Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dịch vụ

Một phần của tài liệu THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN – VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 35 - 37)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.3. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dịch vụ

Về hệ thống giao thông, Tỉnh Phú Thọ nằm trong hệ thống giao thông đầu mối bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ quốc gia. Có các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông quan trọng chạy dọc trên địa bàn tỉnh từ bắc xuống nam tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Đường bộ gồm có: Quốc lộ số 02 nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Giang qua Tuyên Quang, Phú Thọ đến sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nội rồi nối với quốc lộ số 05 đi Hải Phòng và với quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân-

Quảng Ninh; Quốc lộ số 01 chạy dọc theo chiều dài đất nước; Quốc lộ số 32ª từ Hà Nội qua Phú thọ rồi đi Hoà Bình; Quốc lộ số 32C từ Hà Nội đi Yên Bái – Lai Châu rồi sang nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; Thêm vào đó đường bộ xuyên Á và đường Hồ Chí Minh cũng chạy qua tỉnh Phú Thọ.v.v...

Đường sắt gồm có: Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh. Phú Thọ có 08 ga được đặt tại thành phố Việt Trì và các thị trấn khác trong toàn tỉnh, trong đó ga Việt Trì và ga Phú Thọ là 02 ga lớn rất thuận tiện cho việc đưa đón khách và vận chuyển hàng hoá. Ngoài ra, Phú Thọ còn có 03 tuyến nhánh với tổng chiều dài 14,6 km nối liền các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn như: Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, Công ty Giấy Bãi Bằng với cảng Việt Trì góp phần tăng tốc độ lưu thông hàng hoá trong toàn tỉnh, với các tỉnh lân cận và trong toàn quốc. Tuyến đường sắt này cũng chạy qua Khu Công nghiệp nên có thể giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vận tải và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất - kinh doanh. Trong những năm sắp tới tỉnh Phú Thọ phấn đấu đạt tốc độ 80 - 100 km/h đối với tàu vận chuyển hành khách và 60 - 80 km/h đối với tàu vận chuyển hàng hoá.

Ðường thuỷ: Việt Trì – “thành phố ngã ba sông”- nơi hợp lưu của ba con sông lớn ở miền Bắc là: sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều dài vận tải đường sông của tỉnh là 235 km trong đó sông Hồng là 130 km, sông Lô là 63 km và sông Đà là 42 km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc rồi quy tụ về Phú Thọ rồi toả đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác. Cảng sông Việt Trì là một trong ba (03) cảng sông lớn ở miền Bắc có công suất khai thác 1,0 triệu tấn/năm.

Về hệ thống điện, Hiện nay hệ thống điện ở Phú Thọ đang rất ổn định và hệ thống điện lưới quốc gia đã được đưa tới 100% xã trong tỉnh bảo đảm cung cấp đủ điện cho mọi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Về cấp nước, Hệ thống cấp nước sạch được đầu tư bằng công nghệ của Cộng Hoà Liên Bang Ðức với công suất 42.000 m3/ngày đêm có khả năng cung cấp đầy đủ nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của thành phố Việt Trì và các khu vực lân cận.

Về hệ thống thông tin liên lạc, hiện tại trên địa bàn Phú Thọ tất cả các dịch vụ bưu chính viễn thông với chất lượng cao đã được hoà mạng bưu chính viễn thông quốc gia bảo đảm liên lạc thông suốt trên toàn quốc và quốc tế.

Về hệ thống cơ sở dịch vụ, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất – kinh doanh cho các doanh nghiệp. Các dịch vụ tài chính khác cũng được hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng cung cấp một cách hết sức nhanh chóng, chính xác và an toàn góp phần hỗ trợ một hữu hiệu cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN – VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w