1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH Giáo viên hướng dẫn PGS. TSKH Nguyễn Xuân Huy

31 1,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 5,8 MB

Nội dung

Sáng chếđược coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chếtạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dungcủa sáng chế và th

Trang 1

- -TIỂU LUẬNPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHUYÊN NGÀNH

Giáo viên hướng dẫn : PGS TSKH Nguyễn Xuân Huy

Lớp : Cao học K12E

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM 3

1.1 Sáng tạo 3

1.2 Sáng chế 4

1.3 Sáng tác 5

1.4 Phát minh (Discovery) 6

1.5 Phát kiến 7

1.6 Phát hiện 7

1.7 Ý tưởng 8

1.8 Chế tác 9

CHƯƠNG 2: PHÂN BIỆT CÁC THUẬT NGỮ 10

2.1 Định luật 10

2.2 Định lý 10

2.3 Hệ quả 11

2.5 Bổ đề 13

2.6 Định đề 14

2.7 Mệnh đề 15

2.8 Nguyên lí 15

CHƯƠNG 3: KỸ NĂNG TRÌNH BÀY 17

3.1 Chuẩn bị bài báo cáo 17

3.1.1 Chuẩn bị bài viết 17

3.1.2 Chuẩn bị bài trình diễn 18

3.1.2 Chuẩn bị địa điểm và thiết bị 19

3.1.3 Luyện tập và trang phục 20

3.2 Xác định tâm lý người nghe 20

3.2.1 Về nội dung: 20

3.2.2 Sự rõ ràng, sự tổ chức 20

3.2.3 Phong cách truyền đạt 21

3.2.4 Tính chuyên nghiệp 21

3.3 Các bước trình bày 22

3.3.1 Mở đầu 22

3.3.2 Nội dung trình bày 23

3.4 Trình bày, trình diễn 25

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ 27

4.1 Bố cục 27

4.2 Cách đặt tên đề tài 27

4.3 Phần đặt vấn đề 27

4.4 Việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29

4.5 Hướng nghiên cứu của đề tài 29

4.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài 29

4.7 Phương pháp nghiên cứu 29

4.8 Tài liệu tham khảo 29

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nghiên cứu khoa học thì việc viết các báo cáo nghiên cứu khoa học,luận văn hay luận án là việc cần thiết và ta phải tuân thủ theo một số quy địnhchặt chẽ Để việc làm luận văn, báo cáo nghiên cứu khoa học trở nên đơn giản vàđạt hiệu quả tốt nhất thì chúng ta cần phải nắm rõ các quy tắc cũng như kỹ năng vàphương pháp trình bày trong quá trình thực hiện

Với nội dung môn học “Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành”

đã được học, nhóm tác giả thực hiện bài báo cáo tiểu luận với các nội dung sau:

CHƯƠNG 1: PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆMCHƯƠNG 2: PHÂN BIỆT CÁC THUẬT NGỮCHƯƠNG 3: KỸ NĂNG TRÌNH BÀY

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trang 4

CHƯƠNG 1 PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM

Sáng tạo, sáng chế, sáng tác, phát minh, phát kiến, phát hiện, ý tưởng, chế tác

kỳ lĩnh vực nào của thế giới vật chất và thế giới tinh thần, miễn là "cái gì đó" cóđồng thời tính mới và tính ích lợi Nếu "cái gì đó" chỉ có hoặc tính mới, hoặc tínhích lợi thì không được coi là sáng tạo

"Tính mới" Là bất kì cái gì khác biệt của bất kì sự vật, hiện tượng nào mà

trước đây chưa từng có của sự vật, hiện tượng ấy

"Tính ích lợi" do tính mới tạo ra có thể rất đa dạng như tăng năng suất, hiệu

quả; tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu; giảm giá thành; có thêm chức năngmới; sử dụng thuận tiện hơn; thân thiện hơn với môi trường; tạo thêm được các xúccảm, thẩm mỹ tốt Ở đây, cần đặc biệt lưu ý: "Tính ích lợi" chỉ thể hiện ra khi đốitượng cho trước "làm việc" theo đúng chức năng và phạm vi áp dụng của nó

Dưới đây là những sáng tạo trong thiết kế sản phẩm phục vụ lợi ích cho conngười, đem lại cho người dùng những cảm giác mới lạ, tiện dụng

Trang 5

Hầm rượu kiểu mới Vô cùng tiện lợi Hãy trượt nào!

