Nam giai đoạn 2004- 2008
Vốn đầu tư cho hoạt động marketing của Tổng công ty được đầu tư chủ yếu vào các hoạt động sau:
+ Đầu tư vào công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường đầu ra, dự báo những biến động về cung cầu sản phẩm, những biến động trên thị trường trong nước và thế giới, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh và công tác xây dựng chiến lược kinh doanh.
+ Đầu tư vào công tác tìm hiểu những nguồn nguyên liệu đầu vào mới nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra các chính sách giá phù hợp, theo kịp với tình hình biến động của thị trường.
+ Tăng cường các hoạt động dịch vụ nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín của Tổng công ty.
Với những nỗ lực trên, Tổng công ty Thép Việt Nam luôn giữ vững và khẳng định vị trí tiên phong, dẫn đầu ngành thép.
2.5.Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm
Để sản phẩm thép luôn có chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn mà nhà nước quy định và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường, công tác quản lý chất lượng sản phẩm luôn được các cấp lãnh đạo trong Tổng công ty Thép Việt Nam quan tâm.
Tại các đơn vị sản xuất của các công ty thành viên đều trang bị các thiết bị kiểm tra thành phần hóa học và tính chất cơ lý của sản phẩm. Thép trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ được kiểm tra và đánh giá hợp chuẩn theo yêu cầu của Nhà nước.
Để đảm bảo chất lượng toàn diện, chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng, không ngừng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, lãnh đạo Tổng công ty đã đề ra và duy trì thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn áp dụng trong quá trình sản xuất. Có thể tham khảo một số tiêu chuẩn được áp dụng trong phần phụ lục 4- 9.
Tiếp thu những kiến thức từ những khóa học về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000, ban lãnh đạo tổng công ty nhận thức rõ một sản phẩm đối với một khách hàng có thể lúc này tốt nhưng lúc khác lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Do vậy để khẳng định được vị trí lâu dài của mình trên thị trường thì cần không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm cố gắng đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng trong khả năng có thể. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng hiện nay khi công ty đang gặp phải sự cạnh tranh hết sức gay gắt trên thị trường.
Với nhận thức đó, trong những năm qua, công ty đã cố gắng nỗ lực tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó tất cả các khâu của quá trình sản xuất đều được chú trọng đầu tư. Công ty đã chú trọng từ hoạt động nghiên cứu, lựa chọn nguyên vật liệu, hoạt động đào tạo cán bộ, công nhân đến việc mua sắm các máy móc thiết bị, thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn và không ngừng học hỏi, tiếp thu những công nghệ tiên tiến, những bí quyết trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thép, giảm tiêu hao nguyên vật liệu. Công ty cũng thường xuyên thay đổi tiêu chuẩn của từng sản phẩm để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
Để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 công ty đã cử các cán bộ đi học lớp đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng ISO để về truyền đạt tới các công nhân viên trong công ty.
2.6.Đầu tư khác§
* Đầu tư cho hệ thống quản lý
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, Tổng công ty đã có nhiều cố gắng nhằm cải thiện và đổi mới hệ thống quản lý. Hàng năm công ty thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo các khóa học chuyên sâu về nâng cao năng lực quản lý, có cấp chứng chỉ. Thông qua những buổi học này, các cán bộ quản lý sẽ được cập nhật các thông tin cũng như phương pháp quản lý thế nào cho hiệu quả hơn. Đặc biệt năm 2005, Tổng công ty và các đơn vị đã tổ chức cho 8.600 lượt người đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ với tổng kinh phí hơn 4,9 tỷ đồng. Tổng công ty đã hòan thành việc kiện toàn bộ máy cơ cấu tổ chức Tổng công ty, thường xuyên bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ quản lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý. Năm 2007, Tổng công ty đã ban hành quy chế quản lý nội bộ áp dụng cho công ty mẹ; định biên và sắp xếp bố trí lại lao động đối với khối cơ quan công ty me; ban hành quy chế thực hiện quyền và nghĩa vụ của Công ty mẹ- Tổng công ty Thép Việt Nam tại các công ty con, Công ty liên kết, đưa công tác quản lý vốn, nhân sự của Tổng công ty tại các công ty cổ phần, liên doanh với Tổng công ty từng bước đi vào nề nếp.
