1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai f1 (yorkshire x landrace) và lợn nái lai f1 (landrace x yorkshire) được phối tinh lợn đực f1 (pietrain x duroc) ở trại lợn vĩnh tân II

45 3,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 837,5 KB

Nội dung

Tổ hợp lai Yorkshire x Landrace vàLandrace x Yorkshire đã được sử dụng phổ biến trên thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng đóng vai trò làm nái nền cho phối giống với các giống lợn có

Trang 1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Ở nước ta, nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đại đa số người dân.Trong đó, sản xuất chăn nuôi là nghành kinh tế quan trọng Chăn nuôi lợn đóngvai trò không thể thiếu trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêudùng Thịt lợn là loại thực phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao, 100g thịt lợn nạcchứa 370 kcal và 22% protein, mùi vị thịt lợn còn hợp khẩu vị đối với nhiều đốitượng tiêu dùng nên được sử dụng rộng rãi

Các giống lợn nội của nước ta có khả năng thích nghi rất tốt với điều kiệnchăn nuôi của Việt Nam Tuy nhiên năng suất thấp, tỷ lệ mỡ cao không đáp ứngđược nhu cầu Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu ăn no mặc

ấm của ngày xưa được thay bằng nhu cầu ăn ngon mặc đẹp, vì thế mà nhữnggiống lợn của địa phương đang dần được thay bởi giống lợn cao sản có khả năngtăng trọng và tỷ lệ nạc cao

Từ những thập niên 60 của thế kỷ XX đến nay, nước ta đã nhập một sốgiống lợn ngoại cao sản như: Yorkshire, Landrace, Hampshire, Duroc và Pietrain, với mục đích cải tiến dần năng suất của đàn lợn nội, nuôi thuần hóa và nhânrộng các giống lợn ngoại, để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường

Các tính trạng sinh sản là nhóm tính trạng quan trọng, là cơ sở khởi đầu đểnâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, các tính trạng này thường có

hệ số di truyền thấp do vậy chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố ngoại cảnh

Yorkshire và Landrace là hai giống sinh sản rất tốt Chúng được chọn lọctheo hướng năng suất sinh sản cao Tổ hợp lai (Yorkshire x Landrace) và(Landrace x Yorkshire) đã được sử dụng phổ biến trên thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng đóng vai trò làm nái nền cho phối giống với các giống lợn có khảnăng sản xuất thịt tốt nổi tiếng như Duroc, Pietrain, F1(Pietrain x Duroc), tạo ra

tổ hợp con lai thương phẩm có năng suất và chất lượng thịt tốt

Mặc dầu vậy, do điều kiện khí hậu miền Nam nước ta là khí hậu nhiệt đớinóng quanh năm, các giống nái ngoại chỉ sinh trưởng và phát triển bình thườngtrong điều kiện chăn nuôi tại các trại kín, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt

Xuất phát từ vấn đề này, được sự hướng dẫn của giáo viên, sự chỉ đạo củakhoa Chăn nuôi _ thú y, trường Đại học Nông Lâm Huế, cùng sự hỗ trợ của công

ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Vĩnh Tân, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:

Trang 2

“Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai F 1 (Yorkshire x Landrace)

và lợn nái lai F 1 (Landrace x Yorkshire) được phối tinh lợn đực F 1 (Pietrain x Duroc) ở trại lợn Vĩnh Tân II – huyện Tân Thành – tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài này chúng tôi thực hiện nhằm mục đích:

- Đánh giá năng suất sinh sản của tổ hợp lợn nái lai F1 (Yorkshire xLandrace) và F1 (Landrace x Yorkshire) trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp

- Xác định được các tổ hợp lai phù hợp với điều kiện chăn nuôi của trangtrại để tạo ra lợn thương phẩm có năng suất, chất lượng cao

- Đưa ra một số đề xuất để hạn chế mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đếnnăng suất sinh sản của lợn nái

Trang 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU2.1 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Vị trí địa lý Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, phíanam giáp Biển Đông, tiếp giáp các tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ ChíMinh ở phía tây, và Bình Thuận ở phía đông

Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích 1.982 km2, chiếm 0,6% diện tích tự nhiêntoàn quốc và 8,41 % diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ

Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính: Thành phố Vũng Tàu, thị xã

Bà Rịa và 4 huyện trên đất liền: Châu Đức, Tân Thành, Xuyên Mộc và Long Đất.Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2

Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những trung tâm kinh tế trọng điểm củaphía nam cùng với TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai

2.1.2 Đặc điểm địa hình

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh với địa hình khá đa dạng có thể chia làm 4vùng: Bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằngven biển Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3-

4 m so với mặt biển Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn

Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ởhuyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc Ở vùng này có vùng thung lũng đồngbằng ven biển bao gồm một phần đất của các huyện Tân Thành, Long Điền, BàRịa, Đất Đỏ Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đồi thấp vàrừng thưa có những bãi cát ven biển

2.1.3 Đặc điểm thời tiết khí hậu

Theo quan trắc của trạm khí tượng nông nghiệp thủy văn Vũng Tàu thì tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu có các thông số khí tượng thủy văn như sau: nhiệt độ khôngkhí trung bình là 26,8oC, nhiệt độ cao nhất 33oC, nhiệt độ thấp nhất 20,1oC Nhìnchung không có sự sai lệch lớn về biên độ dao động nhiệt độ ngày/đêm trong cảnăm, độ chênh lệch trung bình giữa các tháng nóng nhất (tháng 4) và tháng lạnhnhất (tháng 12) khoảng 3,6 - 4oC