Sáng tạo là một tư duy luôn tiềm tàng trong mỗi con người lao động, hãytạo mọi điều kiện để sáng tạo tự do phát triển, tạo ra ngày một nhiều những lợi íchlớn cho con người trong bất cứ xã hội nào

1.2 Sáng chế

Sáng chế (Invention): là giải pháp kỹ thuật mang tính mới so với trình

độ kỹ thuật trên thế giới về nguyên lý kỹ thuật, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Sáng chế (invention) là một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý

kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được [2] Sáng chế là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.

Sáng chế có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống, nó có ýnghĩa thương mại, trong thực tế người ta có thể mua, bán sáng chế (chuyểnnhượng quyền sở hữu sáng chế) hoặc license sáng chế (chuyển quyền sử dụngsáng chế)

Có 3 tiêu chí bắt buộc để một giải pháp kỹ thuật được cấp Bằng độc quyền

sáng chế (Patent), đó là: Có tính mới (so với thế giới); có trình độ sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp.

Tính mới là một trong những tiêu chí hàng đầu của sáng chế (phát minh vàphát hiện không có tiêu chí này) Như vậy, một sáng chế không sử dụng tình trạng

kỹ thuật đã biết

Tính sáng tạo của sáng chế được thể hiện trên 3 khía cạnh, đó là: Vấn đềcần giải quyết, giải pháp cho vấn đề đó và các ưu điểm của sáng chế so với tìnhtrạng kỹ thuật đã biết

Trang 6

Khả năng áp dụng công nghiệp của một sáng chế là vệc sản xuất, sử dụngsáng chế đó bằng những phương tiện kỹ thuật ở một quy mô nhất định Sáng chếđược coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chếtạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dungcủa sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Văn Cao sáng tác bài Tiến quân ca năm 1944 và được sử dụng làm

quốc ca của nước CHXHCN Việt Nam từ năm 1976

Trong mỗi một lĩnh vực văn học, nghệ thuật đều vinh danh các nhà thơ,nhà văn, nghệ sĩ có đóng góp lớn cho sự phát triển văn hóa nghệ thuật của đất

Trang 7

nước Mỗi nhà văn, mỗi nhà nghệ thuật đều tạo cho mình một phong cách riêng,không giống ai, luôn tạo nên sự tươi mới trong mỗi tác phẩm của mình làm phongphú thêm các tác phẩm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của nước ta.

Đặc điểm: Chỉ dùng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

1.4 Phát minh (Discovery)

Theo tác giả Vũ Cao Đàm: “Phát minh là sự khám phá ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người”.[2]

+ Nhận ra vật thể, chất, trường hoặc quy luật vốn tồn tại;

+ Chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên;

+ Đã tồn tại khách quan (không có tính mới);

+ Có khả năng áp dụng để giải thích thế giới;

+ Chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thôngqua các giải pháp kỹ thuật, tuy nhiên một số kiến thức thu được từ các khám phá

có thể ứng dụng ngay vào đời sống;

+ Luôn luôn tồn tại cùng lịch sử;

+ Nó không có giá trị thương mại Bởi vậy người ta không mua, bán,chuyển quyền sử dụng các phát minh

Trang 8

Phát minh thường dùng cho việc tìm thấy các quy luật tự nhiên, những tính

chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất

1.5 Phát kiến

Phát kiến (Discovery): là tìm ra những gì còn xa lạ chưa biết tới để phục

vụ cho nhu cầu khám phá khoa học, lợi ích kinh tế, tìm hiểu văn hóa, tôn giáo,

Trang 9

Edward Jenner phát hiện ra vacxin

năm 1978 Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng

xạ radium

Đặc điểm

+ Nó chỉ khám phá ra các vật thể hoặc các quy luật xã hội;

+ Làm thay đổi nhận thức;

