1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN PHÁT HUY TÍN NGƯỠNG THỜ HÙNG VƯƠNG (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG)

79 2,2K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Ở nước ta, thờ cúng Tổ Tiên là một nét văn hoá - tín nguỡng rất riêng củangười Việt: từ tổ tiên của một nhà hầu như nhà người Việt nào cũng có bàn thờông địa và tổ tiên đặt ở nơi trang t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có bề dày lịch sử và văn hoá của dân tộcmình, chính điều đó quyết định sức sống, sự phát triển của lịch sử và bản sắcvăn hóa của mỗi dân tộc Dân tộc Việt Nam có bề dày hơn 4000 năm lịch sử.Trong sâu thẳm của tâm linh, của trí tưởng tượng, người Việt Nam vẫn tin rằngcha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ là khởi nguồn của cộng đồng dân tộc ViêtNam, các vua Hùng là người có công dựng nước

Ở nước ta, thờ cúng Tổ Tiên là một nét văn hoá - tín nguỡng rất riêng củangười Việt: từ tổ tiên của một nhà (hầu như nhà người Việt nào cũng có bàn thờông địa và tổ tiên đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà); tổ tiên một chi họ, một

họ (nhà thờ chi, nhà thờ tộc họ);tổ tiên của một làng, một vùng miền (nhà thờcác vị “tiền hiền”, “hậu hiền”, tiền khai canh, hậu khai khẩn; nhà thờ tổ làng ởcác đình, miếu của hầu khắp nhiều địa phương trong toàn quốc)… đến tổ tiênchung của cộng đồng cả nước: Đền Thờ Quốc Tổ Hùng Vương tại Khu di tíchlịch sử Đền Hùng

Thờ Tổ Tiên là cảm thức từ tâm khảm của người Việt Nam, nhớ ngày mất

và tổ chức ngày mất (“giỗ”, “giỗ chạp”) Về mặt cổ truyền, ngoài một số vị vua,

ít ai tổ chức mừng sinh nhật hoặc như nét mới của nhiều người hiện nay, nhưngcác gia đình Việt Nam, dù giàu hay nghèo, chưa ai quên cúng cơm cho ngườithân đã mất bao giờ Người Việt Nam thường vẫn coi trọng việc cúng lễ, xây cất

mồ mả của người thân đã mất “sống về mồ về mả, ai sống về cả bát cơm” Ngàygiỗ ông bà, cha mẹ, bao giờ con cháu cũng về tụ họp đông đủ để kính lễ Chính

vì vậy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng cũng được xem là

tổ chức GiỗTổ Hùng Vương của cả nước:

“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba

Dù ai buôn bán gần xa

Trang 3

Nhớ ngày Giỗ Tổ tháng Ba mùng MườiKhắp miền truyền mãi câu caNước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Trong cuộc đời của mỗi một người Việt Nam, dù làm gì và sống ở nơi đâu,

ai cũng muốn có lấy một lần trong cuộc đời hành hương về Đền Hùng, thắp mộtnén nhang để tưởng nhớ công ơn của Các Vua Hùng và tham dự lễ hội Giỗ TổHùng Vương Có lẽ trên thế giới, chưa có nơi nào cả nước lại có tín ngưỡng thờ

Tổ Tiên chung – các Vua Hùng như dân tộc Việt Nam

Nhân loại cũng có cuộc hành hương mang tính tâm linh về cội nguồn củacác đức tin tôn giáo như: Tín đồ Phật tử muốn sang Tây Trúc, nơi lấy kinh Phật;những người theo đạo Thiên Chúa muốn đến Jerusalem – nơi có mộ chúa;những người theo đạo Hồi thì hành hương đến Lamecque ở Ả-Rập – Thánh địacủa đạo Hồi

Đền Hùng của người Việt Nam là nơi thờ Tổ Tiên chung của dân tộc ViệtNam Các Vua Hùng là những tiền nhân có công dựng nước Sự tử là để sự sinh,

sự vong là để sự tồn Hùng Vương trong quá khứ là sự thật lịch sử, để HùngVương trong ý thức thế hệ con cháu Vua Hùng vẫn chỉ là một Người Việt thờcác Vua Hùng chính là để tôn vinh dân tộc mình Các ngôi đền thờ Hùng Vươngtrên núi Nghĩa Lĩnh là sản phẩm hữu hình của tín ngưỡng Hùng Vương – nhữngngười có công với nước Đền Hùng không phải gốc của một tôn giáo, Các VuaHùng không phải là giáo chủ, người Việt Nam thờ Hùng Vương không có họcthuyết và cũng không có tổ chức giáo hội truyền bá Vậy mà hàng ngàn đời nay,người Việt vẫn hành hương về Đền Hùng Đền Hùng là biểu tượng cội nguồn, làhiện thân của những người khai sáng ra đất nước và dân tộc ta, là đạo lí truyềnthống của dân tộc Các Vua Hùng không phải là những ông thánh nào vô hình,ngoài trái đất, ngoài dân tộc, mà rất thật trong lịch sử, rất gần gũi và cũng rấtlinh thiêng, huyền diệu Điểm lại tiến trình lịch sử hơn bốn ngàn năm của dântộc: thế kỉ thứ III trước Công Nguyên, người anh hùng Thục Phán dựng nước

Âu Lạc – đó là thời đại tiếp nối thời đại Hùng Vương, các thế hệ cháu con của

Trang 4

Các Vua Hùng đã phải chống trả các cuộc xâm lăng phương Bắc Chiến tích củacuộc chiến tranh chống xâm lược đó, đã để lại một Cổ Loa lịch sử cho đến tậnhôm nay Sau đó lịch sử của dân tộc ta phải trải qua đại họa của đêm trường

“Bắc thuộc và chống Bắc thuộc” kéo dài hơn một nghìn năm Đấy là thời kì đentối nhưng cũng rất anh hùng của dân tộc Để bảo vệ sự tồn tại của cộng đồng đã

có hàng nghìn năm, trước sự thống trị và đồng hoá của ngoại bang, người Việt

đã anh dũng đứng lên chiến đấu để bảo vệ những thành quả dựng nước của chaanh Ngay từ những năm 40 – 43 đầu Công Nguyên, Hai Bà Trưng từng đọc lờithề “Sông Hát”:

“Một xin rửa sạch nước thùHai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”

Còn nhiều cuộc khởi nghĩa khác trong suốt thời kì “Bắc thuộc”, tuy khôngmấy cuộc khởi nghĩa giành quyền làm chủ đất nước được lâu dài, nhưng đấy lànhững tiếng sấm trong đêm đông báo hiệu mùa xuân của đất nước, là chứa chấthơn một nghìn năm nung nấu ý chí báo quốc phục thù của người Việt Để đếnthế kỉ thứ X, lịch sử sang trang, đánh dấu một kỉ nguyên mở đầu cho các kỉnguyên độc lập tự chủ Từ thế kỉ X đến nay, dân tộc ta đã tiếp nối mười thế kỉdựng nước và giữ nước Mười thế kỉ vừa qua đó là mười thế kỉ quyết tâm giữnước mạnh để dựng nước yên.Thời gian dựng nước trong mười thế kỉ đó dài hơnthời gian giữ nước, nhưng hầu như chưa một thế kỉ nào dân tộc ta được sốngtrọn vẹn trong hoà bình, thế kỉ nào cũng chứa đựng chiến tuyến và xông trận đểbảo vệ tổ quốc

Một dân tộc chịu nhiều vất vả bởi thiên tai, lũ lụt, nhiều mất mát bởi chốnggiặc ngoại xâm, để có được độc lập, tự do,để có được cơm no, áo ấm, người Việtđánh đổi điều đó bằng mồ hôi, máu và nước mắt của những người thân yêu nhấttrong gia đình và dòng họ Vì thế, tính biết ơn và lòng chung thuỷ đã trở thànhtruyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quảnhớ kẻ trồng cây” Điều đó để chúng ta hiểu vì sao hầu như trong mỗi một gia

Trang 5

đình Việt Nam đều có bàn thờ gia tiên, trong các làng xã Việt Nam đều có thànhhoàng làng, trong nước có Tổ nước – Các Vua Hùng.

Nhân ngày giỗ tổ Vua Hùng năm 1969, Thủ tướng Phạm Văn Đồng – khi

đó cũng đã có những suy nghĩ rất đặc sắc về một phương diện độc đáo trong nộidung chung, và giá trị lớn của nền văn hoá dân tộc, là:

“Từ lòng biết ơn, đến sự tôn kính các thế hệ tiền nhân và tổ tiên gia đìnhdòng họ, dân tộc ta đã phát triển hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần ấy thànhmột đạo lí và tín ngưỡng dân tộc độc đáo, là tín ngưỡng và phụng thờ một tổ tiênchung của toàn dân tộc: Các Vua Hùng.”

Đền Hùng là tiêu điểm, là cơ sở vật chất (vật thể) chủ yếu để thể hiện vàbiểu đạt loại hình hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần đặc sắc và độc đáo ấy.Ngày nay, chúng ta thấy chủ đề, và cả cấu trúc thờ Hùng Vương (và các nhânthần thời Hùng) đang có ở nhiều nơi trên đất nước, nhưng Đền Hùng (Phú Thọ)luôn được coi là nơi duy nhất đầu tiên thờ phụng Vua Hùng của cả nước, trong

cả một quá trình lịch sử lâu dài Đây là điểm thiêng liêng trong tâm thức, và tâmlinh của người Việt Nam từ bao đời nay.Đây cũng là nơi được rất đông ngườilựa chọn làm điểm đến, qua nhiều thế kỉ hành hương và thăm viếng.Quanh năm,

có hàng chục vạn lượt người trong nước và quốc tế tới Đền Hùng.Chỉ riêng dịp

“Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba” thường niên, lượng người “trẩy hội Đền Hùng”cũng đạt tới con số tương đương như thế

Trong quá trình lịch sử lâu dài, từ xưa tới nay, Đền Hùng luôn được cácNhà nước Việt Nam quan tâm, chú ý Các nhà nước Việt Nam từ thời đại phongkiến độc lập đã có những quan tâm xây dựng, tôn tạo, tu bổ Đền Hùng: thời nhà

Lê đã ghi chép ngọc phả, cấp sắc cho Đền Hùng, ban lệnh chỉ cho dân sở tại

“trưởng tạo lệ” với những ân tứ, quyền lợi được hưởng giành cho việc thờ tựCác Vua Hùng Thời nhà Nguyễn, triều đình (nhà nước) quan tâm đến việc cấpkinh phí tu bổ, tôn tạo nhiều lần, định lệ về ngày giỗ tổ vào mùng 10 tháng 3hàng năm và nghi thức cúng lễ, đưa việc thờ Các Vua Hùng vào thờ ở miếu

“Lịch đại đế vương” trong kinh thành Huế Ở thời hiện đại, sự quan tâm, chú ý

Trang 6

đó càng cao hơn bao giờ hết Ngày 8/2/1984, Chính phủ - khi ấy là Hội đồng bộtrưởng – đã phê duyệt “Dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích Đền Hùng”, với sốvốn đầu tư lên tới hàng trăm tỉ đồng Từng bước, liên tục từ năm 1994 tới nay,những nguồn kinh phí lớn đã được cung cấp để tu bổ, tôn tạo, nhiều công trình,hạng mục trong và ngoài dự án ấy.