Trang 4

Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa Trong các tháng mùa mưa độ ẩmtrung bình 86,8%, có tháng đạt đến 90% (tháng 9) Trong thời gian mùa khô độ

ẩm bình quân 76%, có tháng chỉ khoảng 73% (tháng 3) Các tháng có độ ẩm trungbình cao nhất là từ tháng 8 đến tháng 10 và nhỏ nhất từ tháng 1 đến tháng 3.Trong ngày độ ẩm không khí biến thiên nghịch với nhiệt độ, thấp nhất khoảng 13– 14 giờ, cao nhất vào lúc 7 giờ sáng

Mùa mưa của vùng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa cao nhấtvào các tháng 7, tháng 10 Lượng mưa trung bình năm là 1.300 mm, cao nhất là1.700 mm

Lượng bốc hơi: bình quân năm là 39,8 mm, cao nhất vào mùa khô từ tháng

11 đến tháng 4 năm sau

Mùa khô gió Đông hoặc Đông Bắc, ảnh hưởng không khí lạnh miền Bắc,lạnh về đêm và sáng tốc độ gió không lớn (1 - 5 m/s) Mùa khô gió Tây hoặc TâyNam vận tốc từ 3- 5 m/s Ngoài ra khu vực trại còn chịu ảnh hưởng gió Đônghoặc Đông Nam, tương đối ẩm vào mùa khô (tháng 10, 3) có lúc mạnh lên đếncấp 6 - 7 (vận tốc 11 - 17m/s) [34]

2.2 Một vài nét về trại lợn Vĩnh Tân II

2.2.1 Tọa độ, vị trí địa lý

Tọa độ địa lý trung tâm khu đất theo hệ tọa độ Việt Nam 2000: kinh tuyếnTrung ương là 107045’, mốc chiếu 3 độ như sau: X: 1080254,582 m và Y:435061,662 m

Vị trí địa lý: Trại được xây dựng trên vùng đất thuộc ấp Sông Xoài 2 – xãSông Xoài – Tân Thành – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu [34]

- Giới thiệu sơ lược về trại lợn Vĩnh Tân II

Trại lợn Vĩnh Tân II, là một trại lợn nái có quy mô tổng đàn tầm cỡ trongkhu vực Nam Trung Bộ nói riêng và nước ta nói chung với quy mô 2800 lợn nái.Trại được thành lập vào tháng 05/2009, là một thành viên trực thuộc công tyTNHH Đầu Tư Xây Dựng Vĩnh Tân Một trong những khách hàng lớn nhất củacông ty CP Việt Nam Hệ thống chuồng trại xây dựng theo mô hình chăn nuôikhép kín theo thiết kế của tập đoàn CP Việt Nam Thức ăn, con giống, quy trìnhchăn nuôi tiên tiến của tập đoàn CP Việt Nam, sở hữu một đội ngũ cán bộ kĩthuật, công nhân tâm huyết và lành nghề

Trang 5

2.2.2 Quy mô trại

Trại với tổng diện tích 15 ha nằm trên một khu đất khá cao ráo và rất thuậntiện cho vận chuyển xuất nhập lợn, bao gồm: 4 trại mang thai mỗi trại có 530 ô cáthể và 6 ô lớn để nhốt lợn đực giống và lợn nái có vấn đề; 1 trại chờ phối có 229 ônhốt cá thể và 16 ô rộng nhốt lợn đực giống, thử lợn nái lên giống; 1 trại đựcgiống có 36 ô rộng để nhốt lợn đực giống; 6 trại đẻ mỗi trại có 120 ô chuồng, 2trại cách ly, mỗi trại có 16 ô chuồng mỗi ô nuôi 10 cá thể lợn nái hậu bị Trại caisữa có 5 trại cai sữa nền và 4 trại cai sữa đan Ngoài ra còn có các hạng mục xâydựng khác như nhà sát trùng, sân bóng chuyền, khu nhà ở công nhân, nhà ăn, vănphòng làm việc hệ thống điện nước trong trại …

2.2.3 Nhiệm vụ của trại

Trại có nhiệm vụ giống như một cỗ máy chuyên sản xuất cung cấp lợn nuôithịt thương phẩm cho các trại trực thuộc Công ty đặt tại tỉnh Bình Dương với quy

mô 7200 lợn thịt Ngoài ra trại còn cung cấp lợn thương phẩm chất lượng cao chocác cơ sở chăn nuôi trong tỉnh và các vùng lân cận, cung cấp lợn thịt chất lượngcao cho thị trường

2.2.4 Cơ cấu tổ chức nhân sự của trại

Tổng số nhân sự cho trại lợn Vĩnh Tân II có 90 người (85 người chính thức

và 05 người dự phòng), trong đó:

+ Giám đốc trại: 01 người

+ Giám đốc kỹ thuật: 01 người

Trang 6

+ Phó giám đốc: 04 người

+ Trại mang thai và trại cách ly: 18 người (05 tổ trưởng, 13 CN)

+ Trại nọc và trại chờ phối: 06 người ( 01 tổ trưởng, 05 CN)

+ Trại đẻ: 24 người (03 tổ trưởng, 01 tổ phó, 20 CN)+ Trại cai sữa: 09 người (02 tổ trưởng, 07 CN)

+ Nhà bếp: 03 người (01 tổ trưởng, 02 CN)

