0
Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

(Đơn vị:%) Stt Chỉ tiêu

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (2004 ĐẾN 2008) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 25 -27 )

Stt Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 2007 2008 1 Vốn NSNN 0,07 1,12 2,34 1,88 0,44 2 Vay TM 52,78 57,11 49,5 39,82 8,68 3 Vay NHPT 37,51 41,81 19,5 26,58 61,94 4 KHCB 1,94 16,03 20,62 9,38 5 Khác 7,7 12,62 25,23 19,49 6 Tổng VĐT 100 100 100 100 100

(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam)

Từ 2 bảng số liệu trên đây, có thể thấy, nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty còn thiên về vốn vay nhiều hơn. Dù nguồn vốn ngân sách đã có xu hướng ngày càng giảm thể hiện tính tự chủ, độc lập của Tổng công ty, nhưng tỷ trọng và quy mô vốn vay đặc biệt là vay tín dụng phát triển lại có xu hướng ngày càng tăng. Điều này sẽ rất bất lợi cho Tổng công ty trong tình hình thị trường biến động, nhất là ảnh hưởng của lãi suất sẽ tác động lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng

như kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Khi Chính phủ áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng như năm vừa qua, lãi suất cho vay tăng cao, nếu quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay, dù là vay tín dụng ưu đãi, hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư sẽ giảm đi rất nhiều, mặt khác sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Chi phí vốn quá cao sẽ làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm tăng giá bán, giảm sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. Vì vậy trong thời gian tới, Tổng công ty cần có những chính sách nhằm tăng cường tính chủ động về vốn, phát huy nội lực là chính.

Nguồn vốn của Tổng công ty gồm 5 nguồn chính:

*Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Qua 2 bảng số liệu trên ta có thể thấy nguồn vốn ngân sách có xu hướng giảm cả về mặt giá trị từ 14,914 tỷ đồng năm 2004 đến năm 2008 là 5 tỷ đồng; và giảm cả về tỷ trọng. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy mức độ phụ thuộc về nguồn vốn nhà nước đã giảm đi rất nhiều, thêm vào đó, công ty đã dần khẳng định vị trí và sự tự lập về nguồn vốn nên nguồn vốn NSNN ngày càng giảm về tỷ trọng. Nguồn vốn NSNN chiếm từ 2,34% năm 2006 đến năm 2008 chỉ còn chiếm 0,44%, dự kiến trong thời gian tới nguồn vốn này còn tiếp tục giảm một mặt do nhà nước giảm dần việc cấp ngân sách cho hoạt động của các doanh nghiệp nhằm nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp trong thời đại mới.

*Nguồn vốn vay thương mại: Có thể thấy rằng nguồn vốn vay thương mại mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty nhưng đã có xu hướng giảm cả về mặt giá trị cũng như tỷ trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty. Nếu như năm 2004, nguồn vốn vay thương mại lên đến 1.128,237 tỷ đồng chiếm 52,78% tổng nguồn vốn, thì đến năm 2008 nguồn vốn này là 98 tỷ đồng chiếm 8,68% tổng nguồn vốn. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho thấy Tổng công ty đã có tầm nhìn chiến lược, bởi nguồn vốn vay thương mại có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nếu nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn cho thấy công ty phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, do vậy chi phí vốn cao sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động đầu tư. Trong thời gian qua, tuy vẫn huy động lượng vốn lớn từ nguồn

vốn vay thương mại nhưng công ty đã chú trọng điều chỉnh và có chiến lược huy động vốn phù hợp để làm giảm tỷ trọng và giá trị của nguồn vốn này trong tổng mức đầu tư.

*Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển: Nguồn vốn này ngày càng tăng lên cả về tỷ trọng và giá trị, nó có vai trò rất quan trọng. Khi sử dụng nguồn vốn này các doanh nghiệp phải chú trọng hơn về việc sử dụng vốn đầu tư của mình, đầu tư vào đâu để có lợi và khả năng trả nợ cho tổ chức tín dụng. Nguồn vốn tín dụng của Tổng công ty Thép Việt Nam có xu hướng tăng dần về mặt tỷ trọng và nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty. Cụ thể năm 2004 nguồn vốn tín dụng có giá trị lớn nhất 801,881 tỷ đồng, năm 2006 nguồn vốn tín dụng có giá trị thấp nhất: 63,98 tỷ đồng. Năm 2008, nguồn vốn tín dụng có tỷ trọng lớn nhất trong các năm, chiếm 61,94% tổng nguồn vốn. Tổng công ty cần chú trọng đến khả năng trả nợ, tránh tình trạng nợ nần các tổ chức tín dụng quá nhiều.

* Nguồn vốn KHCB: Nguồn vốn này cho thấy khả năng chủ động về tài chính của Tổng công ty, qua 2 bảng số liệu có thể thấy, giá trị của nguồn vốn này có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng vẫn chưa nhiều, có năm nguồn vốn từ KHCB chiếm tỷ trọng khá lớn: 2007- chiếm 20,62% tổng nguồn vốn, nhăng có năm lại chiếm tỷ lệ khá nhỏ: 2004- chiếm 1,94% . Điều đó cho thấy Tổng công ty chưa thực sự phát huy được tối đa khả năng huy động từ nguồn vốn này. Trong thời gian tới, Tổng công ty cần có những giải pháp và kế hoạch phù hợp để có thể tận dụng và phát huy tối đa ưu điểm của nguồn vốn này.

*Nguồn vốn khác: nguồn vốn này bao gồm nguồn vốn trích từ các quỹ bổ sung của doanh nghiệp. Qua 2 bảng số liệu trên ta cũng thấy nguồn vốn này trong Tổng công ty có xu hướng tăng dần cả về giá trị và tỷ trọng thể hiện khả năng huy động vốn của công ty là tương đối cao. Nguồn vốn khác tăng dần từ năm 2004 chỉ chiếm 7,7% đến năm 2008 chiếm 19,49% trong tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn này được huy động cao nhất là năm 2008 với giá trị là 220 tỷ đồng do nhu cầu của dự án. Ta có thể biểu diễn cơ cấu của nguồn vốn qua biểu đồ sau:

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (2004 ĐẾN 2008) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 25 -27 )

×