Việc làm sáng tỏ những yếu tố cội nguồn làm nền tảng nảy sinh Đền Hùng

và tín ngưỡng Hùng Vương là việc cần thiết, có nhiều ư nghĩa thực tiễn, cũngnhư là ý nghĩa khoa học, giúp cho chúng ta hiểu không chỉ về tín ngưỡng HùngVương trong đời sống tinh thần dân tộc, mà còn hiểu vì sao Đền Hùng phát triểntrong tiến trình lịch sử

Mặc dù, cho tới nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tínngưỡng Hùng Vương, tuy nhiên chưa có một đề tài nào nghiên cứu về giải phápnhằm bảo tồn và phát triển tín ngưỡng Hùng Vương một cách toàn diện, hệ

thống Vì vậy chúng em mạnh dạn lưa chọn đề tài “Giải pháp nhằm bảo tồn,

phát huy tín ngưỡng thờ Hùng Vương” làm đề tài nghiên cứu khoa học của

mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đã có rất nhiều tài liệu, sách báo, các cuộc chuyên đề hội thảo bàn về tínngưỡng Hùng Vương

Cuốn “Thần người và Đất Việt”, (2006) của Tạ Chí Đại Trường là một

công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc Ông nhấn mạnh lên các sự liên tụcvăn hoá, để thấu hiểu, bên trên sự hỗn độn của các dữ kiện thần thoại, hiệntượng tín ngưỡng trong tính đơn nhất, sống động của nó, như là một hoạt độngvăn hoá dưới nhiều hình thức khác nhau Sự nghiên cứu của ông là một nghiêncứu các sự thay đổi: tín ngưỡng tôn giáo chuyển hoá hơn là tan biến, với nhữngthay đổi nghi thức phụng thờ đi đôi với sự lệ thuộc thần quyền vào thế quyền,với những niềm tin mới xuất phát từ sự gặp gỡ với những văn hoá ngoại lai Tácgiả đã giúp chúng ta thực hiện một cuộc hành trình đi tìm lại diện mạo các thần

Trang 7

linh trên đất Việt từ thời tối cổ cho đến thời hiện đại, qua đó mà hiểu thêm diễnbiến của tín ngưỡng thờ thần của dân tộc ta.

Thạc sĩ Lưu Thị Minh Toàn – cử nhân văn hoá – trưởng phòng quản lý di

tích bảo tàng khu di tích lịch sử Đền Hùng có đề tài “Nghiên cứu tín ngưỡng

Hùng Vương tại các di tích tiêu biểu trong cả nước” (2010) Đề tài đã làm rõ giá

trị và ý nghĩa của tín ngưỡng Hùng Vương trong tiến trình lịch sử dân tộc, gópphần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam Góp phầnchuẩn hoá nội dung và nghi thức thờ Hùng Vương tại các di tích trong cả nước

Cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã có bài nghiên cứu về “ Tín ngưỡng thờ

Hùng Vương” Bài viết có tiêu đề: "Căn bản triết lý đền Hùng và giỗ Tổ Vua Hùng".Bài viết đã đề cập đến việc người Việt Nam đã đi từ sự tôn thờ tổ tiên gia

đình, dòng họ mình đến chỗ tôn thờ Tổ Hùng cả nước, tìm đến cội nguồn uyênnguyên trong sáng và bản tính đồng nhiên của con người, là sự tôn thờ một thờiđại tôn trọng quyền con người, quyền của người dân, là sự bình đẳng, bìnhquyền trai gái, giàu nghèo, rất ít tôn ti đẳng cấp

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Trang (Viện văn hoá nghệ thuật Việt Nam) đã có

bài nghiên cứu về “Vai trò, giá trị của việc phụng thờ các Vua Hùng trong đời

sống đương đại”(2011) Bài nghiên cứu cho thấy việc phụng thờ các vua Hùng

vẫn đáp ứng được vai trò thoả mãn nhu cầu tâm linh, biểu hiện giá trị xã hội củacộng đồng, nơi gìn giữ và lưu trữ những giá trị văn hoá dân gian Tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương còn mang trong mình tính hội nhập xã hội trong đời sốngđương đại

Phó trưởng phòng Văn học, Cục Văn hoá cơ sở Lê Thị Hồng Phúc có bài

nghiên cứu về “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương tìm hiểu sự thờ cúng và phát huy

giá trị trong bối cảnh toàn cầu hoá” (2011) Bài viết đề cập đến tín ngưỡng thờ

cúng tổ tiên và nét độc đáo của tín ngưỡng thờ Hùng Vương trong tài sản vănhoá dân tộc

Trang 8

PGS.TS Đặng Việt Bích nghiên cứu viên cao cấp Viện Văn hoá và nghệ

thuật Việt Nam (VICAS) đã có bài tham luận về “Hùng Vương với sự hình

thành người Việt tục thờ cúng Hùng Vương” (2011).

Hội thảo về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại – nghiêncứu trường hợp tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Việt Nam với sự góp mặt của

138 nhà khoa học với 130 bản tham luận Bài tham luận của tiến sĩ Lê Thị Minh

Lý nêu rõ về vấn đề phát triển du lịch từ “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương”

Trong thực tế hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều tài liệu và các công trìnhnghiên cứu về tín ngưỡng thờ Hùng Vương, nhưng rõ ràng chưa có một côngtrình chuyên sâu nào tập trung vào vấn đề giải pháp bảo tồn và phát huy tínngưỡng thờ Hùng Vương Những tài liệu trên là những tài liệu cơ bản, rất có giátrị trong quá trình nghiên cứu, gợi ý những vấn đề chưa được giải quyết để

chúng em thực hiện đề tài: “Giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy tín ngưỡng thờ

Hùng Vương”.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương

- Nhiệm vụ:

+ Tập hợp, phân tích tư liệu nhằm làm sáng tỏ và khẳng định giá trị của tínngưỡng thờ cúng tổ tiên và đặc biệt là tín ngưỡng thờ Hùng Vương trong đờisống tinh thần của người dân Phú Thọ nói riêng và người dân đất Việt nóichung

Trang 9

+ Đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát triển tín ngưỡng thờ HùngVương.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chuyên ngành:

+ Phương pháp điều tra, khảo sát: Đây là phương pháp được thực hiệntrong quá trình thực hiện đề tài Bởi lẽ tín ngưỡng thờ Hùng Vương tồn tại dướidạng thức các nghi lễ

+ Phương pháp lịch sử - lôgic: Nghiên cứu vấn đề theo tiến trình thời giancủa lịch sử

- Bên cạnh đó, để hoàn thành đề tài này, chúng em đã sử dụng phươngpháp phân tích, tổng hợp Từ những tư liệu chúng em thu thập được, chúng em

có lựa chọn thông tin chính xác, phân tích, đánh giá đảm bảo tính khoa học của

đề tài

- Ngoài ra, chúng em còn sử dụng phương pháp liên nghành như phươngpháp điền dã, dân tộc học

6 Giới thiệu cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài có cấu trúc 3 chương:

Chương 1: Khái quát về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

1.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

1.2 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Chương 2: Lịch sử hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

2.1 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trước thế kỉ XV

2.2 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ thế kỉ XV đến nay

2.3 Thống kê các di tích tiêu biểu thờ Hùng Vương trong cả nước

Chương 3: Phát triển tín ngưỡng Hùng Vương trong đời sống văn hoá tinh thần của người Việt Nam thời hiện đại

3.1 Ở khu vực Đền Hùng

3.2 Ở bình diện quốc gia

Trang 10

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG

VƯƠNG

1.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

1.1.1 Khái niệm về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Phong tục thờ cúng tổ tiên xuất hiện từ xa xưa của lịch sử nhân loại, đã từngtồn tại ở nhiều châu lục và nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản…

Ở nước ta, tín ngưỡng này tồn tại ở tất cả các thành phần dân tộc và thu hút hầunhư 100% dân cư Dù là tín đồ tôn giáo nào, Cao Đài hay Hoà Hảo, Phật giáohay Khổng giáo, đã là người dân gốc Việt họ đều hướng về vùng đất Tổ - cộinguồn của dân tộc đều coi trọng tổ tiên những người đã có công sinh thành vàdưỡng dục chúng ta nên người

Đã bao nhiêu thế kỉ trôi qua nhưng người Việt Nam dù ở phương trời nào

từ Bắc đến Nam, dù trong nước hay xa xứ vẫn luôn hướng về vùng đất Tổ và coi

đó là quê hương xứ sở của cả cộng đồng Nhiều người đẫ không tiếc công sức,tiền của, chẳng ngại xa xôi, vất vả hành hương về với Đền Hùng để thắp nénnhang tri ân, tưởng nhớ tới tổ tiên của mình.Tín ngưỡng này trở thành tâm thứccủa mỗi người dân đất Việt hương tới một đạo lý, truyền thống đạo đức cao đẹp

“Uống nước nhớ nguồn” của cả dân tộc

Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng phổ biến, một nét sinh hoạt văn hoá tinhthần đặc sắc và là một phong tục truyền thống đẹp của người dân Việt Nam.Chính điều đó đã tạo nên một sự khác biệt căn bản về văn hoá giữa Việt Nam vàvăn hoá các quốc gia phương Tây Nơi mà đời sống tinh thần của con người chủyếu hướng về Thiên Chúa giáo hay các quốc gia Arập mà Hồi giáo là quốc giáo Trước hết chúng ta cần phải hiểu khái niệm tổ tiên và thờ cúng tổ tiên củamột người chính là những người cùng huyết thống như cụ, kị, ông, bà, cha,mẹ… đã mất Thờ cúng tổ tiên chính là thờ cúng cụ kị, ông bà, cha mẹ nhữngngười đã mất đó với niềm tin là họ sẽ giúp đỡ và phù hộ cho những người đangsống Đây là một tín ngưỡng có từ thời nguyên thuỷ bắt nguồn từ niềm tin củamỗi ngưòi đều có hai phần thể xác và linh hồn.Khi thể xác mất đi nhưng linh

Trang 11

hồn vẫn tồn tại.Vì vậy, linh hồn sẽ che chở, bảo vệ cho những người thân tronggia đình và tục thờ cúng những người đã mất xuất hiện từ đó.

Tục thờ cúng tổ tiên trong một nhà, người Việt mở rộng tục thờ tổ tiên củamột chi họ, một họ, tổ tiên của một làng, một vùng miền đến tổ tiên chung củacộng đồng cả nước: Quốc Tổ

Thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là một tín ngưỡng có sức sống lâu bền, có gốc

rễ sâu xa trong cộng đồng người Việt, nó phát triển theo chiều dài lịch sử của đấtnước Ở nhiều chặng đường khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau và đối vớimỗi người tín ngưỡng này được nhìn nhận một cách không giống nhau

Đã có lúc, thờ cúng tổ tiên được coi là loại hình “mê tín dị đoan” nhưngtrong đời sống đương đại ngày nay nó lại trỗi dậy để chứng minh sức sốngtrường tồn của nó trong lòng dân tộc

Tuy nhiên, khái niệm thờ cúng tổ tiên, đang có nhiều ý kiến khác nhau.Một

số người cho rằng, thờ cúng tổ tiên là một phong tục, một tín ngưỡng.Như tác

giả Toan Ánh có viết “Thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo Thờ phụng

tổ tiên do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kị

đã khuất [4;22].Còn giáo sư Hà Đình Cầu lại cho rằng “Việc thờ cúng tổ tiên

không phải là một tôn giáo mà là một luật tục” [4;5].

Ở nước ta, mỗi miền lại có cách gọi khác nhau về tín ngưỡng thờ cúng tổtiên Trong khi ở miền Nam, nhiều người đều gọi chung với cái tên đạo Ông Bà,thì ở miền Bắc lại gọi là đạo thờ Tổ tiên Tuy nhiên đạo ở đây không phải là tôngiáo như đạo Phật, đạo Hồi… mà đạo ở đây chính là đạo lý làm người, đạo lý

làm con, đạo hiếu nghĩa, đạo của truyền thống đạo đức cao đẹp “Chim có tổ,

người có tông”.

Nhưng học giả Đặng Nghiêm Vạn lại cho rằng thờ cúng tổ tiên là mộttôn

giáo nằm trong hệ thống tôn giáo dân tộc Ông khẳng định “Thờ cúng tổ tiên là

một tôn giáo chính thống của người Việt Nam, tuy nó không có tổ chức chặt chẽ, nhưng dường như toàn bộ cộng đồng quan niệm tiến hành các lễ thức giống

Trang 12

nhau và là tâm linh chủ yếu của cộng đồng, là lực hút các yếu tố ngoại sinh hay

là những yếu tố ra nhập vào các tôn giáo khác” [30;29].