+ Kỹ thuật điện và bảo trì: 02 người

+ Lao động làm ngoài: 04 người

2.3 Tình hình chăn nuôi lợn Việt Nam

2.3.1 Hiện trạng ngành chăn nuôi Lợn và hướng phát triển

2.3.1.1 Tổng số đầu lợn ( 6 tháng đầu năm 2010)

Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/4/2010, cả nước có 27,3 triệu con,tăng 3,06% so với cùng kỳ năm 2009 Các vùng có số đầu lợn nhiều là vùngĐBSH có 7,2 triệu con, chiếm 27,1% tổng đàn lợn trong cả nước, Đông Bắc 4,6triệu con, chiếm 17,3%, ĐBSCL 3,6 triệu con, chiếm 13,6%, Bắc Trung Bộ 3,4triệu con, chiếm 12,9%, ĐNB 2,5 triệu con, chiếm 9,3%, DHNTB 2,4 triệu con,chiếm 9,0% [16]

Các tỉnh có số đầu lợn lớn trên 1 triệu con tại thời điểm 01/4/2010 là HàNội, Đồng Nai, Nghệ An, Thái Bình, Bắc Giang

2.3.1.3 Sản lượng thịt lợn hơi

Theo ước tính của Cục Chăn nuôi, mỗi tháng cả nước sản xuất và tiêu thụkhoảng 290-300 ngàn tấn thịt lợn hơi Dự báo, tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất

Trang 7

chuồng sản xuất trong 06 tháng đầu năm 2010 khoảng 1,77 triệu tấn, tăng khoảng3,5% so với cùng kỳ năm 2009 Trong đó, các vùng sản xuất thịt lợn có tỷ trọnglớn nhất lần lượt là: Đồng bằng sông Hồng khoảng 29%; Đồng bằng sông CửuLong khoảng 18%; Đông Nam Bộ khoảng 12%.

Duy trì mức tăng trưởng giá trị ngành chăn nuôi đạt trung bình/năm quacác giai đoạn như sau : 2010 - 2015 tăng 6,5 - 7%: 2015 - 2020: 5,5 - 6% Sảnlượng thịt xẻ các loại dự kiến tiến độ qua các giai đoạn phát triển: Năm 2015 là:4.309 ngàn tấn (trong đó thịt lợn 2.797 ngàn tấn (65%); thịt gia cầm 1.326 ngàntấn (32%); thịt trâu bò: 144 ngàn tấn (3%); năm 2020 là: 5.521 ngàn tấn (trong đóthịt lợn 3.493 ngàn tấn (chiếm 63%); thịt gia cầm 1 779 ngàn tấn (32%); thịt trâu

bò 200 ngàn tấn (4%)

Theo xu hướng tiêu dùng hiện nay, nhu cầu các loại thịt vẫn tăng cao trongthời gian tới, đặc biệt thịt lợn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 63 - 65% trong tổng số cácloại thịt Vì vậy ngành chăn nuôi lợn vẫn đóng một vai trò rất quan trọng cung cấpthực phẩm trong tiêu dùng của chúng ta

Với nhu cầu thực phẩm từng loại theo định hướng, đến năm 2020 có 3.493ngàn tấn thịt lợn xẻ, chúng ta phải có đàn lợn thịt tương đương: 52.132 ngàncon, đạt trọng lượng hơi 90 kg/con Nếu không tính đến chăn nuôi trang trạibình quân chia đều cho mỗi hộ gia đình nông dân phải nuôi 4,3 con lợn (ướctính theo số hộ có đến 2020 là: 12 triệu hộ) Thực tế số hộ có chăn nuôi chỉchiếm 70% trong số hộ nông dân (Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có hơn50% số hộ nông dân có chăn nuôi lợn)

Như vậy thực tế mỗi hộ chăn nuôi lợn phải nuôi 10 lợn thịt để xuất chuồngđược 6,2 lợn thịt đạt 90kg/con/năm [16]

Nếu phát triển được một trăm ngàn trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ (10nái và 180 lợn thịt/hộ/năm), ước tính có 8,4 triệu hộ có chăn nuôi lợn, đến năm

2015 sẽ cung cấp cho xã hội được 18 triệu lợn thịt có chất lượng cao Vậy với mộttrăm ngàn mô hình này đến 2015 mỗi tỉnh phấn đấu để có bình quân 1.562 hộ môhình chăn nuôi quy mô nhỏ để có cơ sở phát triển lên quy mô chăn nuôi vừa vàlớn vào năm 2020 Như vậy cũng chỉ mới cung cấp được 50% nhu cầu Dù chănnuôi trang trại đang trên đà phát triển, song cũng cần có những chính sách cho các

hộ chăn nuôi nghèo, chăn nuôi nhỏ lẻ ở các vùng nông thôn khác nhau, nếuchương trình 100.000 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ này được thực thi sẽ giúp hộnông dân tích lũy vốn, kinh nghiệm và nhận thức, từng bước chuyển dần qua chănnuôi lợn trang trại quy mô vừa và lớn Đây là giải pháp đào tạo thực tế cho hướngphát triển chăn nuôi trang trại cho người nông dân, chăn nuôi nhỏ lẻ Chúng takhông thể không tính đến tỷ lệ đóng góp sản phẩm chăn nuôi của bộ phận này

