnh vực, ngành, nghề do Chính phủ quy định

1.1.2.6 Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh

Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của LuậtĐầu tư, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liênquan

1.2 Khu công nghiệp

1.2.1 Khái niệm Khu công nghiệp

Theo Nghị định số 192/CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ về banhành quy chế Khu công nghiệp, Khu công nghiệp quy định trong Quy chế này

là Khu công nghiệp tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giớiđịa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợsản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống Trong Khu công nghiệp cócác loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế

và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đồng thời, trong Khu côngnghiệp có thể có Khu chế xuất, Xí nghiệp chế xuất

Trang 18

Tại Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về ban hànhQuy chế Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, Khu côngnghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp Khu công nghiệp chuyên sản xuấthàng công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; doChính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trong Khu côngnghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.

Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 định nghĩa về Khu côngnghiệp như sau:

(Điều 3): Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp

và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh khái niệm về Khu công nghiệp, Luật Đầu tư năm 2005 có quyđịnh cụ thể về Khu chế xuất, Khu công nghệ cao và Khu kinh tế như sau:

Khu chế xuất là Khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thựchiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranhgiới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ

Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụngcông nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực côngnghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lýxác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ

Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trườngđầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lýxác định, được thành lập theo quy định của pháp luật

1.2.2 Các đặc điểm cơ bản của Khu công nghiệp

Theo như phân tích nêu trên, thể nhận nhận thấy một số đặc điểm cơbản của Khu công nghiệp như sau:

Thứ nhất, Khu công nghiệp là một khu có ranh giới địa lý xác định.

Trang 19

Thứ hai, Trong khu công nghiệp được phân chia thành doanh nghiệp

sản xuất công nghiệp và doanh nghiệp dịch vụ cho ngành sản xuất côngnghiệp Các lĩnh vực được đầu tư trong Khu công nghiệp bao gồm: xây dựng

và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng, sản xuất, gia công lắp ráp cácsản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước, pháttriển kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ

Thứ ba, Các doanh nghiệp đầu tư trong Khu công nghiệp có thời gian

hoạt động tối đa không quá 50 năm và không quá thời hạn hoạt động củaCông ty phát triển hạ tầng Khu công nghiệp

Thứ tư, Các doanh nghiệp đầu tư trong Khu công nghiệp được thuê lại

đất trong Khu công nghiệp theo quy định hiện hành để xây dựng nhà xưởng

và các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh, được sử dụng có trả tiền cáccông trình kết cấu hạ tầng, các tiện nghi tiện ích công và các dịch vụ trongKhu công nghiệp

Thứ năm, Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp được hỗ trợ đầu tư

bởi cơ chế chính sách của từng tỉnh

Thứ sáu, Các doanh nghiệp đầu tư trong Khu công nghiệp được Ủy ban

nhân dân tỉnh, Ban quản lý các Khu công nghiệp của tỉnh hỗ trợ trong lĩnhvực nguồn lao động (ví dụ như thành lập Trung tâm dịch vụ việc làm), đảmbảo điều kiện sinh hoạt, dịch vụ kèm theo cho công nhân lao động trong Khucông nghiệp

1.2.3 Các loại hình khu công nghiệp

Có nhiều tiêu chí để phân loại hình Khu công nghiệp Có thể phân loạiKhu công nghiệp theo các nhóm sau đây:

Thứ nhất, Phân theo quy mô Khu công nghiệp:

- Khu công nghiệp tập trung: có quy mô diện tích từ 50 ha trở lên

- Khu công nghiệp nhỏ và vừa: có quy mô diện tích dưới 50 ha

Thứ hai, Phân theo ngành nghề thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp:

Trang 20

- Khu công nghiệp tập trung các ngành công nghiệp nặng và chế tạo.

- Khu công nghiệp tập trung các ngành công nghiệp nhẹ và hàng tiêudùng

- Khu công nghiệp tập trung các ngành công nghiệp dịch vụ tiêu dùng

Thứ 3, Phân theo mục đích phát triển Khu công nghiệp:

- Khu công nghiệp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài

- Khu công nghiệp nhằm di dời các cơ sở sản xuất trong các thành phố,

đô thị lớn

- Khu công nghiệp gắn liền với tài nguyên, thế mạnh của địa phương

1.3 Quan niệm, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp

1.3.1 Quan niệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động nhằm khai thác,huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn đầu

tư cho phát triển kinh tế Thu hút vốn đầu tư bao gồm tổng hợp các cơ chế,chính sách, thông qua các điều kiện về hành lang pháp lý, kết cấu hạ tầng kỹthuật - xã hội, các nguồn tài nguyên, môi trường …để thu hút các nhà đầu tưđầu tư vốn, khoa học công nghệ…để sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được mộtmục tiêu nhất định

1.3.2 Nội dung thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp

1.3.2.1 Công tác qui hoạch

Qui hoạch là dự báo, hoạch định phát triển trong tương lai Qui hoạchchính là công cụ giúp cho các nhà lãnh đạo thực hiện được các định hướngphát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian đến

1.3.2.2 Ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư

Là việc các cơ quan chức năng đưa ra danh sách tên các dự án muốnkêu gọi đầu tư theo từng ngành hoặc nhóm ngành kinh tế và qui định cụ thể

Trang 21

về một số chỉ tiêu như: Qui hoạch - kiến trúc, đất đai, vốn, hình thức đầu tư,địa điểm xây dựng… được công bố rộng rãi cho mọi người, mọi đối tượngđược biết để lựa chọn đầu tư.