Bên cạnh đó lại có nhiều ý kiến khác, cho rằng thờ cúng tổ tiên là một loại

hình tín ngưỡng, hay tín ngưỡng dân gian Tác giả Huyền Giang lý giải: “Từ xa

xưa rõ ràng thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng sâu sắc của người Việt… Nhưng

từ đó, chưa thể nói rằng thờ cúng tổ tiên là một thứ tôn giáo của người Việt Thoạt nhìn có thể coi là tôn giáo, vì hầu hết các nhà đều có bàn thờ, đều làm nghi thức thờ cúng trang trọng và thành kính, nghĩa là có những dấu hiệu của tôn giáo, nhưng đó chưa phải là tôn giáo hiểu theo nghĩa chặt chẽ của khái niệm này Thờ cúng tổ tiên không có những giáo lý thống nhất, cũng không có giáo hội với những phép tắc nghiêm ngặt như thường thấy ở các tôn giáo khác”

[22;149]

Như vậy, dù có quan niệm như thế nào về thờ cúng tổ tiên như một tôngiáo, một tín ngưỡng, một phong tục, hay luật tục thì thờ cúng tổ tiên vẫn mãi làtruyền thống, một nét văn hoá đẹp trong đời sống tinh thần của người dân đấtViệt

1.1.2 Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Cho đến nay, việc xác định thời điểm ra đời của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiênchưa có sự thống nhất Tuy vậy, nhiều người cho rằng, cơ sơ quan trọng đầu tiêncho việc hình thành bất kì tín ngưỡng nào cũng đều xuất phát từ quan niệm tâmlinh của con người Khi xuất hiện xã hội loài người là thời gian bắt đầu hìnhthành tín ngưỡng, tuy chỉ là hình thức tín ngưỡng sơ khai, gắn với tổ chức thịtộc Mỗi tổ chức thị tộc có những hình thức thờ cúng riêng với các tập tục thờcúng vật thiêng được coi là tổ tiên của thị tộc đó Dân tộc Việt Nam cổ đại đãchọn con chim lạc vốn là tô tem của một bộ phận cư dân miền núi làm tô temcủa mình Cũng như dân tộc Hoa của Trung Quốc chọn con chim huyền điểulàm vật tổ của mình Càng dần về sau, khi xã hội phát triển, con người có nhữngnhận thức mới, người ta coi sự chết không phải là hết mà là sự tiếp nối của một

Trang 13

cuộc sống ở thế giới khác, và con người có thế giới bên kia, có thiên đàng – địangục.

Con người ngoài phần thể xác còn có cả linh hồn Khi con người chết đi,linh hồn vẫn tồn tại ở thế giới bên kia và linh hồn cũng có nhu cầu sinh hoạt như

ở thế giới bên này của người còn sống Vì vậy, chúng ta thấy xuất hiện hình thứcchôn cùng người chết những vật dụng sinh hoạt cá nhân như rìu, giáo, thuổng,khoá, thắt lưng, vòng tay, khuyên tai… Hiện tượng chôn hiện vật theo ngườichết không chỉ đơn thuần là phản ánh quan niệm tín ngưỡng của người đươngthời mà còn phản ánh cả sự phân chia giai tầng trong xã hội và ngoài ra phảnánh nghề nghiệp của chủ nhân người chết Cùng với sự phát triển của xã hộihiện đại, người ta không chon cho người chết những vật dụng, đồ dùng tuỳ tangnữa mà thay vào đó là việc đốt vàng mã với những mô hình về dụng cụ sản xuất,dụng cụ sinh hoạt bằng giấy như tiền, vàng, ti vi, xe máy và hiện đại hơn lànhững mô hình biệt thự, máy bay làm giống y đồ thật Điều này thể hiện mongmuốn của người sống luôn muốn cho người chết có một cuộc sống như trên cõitrần Dần dần việc thờ cúng tổ tiên trở thành một tín ngưỡng chung của cả dântộc

Nguồn gốc thứ hai dẫn đến sự hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chính

là gắn với vai trò của người đàn ông trong gia đình.Trong thời kì công xã thị tộc,đặc biệt là thời kì công xã thị tộc phụ hệ, những gia đình hạt nhân đã được hìnhthành Ở đó, người đàn ông nắm vai trò quản lý mọi công việc gia đình từ sănbắt, hái lượm, trồng trọt để mang lại những thu nhập từ vật chất duy trì sự sốngcủa cả gia đình Người vợ và người con tuyệt đối phục tùng và tôn trọng quyền

uy của người đàn ông Và sau đó những đứa con mang họ cha ra đời, đặc biệt làcon trai lại kế tục ý thức về uy quyền của người đàn ông trong gia đình đó Từ

đó tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ra đời

Thêm vào đó, sau hơn 1000 năm Bắc thuộc cùng với những chính sáchđồng hoá về văn hoá của người Hán, văn hoá Hán cũng xâm nhập vào nước ta.Việc tiếp thu tư tuởng Nho giáo của Khổng Tử từ Trung Hoa đã tác động đến tư

Trang 14

tưởng của người dân Việt trong việc đề cao chữ hiếu, nghĩa Nho giáo đề caochữ hiếu nghĩa với quan niệm: Trung với vua, hiếu với cha mẹ là cùng một gốc.Chữ hiếu được đề cao từ trong gia đình đến xã hội với ý nghĩa con cái mang ơncông sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ Và với ý nghĩa đó, người con có nghĩa

vụ báo đáp công sinh thành giáo dưỡng bằng hình thức phụng dưỡng cha mẹ khicòn sống và thờ cúng cha mẹ khi họ qua đời.Và cứ như thế, đời này qua đờikhác, tục thờ cúng tổ tiên ra đời và phát triển thành tín ngưỡng đi sâu vào tâmthức của mỗi người

Ngoài nhu cầu tâm linh của con người được đáp ứng qua các hình thức tínngưỡng, tôn giáo, tục thờ tổ tiên còn là biểu hiện của đạo lý làm người, là nhu

cầu hướng về cội nguồn của gia đình và dân tộc “Thờ cúng tổ tiên là sự tiếp nối

giữa quá khứ, hiện tại và tương lai” [11;75].

Tuy nhiên, hình thức thờ cúng tổ tiên ở mỗi nơi một khác, mỗi giai đoạnlịch sử lại có sắc thái riêng Nghĩa là, hình thức của nó đa dạng, muôn vẻ vớinhiều biến thể để đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng của con người không chỉ ởViệt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn xuất hiện ở các quốc gia láng giềngnhư Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… Nhưng ở mỗi quốc gia, tín ngưỡng này lạimang những màu sắc riêng biệt

Ở Ấn Độ, người Ấn Độ theo đạo Balamôn, thờ cúng tổ tiên nhằm làm chongười chết được lên trời, trở thành bất tử Nhưng những người theo Ấn Độ giáo

ở nước này lại quan niệm “khi chết sẽ có sự phán xét của Yama, nếu con cháu

thờ cúng thì người chết sẽ được lên trời chứ không phải xuống địa ngục”

[11;76]

Còn ở Trung Quốc, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng có vị trí quan trọngnhất.Tín ngưỡng này, giữ vai trò trung tâm trong đời sống tinh thần của đa sốdân cư.Mỗi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên đặt ở vị trí trung tâm trong ngôinhà.Và hàng năm cứ đến ngày giỗ, tết, đại diện mỗi gia đình sẽ chịu trách nhiệmchủ trì nghi thức thờ cúng

Trang 15

Ở Việt Nam, có giả thiết cho rằng “sự thờ cúng tổ tiên lúc đầu được cử

hành ở người Hán, rồi lan dần ra người Việt và đến một thời điểm nào đó, nó trở thành một phong tục phổ biến trong người Việt” [6;16].Thờ cúng tổ tiên từ

chỗ được du nhập từ bên ngoài vào nhưng dần dần trở thành một tập tục khôngthể thiếu trong đời sống tinh thần và văn hoá Việt

Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đã hình thành và pháttriển trên cơ sở quan niệm tâm linh cũng như trên nền tảng kinh tế - xã hội – tưtưởng khá bền vững.Những yếu tố tâm linh có tính chất bản địa và mộc mạcđược thể chế hoá, hợp pháp hoá nhờ hệ tư tưởng Nho giáo và trên cơ sở lòng tincủa quần chúng nhân dân.Vì vậy, tín ngưỡng này được bảo tồn qua suốt tiếntrình lịch sử và biến đổi phù hợp với đời sống xã hội đương thời

1.1.3.Nét độc dáo của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Trang 16

Thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng đặc thù của cộng đồng cácdân tộc Việt Nam.

Tín ngưỡng này được coi là dạng thức đặc biệt về vũ trụ quan và nhân sinhquan của con người từ thời tiền sử, từ sùng bái những hiện tượng tự nhiên, sùngbái loài vật đến sùng bái và thờ cúng những người đã mất

Cơ sở quan trọng nhất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là đức tin về sựtồn tại bất diệt của thế giới hồn linh, đặc biệt là sự tồn tại và quyền năng của linhhồn những người đã mất có quan hệ huyết thống với những người đang sống

Ở Việt Nam, từ hàng ngàn năm nay, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên vẫn đã vàđang được coi là một yếu tố hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗingười và mỗi gia đình, mỗi dòng tộc Hình thức cơ bản của tín ngưỡng này làviệc lập bàn thờ tại mỗi gia đình, tại nhà thờ của mỗi dòng họ và thực hànhnhững nghi lễ thờ cúng trong mọi chu kỳ của đời người như: trưởng thành, cướixin, tang ma…cùng mọi chu kỳ tự nhiên như đón năm mới Nghi lễ thờ cúng tổtiên còn trở thành một hoạt động thường nhật không thể thiếu nhằm có thêmđược sự ủng hộ, sự may mắn như khi bắt đầu làm một công việc gì đó như xâydựng, sản xuất, chữa bệnh, học hành thi cử, mua bán…với mong muốn giảm bớt

sự thiếu may mắn, hoặc chia vui, cảm ơn linh hồn người đã mất đã góp phần tạolập những kết quả, những sự thành công…Như vậy, đối với người Việt Nam, tínngưỡng thờ cúng tổ tiên không phải là tôn giáo mà là một tập tục truyền thống,một đạo lý cơ bản của mỗi người và mỗi gia đình

Trong xã hội truyền thống ở việt Nam, do những đặc thù về địa- chính trị

và địa- văn hóa, từ hàng nghìn năm nay, làng là đơn vị hành chính cơ sở có vaitrò hết sức quan yếu trong việc sáng tạo, bảo giữ và lưu truyền những bản săcvăn hóa truyền thống

Trang 17

Với tư cách là một đơn vị cộng sinh và cộng cảm, từ tín ngưỡng thờ cúng

tổ tiên theo quan hệ huyết thống của mỗi gia đình, mỗi dòng tộc, cộng đồng làng

xã còn tạo nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cả cộng đồng làng xã- của tất cả

những người có mối quan hệ phi huyết thống và huyết thống, sống chung trên

một địa bàn và đối tượng thờ cúng của cộng đồng làng không phải và không chỉ

là những người trực tiếp sinh ra họ mà là những nhân vật được toàn thể cộngđồng thừa nhận và suy tôn thành Thành hoàng

Trong số này, có thiên thần và nhân thần- những danh nhân lịch sử, danhnhân văn hóa, những anh hùng có công dựng nước và giữ nước hoặc nhân vật cóthật trong lịch sử có công lập làng, truyền nghề…Đồng thời, cũng có không ítthành hoàng làng là các biểu tượng được xây dựng từ huyền thoại, huyền tích,được cộng đồng gán ghép và xây dựng thành những nhân vật siêu phàm, thành

những biểu tượng văn hóacủa cộng đồng mang những đặc trưng của địa phương

về cả tự nhiên lẫn xã hội Những biểu tượng văn hóa này còn được hiện thựchóa, vật chất hóa cho phù hợp với những đặc trựng về điều kiện tự nhiên và đặcđiểm xã hội của cộng đồng như có ngày sinh, ngày mất cụ thể để tổ chức cúnggiỗ hàng năm và các nghi thức tưởng niệm khác

Thành hoàng được thờ cúng tại Đình làng, ngôi nhà thờ chung của cộngđồng, có quy mô vượt trội so với các nhà thờ tổ tiên riêng của các tộc họ, nơithực hành những nghi thức thờ cúng chung và đồng thời là nơi tổ chức nhiềuhoạt động có tính văn hóa xã hội khác của cộng đồng làng xã

Trang 18

Mục đích cơ bản của việc thờ cúng thành hoàng là tỏ lòng ngưỡng mộ, ghitạc công ơn của cộng đồng đối với công lao của những đối tượng được thờphụng; đồng thời, cầu mong sự phù hộ, trợ giúp cho toàn thể cộng đồng hoặccác thành viên thực hành những nghi thức này Do quy mô của Đình, Đền vàcấp độ của các đối tượng được thờ phụng, không như việc tổ chức tại các giađình, nghi thức và cách thức tổ chức thờ cúng tại cộng đồng tuân thủ theo nhữngquy ước nghiêm ngặt, chặt chẽ, được kết hợp với việc tổ chức hội làng, một sinhhoạt văn hóa cộng đồng mang đâm nét dân gian, thể hiện những bản sắc văn hóađộc đáo của từng địa phương.