Trang 8

hiện chiếm khoảng 70% nhu cầu thực phẩm tiêu dùng của xã hội Nhưng quantrọng hơn cả là, chăn nuôi của bộ phận này chính là giải pháp xóa đói giảm nghèotheo kiểu bỏ ống Nếu chương trình 100.000 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ này thựcthi sẽ giảm nghèo bằng chăn nuôi trang trại với cơ cấu HTX chăn nuôi kiểu mới

ra đời và các hình thức giết mổ, tiêu thụ theo một chuỗi sẽ hình thành, đượcngành hàng theo chuỗi dọc rộng lớn Nếu có 100.000 hộ với mô hình chăn nuôiquy mô nhỏ đến 2015, để đến năm 2020 sẽ có 25% số hộ chuyển lên chăn nuôivừa, quy mô 20 nái +360 lợn thịt và 25% nuôi 30 nái + 540 lợn thịt, cùng với sốtrang trại đã có hiện nay sẽ cung cấp được 50% nhu cầu thịt lợn xẻ cho tiêu dùng,50% còn lại từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và các trang trại lớn

Nhà nước cần có một chương trình hỗ trợ phát triển 100.000 hộ chăn nuôilợn quy mô trang trại nhỏ (10 lợn nái + 180 lợn thịt), tổ chức lại trong các HTX chănnuôi lợn kiểu mới nhằm thụ hưởng sự chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ cho họ, trướctiên chú ý đến đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung, vùng khu 4 cũ,Đồng bằng sông Hồng, Đông và Tây bắc Bắc bộ trong những năm đầu của địnhhướng phát triển chăn nuôi này, nhằm có mô hình chăn nuôi trang trại quy mô nhỏphổ cập để tiến lên phát triển chăn nuôi lợn trang trại quy mô vừa và lớn bền vữnggóp phần từng bước công nghiệp hóa ngành chăn nuôi lợn ở nước ta

2.3.2 Phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi khác nhau phản ánh điều kiện kinh tế và trình độchăn nuôi của từng hộ gia đình, từng đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi vùng Hiệnnay ở nước đang tồn tại ba dạng phương thức

2.3.2.1 Chăn nuôi nông hộ

Chăn nuôi nông hộ vẫn đã và đang là phương thức chăn nuôi phổ biếnnhất nước ta, chiếm khoảng 75 – 80% Đặc trưng của phương thức này là quy mônhỏ lẻ chăn nuôi từ 1-10 con và nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như cácsản phẩm nông nghiệp, phế phụ phẩm của ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp

là thức ăn cho lợn Con giống chủ yếu là giống địa phương hoặc giống có tỷ lệmáu nội cao (F1: ngoại x nội) có năng suất và giá trị chăn nuôi thấp, khả năngcung ứng thị trường của sản phẩm không cao Đồng thời việc chăn nuôi nhỏ lẻphân tán gây khó khăn cho việc quản lý con giống, vận chuyển, mua bán, giết mổ,

… gây nên những rủi ro về con giống, dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, ônhiễm môi trường, … Phương thức chăn nuôi nông hộ đang có xu hướng giảmdần và được thay thế bằng chăn nuôi gia trại

Trang 9

2.3.2.2 Chăn nuôi gia trại

Chăn nuôi gia trại là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp giữa kinhnghiệm truyền thống và kỹ thuật chăn nuôi ngày càng hiện đại Đặc trưng củaphương thức này là: quy mô đàn lợn từ 10 – 30 nái, hay 10 – 50 lợn thịt (CụcChăn nuôi, 2007) [16]; ngoài các phụ phẩm nông nghiệp có khoảng 40 – 50%thức ăn công nghiệp; con giống chủ yếu là con lai có từ 50 – 75 % máu ngoại trởlên; công tác vệ sinh thú y, chuồng trại chăn nuôi đã được xem trọng Phươngthức chăn nuôi này phổ biến ở các tỉnh phía Bắc và đang phát triển mạnh hầu hết

cả nước Chăn nuôi theo phương thức này đã mang tính sản xuất hàng hóa hơnhẳn so với chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ song năng suất vẫn chưa cao, chưa đáp ứngđược nhu cầu thị trường nhất là nhu cầu về chất lượng thịt

2.3.2.3 Chăn nuôi trang trại

Phương thức chăn nuôi trang trại phát triển mạnh trong thời gian gần đây

và có xu hướng ngày càng phát triển Đây có thể coi là bước đột phá mới trongphát triển của ngành chăn nuôi Quy mô từ trên 20 nái hoặc trên 100 lợn thịt [16],chăn nuôi được thực hiện theo các quy trình khép kín, quay vòng nhanh Congiống chủ yếu là lợn ngoại 2 máu hoặc 3 máu Chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp;chuồng trại được thiết kế tiên tiến, chuồng sàn có hệ thống làm mát để giảm nóng

về mùa hè, sưởi ấm cho gia súc non, máng ăn tự động, bán tự động; máng uốngcho lợn, thiết bị cung cấp nước uống cũng có sự cải tiến phù hợp với độ tuổi vậtnuôi, xử lý chất thải bằng công nghệ biogas, Công tác vệ sinh phòng bệnhđược đảm bảo chắc chắn Chính vậy mà năng suất chăn nuôi cao, chất lượng thịttốt, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu cho ngườitiêu dùng trong nước và xuất khẩu nước ngoài