1.3.2.3 Phát triển cơ sở hạ tầng

Là đầu tư, xây dựng các hệ thống như giao thông, cấp điện, cấp nước,cây xanh … Cơ sở hạ tầng tốt, đồng bộ sẽ làm giảm chi phí đầu tư, tăng khảnăng cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cao

1.3.2.4 Ban hành cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách là hệ thống pháp luật liên quan và thường được ápdụng để quản lý hoạt động đầu tư như: Luật đầu tư, luật công ty, luật xâydựng, luật đất đai, luật bảo vệ môi trường, luật lao động, luật bảo hiểm, luậtthuế, luật phá sản và một loạt các văn bản dưới luật kèm theo về quản lý hoạtđộng đầu tư như các quy chế về quản lý tài chính, vật tư, thiết bị, lao động,tiền lương, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên khác

1.3.2.5 Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư

Xúc tiến đầu tư là sử dụng các biện pháp: Tuyên truyền, quảng bá, giớithiệu, tiếp cận, môi giới trung gian … bằng nhiều hình thức như: ấn phẩm, hộinghị, hội thảo, truyền tin, truyền hình, tổ chức gặp gỡ, qua kênh thông tin điện

tử … để các nhà đầu tư có cơ hội nắm bắt được thông tin, hiểu rõ về thông tin

để có sự lựa chọn và đưa ra quyết định đầu tư

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp

- Vốn đăng kí

- Vốn đầu tư thực hiện

- Tỉ lệ vốn đầu tư nước ngoài th c hi n so v i ực hiện so với đăng kí ện so với đăng kí ới đăng kí đăng kíng kí

Tỉ lệ vốn thực hiện so với đăng kí (%) =

Vốn thực hiện

X 100Vốn đăng kí

- T l d án th c hi n so v i ỉ lệ dự án thực hiện so với đăng kí ện so với đăng kí ực hiện so với đăng kí ực hiện so với đăng kí ện so với đăng kí ới đăng kí đăng kíng kí

Trang 22

Tỉ lệ dự án thực hiện so với đăng kí(%) =

Dự án thực hiện

X 100

Dự án đăng kí

- Vốn đầu tư nước ngoài bình quân c a m t d ánủa một dự án ột dự án ực hiện so với đăng kí

VĐT nước ngoài bình quân của dự án =

Tổng số vốn đầu tư

X 100Tổng số dự án

- Vốn đầu tư nước ngoài trên m t ha ột dự án đất t

Vốn đầu tư nước ngoài trên ha đất =

Tổng số vốn đầu tư

X 100Tổng ha đất thuê

Ngoài ra, cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài theo loại hình doanh nghiệp,ngành kinh tế, đối tác đầu tư cũng cần được xem xét và đánh giá

1.3.4 Sự cần thiết đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp đối với nền kinh tế Việt Nam

Phát triển KCN, KCX là định hướng chính sách quan trọng của Đảng

và Nhà nước ta Chủ trương của Đảng qua các thời kỳ đều xác định vai tròcủa KCN, KCX là một trong những nền tảng của công cuộc công nghiệp hóa(CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước

ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Thực tế đóng gópcủa hệ thống các KCN, KCX vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước tronghơn 20 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương và mô hìnhKCN, KCX Tính đến 9/2012, cả nước đã có 283 KCN được thành lập vớitổng diện tích đất tự nhiên 80.100 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp cóthể cho thuê đạt gần 45.100 ha, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tựnhiên Các KCN được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước; đượcphân bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa lý, tiềm năng của các vùng kinh tếtrọng điểm, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý một số KCN ở các vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn nhằm tạo điều kiện cho ngành côngnghiệp địa phương từng bước phát triển

Cụ thể:

Trang 23

KCN, KKT đã huy động được lượng vốn FDI lớn trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Trong 20 năm qua, các KCN, KCX đã trở thành điểm đến hấp dẫn đốivới các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài Tính đến cuốitháng 9/2012, các KCN, KCX đã thu hút được 4.300 dự án có vốn đầu tưnước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 64,8 tỷ USD,tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 32,7 tỷ USD, bằng 51% tổng vốn đầu tư đăng

ký Hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào KCN, KCX chiếm

từ 40-45% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước, trong đó các dự ánFDI về sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX chiếm gần 80% tổng vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp cả nước

Đầu tư phát triển hạ tầng KCN, KKT trong đó có đầu tư nước ngoài đã tạo ra một mạng lưới các công trình kết cấu hạ tầng có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước.

Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng của 283 KCN khoảng 10 tỷ USD,trong đó có 36 KCN do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm chủ đầu

tư với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD (trên 20% tổng vốn đầu tư kết cấu hạtầng đăng ký) Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng KCN thực hiện đến cuốitháng 9/2012 đạt 4,5 tỷ USD, bằng 44% tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đăng

ký, trong đó vốn FDI thực hiện khoảng 1, 2 tỷ USD Phần lớn các KCN donhà đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư đều cơ bản hoàn thành xây dựng kếtcấu hạ tầng và đi vào hoạt động Kết cấu hạ tầng KCN, KCX vừa có tác dụngtạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thứ cấp trong việc triển khai nhanh dự

án sản xuất kinh doanh, vừa góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầngchung, đặc biệt là hạ tầng nông thôn của các địa phương phục vụ tích cực chochuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước

Trang 24

FDI trong KCN, KCX có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh

tế

Thực tế 20 năm xây dựng và phát triển cho thấy, khu vực có vốn đầu tưnước ngoài trong các KCN, KCX đã có những đóng góp ngày càng lớn vàoviệc nâng cao giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp Tỷ trọng vốn FDItrong KCN, KKT chiếm tới 80% tổng vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp

cả nước Ngoài ra, qua vai trò của FDI trong KCN, KKT, sức cạnh tranh củacác doanh nghiệp KCN, KKT trên thị trường thế giới được nâng cao đáng kểtrong thời gian qua, thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN,KKT tăng đều qua các năm với tốc độ tăng bình quân cao hơn tốc độ tăng kimngạch xuất khẩu bình quân của cả nước Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của cácdoanh nghiệp KCN, KKT trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đãtăng lên từ mức 20% năm 2005 và 25-30% trong những năm gần đây