1.1.4 Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đến giaiđoạn hiện nay thể hiện sức sống, sự trường tồn của nó trong đời sống tâm linhngười Việt đương đại Nó đã bén rễ ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân

ta từ thế hệ này sang thế hệ khác Nhưng không phải ngẫu nhiên mà tín ngưỡngthờ cúng tổ tiên lại có sức sống lâu bền trong đời sống của cộng đồng người Việtnhư vậy mà chính tín ngưỡng này mang một ý nghĩa, một giá trị văn hoá tinhthần sâu sắc

Trước tiên, giá trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện ở sự khơi dậylòng hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên, hoà thuận với anh em, có trách nhiệm vớicộng đồng huyết tộc, cộng đồng làng xóm và cả cộng đồng xã hội Trong mỗigia đình người Việt, bàn thờ tổ tiên được đặt ngay ngắn ở vị trí trang trọng nhất,gian chính của ngôi nhà Với lòng thành kính ông bà cha mẹ, vào những ngàygiỗ hay ngày tết, hay đôi khi chỉ là ngày rằm, ngày đầu tháng, mỗi gia đình đềusắm mâm cơm, mâm hoa quả thắp nén hương thơm gọi các cụ về chung vui.Trong những ngày giỗ, ngày tết… anh em, con cháu dù xa hay gần, giàu haynghèo đều cố gắng về quây quần bên nhau để ôn lại công lao của bố mẹ, ông bà

đã giáo dưỡng mình Và đối với những người đang sống, sự trưởng thành của họhôm nay cũng chính là nhờ sự phù hộ của tổ tiên Ngoài ra nó còn có ý nghĩa kế

Trang 19

tục, đó là nhân dịp này toàn thể gia đình có dịp hàn huyên tâm sự nhằm giải toảnhững vướng mắc, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.

Ngoài thoả mãn nhu cầu tâm linh của con người, thờ cúng tổ tiên còn làbiểu hiện của đạo lý làm người, là nhu cầu hướng về cội nguồn của gia đình vàdân tộc Với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chữ hiếu không chỉ dừng lại ở ý thức,giáo dục đạo đức mà dần dần đã trở thành những nghi thức, tập tục, khuôn mẫuthường xuyên nhắc nhở con cháu có trách nhiệm với quá khứ, hiện đại và tươnglai, với anh em, hàng xóm và xã hội…

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu tâmlinh dân dã, sâu sắc, đơn giản và bền vững người dân Bởi vì khác với tôn giáokhác, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng không có một giáo lý nghiêm ngặt, không

hề có giáo chủ hay thánh đường nguy nga lộng lẫy và cũng không hề hứa hẹn gìlên thiên đàng hay sẽ trừng phạt xuống điạ ngục Mà tín ngưỡng thờ cúng tổ tiênchỉ nhắc nhở, động viên, khuyên dạy con cháu sống sao cho có trên có dưới, làmtròn đạo hiếu với người còn sống cũng như những người đã khuất Có như vậy,người đang sống cũng thấy yên tâm và người đã khuất cũng cảm thấy được an ủiphần nào Và mối quan hệ gắn bó trong tiềm thức giữa những người sống ởdương gian với những người sống ở thế giới bên kia chính là đức tin cao đẹp,truyền thống đạo đức trong cộng đồng người Việt

Thờ cúng tổ tiên ở một mức độ nào đó là một nét đẹp văn hoá dân tộc.Nókhông chỉ củng cố quan hệ truyền thống trong gia đình, dòng họ mà còn khẳngđịnh tính cộng đồng làng xã, bảo đảm ổn định cho cả dân tộc

Thông qua nghi thức thờ cúng tổ tiên, người Việt gửi gắm tình cảm sâu

đậm trong đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và vì “Cây có gốc mới nở cành

xanh ngọn”, “Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” từ đó củng cố thêm lòng

hiếu thảo vốn là giá trị đạo đức truyền thống của người Việt

Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường cũng như quá trìnhtoàn cầu hoá kinh tế, sự giao lưu thâm nhập của các yếu tố văn hoá ngoại bang

là điều khó tránh khỏi và đây trở thành một thách thức của thời đại Vấn đề là ở

Trang 20

chỗ cần phải duy trì, phát huy những yếu tố tích cực, tiếp thu văn minh của nhânloại Nhưng đồng thời phải loại bỏ những yếu tố tiêu cực, làm băng hoại đi giátrị truyền thống văn hoá dân tộc Sự phục hồi và phát triển của tín ngưỡng thờcúng tổ tiên trong những năm gần đây, phản ánh nhu cầu của đại đa số nhân dânmuốn bảo lưu, giữ gìn những truyền thống văn hoá tốt đẹp của ông cha, và rất cóthể là điểm tựa để chống lại sự xâm lăng văn hoá từ bên ngoài đang có nguy cơlàm sói mòn bản sắc văn hoá dân tộc.

Với những ý nghĩa to lớn không chỉ trên lĩnh vực văn hoá tinh thần mà còn

có ý nghĩa văn hoá to lớn về lịch sử - xã hội như truyền thống đoàn kết, ý thứccộng đồng, lòng hiếu thảo, ham học tập và yêu quê hương, đất nước… Tínngưỡng thờ cúng tổ tiên, cần được bảo tồn và phát huy một cách có hiệu quả.Nhưng bên cạnh những yếu tố tích cực, hiện nay tín ngưỡng thờ cúng tổ tiênđang có dấu hiệu tiêu cực như: phô trương về tiền tài, danh vọng, địa vị, gâychia rẽ, bè phái trong cộng đồng Hiện tượng ấy, gây không ít lãng phí, phiềntoái, làm biến dạng ý nghĩa nhân văn sâu sắc của nó.Hiện tượng này cần đượchạn chế, xoá bỏ để tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với ý nghĩa thiêng liêng là nétđẹp trong văn hoá Việt

Như vậy, hướng về cội nguồn, tìm về tổ tông là truyền thống mang một ýnghĩa thiêng liêng, lắng đọng trong mỗi con người Việt Nam.Đó là điểm tựa tinhthần cho con cháu luôn tâm niệm có sự phù hộ, độ trì của các bậc tiền bối đitrước và nó còn thể hiện đạo lý làm người của dân tộc Việt Bởi vì trước sự pháttriển mạnh mẽ của khoa học, tiến bộ của kĩ thuật, xu hướng khu vực hoá, quốc tếhoá… bên cạnh mặt tích cực còn có những nguy cơ về sự suy thoái đạo đức, lốisống, sự đảo lộn những thang bậc giá trị Thờ cúng tổ tiên nhằm giữ gìn đạo đức

truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về cái thiện, trọng đạo lý “Uống

nước nhớ nguồn” cần được khuyến khích.Ở Việt Nam tín ngưỡng thờ cúng tổ

tiên đang được phục hồi và cuốn hút đông đảo nhân dân tham gia (kể cả các tín

đồ của các tôn giáo khác) Quá trình hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước,

Trang 21

chắc chắn rằng những tín ngưỡng truyền thống sẽ không lụi tàn mà ngược lạicòn có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Như vậy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam được hình thành từrất sớm, tồn tại và phát triển cùng sự phát triển văn hoá, xã hội của đất nước Đây làmột nét đặc thù trong văn hoá Việt bởi không phải dân tộc nào trên thế giới cũng cóchung một Tổ và có phong tục thờ cúng tổ tiên như ở nước ta Điều đặc biệt hơn cả

đó là tín ngưỡng này được thể hiện đậm nét trên quê hương đất Tổ

1.2 Tín ngưỡng thờ Hùng Vương

1.2.1 Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Tất cả các dân tộc có nền văn minh cổ đại, cho đến nay các bộ tộc thiểu sốvẫn có những câu chuyện cổ tích, thần thoại kể về nguồn gốc dân tộc mình nhưchim Huyền Điểu sinh ra nhà Thương, các Pharaong ở Ai Cập lên đỉnh Olimpialấy lửa của mặt trời, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên kể cho nhau về nguồngốc dân tộc mình Nhưng không một dân tộc nào lại có chuyện về tính cộngđồng nhân văn như chuyện mẹ Âu Cơ đẻ bọc trăm trứng là nguồn gốc của cảcộng đồng dân tộc

Theo truyền thuyết của người Việt kể rằng: Vua Lạc Long Quân kết duyêncùng bà Âu Cơ, sau khi có thai đã đưa về núi Nghĩa Lĩnh (núi Hùng ngày nay)

bà có mang 3 năm 3 tháng 10 ngày mới sinh một bọc trăm quả trứng Lạc LongQuân thấy sự lạ liền để lên mâm vàng cầu khấn thiên địa, sau 7 ngày thì trứng

nở ra 100 người con trai, vì đông không biết đặt tên thế nào cho hết liền cầukhấn thì được ông già tóc bạc trắng đặt tên cho 100 người con đó (ông tiên nàylàm nghề câu cá ở bờ sông ngã ba Việt Trì) Sau đó các khôn lớn Lạc LongQuân bèn chia đôi 50 người theo cha về biển, 49 người con theo mẹ lên non, đểngười con cả ở lại làm vua Vì vậy từ đó sinh sôi ra các dân tộc ở vùng xuôi và

vùng ngược và đều là anh em, nên nay vẫn gọi nhau là “đồng bào” (cùng một bọc).

Núi Hùng ngày nay là nơi các vua Hùng thường chọn để thờ trời và làmcác nghi lễ: thờ thần lúa để cầu cho mùa màng tốt tươi, muôn dân no ấm Hùng

Trang 22

Vương thứ 6 sau khi đánh tan giặc Ân thì hoá và tương truyền mộ xây tại lưngđồi Sau Thục Phán được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi lập ra nhà nước Âu Lạc,dời đô về Cổ Loa, cho xây dựng đền Hùng làm nơi thờ các vua Hùng ĐềnGiếng còn là nơi hai bà công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa ra soi gương chải tóc.Đền Thượng là nơi các vua Hùng cầu khấn trời đất cho được mùa màng cho concháu đông đúc.