2.4 Ưu thế lai về các tính trạng sinh sản của lợn nái sinh sản

Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, sức chống đỡ bệnh tật và sứcsản xuất cao hơn mức trung bình của thế hệ bố mẹ Có thể hiểu cách khác: Ưu thếlai là hiện tượng sinh học biểu hiện ở sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của các

cá thể do lai tạo giữa các con không cùng nguồn gốc huyết thống

Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nái nói riêng, việc ứng dụng

ưu thế lai là rất phổ biến nhằm mục đích tạo cho con lai có tính năng vượt trội đưalại năng suất cao

Theo nghiên cứu của William (1997) [38] có 3 loại ưu thế lai sau:

- Ưu thế lai cá thể (HI): Là ưu thế lai do kiểu gen của chính con vật quy định

Trang 10

- Ưu thế lai của mẹ (HM): Là ưu thế lai do kiểu gen mà mẹ con vật quyđịnh thông qua điều kiện ngoại cảnh cung cấp bởi con mẹ Chẳng hạn nếu mẹ làcon lai, thông qua sản lượng sữa, khả năng nuôi con khéo mà con lai có được ưuthế lai này

- Ưu thế lai của bố (HP): Là ưu thế lai do kiểu gen mà bố con vật quy địnhthông qua điều kiện ngoại cảnh cung cấp bởi con bố Ưu thế lai của bố không phổbiến bằng ưu thế lai của mẹ Có rất ít tính trạng có được ưu thế lai của bố, song cóthể thấy rằng: khả năng thụ thai, tính trạng sức khoẻ của con đực lai tạo nên ưuthế lai cho đời con của nó Bảng 2.1 trình bày ưu thế lai cá thể và ưu thế lai con

Bản chất di truyền sâu xa của ưu thế lai là sự tăng lên của giá trị kếthợp của các gen (GVC) Khi mức độ dị hợp tử càng cao thì ưu thế lai càngcao và ngược lại Ưu thế lai cao nhất ở thế hệ F1 do thế hệ F1 có mức độ dịhợp tử cao nhất

Một số nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho biết: Ưu thế lai là năngsuất tốt nhất của con lai F1 so với bố mẹ chúng Ưu thế lai bằng không khi mànăng suất của con lai chỉ bằng trung bình của lợn bố mẹ Ưu thế lai được tínhbằng phần trăm (%) năng suất tăng lên của con lai so với bố mẹ thuần của chúng

Ưu thế lai cũng có thể được tính dưới dạng tuyệt đối, tức là cùng đơn vị với tính

Trang 11

trạng nghiên cứu, nó chính là chênh lệch giữa trung bình con lai của phép lainghịch đảo và trung bình của bố mẹ thuần của chúng, hoặc trung bình của dòng,giống của bố mẹ.

Hanimand (1992) qua nhiều thí nghiệm đã cho biết những lợn đực lai nóichung trội hơn đực thuần chủng về khả năng phẩm giống Chúng có khả năngsinh trưởng, phát triển nhanh hơn, tính năng rõ hơn, tỷ lệ thụ thai cao hơn và thờigian sử dụng cao hơn so với đực thuần

Về khả năng sinh sản, một số nghiên cứu gần đây nhất cho biết: Lợn náiMóng Cái khi được phối với lợn Yorkshire cho số con đẻ ra/ổ dao động từ 11,85 -14,72 con/ổ [8]

Nghiên cứu về năng suất sinh sản của nái Móng Cái và nái lai F1 (MóngCái x Yorkshire) kết quả cho thấy: Năng suất sinh sản của nái lai F1 (Móng Cái xYorkshire) về một số tính trạng sinh sản trội hơn so với nái Móng Cái trong điềukiện chăn nuôi nông hộ (bảng 2.2)

Bảng 2.2 Năng suất sinh sản của lợn lai F 1 (Móng Cái x Yorkshire) và lợn nái Móng

Cái

Số con vào thời điểm 2 tháng tuổi Con/lứa 11,0 10,0

Tỷ lệ nuôi sống lợn con đến 2 tháng tuổi % 100,0 93,72

Nguồn: [31]

Tóm lại, các tính trạng sinh sản thông thường là tính trạng có hệ số ditruyền thấp, dễ bị lay động bởi lai tạo và thông thường có ưu thế lai cao Cácnghiên cứu cho thấy rằng: Lợn nái lai có khả năng sản xuất vượt trội về một sốtính trạng sinh sản so với trung bình của các dòng, các giống bố mẹ thuần

2.5 Đặc điểm một số giống lợn ngoại

2.5.1 Giống lợn Pietrain

-Nguồn gốc xuất xứ và phân bố : Giống lợn có nguồn từ một làng có tên

Pietrain, thuộc Bỉ Người ta không rõ giống này được tạo ra năm nào nhưng ướcchừng vào khoảng 1950 - 1951 Giống lợn này đã trở nên phổ biến ở Bỉ và sau đó xuấtqua các nước khác, đặc biệt là Đức, sau đó lợn được nuôi khá nhiều nơi trên thế giới

Trang 12

- Đặc điểm ngoại hình : Toàn thân có màu trắng và có nhiều đốm màu

xám trên cơ thể và không ổn định, đầu nhỏ, dài, tai to hơi vểnh, cổ to và chắcchắn, mình dài, vai - lưng - mông - đùi rất phát triển Toàn thân trông như hìnhtrụ, đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc

