Bảng 17: Tỷ lệ chi phí cho hoạt động marketing/doanh thu Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004 2008)

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004 đến 2008) Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)

Thép Việt Nam giai đoạn (2004- 2008)

Stt Năm Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008 1 Doanh thu Tỷ.đ 13.908,1 13.662,6 24.281 37.393,2 55.367 2 Chi phí cho MKT Tỷ.đ 64,61 50,1 79,6 82,5 85,67 3 Tỷ lệ chi phí MKT/doanh thu % 0,46 0,37 0,33 0,22 0,15

(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam)

Như vậy, tỷ lệ chi phí marketing trên doanh thu của Tổng công ty vẫn còn ở mức thấp nhưng tuơng đối ổn định. Riêng năm 2008, chi phí marketing không tăng nhiều so với các năm còn lại trong khi doanh thu lại ở mức cao nên tỷ lệ này giảm đi. Nhìn chung tỷ lệ chi phí marketing/doanh thu của Tổng công ty dao động ở mức 0,2- 0,4%, để có thể duy trì, mở rộng thị phần và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh thì Tổng công ty Thép Việt Nam cần phải đầu tư nguồn vốn lớn hơn nữa cho hoạt động marketing, đặc biệt khi nước ta đã gia nhập WTO, đây là vấn đề mà Tổng công ty cần dành nhiều sự quan tâm hơn nữa.

*Thị phần

Thị phần là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thể hiện mức độ chiếm lĩnh thị trường sản phẩm của công ty so với thị trường sản phẩm cùng loại, so với đối thủ cạnh tranh và so với đoạn thị trường mà doanh nghiệp đang phục vụ. Một sản phẩm của doanh nghiệp chiếm thị phần càng lớn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.

Với đặc thù của ngành Thép là vốn đầu tư ban đầu cho máy móc thiết bị lớn, chu kỳ sản xuất kéo dài, vòng quay vốn chậm, lợi nhuận thấp và thu hồi vốn lâu, đòi hỏi tổ chức chuyên môn hóa hợp tác hóa cao. Tổng công ty Thép nói riêng và các công ty trong ngành Thép nói chung đều gặp phải rất nhiều khó khăn để khẳng định vị trí của mình trên thị trường cũng như bảo vệ và phát huy vị trí đó. Thêm vào đó, ngành Thép lại không đáp ứng đủ hết nhu cầu trong nước, một số sản phẩm thép như thép chất lượng cao, thép chuyên dụng còn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Thép nhậu lậu Trung Quốc tràn vào nước ta ngày càng nhiều, cùng với thép nhập khẩu từ các nước trên thế giới khiến cho thị phần thép trong nước ngày càng bị thu hẹp. Trước đây, Tổng công ty Thép Việt Nam chiếm đến 42% thị phần thép xây dựng trong nước, nhưng tính đến cuối năm 2008, thị phần thép xây dựng của Tổng công ty Thép Việt Nam thu hẹp còn khoảng 40%.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004 đến 2008) Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)