Thành công của một bài phát biểu phụ thuộc rất nhiều vào cách trình bày cũng như sự chuẩn bị của người thuyết trình. Để bài thuyết trình thành công cần chú ý những điểm sau:
Nên Không nên
- Khởi đầu tích cực.
- Trước khi trình bày nên chuẩn bị mọi thứ kỹ càng.
- Chọn vị trí thích hợp. - Đứng thẳng người.
- Thái độ: thoải mái nhiệt tình trong cách di chuyển, cách thể hiện.
- Đặt các câu hỏi dễ.
- Thường xuyên kiểm tra mức độ hiểu của người nghe.
- Sử dụng cách giao tiếp bằng mắt để thu nhận sự phản hồi của người nghe; - Thay đổi các cử chỉ thể hiện.
- Giao lưu với người nghe. - Ăn mặc phù hợp.
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, súc tích để đảm bảo bài thuyết trình rõ ràng, dễ hiểu; - Ngắt nhịp dứt khoát và có chủ ý để người nghe có thời gian chiêm nghiệm những gì bạn nói.
- Khởi đầu thiếu tích cực.
- Lau bảng liên tục, cầm khăn lau bảng. - Không nên đứng yên một chỗ.
- Không nên đi lại quá nhiều.
- Không đứng quay lưng hay nghiêng người về phía người nghe.
- Không nên cho tay vào túi quần khi nói.
- Không hiểu người nghe muốn gì.
- Sử dụng các cử chỉ khiếm nhã, thiếu tôn trọng người nghe.
- Không nên chỉ giữ một cử chỉ thể hiện. - Thờ ơ với người nghe.
- Ăn mặc luộm thuộm.
- Không nên đọc một bài phát biểu đã viết sẵn trên giấy hoặc lạm dụng trình chiếu. Trong trường hợp bạn có một bài phát biểu dài, chỉ nên đọc các trích dẫn, số liệu phức tạp. Không nên chỉ nhìn và nói với cái bảng, màn hình máy chiếu
Nên Không nên
- Rèn luyện sự tự tin trước đám đông. - Đặt ra các giá trị tác động đến người nghe. Tạo cảm xúc khi trình bày.
- Phân tích đối tượng để trình bày. Nội dung trình bày liên quan đến đối tượng. - Nói rõ ràng, mạch lạc, âm lượng đủ để truyền đạt tới người nghe. Nên điều chỉnh giọng cho phù hợp và hiệu quả. - Trình bày ngắn gọn, thuyết phục. Viết bảng và có minh họa (nếu cần thiết). - Giải thích các từ viết tắt khái niệm hiểu nhiều nghĩa.
- Nhấn mạnh và chuyển ý: dành những khoảng lặng tạm nghỉ để nhấn mạnh và chuyển ý.
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: bàn tay, cánh tay để hỗ trợ trình bày.
- Tính toán thời gian thuyết trình. Ước lượng thời gian thuyết trình, hoặc xem đồng hồ treo tường (nếu có) thay vì cứ chăm chú vào đồng hồ đeo tay.
hay những tờ ghi chép cá nhân.
- Không nên xin lỗi người nghe vì lý do bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thuyết trình.
- Không nên nói lúng búng hay ngập ngừng.
- Không nên xuống giọng ở cuối câu vì điều này có nghĩa những gì bạn nói không chắc chắn lắm.
- Không nói lan man, khó hiểu, xa rời thông điệp muốn chuyển tải vì sẽ khiến bạn lẫn người nghe mất tập trung.
- Nói khi đang chuyển sang trang mới. - Không sử dụng những cụm từ như “ý tôi là”, “anh/chị biết đấy”, “phải không ạ?” hay tạo ra các âm thanh gây cười như “à”, “ừm”, “ờ”.
- Nói kéo dài thời gian, lãng phí thời gian.
CHƯƠNG 4