Chính vì những lí do đó cho nên con cháu từ xưa tới nay vẫn đến thắphương tưởng nhớ tổ tiên, nơi thờ tự các vua Hùng Ngày nay con cháu đi khắpnơi trên thế giới nhưng đều nhớ ngày giỗ Tổ về dự và còn mang chân hương,mang đất, nước ở giếng ngọc về nơi mình sinh sống lập đền thờ cúng Ở ViệtNam có một phong tục đẹp đó là tưởng nhớ đến người đã mất vào ngày họ chết(còn gọi là ngày giỗ) Là con người thì phải có ngày sinh và ngày mất, nhưngnếu kỷ niệm vào ngày sinh thì chưa trọn vẹn vì có người quá trình sống có côngvới dân làng, với nước, có người có công, có người có tội Vì vậy chỉ sau khichết mới đánh giá được đầy đủ.Người có công với dòng họ thì cả họ thờ, người

có công với làng, nước thì làng, nước thờ

Các Vua Hùng có công với nước thì con cháu cả nước thờ và nhớ nơi khởinguồn nên tụ hội về thành ngày giỗ Tổ Ngày giỗ Tổ Hùng Vương từ đó mà sinh

ra và phát triển càng ngày càng đông Đồng bào lập đền thờ ở nơi mình ở theoquan niệm con cháu ở đâu thì tổ tiên ở đó nhưng quan niệm thiêng liêng nhất đốivới người dân Việt Nam là nơi sinh ra ban đầu, là nơi chôn rau cắt rốn, là cáigốc của dân tộc Với phong tục và tín ngưỡng tổ tiên như vậy nên nhân dân hànhhương về Đền Hùng ngày càng đông, từ những năm kinh tế còn khó khăn nhândân vẫn cơm nắm muối vừng về dự ngày giỗ Tổ

Còn đối với các triều đại phong kiến thì rất coi trọng Truyền thuyết kể hai

bà Trưng khi phất cờ khởi nghĩa đã đến làm lễ tại núi Hùng và có lời thề:

“Một xin rửa hận quốc thùHai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba khỏi oan ức lòng chồng

Trang 23

Bốn xin vẻn vẹn sớ công linh này”.

Thời đại Các vua Hùng dựng nước không chỉ còn lại qua những truyềnthuyết về Hùng Vương, mà còn có nhiều dấu tích khảo cổ về thời đại các vuaHùng Di tích Gò De ở xã Thanh Đình (Thành phố Việt Trì) ngày nay còn đượcViệt sử lược ghi lại: "ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục các bộlạc khác, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu đặt tên nước là VănLang" Đến nay tìm thấy ở Gò De nhiều hiện vật độc đáo, đặc biệt trong nhữngngôi mộ cổ cách ngày nay khoảng trên 2000 năm như: vuốt đồng, lưỡi đinh bađồng, rìu, giáo, qua đồng Đinh ba có hình dạng giống như là cây quyền trượngchứ không phải là đinh ba lao cá, cả nước hiện nay mới tìm được duy nhất cómột cái Hiện nay ở xã Thanh Đình còn có xóm gọi tên là Gia Ninh, chúng ta cóhình ảnh vị thủ lĩnh của bộ Gia Ninh xưa với mũ, vòng đeo cổ có gắn nhữngchiếc vuốt đồng, tay cầm cây quyền trượng để thể hiện uy quyền và thần quyền.Người xưng vua lập ra nước Văn Lang, di chuyển trung tâm ra làng Cả (Thànhphố Việt Trì ngày nay) Ở làng Cả đã đào được hơn 400 ngôi mộ thời HùngVương và có một hiện vật rất quý là bộ khoá đai lưng bằng đồng có 8 con rùamóc vào nhau Đó là bộ đai lưng như cân đai của các vua chúa sau này

Ngoài ra dọc các con sông Hồng, sông Lô, sông Đà vùng Tam Nông,Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Lập Thạch, Vĩnh Tường vào tận Đông Sơn (ThanhHoá), làng Vạc (Nghệ An) đền có dấu tích thời kỳ dựng nước

Trong tâm linh người Việt rất trọng những người có công, cho nên suy tôn

là ông Tổ và nhận mình là con cháu các vua Hùng Tự nguyện trở về nơi sinhthành ra mình (coi đó là cội nguồn, gốc rễ của bản thân), với tấm lòng uốngnước nhớ nguồn, thành kính tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong tổ tiên ban cho điềutốt lành Trong thời kỳ kháng chiến ở những vùng bị kìm kẹp bởi quân thùnhưng nhân dân vẫn bí mật thờ cúng trên cây đuốc (Tiền Giang), trong nhà giam(Vũng Tàu)

Ngày nay Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Nhà nước Việt Nam quy định làngày quốc lễ, công chức, viên chức và đồng bào cả nước được nghỉ một ngày để

Trang 24

về dự giỗ Tổ Đền Hùng được chính phủ phê duyệt quy hoạch mở mang Dòngngười về Đền Hùng dự Giỗ Tổ Hùng Vương lên đến hàng triệu lượt người, đôngnhư người đạo Hồi về thánh địa Mecka, như người theo đạo thiên chúa vềJeusalem nhưng khác là về thăm nơi cội nguồn dân tộc, nơi sinh ra cộng đồngmình, với ý thức và tâm tưởng thành kính tưởng nhớ tổ tiên chứ không phải theonhư một tôn giáo, không có giáo lý, giáo hội, giáo chủ, không có tục ăn chay, ănkiêng mà có gì thì mang về dâng cúng lễ tổ tiên để cầu mong mạnh khoẻ và làm

ăn phát đạt, hạnh phúc

Đó là dân còn các triều đại phong kiến thì từ khi giành lại được đất nước,dưới triều đại Tiền Lê, năm Thiên phúc nguyên niên đã có viết thần tích, đếnthời Lê Thánh Tông năm Hồng Đức nguyên niên lại viết lại Ngọc phả và chínhthức giao cho dân sở tại làm trưởng tạo lệ được miễn phu phen, tạp dịch để trôngnom lăng miếu Vua Hùng Đến triều Nguyễn đã cho rước tinh linh các vuaHùng về thờ ở miếu Lịch Đại Đế Vương Dưới chế độ mới, ngay sau khi giànhđược độc lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng, quyền Chủ tịch nước về dự giỗ Tổ năm

1946 đã lên đền Thượng dâng hương và dâng tấm bản đồ Việt Nam cùng01thanh kiếm, tỏ ý chí quyết tâm bảo vệ giang sơn mà các vua Hùng đã xâydựng nên Năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ chí Minh vềđền Hùng dâng hương báo công chiến thắng giặc ngoại xâm và nói chuyện với

đại đoàn 308 trước khi về tiếp quản thủ đô, Bác căn dặn: “Các vua Hùng đã có

công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đồng bào và các đồngchí lãnh đạo đảng và nhà nước đã về thăm viếng ngày càng nhiều.Đó là đạo lítruyền thống của người Việt Nam từ xưa đến nay Giỗ Tổ Hùng Vương từ lâu đãtrở thành ngày lễ chung của cả dân tộc

1.2.2 Đặc điểm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Cũng xuất phát từ những đặc điểm địa - chính trị và địa- văn hóa, trải quahàng nghìn năm, ở Việt nam tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên còn được “phát triển”thành tín ngưỡng thờ Quốc Tổ Đây quả là hiện tượng hiếm có, nếu không nói là

Trang 25

độc nhất, trên thế giới khi cả quốc gia dân tộc Việt Nam đã tự coi mình là cóchung một nguồn gốc (đồng bào), rồi lập nên một khu mộ Tổ chung và đặt ramột ngày giỗ Tổ chung để thực hành những nghi lễ thờ cúng và tưởng niệm VuaHùng- vị Quốc Tổ chung của cả quốc gia dân tộc.

Từ hàng ngàn đời nay, trong đời sống tâm linh của người Việt, vua Hùngvẫn luôn luôn có vị trí quan trọng đặc biệt như một biểu tượng văn hóa cụ thể,một thực thể tâm linh thiêng liêng khác hẳn với những biểu tượng tín ngưỡngtôn giáo trên thế giói Chính vì thế, việc thờ cúng Quốc tổ Hùng Vương đã đượccác cộng đồng người Việt thực hiện trên địa bàn cả nước từ hàng trăm nămnay.Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì vào thời Lê (từ TK XV-XVIII), đã có tới 1026 đình, đền tại 944 làng xã trong toàn quốc thờ HùngVương và các nhân thần thời đại này

Tuy nhiên, việc thờ cúng Hùng Vương được thực hiện tập trung nhất,phong phú nhất lại diễn ra tại khu vực Đền Hùng, Việt Trì và các vùng phụ cậnthuộc tỉnh Phú Thọ- địa bàn cư trú của người việt cổ, tương ứng với Thời đạiHùng Vương mà hệ thống 31 đình, đền thờ Hùng Vương và các tướng lĩnh đanghiện hữu cùng 32 di tích khảo cổ từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun đếnĐông Sơn đã được nghiên cứu, phát hiện tại khu vực này trong nhiều thập kỷvừa qua là những minh chứng vật chất của những huyền tích và huyền thoại vềHùng Vương

Đáng chú ý là, từ vài trăm năm trước, cùng với việc can thiệp của nhà nướcvào tín ngưỡng thờ cúng dân gian thông qua việc ban sắc cho các đối tượngđược thờ tất cả các làng xã trong toàn quốc diễn ra thường xuyên trong các triều

Lê (1428-1788), Nguyễn (1802-1945), việc “Nhà nước hóa” tín ngưỡng thờ

cúng Hùng Vương còn được thực hiện với việc đưa thời đại huyền tích này vào

chính sử và soạn thảo “ Ngọc phả Đền Hùng” vào năm 1470 (Hồng Đức nguyên

niên)

Đồng thời, từ hàng trăm năm nay, lễ hội Đền Hùng- được coi là ngày Giỗ

Tổ chung của quốc gia dân tộc cũng đều đặn được tổ chức vào ngày 10/3 âm

Trang 26

lịch hàng năm và được hưởng những chế độ ưu đãi đặc biệt Chính vì thế, cùngvới thời gian, các công trình thờ cúng Quốc Tổ Hùng vương tại khu vực núiNghĩa Lĩnh, Việt Trì do cộng đồng làng xã địa phương lựa chọn và xây dựng đãkhông ngừng được sửa sang, tôn tạo và trở thành một quần thể công trình kiếntrúc văn hóa mang chức năng và tính thiêng do con người tạo cho từ tín ngưỡngđộc đáo này.

1.2.3 Vai trò và giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

1.2.3.1 Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Việc thờ phụng các vua Hùng là nhằm thoả mãn được nhu cầu tâm linh củacon người Xưa kia, người Việt nói chung và cư dân Phú Thọ nói riêng đề sinhsống chủ yếu bằng canh tác ruộng nước nên sự tác động của tự nhiên như: hạnhán, mưa bão, thiên tai… ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống Trong điều kiện xãhội cổ truyền còn lạc hậu, con người bất lực trước thiên nhiên.Vì thế họ đã dặtniềm tin và cầu mong sự phù hộ của các thần linh, sự che chở của các vua Hùng.Ngỳa nay, khoa học kỹ thuật đã hiện đại (ở một chừng mực nào đó có thể cải tạo

và làm chủ được tự nhiên), trình độ nhận thức về thế giới xung quanh đã caohơn nhưng có vẻ như niềm tin vào thần linh, vào tín ngưỡng thờ cúng HùngVương của người Việt không suy giảm

Như vậy, không chỉ có con người thời nguyên thuỷ, hay con người thờiphong kiến mới có niềm tin vào thần thánh mà cho đến thời hiện đại, con người

ở thế kỷ XXI vẫn đặt niềm tin, hi vọng vào sự che chở của thánh thần

Việc thờ phụng các vua Hùng, con vua và các tướng lĩnh… liên quan đếncác đời vua Hùng biểu hiện giá trị xã hội của cộng đồng Có thể nói, hầu hết cácnhân vật này đều đại diện cho giá trị mà cộng đồng đã đúc rút trong một thời kỳlịch sử nhất định ví như truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh ngoài việc phảnánh công cuộc trị thuỷ, sức mạnh của cộng đồng dân cư khi chống lại thiên tai,

nó còn cho chúng ta nguồn tư liệu về việc vua Hùng thống nhất các bộ lạc ở Bắc

Bộ và Bắc Trung Bộ do người Nam Đảo từ Hạ Long vào vùng đất tươi tốt củavua Hùng, truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung nói lên sự xâm nhập của các

Trang 27

bộ tộc đánh cá ngoại lai và đất đai Hùng Vương, còn với Phù Đổng ThiênVương – Thánh Gióng – qua truyền thuyết về Thánh Gióng đánh giặc Ân, chúng

ta biết được thời vua Hùng dựng nước vào đầu thời đại sắt Hơn thế, qua đó, tathấy được thời kỳ đầu lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Vì thế cho đếnnay việc mở hội Gióng, các lễ hội thờ cúng Sơn Tinh – Tản Viên Sơn Thánh,hay lễ hội Đền Hùng thực chất là tôn thờ tinh thần đoàn kết, tài trí, biểu dươngsức mạnh cộng đồng… đại diện cho quốc gia, dân tộc