+ Chưa thể áp dụng trực tiếp vào đời sống;

+ Nó không có giá trị thương mại Bởi vậy người ta không mua, bán,chuyển quyền sử dụng các phát hiện

1.7 Ý tưởng

Ý tưởng được biên dịch từ “Idea” tức là quan niệm, ý kiến, ý tưởng Ý tưởng là một lối suy nghĩ có thể tạo ra được một sản phẩm mới hay một ấn phẩm khác biệt với những gì đang có và đang hiện hữu Thậm chí ý tưởng là một phát kiến của mình theo một lối tư duy có logic hợp lý.[6]

Xét về mặt khoa học, ý tưởng có thể là một giai đoạn tiền - giả thuyết hoặc

là những phán đoán trực cảm về bản chất sự vật hoặc hiện tượng; Ý tưởng xuấthiện theo cảm nhận, chưa được tổng kết đầy đủ về mặt phương pháp luận nhậnthức

Ví dụ

Trang 10

Leonard de Vinci một nhà họa sĩ, nhà khoa học, giải phẫu học, quân sự Ông đã có

ý tưởng cho một chiếc máy bay, cái dù, bằng phác thảo chì trên các bản thảo của ông nhằm để phục vụ lợi ích chung của toàn cầu, mà mãi sau này mới thành hiện thực.

Đặc điểm

+ Nhiều triết gia xem xét ý tưởng là một phạm trù bản thể học Khả năngtạo ra và hiểu được ý nghĩa của ý tưởng được coi là một tính năng cần thiết và xácđịnh đặc tính của con người Trong một ý nghĩa phổ biến, một ý tưởng phát sinhtheo một phản xạ, một cách tự phát, thậm chí không suy nghĩ hoặc thể hiện một sựphản ánh nghiêm trọng

+ Để gọi là một ý tưởng hoàn chỉnh thì còn phải suy xét theo nhiều góc độ

1.8 Chế tác

(Ít dùng) Sử dụng nguyên vật liệu và sức sáng tạo để làm ra (thường là sản phẩm tinh xảo, rất quý giá) nghệ thuật chế tác kim hoàn [7].

Vertu Signature Cobra được Frederic

Boucheron chế tác gắn thêm rất nhiều kim

cương

Công nghệ chế tác kim cương nhân tạo

Trang 11

CHƯƠNG 2 PHÂN BIỆT CÁC THUẬT NGỮ

Định luật, định lí, tiên đề, bổ đề, định đề, mệnh đề, nguyên lí, hệ quả, luật

2.1 Định luật

Một định luật Định luật: Là một phát biểu có tính khái quát hóa, dựa trên

nhiều quan sát thực nghiệm lâu dài, lặp đi lặp lại Định luật thường nói về một quy luật của tự nhiên Định luật không được suy ra một cách logic từ các hệ tiên

đề như là "định lý" Do vậy định luật cần phải được kiểm chứng, và không nhất thiết luôn đúng.[4]

Ví dụ

Issac Newton – nhà vật lý người,

nhà toán học người Anh

Định luật I Newton: Nếu một vật không

chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụngcủa các lực có hợp lực bằng 0 thì vật hoặcđứng yên (nếu lúc đầu nó đang đứng yên) hoặc

chuyển động thẳng đều.

Đặc điểm của định luật:

+ Là một phát biểu có tính khái quát hóa, dựa trên nhiều quan sát thựcnghiệm lâu dài, lặp đi lặp lại;

+ Định luật thường nói về một quy luật của tự nhiên;

+ Định luật không được suy ra một cách logic từ các hệ tiên đề như là "địnhlý" Do vậy định luật cần phải được kiểm chứng, và không nhất thiết luôn đúng

2.2 Định lý

Định lý là một phát biểu có ý nghĩa, có thể chứng minh một cách logic

chặt chẽ từ một hệ tiên đề cho trước [4].