Khu vực FDI trong KCN, KKT đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tính đến 12/2011, các KCN, KKT đã giải quyết việc làm cho khoảng 2triệu lao động trực tiếp, trong đó hơn 1,2 triệu lao động làm việc cho khu vựcvốn đầu tư nước ngoài FDI trong KCN, KKT sử dụng lao động có chuyênmôn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độkhu vực và quốc tến, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam để hìnhthành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại Đến nay, nhiều trườngcao đẳng hoặc cơ sở dạy đào tạo công nhân làm việc trong KCN đã được xâydựng Đặc biệt đã hình thành mô hình liên kết đào tạo và sử dụng nhân lựcgiữa các khu công nghiệp và nhà trường, góp phần quan trọng giải quyết tìnhtrạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật hiện nay

Trang 25

Các nhà đầu tư nước ngoài trong KCN, KKT tuân thủ tương đối tốt pháp luật về môi trường, góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường sinh thái.

KCN, KKT là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó cóđiều kiện xử lý tập trung các chất thải của các doanh nghiệp, tránh tình trạngkhó kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sảnxuất Trong thời gian gần đây, nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước

và doanh nghiệp KCN, KKT về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đãđược cải thiện Đến 12/2011, trong tổng số KCN đã vận hành có 118 KCN có

hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 65% tổng số KCN đã vận hành vàhơn 30 KCN đang xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung Trong số 36KCN do nhà đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư phát triển hạ tầng, đã có tới 25KCN đã xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung, các KCN còn lại cũngđang triển khai các thủ tục để đầu tư xây dựng

Sáu là, thu hút FDI trong KCN, KKT gắn liền với việc từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách và môi trường đầu tư vào KCN, KKT

Quá trình phát triển KCN, KCX gắn liền với quá trình đổi mới, hoànthiện cơ chế, chính sách, mô hình quản lý đầu tư nói chung và KCN, KCX nóiriêng Nghị định số 36/CP ngày 24/04/1997 là một bước ngoặt trong cơ chế,chính sách đối với KCN, KCX, bao quát khá đầy đủ các khía cạnh trong thựctiễn hoạt động của KCN, KCX Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 đãtiếp tục hoàn thiện thêm một bước cơ chế, chính sách đối với KCN, KKT.Nghị định đã thống nhất các quy định liên quan tới KCN, KKTnằm rải rác ởcác văn bản pháp luật trước đây vào một văn bản; cụ thể hóa chủ trương tăngcường phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN, KKTthực hiện đầu mối quản lý Nhà nước KCN, KCX trên các lĩnh vực

Quá trình xây dựng và phát triển KCN, KKT gắn liền với việc xâydựng mô hình quản lý và hoạt động của các KCN, KKT tương đối đặc thù,

Trang 26

mang tính đột phá; từng bước hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, bộ máy củaBan quản lý các KCN, KKT thể hiện vai trò đầu mối quản lý Nhà nước KCN,KKT ở địa phương Trên thực tế, thành công của thu hút FDI vào các KCN,KKT mang dấu ấn đậm nét của việc mạnh dạn thử nghiệm và triển khai ápdụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách, mô hình hoạt động riêng cho KCN,KKT, qua đó tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoàinước.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, KCN, KKT nói chung vàthu hút FDI trong KCN, KKT nói riêng, trong bối cảnh chung của nền kinh tếcòn nhiều khó khăn về môi trường đầu tư kinh doanh, thể chế chính sách, tổchức bộ máy còn chưa hoàn thiện, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượngnguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, trong thời gian qua các KCN, KKTvẫn còn một số hạn chế nhất định Điều này đặt ra đòi hỏi chung cho các khucông nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa chất lượng hoạt động thu hút vốn đầu tưnước ngoài theo hướng bền vững

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp

Hoạt động thu hút FDI vào khu công nghiệp chịu sự tác động đồng thờicủa nhiều nhân tố Có nhiều cách phân loại nhân tố tác động đến thu hút FDInhư: phân loại theo phạm vi lãnh thổ quốc gia (có nhân tố bên trong và nhân

tố bên ngoài), theo chủ thể gây ra nhân tố (có nhân tố chủ quan và nhân tốkhách quan), theo các mối liên hệ (có nhân tố chính trị, cung cầu, môi trườngđầu tư, quy mô và tính chất thị trường )

- Nhân tố chính trị: Đây là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư nước

ngoài phải xem xét trước khi quyết định đầu tư vào một nước hay một địaphương nào đó Có thể nói, lịch sử cho thấy, nếu chính trị ổn định sẽ khuyếnkhích đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngược lại Sự bất ổn về chính trị tạo nênnhiều rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài như phát sinh thêm nhiều chi phí

Trang 27

do phải thay đổi mục tiêu kinh doanh khi bị ảnh hưởng bởi chính trị, tỷ lệhoàn vốn không chắc chắn, việc cung ứng hàng hóa dịch vụ và nhân lực

- Trình độ phát triển kinh tế và quy mô thị trường: Vấn đề quan trọng

nhất đối với bất kỳ dự án nào là khả năng tiêu thụ sản phẩm Nếu sự phát triểnkinh tế ở nơi tiếp nhận vốn đầu tư là cao, quy mô thị trường cho sản phẩm đầu

ra là lớn thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ sẵn sàng ra quyết định đầu tư

- Văn hóa, xã hội: Bên cạnh các yếu tố kinh tế, chính trị, yếu tố xã hội

cũng có những tác động không nhỏ tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài Nếu nước sở tại và nhà đầu tư có những điểm tương đồng về văn hóa,hai bên sẽ tránh được những mâu thuẫn trong sản xuất kinh doanh do yếu tốvăn hóa gây ra Đôi khi, yếu tố văn hóa lại là vấn đề chính ảnh hưởng tới việc