Việc thờ phụng các vua Hùng, đặc biệt là lễ hội Đền Hùng còn là môitrường để con người sáng tạo và hưởng thụ văn hoá, nơi gìn giữ và nuôi dưỡngnhững giá trị văn hoá dân gian đặc sắc như hát xoan, đâm đuống… Đó là nơibảo tồn, lưu giữ và trao truyền các giá trị tinh hoa văn hoá của dân tộc từ thế hệnày qua thế hệ khác

1.2.3.2 Giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Giá trị dễ nhận thấy của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là giá trị phảnánh lịch sử.Tín ngưỡng không phải là lịch sử đích thực, mà là lịch sử hiện lên,ánh xạ qua cảm xúc, qua niềm tin, là ý thức của người dân về lịch sử.Nói đếnmột tín ngưỡng là nói đến một niềm tin tưởng vào một nhân vật phụng thờ.Nhânvật phụng thờ của tín ngưỡng bao giờ cũng được người dân đẩy vào cõi thiêngvừa huyền ảo, vừa kì bí.Thiêng hoá nhân thành thiêng liêng, họ đã lịch sử hoá vàhuyền thoại hoá nhân vật phụng thờ.Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là kếtquả của quá trình lịch sử hoá và huyền thoại hoá đan xen một cách hài hoà Các nhà khoa học đã khẳng định: Phú Thọ là vùng đất liên quan đến nhànước Văn Lang cổ đại, là trung tâm khởi phát của người Việt cổ Chính nền tảnglịch sử ấy là khởi hình lịch sử cho một thời đại Hùng Vương trong tâm thức dângian và một quá trình huyền thoại hoá xuất hiện Như thế, quá trình lịch sử hoá,huyền thoại hoá tương tác lẫn nhau, càng làm cho Hùng Vương - nhân vậtphụng thờ của tín ngưỡng càng thêm thiêng liêng Trong tâm thức dân gian củacộng đồng cư dân Phú Thọ, Hùng Vương vừa là thuỷ tổ, vừa là thánh vương,vừa là người lập nước nhưng cũng là người chăm lo cuộc sống cho dân, vừa

Trang 28

thiêng liêng lại gần gũi, có mặt với cộng đồng ở mọi tình huống gắn với cuộcđời của mỗi con người Thông qua tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, có thểthấy lịch sử thời dựng nước của người Việt.Trong tâm thức dân gian HùngVương gắn liền với nhà nước dân gian cổ đại.Phải có tiền đề lịch sử ấy tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương mới có thể hình thành và phát triển Bởi lẽ, thựcchất của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là sự tưởng niệm lịch sử của các thế

hệ sau với công lao của tổ tiên

Thứ hai, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là kết quả của quá trình biến đổi,lắng đọng của các lớp phù sa văn hoá – tín ngưỡng khác nhau, để trên lát cắtđương đại, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là tín ngưỡng thờ cúng thuỷ tổ củadân tộc – quốc gia của tất cả cộng đồng cư dân trên đất nước Việt Nam và cộngđồng người Việt ở nước ngoài Hình thành nơi vùng đất trung du, lớp văn hoá –tín ngưỡng mà chúng ta dễ dàng quan sát được trong tín ngưỡng thờ cúng HùngVương ở tầng văn hoá sâu nhất là tín ngưỡng thờ thần Núi Rõ ràng, khởi thuỷ làtín ngưỡng thờ thần Núi, các lớp văn hoá – tín ngưỡng như phù sa được bồi đắptrở thành tín ngưỡng thờ vị thuỷ tổ Vị thánh vương gắn với nhà nước Văn Lang

cổ đại, gắn bó với cộng đồng cư dân nông nghiệp ở làng xã, tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương về sau đã hội nhập với tín ngưỡng thờ Thần Nông Hệ thống lễ vậtdâng cúng thể hiện sự đan xen của tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước với tínngưõng thờ vị Thánh vương, thuỷ tổ của cộng đồng

Cuối cùng, giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là giá trị xã hộicủa nó Ở phương diện xã hội, giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là

sự thể hiện tính cố kết cộng đồng, truyền thống đoàn kết dân tộc.Có thể coi tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một sợi chỉ đỏ nối kết quá khứ với hiện tại, là

bệ đỡ tâm linh cho các thế hệ con người Việt Nam, là hành trang cho người ViệtNam đi vào tương lai Bắt nguồn từ thờ cúng tổ tiên trong gia tộc, như một lẽ tựnhiên, người Việt thờ cúng Hùng Vương như một vị thuỷ tổ của dân tộc Bốnchữ “Nam Việt Triệu Tổ” ở Đền thượng núi Nghĩa Lĩnh thể sâu sắc quan niệm

ấy của người Việt Nam.Trong tâm thức dân gian, trong quan niệm của vương

Trang 29

triều quân chủ,hùng Vương là vị Thánh tổ, thánh vương có công lao khởi dựngnhà nước Văn Lang cổ đại.trong tâm thức người Việt, tưởng niệm lịch sử là néttâm lý chủ đạo, vì vậy họ coi hành độnh về thắp hương ở Đền Hùng là một dịp

để tri ân công lao của tổ tiên của Hùng Vương với tư cách là một vị thánh tổ,khai mở nhà nước Văn Lang cổ đại Các ngôi đền thờ Hùng Vương ở các địaphương trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng nămcũng rất đông khách thập phương

Tựu trung, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản văn hoá phi vậtthể rất đặc biệt của Việt Nam, tồn tại và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử,được cộng đồng người dân Việt – Mường ở Phú thọ nói riêng, các dân tộc anh

em khác trên đất nước Việt Nam coi như một phần bản sắc của mình, để bảo tồn

và phát huy Đó là sáng tạo văn hoá tuyệt vời, mang tầm vóc nhân loại của biếtbao thế hệ, bởi họ luôn coi 18 đời Hùng Vương như một vị thánh vương, một vịthuỷ tổ của cộng đồng dân tộc, quốc gia, một chỗ dụa tâm linh vững chắc cùngtrưòng tồn với đất trời này, sông núi này, không chỉ quá khứ mà cả hiện tạitương lai

Trang 30

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN

NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG

2.1 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trước thế kỉ XV

Trước khi tín ngưỡng Hùng Vương và Đền Hùng xuất hiện ở khu vực màngày sau và bây giờ là khu di tích Đền Hùng, thì nơi này cách đây hàng nghìnnăm, đã có một vị trí đặc biệt ở giữa – cả về các mặt địa bàn, lịch sử, xã hội –vùng tụ cư và khởi nghiệp của cộng đồng cư dân và văn hoá trung tâm đất nước.Đây không chỉ là cơ sở, mà còn có những điều kiện môi trường và lịch sử quantrọng, chủ yếu, để đến độ, đến tầm của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển, thì ĐềnHùng sẽ và phải xuất hiện, tồn tại và phát triển ở đây, chứ không phải ở một nơinào khác kể cả khi xảy ra đại họa của “Đêm trường Bắc thuộc” – những dấu ấnlịch sử của thời đại các Vua Hùng và những người đứng đầu đất nước Văn Langthuở ấy, vẫn không thể nào bị xoá nhoà ở đây Để cho đến thời đại khôi phục,bảo vệ nền độc lập tự chủ dân tộc, phục hưng, bảo tồn và phát triển nền văn hoádân tộc, thì một phương diện quan trọng của sự phục hưng và phát triển ấy, đãtìm thấy và tập trung nguồn lực, thành tựu, cũng lại chính vào Đền Hùng và tínngưỡng Hùng Vương

* Nghi thức và tín ngưỡng Thần Núi – thờ Thần Tự nhiên

Núi Hùng, với thực chất là ngọn chủ sơn trong hệ thống ba ngọn Tổ Sơn –

“Tam vị nhất thể” ở khu vực Đền Hùng và khu di thích Đền Hùng, ngoài giá trị

là địa điểm (địa bàn) lí tưởng để hành lễ, tiến hành các nghi thức tín ngưỡng nóichung, còn rất thuận để tự mình trở thành một chủ đề tín ngưỡng cụ thể: thờThần Núi Núi non – với giá trị của một vật thể tự nhiên hùng vĩ đầy uy lực vàđẹp đẽ, vừa giàu có sản vật, vừa chứa đựng nhiều tai ương bí ẩn – vốn đã luôn là

sự vật, sự thể linh thiêng, được thần thánh hoá, kể cả việc thần thánh hoá thànhhình tượng người, trong thế giới tâm linh của xã hội loài người từ thời nguyênthuỷ và cổ đại, thậm chí cho đến cả thời trung cổ, và cận hiện đại

Trang 31

Ở Việt Nam, tục thờ thần Núi, xuất hiện từ lâu đời, và phổ biến khắp nơi,với rất nhiều dạng vẻ Riêng từ thời cổ đại, gần ngay khu vực Đền Hùng –không xa ngã ba Hồng, Đà, Lô – một tiêu điểm và trường hợp điển hình cho tụcthờ Thần Núi của người Việt cổ ở đây,chính là ngọn núi (sơn Khối) Ba Vì, vàtín ngưỡng Thần Núi (“Sơn Tinh”) về sau trở thành – “Đức Thánh Tản” (Viên),rồi được mang lai lịch người (trong truyện cổ tích) với cả họ tên người(“Nguyễn Tuấn”), kể cả sự việc được tích hợp vào hệ thống truyền thuyết HùngVương , trở thành con rể của Vua Hùng thứ 18 (chồng của “công chúa NgọcHoa”) Ở Khu di tích Đền Hùng, và trong cả khu vực Đền Hùng, với tư cách là

“Vùng văn hoá Văn Lang” Như vậy, Núi Hùng chính là một tiêu điểm vàtrường hợp điển hình nhất

Sau đấy, trong thời trung cổ kế tiếp, khi xuất hiện chủ đề tín ngưỡng thờ TổTiên – Vua Hùng, thì ngọn núi này mới được nối theo sau mà sử dụng làm nơithờ Các Vua Hùng Thần Núi trở thành Vua Hùng, hoặc cộng sinh cùng VuaHùng ở ngọn Núi Cả mà từ lúc này, có tên gọi ngày càng phổ biến hơn: NúiHùng, bên cạnh sự lưu danh tên gọi cũ: Núi Cả

Thần Núi và tục thờ Thần Núi, ở lớp văn hoá tín ngưỡng thuở ban đấu tạiNúi Cả, vốn là một trong nhiều mặt của loại hình tín ngưỡng (“tôn giáo”) thờthần tự nhiên Trong loại hình tín ngưỡng này, cùng với các hiện tượng tự nhiênđược thờ phụng cầu cúng, với “tế khí” phổ biến là trống đồng, và “lễ thức”thường dùng, là đánh trống đồng, các hiện tượng được thần linh hoá: mây, mưa,sấm, chớp mà về sau, tích hợp vào sự du nhập Phật giáo, sẽ trở thành “Tứ pháp”(Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) – còn phổ biến việc thờ trời, cầutrời Trong hệ thống Đền Hùng, cho đến nay, ngôi Đền Thượng trên đỉnh NúiHùng vẫn còn có “tên chữ” là: “Kính Thiên Lĩnh Điện” (Điện thờ Trời trên đỉnhnúi Nghĩa Lĩnh) Truyền thuyết cũng nói rằng: đấy là nơi các Vua Hùng xưa đãlên tới, để cầu trời giúp cho mưa thuận gió hoà mùa màng tươi tốt

Trang 32

Như vậy trước khi xuất hiện hình thành tín ngưỡng Tổ Tiên vua Hùng vàcác ngôi Đền Hùng – chính là nơi đã hội tụ những hình thức tín ngưỡng thờ TựNhiên của cư dân cổ trong vùng.