Một định lý toán học là một mệnh đề toán học đã được, hoặc cần

được chứng minh dựa trên một số hữu hạn các tiên đề và quá trình suy luận.Chứng minh các định lý là hoạt động chủ yếu trong ngành toán học

Trang 12

Ví dụ

Định lý bốn màu (còn gọi là định lý bản đồ bốn màu): đối với bất kỳ mặt phẳng nào được chia thành các vùng phân biệt, chẳng hạn như bản đồ hành chính của một quốc gia, chỉ cần dùng tối đa bốn màu để phân biệt các vùng lân cận với nhau Hai vùng được coi là lân cận nếu như chúng có chung nhau một đoạn đường biên, không tính chung nhau một điểm.

Đặc điểm

+ Một định lý thường bắt đầu bằng việc giới thiệu các điều kiện (nhiều khicác điều kiện được giới thiệu trước khi đi vào định lý); tiếp đến là một kết luận,đúng trong trường hợp của các điều kiện đã nêu

+ Bắt buộc phải chứng minh để khẳng định đề xuất và thường không nằmtrong phát biểu của định lý

2.3 Hệ quả

Hệ quả ( Corollary ) là một kết luận được rút ra một các logic từ một kết

luận trước đó [4].

Ví dụ

Augustin Louis Cauchy

Từ bất đẳng thức Cô-si ta suy ra ba hệ quả sau:

Trang 13

Hệ quả 3

Nếu x, y cùng dương và có tích không đổi thì tổng x + y nhỏ nhất khi và chỉ

khi

x = y.

Đặc điểm: Nếu độ quan trọng, hay độ tổng quát thấp, chúng có thể được

gọi là hệ quả, tức là các kết luận dễ dàng suy ra từ định lý quan trọng hơn.

2.4 Tiên đề

Tiên đề là các quy ước ban đầu Nếu có một hệ tiên đề thì nó phải thỏa

mãn một số quy tắc nhất định (tính độc lập, tính đầy đủ, đóng kín) Đôi khi trong vật lý nó cũng gần nghĩa với định luật (vì đều là cái không thể chứng minh).[4], [5]

Một tiên đề trong toán học là một đề xuất được coi như luôn đúng mà

không thể và không cần chứng minh

Ví dụ

Eclid – nhà toán học

+ Nếu qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a có 2đường thẳng song song với a thì chúng trùng nhau.+ Qua một điểm ở ngoài đường thẳng chỉ có mộtđường thẳng song song với đường thẳng đó

Đặc điểm

+ Tiên đề cũng được sử dụng trong các ngành khoa học khác như: vật

lý, hoá học, ngôn ngữ học, v.v

+ Tiên đề là điều kiện cần thiết để xây dựng bất cứ một lý thuyết nào Bất

cứ một khẳng định (hay đề xuất) nào đưa ra đều cần được giải thích hay xácminh bằng một khẳng định khác

2.5 Bổ đề

Trang 14

Trong toán học, bổ đề là một giả thuyết đã được chứng minh hoặc chắc

chắn sẽ được chứng minh dùng làm nền tảng để từ đó các nhà toán học tiếp tục nghiên cứu và đạt tới một kết quả cao hơn [4].

Ví dụ

Ngô Bảo Châu là nhà toán học nổi tiếng

với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các

dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana

Shelstad phỏng đoán

Năm 1987, Langlands đã phỏng đoán về

một tương tự tương ứng cho trường hàm trên

trường phức, về sau, được gọi là tương ứng

Langlands hình học Để chứng minh được sự tồn

tại của tương ứng đó, phải giải quyết một bài toán

lớn mà lúc đầu Langlands chưa thấy hết mức độ

phức tạp của nó, nên mới gọi là Bổ đề cơ bản GS Ngô Bảo Châu

Đặc điểm: Về bản chất, hầu như không có phân biệt chính thức giữa bổ

đề và định lý ngoài mặt tác dụng và quy ước

2.6 Định đề

Là một mệnh đề toán học mà có lẽ nó đúng nhưng hiện tại chưa chứng minh được hay mới chỉ chứng minh được tính đúng đắn của nó cho một số trường hợp con 4].