đầu tư hay không đầu tư vào khu vực đối với nhà đầu tư

- Ngoài ra, còn có những nhân tố khác như vị trí địa lý, tài nguyên

khoáng sản, môi trường, nguồn lực lao động cũng gây những tác động tớiviệc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.5 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp tại một số địa phương trên cả nước

Trang 28

1.5.1 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc

Thành công trong thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp tại VĩnhPhúc chính là việc coi nhà đầu tư là công dân Vĩnh Phúc

Với hàng loạt tập đoàn kinh tế lớn như Piaggio (Italia), Honda, Toyota(Nhật Bản), Foxconn, Compal, Fullpower (Đài Loan), G.O Max, Kumho,Lotte (Hàn Quốc), YCH (Singapore) rầm rộ tiến quân vào Vĩnh Phúc,không thể phủ nhận được rằng, địa phương này là điểm đến hấp dẫn đối vớicác nhà đầu tư nước ngoài

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, để thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hútvốn FDI, ngoài các biện pháp tích cực cải thiện hạ tầng kỹ thuật, xã hội, đàotạo nhân lực, thì cải cách các thủ tục hành chính luôn được đặt lên hàng đầu.Trước đây, theo quy định, nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký kinh doanh trong

15 ngày, nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, Vĩnh Phúc đãrút ngắn xuống còn 5 ngày, thậm chí có dự án còn chưa tới 3 ngày

Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc tích cực hỗ trợdoanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, như hướng dẫnthực hiện lập hồ sơ dự án, giảm thời gian thực hiện các thủ tục về cấp, điềuchỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, giúp các doanh nghiệp thực hiện khắc dấu,đăng ký mã số thuế một cách nhanh nhất, để các doanh nghiệp nhanh chóngtriển khai dự án Vì vậy, một số doanh nghiệp mới được cấp Giấy chứng nhậnđầu tư đã nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục hành chính để triển khai xâydựng cơ bản

Ngoài việc cải thiện phần mềm để tăng sức cạnh tranh, sức hấp dẫn,Vĩnh Phúc còn chủ động thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư TỉnhVĩnh Phúc đã biên soạn tài liệu giới thiệu môi trường đầu tư của tỉnh; in sách

“Vĩnh Phúc – Điểm đến của các Nhà đầu tư”bằng tiếng Nhật Bản; dịch vàlồng tiếng đĩa phim 3D giới thiệu quy hoạch TP Vĩnh Phúc do Tập đoàn

Trang 29

Nikken Sekkei Civil Engineering LTD (Nhật Bản) lập và quy hoạch thành 4thứ tiếng: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và tiếng Anh; chuẩn bị các tàiliệu giới thiệu về tiềm năng du lịch, các khu giải trí, sân golf Các tài liệunày đã được giới thiệu tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Nhật Bản, HànQuốc, Đài Loan, Thái Lan Mục tiêu của hoạt động xúc tiến đầu tư này là tậptrung thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, để duy trì sự tăng trưởng, nâng cao

cả chất lượng và số lượng các dự án đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt làdòng vốn FDI, tỉnh Vĩnh Phúc đã kiên trì tăng cường công tác xúc tiến đầu tư,đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện tốt công tác cải cách các thủtục hành chính trong thu hút đầu tư; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh,tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đổi mới, cải tiến phương pháp quản

lý nhà nước đối với các dự án sau cấp giấy chứng nhận đầu tư, tạo thuận lợicho doanh nghiệp hoạt động theo đúng cam kết và quy định của pháp luật đểtiếp tục duy trì thứ hạng là một trong những tỉnh dẫn đầu bảng xếp hạng PCI

UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, Vĩnh Phúc luôn coi trọng công táccải thiện môi trường đầu tư, trong đó có thu hút FDI Với phương châm: “Tất

cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều là công dân Vĩnh Phúc – Thành côngcủa doanh nghiệp chính là thành công và niềm tự hào của tỉnh”, tỉnh VĩnhPhúc luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất, đồng thời luôn sát cánh, cùng tháo gỡkhó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh Cùng với đó, VĩnhPhúc sẽ tích cực cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi chocác nhà đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, điện,nước sạch

1.5.2 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương

Kể từ khi có những dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Hải Dươngcho đến nay, cùng với sự nỗ lực tối đa của chính quyền và nhân dân toàn tỉnh,

Trang 30

với những chính sách linh hoạt, hiệu quả, phát huy lợi thế của tỉnh và được sựgiúp đỡ, ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương, tỉnh Hải Dương đãđạt được những kết quả tích cực Tính đến hết tháng 8/2012, trên địa bàn tỉnhHải Dương đã có 234 dự án FDI còn hiệu lực đến từ 23 quốc gia và vùng lãnhthổ, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 5.641,3 triệu USD.