* Nghi thức và tín ngương phồn thực – thờ Thần Nông Nghiệp

Trước năm 1917 – tức là trước khi đại trùng tu ngôi Đền Thượng vào đờivua Khải Định nhà Nguyễn – thì tại chỗ cao nhất của ngọn núi Hùng – vẫn còndấu tích vật chứng của một phong tục và tín ngưỡng cổ truyền độc đáo và đặcsắc: thờ hạt lúa thần Đó là một vật bằng đá, kích thước rất lớn, tạc hình một hạtthóc khổng lồ (theo lời kể của của dân địa phương: đó là một phiến đá lớn hìnhhạt thóc có chất liệu giống như đá núi Hùng)

Nếu đời sống kinh tế nông nghiệp trồng lúa – nói chung, qua các thời – làmôi trường và điều kiện hết sức phong phú để sản sinh và phát triển những hìnhthức sinh hoạt văn hoá nông nghiệp, đặc biệt là những dạng thức tín ngưỡngnông nghiệp, thì ở thời đại Hùng Vương, ở những thế kỉ cuối cùng trước côngnguyên tình hình văn hoá và tín ngưỡng nông nghiệp – qua những dấu ấn để lại– càng có những biểu hiện phồn thịnh và đặc sắc Thờ phụng để tôn sùng, thầnthánh hoá những bông và hạt lúa, vừa là sự biểu dương việc lao động và nhữngsản phẩm nông nghiệp trồng lúa vừa là sự hưởng thụ và nhất là sự cầu mong chonhững điều kiện để có được sự hưởng thụ ngày càng dồi dào, tốt đẹp

Ở khu di tích Đền Hùng và vùng phụ cận, tục thờ thần lúa từ thời xa xưavẫn còn để lại ảnh xạ trong rất nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng của xã hội

và cư dân thời trung cổ và cận đại cho đến tận bây giờ Những mảnh vụn hoặcbiến dạng của tín ngưỡng và lễ thức thờ lúa thuở xa xưa ở trong vùng đã đượcghi nhận qua sự phân tích hệ thống lễ hội mùa xuân của chính ngay các làng: CổTích, Trẹo (Triệu Phú còn có tên gọi mới là Phú Thịnh) và làng Vi Cương thuộc

xã Hy Cương, Chu Hoá, ở ngay chân Núi Cả (Núi Hùng ngày nay)

Cùng loại hình lễ hội tín ngưỡng nông nghiệp thờ lúa như thế này – và cònnhiều lễ thức phong phú hơn - ở xã Thanh Đình – cạnh Đền Hùng, còn có tục lệ

“rước ông Khiu bà Khiu” Những nghi thức lễ tiết như thế này, phong phú và

Trang 33

đặc sắc, ở chỗ đã liên kết - kết hợp vào đây, cả chủ đề tín ngưỡng nông nghiệpthờ lúa, lẫn dạng thức tín ngưỡng phồn thực – thờ “Vật giống” nam nữ, và thựchiện động tác tượng trưng cho tính giao (bánh “tày” và cái “oa”, dùng bánh tày

“đâm oa”) để biểu dương và cầu mong sự sinh sôi nảy nở, thịnh vượng

Dạng hình tín ngưỡng phồn thực cổ xưa này xưa kia cũng từng đã đượctiến hành – thực hiện ở Núi Cả (Núi Hùng) Nó “tung hứng” cùng lễ thức thờThần Lúa ở đây, để làm cho việc thờ cúng lễ lạt nguyên thuỷ tại Khu di tích ĐềnHùng thuở chưa có Đền Hùng – thêm giàu ý nghĩa và tầm quan trọng, để mởđầu và mở ra truyền thống sử dụng nơi này, thành một địa điểm thực hành tínngướng đặc sắc và thiêng liêng qua các thời

Một điều đáng chú ý là: ở tất cả các lễ hội và nghi thức của tín ngưỡngnông nghiệp cổ truyền như thế, bao giờ cũng có vai trò của “Chủ Tế” hoặc “đầutrò”, là những người có vai vế trong cộng đồng, vừa điều hành lễ tiết, vừa sắmvai những thủ lĩnh hoặc thần linh ngày xưa Nhiều trường hợp, đó chính lại làCác Vua Hùng Chẳng hạn như, nếu trong “lễ hạ điền” ở làng Cổ Tích (HyCương) có “chúa đồng” là một bô lão lắm con nhiều cháu trong làng, vừa thựchành nghi thức cấy lúa mở màn lễ hội, vừa trở thành cái đích để dân làng thinhau ném bùn, té nước mà cầu may, thì ở lễ hội “Vua Hùng dạy dân cấy lúa” tạilàng Lú (Ló = Lúa) thuộc xã Minh Nông (Việt Trì), người cầm trịch việc nhắclại hành động và sự thích Vua Hùng – ngày xưa đã thân đến nơi này, dạy dântrồng lúa, cho dân chúng noi theo – lại hoá thân và được coi (ít nhất cũng làtrong lúc đang làm động tác lễ tiết “lội ruộng cấy lúa”) – thành như chính vịquân trưởng nước Văn Lang tái sinh

Đến lượt mình, những dấu ấn của những “thủ lĩnh”, “Hùng Vương” nhưthế, để lại cùng thời gian và không gian, lại trở thành nguyên cớ, để sự hồi cớvăn hoá và tín ngưỡng ở thời gian về sau, sẽ dựa vào đây mà bảo lưu, phục hiệnlớp văn hoá – tín ngưỡng thuở ban đầu, vừa tạo ra chủ đề của lớp văn hoá – tínngưỡng tiếp theo: Tổ Tiên - các Vua Hùng

Trang 34

Những hình thức nghi lễ - tín ngưỡng cổ sơ của những thế kỷ cuối cùngtrước công nguyên - thời đại Hùng Vương - được thực hành, thi triển ở núi Hùng

và khu di tích Đền Hùng,đã không để lại dấu tích kiến trúc đích thực nào ở đây

Có nghĩa là: người thời Hùng Vương, khi đến nơi đây làm lễ Thần Núi, thờ Trời,tiến hành các nghi thức tín ngưỡng nông nghiệp và phần thực…, trong buổi đầukhai sáng, sử dụng chốn này như một địa điểm thiêng liêng của mình, có thể đãkhông xây dựng, không cần đến những công trình kiến trúc – đúng hơn là nhưngcông trình kiến trúc có quy mô, bền vững – như người đời sau để lại trong lịch

sử Cũng có nghĩa là: trong lịch sử của mình, Đền Hùng và khu di tích ĐềnHùng, tuy đã từng có lớp văn hoá – tín ngưỡng cổ sơ của mình ở thời đại HùngVương (nhưng khi ấy lại không thờ Vua Hùng), mà dấu ấn vật chất (vật thể) của

nó để lại thì cho đến nay chúng ta chưa tìm thấy một dạng kiến trúc nào của thời

kì đó Có lẽ thời đại Hùng Vương, lúc đó những người đứng đầu chưa có làmđền đài để chuẩn bị cho mình một chỗ ở mới hay nơi thờ tự sang thế giới bênkia, giống như các Pharaông với những Kim Tự tháp của Ai Cập; hay các lăngtẩm, đền đài như các vị vua nhà Nguyễn của nước ta sau này lúc đó là ngườithực hành tín ngưỡng chứ chưa phải là người đã được tín ngưỡng

Vậy thì Tín ngưỡng Hùng Vương cùng với những công trình kiến trúc buổiđầu ở Đền Hùng là gì? Bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào? Những yếu tố lịch

sử nào góp phần tạo nên Tín ngưỡng Hùng Vương và Đền Hùng buổi ban đầu?Một điều rõ ràng là thời đại Hùng Vương thực sự là buổi bình minh củalịch sử dân tộc Chính thời đại đó đã đặt nền móng cho việc hình thành quốc gia,dân tộc và văn hoá tinh thần của người Việt Nam Trong tư duy về cõi sống, cõichết, người Việt cổ cho rằng chết là sống ở thế giới bên kia, thường thì ngườiViệt chia của cho người thân mang sang sống ở thế giới đó Trong nhiều ngôi

mộ của văn hoá Đông Sơn đã thấy nhiều dụng cụ sinh hoạt và công cụ sản xuấtchôn theo người đã mất Điều đó thể hiện lòng tiếc thương tôn kính với ông bà,cha mẹ

Trang 35

2.2 Tín ngưỡng Hùng Vương từ thế kỉ XV đến nay

2.2.1 Tín ngưỡng Hùng Vương từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII

Khu vực Đền Hùng từ sau thế kỉ XV, với sự phát triển của cư dân khu vực,

từ làng Cả thành làng Cổ Tích (thế kỉ XV), và tách thêm một số bộ phận dân cư

ra khu vực làng mới là làng Vi, làng Trẹo (thế kỉ XVI – thế kỉ XVII); một số nữalại ra khu vực Tiên Kiên, Phù Ninh Vốn cùng một gốc cư dân khu vực, khi táchlàng, các làng mới tiếp tục làm đình tại làng và làm đền (miếu) trên núi Hùng.Như vậy tín ngưỡng Hùng Vương ngay tại Đền Hùng chính vốn lúc đầu từmột làng, thành ba làng và lan rộng ra các khu vực lân cận ở các thế kỉ XVI –XVII Tín ngưỡng Hùng Vương đã dịch chuyển, liên kết hai loại hình kiến trúctín ngưỡng: đình, đền, cùng có chung một chủ đề tưởng niệm và thờ phụng CácVua Hùng – theo chiều vận động liên tục “lên núi – xuống làng” trong mộtkhông gian liền khoảnh, cận kề, nhưng rất quan trọng là ở hai bình độ (tức: vị trícao thấp) khác nhau – cao: là núi Cả (núi Hùng), thấp: là làng Cả (làng CổTích), và rồi các làng sau đấy được lập thêm ở quanh chân núi Hùng, đây chính

là cuộc vận hành làm nên nội dung lịch sử trong các thế kỉ XVI – XVIII của khuvực Đền Hùng

Ba ngôi đền trên tầng núi Nghĩa Lĩnh (núi Hùng), một ngôi chùa ở tầngthấp của núi (chùa Thiên Quang); hai ngôi đình của ba làng (thôn) thuộc hai xãnằm dưới chân núi: thôn Cổ Tích (làng Cả) thuộc xã Hy Cương với ngôi đình

Hy Cương (đình Cổ Tích); và thôn Triệu Phú (làng Trẹo) và cũng thuộc xã HyCương, cùng thôn Vy Cương (làng Vy) thuộc xã Chu Hoá chung nhau ngôi đìnhChung (đình Cả mới) Giữa một nền cảnh tự nhiên đã vận hành những sinh hoạttín ngưỡng và xã hội của cộng đồng dân cư của những chủ thể con người nơiđây

Đặc biệt là đời sống tín ngưỡng ở khu di tích Đền Hùng trong các thế kỉXVI – XVIII vào giữa bối cảnh lịch sử chính xác và đích thực lúc bấy giờ, vớihai đặc điểm lớn và quan trọng là: một là chủ đề Tín ngưỡng Hùng vương mớinổi lên và trụ lại ở đây chưa được lâu, mặc dù đây là một tất yếu lịch sử ; hai là:

Trang 36

thực hiện và thực hành tín ngưỡng này ở đây lúc bấy giờ mới chỉ là những đơn

vị làng, thôn và xã, thậm chí chỉ là vài đơn vị cấp cơ sở cổ truyền và nhỏhẹp,như thế mới nhận ra tình hình thực tế lúc bấy giờ khác vơi bây giờ là nhưsau: Các Vua Hùng cùng các nghi thức lễ tiết thờ tự theo chủ đề tín ngưỡng này,chỉ mới có một vị trí vai trò khiêm tốn và còn chen trộn giữa những chủ đề tínngưõng, cùng các hệ thống nghi thức, lễ tiết khác

Các vua hùng trong tâm linh và tâm thức của cư dân sở tại ,vậy là chưa đủ

để cần đến sự huy động những hình thức tín ngưỡng thật nồng hậu và đặc sắccủa dân chúng sở tại Về sau những nghi thức lễ tiết dành cho chủ đề Tínngưỡng Vua Hùng (chẳng hạn như: lễ “Rước Sắc” từ núi xuống làng và từ lànglên núi) rất có thể chỉ vì những gợi ý và có thể áp lực từ bên trên – triều đình –

và dội xuống , cùng với sự lôi cuốn của xu thế phát triển của hệ tư tưởng vănhoá Việt Nam ở giai đoạn sau

