Bảng 9: Tỷ trọng các nguồn vốn theo từng lĩnh vực giai đoạn 2004-2008 (Đơn vị: %)

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004 đến 2008) Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 35)

(Đơn vị: %) Stt Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 1 Tổng VĐT 100 100 100 100 100 2 Xây lắp 25 28,6 12,88 25,52 37,6 3 Thiết bị 65,22 56,88 13,86 4,38 48,78 4 Khác 9,78 14,52 73,26 70,1 13,62

(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam)

Tỷ trọng vốn đầu tư cho xây lắp cũng khá lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2004, vốn dành cho xây lắp chiếm 25% tổng mức vốn đầu tư thì đến năm 2008 tỷ trọng vốn đầu tư dành cho xây lắp chiếm đến 37,6%. Điều này cho thấy Tổng công ty luôn chú trọng và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cho cơ sở hạ tầng để từ đó nâng cao quy mô hoạt động, khẳng định vị thế của mình.

Lĩnh vực khác bao gồm: vốn dự phòng, vốn xây dựng cơ bản, vốn đầu tư phát triển nhân lực, vốn đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, vốn đầu tư cho Marketing. Nguồn vốn này nhìn chung có xu hướng tăng về giá trị, song tỷ trọng không đồng đều qua các năm, phụ thuộc vào tổng mức đầu tư của năm đó. Nếu như năm 2004, số vốn đầu tư cho các lĩnh vực này là 208,972 tỷ đồng, khá cao so với các năm khác nhưng lại chỉ chiếm 9,78% tổng số vốn đầu tư của năm đó; năm 2006, số vốn đầu tư cho các lĩnh vực khác là 167,9 tỷ đồng, thấp hơn so với năm 2004 nhưng lại chiếm tới 65,68% tổng số vốn đầu tư của năm. Số vốn đầu tư cho lĩnh vực khác cao nhất cả về tỷ trọng và giá trị là vào năm 2007, khi giá trị vốn đầu tư là 249,08 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng tpứo 70,1% tổng số vốn đầu tư. Nhìn chung nguồn vốn này khá cao và có xu hướng tăng dần do nhu cầu tiêu dùng ngày càng

cao và ngày càng có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh, muốn tồn tại và phát triển Tổng công ty cần phải tăng cường các hoạt động đầu tư này.

2.Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam

2.1.Đầu tư vào xây dựng cơ bản§

Được thành lập từ những năm đầu thập kỉ 90 đến nay đã hơn 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay hệ thống nhà xưởng của Tổng công ty đã có sự xuống cấp. Do vậy hàng năm công ty đều chú trọng đầu tư nâng cấp nhà xưởng cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới. Đồng thời do nhu cầu sản xuất ngày càng cao, Tổng công ty cũng tiến hành mua sắm nhiều máy móc thiết bị mới phù hợp với công việc sản xuất và kinh doanh, công ty cũng xây dựng nhiều phân xưởng mới và mở rộng nâng cấp các nhà xưởng sẵn có để tạo môi trường thuận lợi tiến hành sản xuất trên các máy móc mới. Trong giai đoạn 2004- 2008 hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng công ty rất được quan tâm chú ý. Hàng loạt các dự án xây dựng, mở rộng và mua sắm thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại được thực hiện, tiêu biểu là dự án nhà máy thép phía Bắc (dự án nhóm A), dự án nhà máy thép liên hợp quy mô lớn, dự án nhà máy thép Phú Mỹ, Dây chuyền cán thép 300.00 tấn/năm, cân điện tử 80 tấn, cầu trục 50 tấn mỏ Ngườm Cháng, Cao Bằng, Hệ thống điều khiển và bảo vệ động cơ 2500 KW… Năm 2008 Tổng công ty Thép Việt Nam tập trung triển khai thực hiện các dự án trọng điểm trong kỳ kế hoạch 2006-2010 như: Dự án Cải tạo Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; Dự án mỏ Quý Xa và nhà máy Thép Lào Cai; Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê; Nhà máy thép tấm cán nóng 2 triệu tấn/năm ESSAR - Việt Nam.

Cụ thể quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng công ty trong giai đoạn 2004- 2008 như sau

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004 đến 2008) Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w