Tổng diện tích đất mà tỉnh cho các doanh nghiệp ĐTNN thuê (cả trong

và ngoài các KCN) là hơn 1.000 ha, mang lại hiệu quả vượt trội so với đất sửdụng cho sản xuất nông nghiệp thuần tuý, cả về giá trị sản phẩm và hiệu quả

sử dụng lao động, cụ thể: giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất nôngnghiệp thuần tuý tại Hải Dương đạt trung bình 85 triệu đồng/ha/năm, so vớiđất sử dụng cho ĐTNN là 17,4 tỷ đồng/ha/năm; lao động trung bình 8-10 laođộng/ha đất nông nghiệp so với trung bình khoảng 70 lao động/ha đất côngnghiệp của ĐTNN hiện nay Khi toàn bộ đất công nghiệp quy hoạch được lấpđầy, các chỉ số này có triển vọng sẽ được nâng cao hơn nữa

Các doanh nghiệp FDI tại địa bàn đã góp phần quan trọng đưa tỉnh HảiDương trở thành một trong những địa phương có thu ngân sách trên 1000 tỷđồng/năm vào năm 2002 và trên 5700 tỷ đồng vào năm 2011, khẳng địnhđược vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh

Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào KCN được lãnh đạotỉnh chia sẻ tại hội nghị tổng kết 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài là:

1 Sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất từ tỉnh đến cơ sở là nhân tốquyết định dẫn đến thành công, đặc biệt khi giải quyết những khó khăn, phứctạp nảy sinh trong quá trình doanh nghiệp ĐTNN thực hiện dự án, hoặc triểnkhai công tác giải phóng mặt bằng để giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài.Bên cạnh đó, cần đề cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện củachính quyền cơ sở trong việc triển khai thực hiện chỉ đạo của cấp trên

2 Sự đổi mới và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về chủtrương thu hút nguồn vốn ĐTNN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực

Trang 31

tiễn Thực tế 25 năm qua đã chứng minh rằng, việc kết hợp hai nguồn lựctrong nước và nguồn vốn nước ngoài đã tạo nên động lực quan trọng cho sựtăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển xã hội với tốc độ cao và ổn định tạiđịa phương.

3 Tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế nhậnthức đứng đắn chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước về phát triểnnền kinh tế nhiều thành phần, tích cực tham gia đầu tư phát triển sản xuất kinhdoanh, tạo nội lực để thu hút các nguồn vốn FDI vào địa phương

4 Thủ tục hành chính cần đơn giản hoá, giảm bớt phiền hà, tạo niềmtin cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh; chính quyền cần đồnghành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp đỡ và kịp thời giải quyết nhữngkhó khăn vướng mắc trong quá trình doanh nghiệp triển khai đầu tư kinhdoanh

5 Việc thu hút các dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước không thuộcnguồn ngân sách để xây dựng, phát triển các KCN, CCN tập trung có ý nghĩahết sức quan trọng, khơi dậy mọi tiềm năng, phát huy nội lực nhằm phát triểnKTXH tại địa bàn Thực tế cho thấy toàn bộ các KCN đã đầu tư hạ tầng tạitỉnh Hải Dương đều do các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn đầu tư, góp phần sửdụng vốn có hiệu quả, giảm tải cho ngân sách nhà nước

6 Cùng với việc đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, cần chủ động

và đặc biệt quan tâm, chú ý xây dựng hạ tầng xã hội trong quá trình đầu tưxây dựng các KCN, CCN nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững

7 Công tác xúc tiến, vận động đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểmhướng vào các nhà đầu tư lớn, các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư với sự thamgia trực tiếp của Lãnh đạo tỉnh, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư ngay từban đầu tiếp xúc, làm việc; đồng thời chú trọng đến việc giữ mối liên hệthường xuyên, liên tục với các dự án tốt, các nhà đầu tư tiềm năng

Trang 32

1.5.3 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp của tỉnh Lào Cai

Từ năm 1996 đến nay, Lào Cai đã có 58 dự án FDI được cấp phép đầu

tư với tổng vốn đăng ký đạt 562,2 triệu USD, trong đó bao gồm một số dự ánlớn, có tính trọng điểm của tỉnh như: Dự án Khai thác mỏ sắt Quý Sa và xâydựng nhà máy gang thép Việt – Trung, với tổng mức đầu tư 337,5 triệu USD;

Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy thủy điện Séo Chung Hô với tổng mức đầu

tư 37,9 triệu USD…

Luật Đầu tư 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnhcấp Giấy chứng nhận đầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớtnhững dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ Qua đó, tạo chuyển biến tíchcực tình hình đầu tư nước ngoài vào Lào Cai kể từ năm 2006 đến nay

Mặc dù số lượng dự án FDI giai đoạn 2006 đến nay chỉ bằng 81,2%của giai đoạn 1996 – 2005, song tổng vốn đầu tư cam kết gấp 10,5 lần, mứcđầu tư bình quân dự án gấp 12,9 lần Giai đoạn 2006 – 2008, công tác thu hútFDI của Lào Cai đạt được nhiều kết quả khả quan, tích cực, phản ánh niềm tincủa các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường kinh doanh

Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam gặpnhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường, việc gia tăng kiểm soát thịtrường tài chính đã gây ra những tác động, ảnh hưởng mạnh đến khả năng huyđộng vốn, thực hiện dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Tuy nhiên,tiến độ triển khai và chất lượng thực hiện dự án FDI trên địa bàn tỉnh Lào Caivẫn đạt nhiều kết quả khả quan, vốn đầu tư giải ngân tăng mạnh qua các năm:Năm 2011 tổng vốn đầu tư giải ngân đạt 84,6 triệu USD, gấp 6,7 lần năm2010; trong 6 tháng đầu năm 2012, vốn giải ngân FDI ước đạt 43,1 triệuUSD, gấp 12 lần so với cùng kỳ năm trước Lũy kế đến hết tháng 7-2012,tổng vốn giải ngân của các dự án FDI tại tỉnh ước đạt 205 triệu USD, bằng39,5% tổng vốn đầu tư đăng ký

Trang 33

Lào Cai sở hữu những lợi thế nhất định trong thu hút nguồn vốn FDI vềphát triển ngành du lịch, dịch vụ, khai thác và chế biến khoáng sản do LàoCai có vị trí địa kinh tế, địa chính trị - là “cầu nối” giữa tỉnh Vân Nam (TrungQuốc) với Việt Nam và các nước ASEAN, có nguồn khoáng sản phong phú,trữ lượng lớn, nhiều tiềm năng phát triển thủy điện, môi trường đầu tư đượcđánh giá là hấp dẫn (Chỉ số PCI năm 2010 đứng thứ hai, năm 2011 đứng thứnhất toàn quốc).