 Ví dụ

Trang 15

Bộ sách Cơ sở đồ sộ của Euclid đã đặt nền móng

cho môn hình học cũng như toàn bộ toán học cổ đại.Trong cuốn thứ nhất, Euclid đưa ra 5 định đề:

1 Qua hai điểm bất kì, luôn luôn vẽ được mộtđường thẳng

2 Đường thẳng có thể kéo dài vô hạn

3 Với tâm bất kì và bán kính bất kì, luôn luôn vẽđược một đường tròn

4 Mọi góc vuông đều bằng nhau

5 Nếu 2 đường thẳng tạo thành với 1 đường thẳngthứ 3 hai góc trong cùng phía có tổng nhỏ hơn 180

độ thì chúng sẽ cắt nhau về phía đó

Tiên đề cơ bản của một lí thuyết khoa học được coi là điểm xuất phát củachứng minh, còn bản thân định đề không được chứng minh trong khuôn khổ của líthuyết ấy Trong khoa học cổ đại, người ta dùng khái niệm tiên đề cho những luận

đề có quan hệ với mọi đại lượng, còn khái niệm định đề được dùng cho nhữngluận đề có quan hệ với một đại lượng của một ngành cụ thể nào đó Trong lôgichọc và phương pháp luận khoa học hiện đại, chúng được sử dụng như những kháiniệm đồng nghĩa, đồng thời khái niệm định đề ít được dùng hơn khái niệm tiên đề.Đôi khi người ta cũng phân biệt việc sử dụng các thuật ngữ này theo cách của thời

cổ đại: tiên đề là nguyên lí lôgic xuất phát, định đề là nguyên lí xuất phát của một

lí thuyết cụ thể

2.7 Mệnh đề

Mệnh đề là một khái niệm cơ bản trong lôgic học và triết học Tùy theo

ứng dụng mà có những định nghĩa khác nhau của mệnh đề

Mệnh đề toán học là khái niệm cơ bản của toán học không được định

nghĩa mà chỉ được mô tả Mệnh đề toán học (gọi tắt là mệnh đề) là một khẳng định có giá trị chân lý xác định (đúng hoặc sai, nhưng không thể vừa đúng vừa sai) [1], [4].

Ví dụ:

Trang 16

1 "Mặt trời mọc đằng đông" ← là mệnh đề đúng.

2 " Mặt trời mọc đằng tây" ← là mệnh đề sai

3 "Thứ 5 là ngày đầu tuần" ← là mệnh đề sai

4 "Một năm có 12 tháng và mỗi tuần có 7 ngày" ← là mệnh đề đúng

8 Các câu sau:

"Cuốn sách này giá bao nhiêu tiền?"

"Ôi! ngôi nhà mới đẹp làm sao!" đều không phải là mệnh đề.

2.8 Nguyên lí

Nguyên lý thường là một quy luật liên hệ dễ nhớ và nhiều ứng dụng Về cơ bản nó chỉ là một định lý (có thể chứng minh được, ví dụ: nguyên lý Đi-rích-lê), hoặc là một định luật (không chứng minh được, ví dụ: Nguyên lý nhân quả).[4]

Ví dụ

Nhà triết học

Galileo

Dưới đây là nguyên lý tương đối Galileo:

Bằng các thí nghiệm cơ học thực hiện trên một hệ qui

làm mốc khác, người ta không thể phát hiện được hệ qui chiếu của mình đứng yên hay chuyển động thẳng đều so với hệ quy chiếu mốc Ví dụ: trong một toa tàu chuyển động thẳng đều so với mặt đất, tất cả các thí nghiệm cơ học vẫn xảy ra đúng như khi chúng được thực hiện trên mặt đất.

Đặc điểm

+ Nguyên lý là những luận điểm xuất phát (tư tưởng chủ đạo) của một họcthuyết (lý luận) mà tính chân lý của nó là hiển nhiên, tức không thể hay không cầnphải chứng minh nhưng không mâu thuẫn với thực tiễn và nhận thức về lĩnh vực

Ngày đăng: 21/11/2014, 22:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học do nhà khoa học Nga Dmitri Mendeleev - TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  CHUYÊN NGÀNH   Giáo viên hướng dẫn PGS. TSKH Nguyễn Xuân Huy
Bảng tu ần hoàn các nguyên tố hóa học do nhà khoa học Nga Dmitri Mendeleev (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w