Chủ đề Tín ngưỡng Các Vua Hùng với các hình thức thực hành tín ngưỡngcủa chủ đề này, ở vào thời gian này sau khi đã tạo dựng được những cơ sơ bằngkiến trúc vật thể của mình , thì vẫn phải vừa cộng sinh cùng các loại hình sinhhoạt văn hoá – tín ngưỡng khác vốn cũng đã có từ lâu và nồng hậu của văn hoáPhật giáo, vừa còn phải nhờ cậy vào một lực tác động - có những giá trị và ýnghĩa lịch sử quan trọng , không chỉ có ở thời này, mà là qua các thời, để có thểdần dà mà tự nâng cấp, vừa đạt được tốc độ phát triển thịnh vượng như càng vềsau càng thấy rõ

Đến thế kỉ XVIII (thậm chí cuối thế kỉ này), mới xuất hiện và lưu tồn đượcnhững văn bản quan trọng và đích thực của triều đình (nhà nước trung ương),sao chép qui định cụ thể (kèm cả chế tài ), việc tạo điều kiện cho chính xã HyCương dưới chân núi Hùng - với đủ “lý do lịch sử” – được ưu tiên, ưu đãi đểthực hiện và thi triển chủ đề Tín ngưỡng Các Vua Hùng trên núi Hùng với chứcdanh đặc biệt và chính thức, là dân “Trưởng Tạo Lệ” (người có trách nhiệmphục dịch chính yếu) dành cho địa phương

Trang 37

Văn bản đáng chú ý đầu tiên, là một lệnh chỉ của chúa Trịnh Khải, nhândanh “Nguyên soái tổng quốc chính Đoan Nan vương”, viết ngày 23 tháng 2niên hiệu Cảnh Hưng thứ 46 (1785) Sauk hi phân tích lí do và công trạng: “Do

xã (Hy Cương) này, nguyên là dân tạo lệ đồng trà, phụng sự vị Đột Ngột CaoSơn và 18 vị Thánh Vương họ Hùng nước Việt cổ… Phàm phận binh, thuế hộ,thuế tô dung điện, thuế cửa đình, các thuế phát sinh, chuẩn thành tiền cùng việcbồi đắp dựng lập đường xá nối kết các đình trong năm, các vật tế thờ cho đếncác vật mua sắm luân dịch và sưu sai các dịch, đều được miễn trừ

Văn bản thứ hai – còn có nhiều điều đáng chú ý hơn nữa – vì trước hết đây

là sắc chỉ của một nhân vật lịch sử quan trọng: “Nay Trẫm vâng theo mệnh Trời,giữ việc giáo hoá, xét theo điển cũ thờ tự, chuẩn cho xã (Hy Cương) này đượclàm dân Hộ nhi, ban xuống cho hợp thành ân điển, theo cũ làm trưởng tạo lệ…”

Đó chính là sắc chỉ của Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ Rất đáng chú ý làsắc chỉ này đề: “Ngày 16 tháng 2, niên hiệu Quang Trung thứ 2 (1789)”, tức làchỉ một tháng sau đầu mùa Xuân năm Kỉ Dậu, đại phá quân Thanh của ngườianh hùng dân tộc

Đấy là những bằng chứng của một sự thể quan trọng: triều đình phong kiến,

ở các thế kỉ XVI – XVIII, đặc biệt là ở thế kỉ thứ XVIII, đã rất quan tâm đếnviệc làm sao cho chủ đề Tín ngưỡng Các Vua Hùng ngày càng phát triển, tạo ra

và trở thành một hệ thống những hoạt động văn hoá có ý nghĩa đặc biệt vàphong phú, mạnh mẽ ở Khu di tích Đền Hùng lúc đương thời

Còn một loạt văn bản triều đình nữa, cũng nhằm tôn vinh và đặc biệt làquảng bá chủ đề Tín ngưỡng Hùng Vương nhằm tạo ra một vùng miền tínngưỡng và sinh hoạt văn hoá theo chủ đề này, làm nền và mở rộng địa bàn chođiểm trung tâm của văn hoá tín ngưỡng này: Khu di tích Đền Hùng – đó lànhững bản thần tích

Có chủ đề là sự tích cácVua Hùng và thời đại Hùng Vương, đồng thời manghình thức diễn đạt là những câu chyện truyền kì, với những văn phong đầy tínhthần bí, được gieo vào giữa môi trường của trình độ dân trí và thị hiếu tinh thần

Trang 38

ở các thế XVI – XVIII Những bản thần tích thực sự có vai trò quan trọng trongviệc thực hiện ý chí và chủ trương của triều đình phong kiến, nhằm quảng bácho loại hình tín ngưỡng Vua Hùng ở mọi nơi, hỗ trợ cho trung tâm của cuộcsinh hoạt văn hoá - tín ngưỡng quan trọng này Hiện nay,tại kho lưu trữ củaViện Hán Nôm còn lưu giữ được 567 bản thần tích, ngọc phả… về các vị thầnthờ thuộc thời đại Hùng Vương của một số địa phương từ miền Bắc tới ThanhHoá, Nghệ An.

Như thế tổng hợp lại, đường nét của mối quan hệ giữa Khu di tích ĐềnHùng với bên ngoài và bên trên, ở các thế kỉ XVI – XVIII, chính là những tácđộng bằng nhiều cách mà nó nhận được, từ triều đình trung ương và văn hoáchính thống, để “nâng cấp” vị thế của chủ đề Tín ngưỡng cùng các hoạt độngcủa văn hoá Tín ngưỡng về Các Vua Hùng và thời đại Hùng Vương

2.2.2 Tín ngưỡng Hùng Vương từ thế kỉ XIX tới những năm đầu của thế kỉ XX

Sang đến thế kỷ thứ XIX, kế thừa và nhân đà phát triển đã có từ trước đấy,Khu di tích Đền Hùng gồm: núi Hùng, các kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng trênnúi, các ngôi làng dưới chân núi … lúc đương thời đã rõ nét, cả về mặt hình hàilẫn hình thái, là một tâm điểm, điểm trọng của văn hóa – tín ngưỡng theo chủ đềCác Vua Hùng và thời đại Hùng Vương

Những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và những công trình tín ngưỡng VuaHùng trong vòng trăm năm của thế kỷ thứ XIX,đã được nâng lên và có hướnglan tỏa rộng lớn như sau:

Về phương diện tinh thần: một hiện tượng đặc sắc trong đời sống sinh hoạtvăn hóa tinh thần theo chủ tín ngưỡng Các Vua Hùng là sự đua nhau của nhiềungười và nhiều địa phương tìm nhận và rước mời Các Vua Hùng cùng các nhânvật thời đại Hùng Vương có công với nước để bảo hộ và tác phúc cho công đồng

cư dân của địa phương mình.Có nhiều làng ở xung quanh Đền Hùng và thậm chí

xa khu vực Đền Hùng, đã đón nhận và tiếp nhận Hùng Vương hoặc vợ contướng lĩnh của Hùng Vương, làm nên trang nồng hậu của hệ thống lễ thức và

Trang 39

tâm thức hương về cội nguồn dân tộc - hướng về Hùng Vương, trên cả một vùng

“Đất Tổ” và còn loang rộng xa hơn thế rất nhiều

Trong lĩnh vực sinh hoạt của đời sống văn hóa và phong tục “Hùng Vươnghóa” thế giới tinh thần của cả một vùng rộng lớn như thế,ở thế kỷ thứ XIX,cóviệc các làng đi sao chép thần tích Hùng Vương về cho địa phương mình, để tạo

ra cơ sở tinh thần cho về thuộc về Hùng Vương

Theo thống kê của Viện Hán Nôm, căn cứ vào các bản thần tích,ngọc phảcủa các địa phương còn lưu giữ tại Viện Hán Nôm cho thấy: những đơn vị hànhchính cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, có tới 381 làng xã thuộc 15 tỉnh đã thựchiện được “Hùng Vương hóa”đời sống văn hóa tinh thần của địa phương mình,bằng cách làm ra xuất trình, lưu trữ những bản thần tích, mà ở đó Các Vua Hùnghoặc vợ con, tướng lĩnh của các Vua Hùng,đã trở thành Trung tâm hoặc đỉnhcao của những mối quan hệ - thiêng liêng hoặc trần tục – giữa họ và những địaphương ấy Cụ thể những tỉnh như sau :

Ngày đăng: 08/01/2015, 19:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Chí Đại Trường, Thần người và Đất Việt (2006), NXB Văn hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thần người và Đất Việt (2006)
Tác giả: Tạ Chí Đại Trường, Thần người và Đất Việt
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 2006
2. Vũ Kim Biên, Văn hiến làng xã vùng đất tổ Hùng Vương (1999), NXB Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu Lịch sử và Văn hoá Việt Nam và Sở văn hoá thông tin thể thao Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hiến làng xã vùng đất tổ Hùng Vương (1999)
Tác giả: Vũ Kim Biên, Văn hiến làng xã vùng đất tổ Hùng Vương
Nhà XB: NXB Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu Lịch sử và Văn hoá Việt Nam và Sở văn hoá thông tin thể thao Phú Thọ
Năm: 1999
3. Văn hoá dân gian vùng đất tổ (1986), NXB Sở Văn hoá và thông tin Vĩnh Phú Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá dân gian vùng đất tổ (1986)
Tác giả: Văn hoá dân gian vùng đất tổ
Nhà XB: NXB Sở Văn hoá và thông tin Vĩnh Phú
Năm: 1986
5. Văn hoá và tín ngưỡng truyền thống người Việt (1997), NXB Văn hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá và tín ngưỡng truyền thống người Việt (1997)
Tác giả: Văn hoá và tín ngưỡng truyền thống người Việt
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 1997
6. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hoá Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
7. Tín ngưỡng - mê tín (1998), NXB Thanh niên, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng - mê tín (1998)
Tác giả: Tín ngưỡng - mê tín
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 1998
8. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam (1999 - tái bản), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hoá Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
9. Văn hoá, văn học dân gian Phú Thọ, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá, văn học dân gian Phú Thọ
10. Lê Tượng, Truyền thuyết Hùng Vương (1985 - In lần 4), Sở VHTT Vĩnh Phú Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thuyết Hùng Vương
11. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương (1998), NXB Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hoá sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương
Nhà XB: NXB Đồng Tháp
Năm: 1998
12. Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ, Sở VHTT Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ
13. Truyền thuyết Hùng Vương, Sở VHTT Vĩnh Phú Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thuyết Hùng Vương
15. Phan Khanh, Lễ hội Đền Hùng và tục thờ tổ tiên (1972),Tạp chí nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, số 2 trang 145-154, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội Đền Hùng và tục thờ tổ tiên
Tác giả: Phan Khanh, Lễ hội Đền Hùng và tục thờ tổ tiên
Năm: 1972
16. Hùng Vương dựng nước (4 tập), NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hùng Vương dựng nước
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
17. Toan Ánh, (1991), Phong tục Việt Nam (Thờ cúng tổ tiên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục Việt Nam (Thờ cúng tổ tiên
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1991
18. Nguyễ Kiến Giang, (1996), Thờ cúng tổ tiên trong đời sống tâm linh người Việt, Tạp chí xưa và nay Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thờ cúng tổ tiên trong đời sống tâm linh người Việt
Tác giả: Nguyễ Kiến Giang
Năm: 1996
20. Hà Văn Tăng – Trương Thìn, (1999), Tín ngưỡng và mê tín, NXB Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng và mê tín
Tác giả: Hà Văn Tăng – Trương Thìn
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 1999
21. Đặng Nghiêm Vạn (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay
Tác giả: Đặng Nghiêm Vạn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1996
14. Nguyễn Kiến Giang, Thờ cúng tổ tiên trong đời sống tâm linh người Việt (1996), Tạp chí Xưa và Nay Khác
19. Nguyễn Đức Lữ, (2000), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, NXB Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w