Hiện nay, Lào Cai đang tích cực giải quyết các khó khăn, vướng mắc,tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Côngtác cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư tiếp tục được chútrọng với việc địa phương đã triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyếntrong các quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã sốthuế trên Cổng Thông tin điện tử Lào Cai mà đầu mối là Sở Kế hoạch vàĐầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư, phát triểnsản xuất, kinh doanh, giảm thiểu thời gian thành lập doanh nghiệp, chi phí gianhập thị trường

Với vị thế nằm trên tuyến hành lang kinh tế quan trọng Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Lào Cai là trọng điểm thu hút các nhà đầu tưtrong và ngoài nước Để thu hút đầu tư, Lào Cai đang tăng cường thông tincông khai, chính xác, đầy đủ về quy hoạch phát triển công nghiệp, các cơ chếkhuyến khích đầu tư cho các doanh nghiệp FDI; hoàn thiện cơ chế về đất đai,đầu tư cơ sở hạ tầng; nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư nhằmthu hút nhiều nhà đầu tư lớn, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hộiđịa phương

Trang 34

Chương 2 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN – VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ

2.1 Môi trường đầu tư của tỉnh Phú Thọ

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Phú Thọ thuộc trung du miền Bắc Việt Nam, từ 20055 đến 21043

vĩ độ Bắc và từ 104048 đến 105027 kinh độ Ðông; phía Bắc giáp tỉnh TuyênQuang, tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Hoà Bình, phía Namgiáp tỉnh Hà Tây và phía Ðông giáp tỉnh Vĩnh Phúc; cách sân bay quốc tế NộiBài 50 km, cách Thủ đô Hà Nội 80 km và cách thành phố Hải Phòng 170 km

Với vị trí “ngã ba sông” – điểm giao nhau của sông Hồng, sông Ðà vàsông Lô, là cửa ngõ phía tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trungchuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnhmiền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc.Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ cóquốc lộ 2, đường cao tốc Vân Nam, Côn Minh (Trung Quốc) – Hà Nội, HảiPhòng, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sôngchạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Ðông Bắc đều qui tụ về PhúThọ rồi mới toả đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bìnhnăm 23,5o C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 -1800 mm, độ ẩmtrung bình 80% Diện tích đất tự nhiên khoảng 3.500 km2 Nền đất có kết cấutốt nên thuận lợi cho xây dựng các công trình công nghiệp và kết cấu hạ tầng

Về địa chất thuỷ văn, Khảo sát sơ bộ thấy trữ lượng nước ngầm ở địa bàn

Phú Thọ khá phong phú, trữ lượng động nước dưới đất của tỉnh Phú Thọkhoảng 1.500 ngàn m3/ ngày

Trang 35

Khoáng sản, Tỉnh Phú Thọ có một số loại khoáng sản nằm rải rác khắp

trong tỉnh, có khoảng 215 mỏ và điểm quặng: Trong đó có 20 mỏ lớn và vừa,

50 mỏ nhỏ và 145 điểm quặng, nổi trội là: Cao lanh, Penpat có trữ lượng 30,6triệu tấn chất lượng tốt; Pyrit, Quarit, đá xây dựng có ở 55 khu vực, trữ lượng

935 triệu tấn; Cát sỏi khoảng 100 triệu m3 và nước khoáng nóng

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2012 tăng 5,7% so thực hiệnnăm 2011 Quy mô GDP (giá thực tế) đạt 27.521 tỷ đồng; thu nhập bình quânđầu người đạt 980 USD

Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp, thủy sản 27,7%; công nghiệp- xâydựng 41%; dịch vụ 31,23%

Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố, 1 Thị xã và 11huyện với tổng số 274 xã, phường, thị trấn Có 23 dân tộc và 2 tôn giáo chính

là đạo phật, đạo công giáo

Dân số của tỉnh Phú Thọ (theo thống kê năm 2012) là 1.340.813 người,trong đó nam: 661.116, nữ: 679.697

Về nguồn lao động, Phú Thọ có lực lượng lao động dồi dào, tính đếnnăm 2012 có khoảng 864,4 ngàn người (chiếm 59,5% dân số toàn tỉnh), trong

đó khoảng 831,9 ngàn người trong độ tuổi lao động với 18,7% lao động đãqua đào tạo

2.1.3 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dịch vụ

Về hệ thống giao thông, Tỉnh Phú Thọ nằm trong hệ thống giao thông

đầu mối bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ quốc gia Có các tuyếnđường bộ, đường sắt, đường sông quan trọng chạy dọc trên địa bàn tỉnh từ bắcxuống nam tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà

Đường bộ gồm có: Quốc lộ số 02 nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với

Hà Giang qua Tuyên Quang, Phú Thọ đến sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nộirồi nối với quốc lộ số 05 đi Hải Phòng và với quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân-

Trang 36

Quảng Ninh; Quốc lộ số 01 chạy dọc theo chiều dài đất nước; Quốc lộ số 32ª

từ Hà Nội qua Phú thọ rồi đi Hoà Bình; Quốc lộ số 32C từ Hà Nội đi Yên Bái– Lai Châu rồi sang nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; Thêmvào đó đường bộ xuyên Á và đường Hồ Chí Minh cũng chạy qua tỉnh PhúThọ.v.v