*Đầu tư vào hàng tồn kho
Đầu tư vào hàng tồn trữ bao gồm các khoản đầu tư vào nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp. Đầu tư vào hàng tồn trữ trong doanh nghiệp góp phần tiết kiệm một số khoản chi phí bất hợp lý: chi phí đặt hàng, chi phí tồn trữ, chi phí vận chuyển…đồng thời nó cũng giúp cho việc đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục khi có những biến động trên thị trường như biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào, tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu…Do vậy đầu tư vào hàng tồn trữ là một trong những nội dung đầu tư cần được chú trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Có thể nói, nguyên vật liệu là đầu vào của mọi quá trình sản xuất, giá cả nguyên vật liệu có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nên giá thành sản phẩm. Hơn nữa với đặc điểm của Tổng công ty Thép Việt Nam, ngoài nguồn
nguyên liệu sẵn có trong nước, còn phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Do vậy việc nghiên cứu tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu mới, ổn định, giá cả hợp lý là hết sức quan trọng.
Do vậy, hàng năm Tổng công ty đều cử cán bộ thị trường tìm hiểu khảo sát thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài để đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu phù hợp nhằm mục tiêu giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng của các nguyên vật liệu đầu vào đó. Để có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Thép trong nước, hàng năm Tổng công ty Thép Việt Nam phải nhập phôi thép từ nước ngoài nhưng vẫn chủ động được một phần. Nguồn quặng sắt, trữ lượng than atraxit của nước ta khá lớn, là một điều kiện thuận lợi, tuy nhiên vốn đầu tư xây dựng nhà máy luyện phôi cao hơn nhiều lần so với cán thép, do đó Tổng công ty phải dùng đến giải pháp dùng phế liệu trong nước và cộng với nhập từ nước ngoài về. Nhìn chung có thể đảm bảo được hoạt động sản xuất của công ty. Tuy nhiên, nếu giá phôi thép thế giới biến động nhiều Tổng công ty sẽ gặp khó khăn nếu không chủ động được nguồn nguyên vật liệu.
Ngoài các lĩnh vực đầu tư trên đây Tổng công ty Thép Việt Nam còn tiến hành đầu tư vào một số lĩnh vực khác như lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khoa học mới, hay các công nghệ mới, và có nhiều ứng dụng trong thực tế, làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng.
Trên đây là toàn bộ các hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt, mặc dù còn nhiều hạn chế, song hoạt động đầu tư của Tổng công ty Thép Việt đã mang lại những hiệu quả đáng kể. Chắc chắn trong tương lai, Tổng công ty sẽ còn những dự án đầu tư hiệu quả hơn với quy mô lớn hơn.
IV.Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam§
1.Những thành tựu đạt được
1.1.Kết quả nâng cao khả năng cạnh tranh§ * Tỷ suất lợi nhuận
Tổng công ty Thép Việt Nam là doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng vì vậy mang những đặc trưng của ngành đó là tỉ suất lợi nhuận thấp thậm chí có thể bị thua lỗ. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất lớn nhưng do phải cạnh tranh với thép nhập khẩu, đặc biệt là Thép Trung Quốc về giá cả, nếu bán với giá cạnh tranh thì hệ quả tất yếu sẽ dấn đến thua lỗ, thậm chí phá sản. Vì vậy Tổng công ty phải duy trì giá ở mức vừa phải, căn cứ trên giá thép trên thị trường thế giới và giá nguyên vật liệu nhập khẩu. Đây cũng chính là khó khăn chung mà những doanh nghiệp Thép khác cũng đang gặp phải và cũng chính là khó khăn mà Tổng công ty Thép phải thường xuyên đối mặt.
Nhận thức rõ những khó khăn đó, Tổng công ty Thép Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để phát huy những thế mạnh của mình, đưa ra những chiến lược đầu tư cũng như những kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và củng cố vị thế của mình. Nhờ đó mà trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty liên tục phát triển, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận lại không ổn định, thể hiện như sau