- Khả năng sản xuất : Lợn có tầm vóc trung bình và khả năng sản xuất thịt

nạc cao, nuôi tốt có thể đạt 66,7% nạc trong thân thịt Khối lượng sơ sinh 1,1 - 1,2

kg con, cai sữa 60 ngày đạt 15 - 17 kg/con, 6 tháng tuổi đạt 100 kg Lợn đực cónồng độ tinh trùng cao, 250 - 290 triệu/ml Lợn cái có khả năng sinh sản tươngđối tốt, lợn đẻ trung bình 9 - 11 con/lứa, năm đạt 1,7 - 1,8 lứa/năm [35], [7]

- Hướng sử dụng : Lợn Peitrain được coi là giống lợn tốt và cao nạc trên

thế giới hiện nay và được nuôi ở nhiều nước Giống lợn này được nhập vào nước

ta vào khoảng 1993, hiện nay giống lợn Peitrain được sử dụng để lai tạo với cácgiống lợn khác tạo thành các tổ hợp lai có nhiều ưu điểm như PiDu x LandYorkhay [Pi x (Yr x MC)] Giống lợn này được nhập vào nước ta qua nhiều chươngtrình và các công ty chăn nuôi khác nhau Giống lợn Peitrain được chọn một trongnhững giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam

2.5.2 Giống lợn Duroc

- Nguồn gốc xuất xứ và phân bố: Có nguồn gốc miền Đông, nước Mỹ và vùng Corn Belt Dòng Duroc được tạo ra ở vùng New York năm 1823, bởi Isaac

Frink Giống lợn Duroc-Jersey có nguồn của hai dòng khác biệt Jersey Red của

New Jersey và Duroc của New York Còn dòng lợn Jersey đỏ được tạo ra vào năm 1850 vùng New Jersey bởi Clark Pettit, lợn Duroc chủ yếu được nuôi ở vùng

New Jersey và vùng New York, nước Mỹ

- Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu hung đỏ (thường gọi lợn bò),

đầu to vừa phải, mõm dài, tai to và dài, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai - lưng -mông

- đùi rất phát triển Giống lợn Duroc là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc, có tầmvóc trung bình so với các giống lợn ngoại

-Khả năng sản xuất: Lợn Duroc có khả năng sinh sản tương đối cao, trung

bình đạt 1,7 - 1,8 lứa/năm Mỗi lứa đẻ từ 9 đến 11 con, trọng lượng sơ sinh lợncon trung bình đạt 1,2 - 1,3 kg, trọng lượng cai sữa 12 - 15 kg Sức tiết sữa củalợn đạt 5 - 8 kg/ngày Khả năng sinh trưởng của lợn tốt Theo một số kết quả sảnxuất ở Đài Loan và Thái Lan cho thấy lợn Duroc có nhiều ưu điểm: Tăng trọngnhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt Lợn có khả năngtăng trọng từ 750 - 800 g/ngày, 6 tháng tuổi lợn thịt có thể đạt 105 - 125 kg LợnDuroc trưởng thành con đực nặng tới 370 kg, con cái 250 - 280 kg [35], [7]

Trang 13

- Hướng sử dụng: Lợn Duroc là giống lợn tốt trên thế giới hiện nay và

được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt nuôi theo hướng nạc và sử dụng thịtnướng Giống lợn này đã được nhập vào nước ta vào khoảng 1956 ở miền Nam,sau đó đến 1975, lợn vào nước ta qua nhiều chương trình và các công ty chănnuôi Giống lợn Duroc được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chươngtrình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam Tuy nhiên, nuôi lợn Duroc cần có chế độ dinhdưỡng cao và chăm sóc tốt mới đạt được kết quả tốt

2.5.3 Giống lợn Landrace

- Nguồn gốc xuất xứ và phân bố: Lợn Landrace có nguồn gốc Đan Mạch

được hình thành vào khoảng 1924 - 1925 Lợn Landrace được tạo thành bởi quátrình lai tạo giữa giống lợn Youtland (có nguồn gốc Đức) với lợn Yorkshire (cónguồn từ Anh) Giống lợn này chủ yếu được nuôi nhiều ở Đan Mạch Sau 1990,lợn được chọn lọc và có năng suất cao và được nuôi ở nhiều nước châu Âu

- Đặc điểm ngoại hình: Lợn Landarce toàn thân có màu trắng tuyền, đầu

nhỏ, dài, tai to dài rủ xuống kín mặt, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai lưng mông đùi rất phát triển Toàn thân có dáng hình thoi nhọn giống như quả thủy lôi, đây làgiống lợn tiêu biểu cho hướng nạc

Khả năng sản xuất: Lợn Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và

đẻ nhiều, trung bình đạt 1,8 - 2 lứa/năm Mỗi lứa đẻ 10 - 12 con, khối lượng sơsinh (Pss) trung bình đạt 1,2 - 1,3 kg, khối lượng cai sữa từ 12 - 15 kg Sức tiếtsữa từ 5 - 9 kg/ngày Khả năng sinh trưởng của lợn rất tốt, theo một số kết quả sảnxuất ở Thái Lan và Công ty chăn nuôi C.P Việt Nam cho thấy lợn Landrace córất nhiều ưu điểm: Sinh sản tốt, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạccao và chất lượng thịt tốt Lợn có khả năng tăng trọng từ 750 - 800 g/ngày, 6tháng tuổi lợn thịt có thể đạt 105 - 125 kg Khi trưởng thành con đực nặng tới 400

kg, con cái 280 - 300 kg [18]