Đường sắt gồm có: Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam (TrungQuốc) sang Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyếnđường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh Phú Thọ

có 08 ga được đặt tại thành phố Việt Trì và các thị trấn khác trong toàn tỉnh,trong đó ga Việt Trì và ga Phú Thọ là 02 ga lớn rất thuận tiện cho việc đưađón khách và vận chuyển hàng hoá Ngoài ra, Phú Thọ còn có 03 tuyến nhánhvới tổng chiều dài 14,6 km nối liền các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn như:Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, Công ty Giấy BãiBằng với cảng Việt Trì góp phần tăng tốc độ lưu thông hàng hoá trong toàntỉnh, với các tỉnh lân cận và trong toàn quốc Tuyến đường sắt này cũng chạyqua Khu Công nghiệp nên có thể giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phívận tải và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất - kinh doanh Trong nhữngnăm sắp tới tỉnh Phú Thọ phấn đấu đạt tốc độ 80 - 100 km/h đối với tàuvận chuyển hành khách và 60 - 80 km/h đối với tàu vận chuyển hàng hoá

Ðường thuỷ: Việt Trì – “thành phố ngã ba sông”- nơi hợp lưu của bacon sông lớn ở miền Bắc là: sông Hồng, sông Lô và sông Đà Tổng chiều dàivận tải đường sông của tỉnh là 235 km trong đó sông Hồng là 130 km, sông

Lô là 63 km và sông Đà là 42 km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tâyvùng Đông Bắc rồi quy tụ về Phú Thọ rồi toả đi Hà Nội, Hải Phòng và cáctỉnh khác Cảng sông Việt Trì là một trong ba (03) cảng sông lớn ở miền Bắc

có công suất khai thác 1,0 triệu tấn/năm

Trang 37

Về hệ thống điện, Hiện nay hệ thống điện ở Phú Thọ đang rất ổn định

và hệ thống điện lưới quốc gia đã được đưa tới 100% xã trong tỉnh bảo đảmcung cấp đủ điện cho mọi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt

Về cấp nước, Hệ thống cấp nước sạch được đầu tư bằng công nghệ của

Cộng Hoà Liên Bang Ðức với công suất 42.000 m3/ngày đêm có khảnăng cung cấp đầy đủ nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của thành phốViệt Trì và các khu vực lân cận

Về hệ thống thông tin liên lạc, hiện tại trên địa bàn Phú Thọ tất cả các

dịch vụ bưu chính viễn thông với chất lượng cao đã được hoà mạng bưu chínhviễn thông quốc gia bảo đảm liên lạc thông suốt trên toàn quốc và quốc tế

Về hệ thống cơ sở dịch vụ, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn chohoạt động đầu tư sản xuất – kinh doanh cho các doanh nghiệp Các dịch vụ tàichính khác cũng được hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng cung cấp một cách hết sức nhanh chóng, chính xác và an toàn góp phần hỗ trợ một hữuhiệu cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và sự pháttriển kinh tế trong toàn tỉnh

2.2 Tổng quan về khu công nghiệp Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Khu công nghiệp Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ

Khu công nghiệp Thụy Vân là Khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh, đượcthành lập từ năm 1998 Chủ đầu tư là Tổng Công ty Sông Hồng Nhưng dokém lợi thế cạnh tranh so với các địa phương khác và do chủ đầu tư không đủnăng lực tài chính, không thể đầu tư đồng bộ hạ tầng và thu hút các doanhnghiệp vào Khu công nghiệp Tình trạng đó làm cho Tổng Công ty SôngHồng lâm vào tình trạng khó khăn nguy cơ thua lỗ lớn và đã đề nghị chuyểnchủ đầu tư về địa phương

Trang 38

Để tháo gỡ khó khăn, UBND tỉnh đã thành lập Công ty phát triển hạtầng Khu công nghiệp thuộc Ban quản lý các KCN Phú Thọ và được Thủtướng Chính phủ cho phép tiếp nhận chủ đầu tư thực hiện dự án tại Quyếtđịnh số 740/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2002

Trải qua 2 giai đoạn mở rộng đầu tư đến nay Khu công nghiệp ThụyVân có tổng diện tích là 323 ha So với các cụm, các khu công nghiệp sinhsau đẻ muộn như: Khu công nghiệp Trung Hà, cụm công nghiệp Bạch Hạc,cụm công nghiệp Đồng Lạng thì Khu công nghiệp Thụy Vân hiện vẫn làkhu công nghiệp lớn nhất, thu hút được nhiều dự án đầu tư nhất, đóng gópnhiều nhất vào ngân sách Nhà nước, thu hút và giải quyết việc làm cho hàngnghìn lao động

2.2.2 Cơ cấu tổ chức Ban quản lý các Khu công nghiệp

Bộ máy Ban quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ hiện nay gồm có 30biên chế quản lý Nhà nước với 5 phòng và 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban:

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban Quản lý các khu công nghiệp

- Văn phòng: Là cơ quan giúp Trưởng Ban thực hiện chức năng tổnghợp, điều phối các hoạt động của các đơn vị trực thuộc thưo chương trình, kếhoạch làm việc và thực hiện công tác hành chính, quản trị đối với các hoạtđộng của Ban Quản lý các KCN Phú Thọ

Trang 39

- Phòng Quản lý đầu tư: Là cơ quan giúp Trưởng Ban thực hiện chứcnăng nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng và thu hút đầu

tư vào các Khu công nghiệp

- Phòng quản lý Quy hoạch và Môi trường: Là cơ quan giúp TrưởngBan thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực Quy hoạch và Môitrường

- Phòng Quản lý doanh nghiệp: Là cơ quan giúp Trưởng Ban thực hiệnchức năng nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực quản lý hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp

