Biểu đồ 8: Thị phần thép xây dựng Tổng công ty Thép Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004 đến 2008) Thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 62)

Năm 2004 Năm 2005

Năm 2006 Năm 2007

Năm 2008

Có thể thấy, thị phần thép xây dựng của Tổng công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành thép khác là khá cao (trên 40%) tuy nhiên lại có xu hướng đang bị thu hẹp, nguyên nhân chính là do sự tham gia của hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất thép vừa và nhỏ thời gian qua đã đặt Tổng công ty trước một thách thức rất lớn. Đó là phải làm sao để duy trì được thị phần trên thị trường thép, giữ vững và khẳng định vị thế của Tổng công ty. Thời gian qua, Tổng công ty Thép đã đầu tư

lượng vốn lớn nhằm nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh. Trong thời gian tới, những thành quả của công tác đầu tư sẽ phát huy tác dụng, chắc chắn rằng thị phần của Tổng công ty sẽ được duy trì và ngày càng lớn mạnh hơn.

*Giá bán các sản phẩm chủ yếu

Giá bán là một trong những công cụ cạnh tranh cơ bản và hữu hiệu của các doanh nghiệp, việc xác định giá bán sản phẩm gồm 3 nội dung cơ bản:

+ Nắm bắt và dự báo một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định giá.

+ Xác định mức giá chào mua, chào bán, chiết khấu, khung giá, giá giới hạn. + Các quyết định thay đổi giá: quyết định điều chỉnh và thay đổi giá theo môi trường kinh doanh luôn biến đổi.

Với Tổng công ty Thép Việt Nam cũng vậy, nhờ vào việc tăng cường đầu tư vào công nghệ máy móc thiết bị, đầu tư vào nghiên cứu thị trường sản phẩm đầu ra và đầu vào nên các chi phí từ quá trình sản xuất đến khâu tiêu thụ của Tổng công ty đã giảm đáng kể, góp phần quan trọng làm hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm của công ty trên thị trường.Chính sách giá của Tổng công ty rất linh hoạt, có thể thanh toán ngay, hoặc trả chậm có bảo lãnh ngân hàng, đặc biệt có áp dụng mức giá ưu tiên cho các công trình.

Giá các sản phẩm thép của Tổng công ty ở mức trung bình so với các sản phẩm thép khác trên thị trường, trong tương lai với sự đầu tư vào máy móc trang thiết bị chắc chắn giá thành của các sản phẩm sẽ giảm hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy vậy nạn thép lậu giá rẻ gây ảnh hưởng lớn đến chính sách giá của Tổng công ty, vì không thể giữ mức giá cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh, sản phẩm không thể tiêu thụ được, nhưng nếu đưa ra mức giá quá thấp sẽ gây thua lỗ, ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Do đó Tổng công ty đã phải nghiên cứu và đưa ra mức giá phù hợp, đồng thời kiến nghị với Nhà nước nhằm ngăn chặn nạn thép nhập lậu gây mất uy tín, giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thép trong nước nói chung cũng như Tổng công ty Thép nói riêng.

Trong năm vừa qua, tình hình thị trường thép có nhiều biến động phức tạp, giá thép có lúc lên rất cao, Tổng công ty Thép Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá thép. Tổng công ty đã đưa ra những kiến nghị và biện pháp hiệu quả, đồng thời đã có những chính sách giá hợp lý. Chính vì vậy, trong những tháng cuối năm, thị trường thép đã dần đi vào ổn định. Trong thời gian tới, cùng với sự hoàn thành của hàng loạt các dự án lớn đang được triển khai, hoạt động sản xuất thép của Tổng công ty sẽ ngày càng chủ động hơn, không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nguyên vật liệu và cùng với đó là hàng loạt các dây chuyền công nghệ hiện đại được sử dụng sẽ là nhân tố làm giảm giá thép, từ đó nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh về giá của Tổng công ty trên thị trường.

*Hệ thống phân phối sản phẩm và chính sách bán hàng

Chính sách bán hàng là một trong những công cụ cạnh tranh tích cực, bởi vì một doanh nghiệp muốn phát triển thị phần sản phẩm ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm hay chủng loại sản phẩm phong phú thì chất lượng dịch vụ cho khách hàng là một yếu tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quyết định của khách hàng. Với cùng một mức giá cả, cùng một chất lượng sản phẩm tương đương nhau, doanh nghiệp nào có chất lượng dịch vụ tốt hơn thì doanh nghiệp đó sẽ tiêu thụ được sản phẩm. Nhận thức được điều này, Tổng công ty Thép Việt Nam đã xây dựng được một mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước với chính sách bán hàng mềm dẻo, linh hoạt đã tạo được niềm tin cho khách hàng. Tổng công ty chủ trương ưu tiên cung ứng các chủng loại sắt thép cho các công trình trọng điểm, qua các nhà phân phối cung ứng thép đến tận công trình. Đặc biệt, Tổng công ty còn chú trọng tăng dần tỷ lệ bán trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng. Nhờ vậy mà sản phẩm của Tổng công ty được tin tưởng và tiêu thụ trên khắp cả nước, đặc biệt được các nhà thầu tin dùng và sử dụng trong các công trình trọng điểm như: Cao ốc Pasteur (TP Hồ Chí Minh) chủ đầu tư là công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, Đại lộ Đông Tây/Hầm Thủ Thiêm, Khu Đô Thị Phú Mĩ Hưng, Đường bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Container Trung Tâm Sài Gòn, Nhà máy đóng tàu Dung Quất, (Dung Quất, Quảng Ngãi) chủ đầu tư VINASHIN, nhà máy nhiệt điện

Ô Môn (TP Cần Thơ)…

Hiếm có công ty nào có một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, với hơn 200 nhà phân phối trong nước như Tổng công ty Thép Việt Nam. Với hệ thống đại lý và cửa hàng bán buôn bán lẻ trên toàn lãnh thổ Việt Nam và cả một số nước lân cận, Tổng công ty Thép Việt Nam đã xây dựng và khẳng định được thương hiệu vững chắc của mình. Có thể thấy rõ hệ thống tiêu thụ thép của Tổng công ty qua biểu đồ sau:

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004 đến 2008) Thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w