- Hướng sử dụng: Lợn Landrace được coi là giống lợn tốt nhất trên thế

giới hiện nay và được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi Giống lợn này được nhậpvào nước ta vào khoảng 1970 qua Cuba Những năm sau 1990, lợn Yorkshiređược nhập vào ta qua nhiều con đường của nhà nước, công ty và từ nhiều dòngkhác nhau như Yorkshire Pháp, Bỉ, Anh, Úc, Mỹ, Nhật Mỗi dòng đều có nhữngđặc điểm ngoại hình và sản xuất đặc trưng của nó Giống lợn Landrace được chọnmột trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam

Trang 14

2.5.4 Giống lợn Yorkshire

- Nguồn gốc xuất xứ và phân bố: Năm 1851 Joseph Luley, là người tạo

giống đã tạo giống lợn Yorkshire ở vùng Bắc Shires Trong thời gian này, nhàchọn giống Bakewell đã cải tạo lợn Leicestershire, của giống lợn đại phương BắcShires, Yorkshire và Lancashire, của Lincolnshire và Leicestershire để tạo ragiống lợn Yorkshire ngày nay nhưng đến năm 1884, Hội đồng giống Hoàng gia

Anh mới công nhận giống lợn Yorkshire Lợn được nuôi nhiều ở vùng Đông Bắc

nước Anh, nhân dân ở đây có tập quán nuôi lợn chăn thả trên đồng cỏ, sau đó lợnđược cải tiến thành nhiều nhóm khác nhau [7]

- Đặc điểm ngoại hình: Lợn Yorkshire toàn thân có màu trắng, lông có

ánh vàng, đầu nhỏ, dài, tai to dài hơi hướng về phía trước, thân dài, lưng hơi vồnglên, chân cao khỏe và vận đông tốt, chắc chắn, tầm vóc lớn

- Khả năng sản xuất: Lợn có khối lượng sơ sinh trung bình 1 - 1,2 kg; lợn

đực trưởng thành đạt 350 - 380 kg, dài thân 170 - 185 cm, vòng ngực 165-185

cm Con cái có cân nặng 250 - 280 kg, lợn thuộc giống lợn cho nhiều nạc Lợn cái

đẻ trung bình 10 12 con/lứa Có lứa đạt 17 18 con, cai sữa 60 ngày tuổi đạt 16

-20 kg/con [35]

- Hướng sử dụng: Lợn Yorkshire là giống lợn phổ biến nhất trên thế giới,

lợn được nuôi ở nhiều nơi Ở nước ta lợn cũng được nhập vào từ những năm 1920

ở miền Nam để tạo ra lợn Thuộc Nhiêu Nam Bộ Đến 1964, lợn được nhập vàomiền Bắc thông qua Liên Xô cũ Đến năm 1978, chúng ta đã nhập lợn Yorkshire

từ Cu Ba Những năm sau 1990, lợn Yorkshire được nhập vào nước ta qua nhiềucon đường của nhà nước, công ty và từ nhiều dòng khác nhau như YorkshirePháp, Bỉ, Anh, Úc, Mỹ, Nhật Mỗi dòng đều có những đặc điểm ngoại hình và sảnxuất đặc trưng của nó Giống lợn này cũng một trong những giống nước ta đangchọn cho chương trình nạc hóa đàn lợn

2.5.5 Lợn lai F1 (Yorshire x Landrace)

-Nguồn gốc: Lợn lai F1(Yorshire x Landrace) có nguồn gốc từ các chương

trình giống của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam

Ở nước ta lợn lai F1(Yorshire x Landrace) có mặt ở hầu hết các trại chănnuôi tiên tiến trên mọi tỉnh thành của cả nước

-Đặc điểm chung: Lợn lai F1(Yorshire x Landrace) thể hiện đặc điểm của

cả giống lợn Yorshire và lợn Landrace nhưng nghiêng về giống lợn Landracenhiều hơn Lợn có sắc lông trắng (có thể có vài đốm lông đen hiển diện), tầm vóc

Trang 15

lớn, cổ dài, đầu thon nhỏ, mõm dài nhỏ và thẳng Tai ngang (không đứng cũngkhông cụp) Dài đòn, lưng thẳng, sườn tròn, bụng gọn, đùi nở nang.

Lợn lai F1(Yorshire x Landrace) có khả năng sinh trưởng và phát dục tốt,khối lượng sơ sinh từ 1,2 – 1,8 kg, khối lượng cai sữa lúc 21 ngày tuổi từ 5,6 –6,7 kg Ở 6 tháng tuổi lợn đực đạt 100 kg, lợn nái đạt 90 kg, trong thời gian sinhsản đạt 250 – 400 kg Lợn có tốc độ tăng trọng nhanh 750 – 800 g/ ngày Lợn cóphẩm chất thịt tốt, tỷ lệ thịt xẻ 70 – 80%, tỷ lệ nạc 42 -45% Lợn nái đẻ trung bình

10 – 12 con / lứa có khi nhiều hơn, sức tiết sữa 5 - 9 kg/ ngày Hệ số lứa đẻ 2 –2,2 lứa/ năm

Lợn nái, lợn nọc sử dụng làm giống lúc 7 -8 tháng tuổi, nặng trung bìnhkhoảng 100 – 110 kg, lúc 2 năm tuổi, lợn đực đạt 220 -230 kg và lợn nái nặngkhoảng 180 -200kg