- Phòng Quản lý Xuất, nhập khẩu và lao động: Là cơ quan giúp TrưởngBan thực hiện chức năng nhiệm vụ về lĩnh vực quản lý xuất khẩu, nhập khẩu

và lao động trong các Khu công nghiệp

- Công ty Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp: Là cơ quan trực thuộcBan Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ, là đơn vị sự nghiệp có thu, đượcvay vốn ưu đãi của Nhà nước, huy động các nguồn vốn khác theo quy địnhcủa pháp luật để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng KCN là chủ đầu

tư xây dựng KCN Thụy Vân Công ty phát triển hạ tầng KCN có quyền vậnđộng đầu tư vào KCN trên cơ sở quy hoạch chi tiết đã được duyệt, cho cácdoanh nghiệp được thuê lại đất gắn với các công trình kết cấu hạ tầng đã đượcxây dựng, cho các doanh nghiệp KCN thuê hoặc bán nhà xưởng do Công tyxây dựng tại KCN, kinh doanh các dịch vụ trong KCN phù hợp với quyếtđịnh chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư

- Trung tâm tư vấn đầu tư và dịch vụ Khu công nghiệp: Là cơ quan trựcthuộc Ban, có chức năng nhiệm vụ tư vấn, tiếp nhận hồ sơ, tuyển chọn và đàotạo công nhân, phục vụ cho các doanh nghiệp trong KCN

2.3 Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Thụy Vân trong thời gian qua

Trang 40

2.3.1 Các hoạt động thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ

2.3.1.1 Công tác quy hoạch, định hướng phát triển khu công nghiệp Thụy Vân

- Việc quy hoạch phân bố và định hướng phát triển các KCN trên địabàn tỉnh Phú Thọ trong đó có khu công nghiệp Thụy Vân được thuận lợi về vịtrí, phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế từng vùng

Khu công nghiệp Thụy Vân có quy hoạch nằm ở phía Bắc thành phốViệt Trì, tỉnh Phú Thọ; Cách Trung tâm thành phố 6 km; Cách sân bay NộiBài 50 km; Cách cảng sông Việt Trì 7 km; Cách cửa khẩu Thanh Thuỷ - HàGiang là 250 km

- Đã định hướng các lĩnh vực thu hút đầu tư trong quy hoạch từngKCN Theo đó, tại khu công nghiệp Thụy Vân các lĩnh vực được ưu tiên đầu

tư bao gồm công nghiệp cơ khí, điện - điện tử, sản xuất VLXD cao cấp, maymặc, da giày XK, chế biến nông lâm sản, thực phẩm và sản xuất các mặt hàngtiêu dùng khác,…

2.3.1.2 Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển khu công nghiệp Thụy Vân

Bảng 2.1 Tình hình xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, CCN trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ tính đến 31/12/2011

n v tính: t ngĐơn vị tính: tỷ đồng ị tính: tỷ đồng ỷ đồng đồng

Khu công nghiệp

Tổng vốn đầu

tư xây dựng kết cấu hạ tầng được duyệt

Vốn thực hiện luỹ kiến 31/12/2011

Nguồn

Khu công nghiệp Thụy Vân 411,219 204,177 Ngân sách Nhà nước Khu công nghiệp Trung Hà 226,38 46,836 Ngân sách Nhà nước Cụm công nghiệp Bạch Hạc và

cơ sở hạ tầng liên quan

158,3 97,0 Ngân sách Nhà nước CCN Đồng Lạng và cơ sở hạ 7,4 7,4 Vốn FDI – Hàn

Ngày đăng: 22/12/2014, 20:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ (2001), “Tổng quan về Phú Thọ” http://www.phutho-izs.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổng quan về Phú Thọ”
Tác giả: Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ
Năm: 2001
2. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ (2002), “Phú Thọ - Tiềm năng và cơ hội đầu tư”, Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phú Thọ - Tiềm năng và cơ hội đầu tư”
Tác giả: Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ
Năm: 2002
3. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ (2005), “Tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 09/2001/NQ-CP và Chỉ thị 19/2001/CT-TTg” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 09/2001/NQ-CP và Chỉ thị 19/2001/CT-TTg
Tác giả: Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ
Năm: 2005
4. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ (2006), “Báo cáo kết quả hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo kết quả hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh
Tác giả: Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ
Năm: 2006
5. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ (2006), “Báo cáo tổng kết năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tổng kết năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007
Tác giả: Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ
Năm: 2006
6. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ (2007), “Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Ban Quản lý các KCN Phú Thọ từ ngày 1/7/2006 đến ngày 30/6/2007” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Ban Quản lý các KCN Phú Thọ từ ngày 1/7/2006 đến ngày 30/6/2007
Tác giả: Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ
Năm: 2007
8. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ (2007), “Tình hình hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài tại các KCN Phú Thọ - Các dự án còn hiệu lực đến ngày 30/6/2007” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tình hình hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài tại các KCN Phú Thọ - Các dự án còn hiệu lực đến ngày 30/6/2007
Tác giả: Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ
Năm: 2007
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ (2007), “Danh mục các dự án đầu tư chủ yếu trên địa bàn năm 2008” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Danh mục các dự án đầu tư chủ yếu trên địa bàn năm 2008
Tác giả: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ
Năm: 2007
10. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2004, 2005, 2006), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ, Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ
11. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2007), “Báo cáo đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
Năm: 2007
12. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2007), “Báo cáo quy hoạch phát triển các KCN giai đoạn 2006 - 2010 và đến 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo quy hoạch phát triển các KCN giai đoạn 2006 - 2010 và đến 2015
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
Năm: 2007
13. Nguyễn Thị Hường (2001), Kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh doanh quốc tế
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: NXB Thống kê. Hà Nội
Năm: 2001
14. Nguyễn Thị Hường (2004), Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài- FDI, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài- FDI
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
15. Ngô Đức Vượng (2001), “Thư ngỏ về đầu tư tại Phú Thọ”. http://www.phutho-izs.gov.vn 16. www.mpi.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thư ngỏ về đầu tư tại Phú Thọ”
Tác giả: Ngô Đức Vượng
Năm: 2001
7. Báo cáo tổng kết của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ các năm 2011, 2012, 2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w