-Hướng sử dụng: Lợn lai F1(Yorshire x Landrace) được sử dụng làm

giống trong các phép lai 3 máu, 4 máu trở lên Lợn lai F1(Yorshire x Landrace)được sử dụng nuôi thịt trong các trại chăn nuôi lợn thịt thương phẩm

2.6 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng

2.6.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản

Khả năng sinh sản là yếu tố quan tâm hàng đầu của người chăn nuôi lợnnái Để đánh giá năng suất sinh sản, người ta đã đưa ra các chỉ tiêu sinh sản Từcác chỉ tiêu đó tạo ra một thang chuẩn để đánh giá, so sánh khả năng sinh sản củamột cá thể hay một giống nào đó Nhằm đưa ra những biện pháp kĩ thuật tác độngnâng cao hiệu quả kinh tế, chọn lọc, loại thải, … theo từng mục đích riêng

Năng suất sinh sản là chỉ tiêu tổng hợp, được đánh giá bằng số lợn con caisữa/ nái/ năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa/ nái/ năm Hai chỉ tiêu này phụthuộc vào tuổi đẻ lứa đầu, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra, tỷ lệ nuôi sống lợn theo mẹ,

hệ số lứa đẻ/ năm, sản lượng và chất lượng sữa mẹ, chế độ nuôi dưỡng chăm sóc(Lê Đình Phùng, 2010) [20]

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái, nhưng xét vềmặt di truyền, chọn giống, người ta thường quan tâm đến một số tính trạng năngsuất nhất định Holnes (1991); Vander Steem (1986), (trích bởi Nguyễn Thiện,2008) [26 ] cho cho biết năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá qua các chỉtiêu: tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ thai, số con/ ổ và thời gian tứ khi cai sữa đếnđộng dục lại và phối giống có kết quả Hamon (1994) cho rằng tuổi đẻ lứa đầu, sốcon đẻ ra còn sống, số con cai sữa, khoảng cách lứa đẻ và thời gian cai sữa là các

Trang 16

chỉ tiêu quan trọng nên dùng để đáng giá khả năng sinh sản của lợn nái TrầnĐình Miên và cs (1997) [15] cho biết việc tính toán khả năng sinh sản của lợn náicần phải xét đến các chỉ tiêu như chu kỳ động dục, tuổi thành thục về tính, thời kìchửa và số con đẻ ra/ lứa Theo Nguyễn Thiện (2008) [26], các tính trạng chủ yếuphản ánh năng suất sinh sản ở lợn nái là số con đẻ ra/ lứa, số lợn con cai sữa vàkhối lượng con lúc cai sữa.

Ở nước ta, tiêu chuẩn nhà nước (TCNN – 1280 – 81, ngày 30/9/2003) [17]

đã quy định các chỉ tiêu giám định về khả năng sinh sản của lợn nái nuôi tại các

cơ sở công nghiệp bao gồm:

- Số con đẻ ra/lứa (con)

- Số con đẻ ra còn sống/lứa (con)

- Số con đẻ ra chết/lứa (con)

- Khối lượng sơ sinh/con (kg)

- Khối lượng sơ sinh/ lứa (kg)

- Số con để nuôi/lứa (con)

- Số con 21 ngày tuổi/lứa (con)

- Khối lượng 21 ngày tuổi/con (kg)

- Khối lượng 21 ngày tuổi/lứa (kg)

- Số con cai sữa/lứa (con)

- Khối lượng cai sữa/lứa (kg)

- Khối lượng cai sữa/con (kg)

- Thời gian cai sữa (ngày)

- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày)

- Tuổi (ngày) và khối lượng (kg) động dục lần đầu

- Tuổi (ngày) và khối lượng (kg) phối giống lần đầu

- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)

- Thời gian phối giống sau cai sữa (ngày)

- Số lứa đẻ/nái/năm

- Số con cai sữa/nái/năm (con)

Phần lớn các tính trạng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh (dinhdưỡng, mùa vụ, phương thức và thời điểm phối giống, đực giống, điều kiện chămsóc nuôi dưỡng, yếu tố chuồng trại, khả năng phòng trừ dịch bệnh, …) Như vậy, cónghĩa là các biến dị do di truyền như biến dị cộng gộp, tương tác giữa các gen làthấp Vấn đề đặt ra là các nhà chọn giống phải tìm cách nâng cao hệ sổ di truyền cáctính trạng số lượng dẫn tới việc tăng hiệu quả chọn lọc (Nguyễn Thiện - Đào Đức

Trang 17

Thà, 2008) [26]; đồng thời người chăn cần phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiêntiến, hiệu quả nhất để khai thác tối đa tiềm năng sản xuất của con giống.

2.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng năng suất sinh sản

Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá trên rất nhiều chỉ tiêu Hơnthế nữa các tính trạng sinh sản là các tính trạng có hệ số di truyền thấp Do vậy

cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái

2.6.2.1 Ảnh hưởng của yếu tố di truyền

Các giống khác nhau thì sự thành thục về tính là không đồng nhất Gia súc

có tầm vóc nhỏ thì thường có sự thành thục về tính sớm hơn gia súc có tầm vóclớn Lợn nội thường có sự thành thục về tính sớm hơn lợn ngoại

Sự khác nhau giữa các giống lợn về tính trạng năng suất sinh sản đã đượcnhiều tác giả công bố Theo Venev (1985) sự khác nhau về tuổi động dục lần đầugiữa các giống lợn có thể lên tới 200%, sự khác nhau về số con đẻ ra giữa cácgiống trong hai lứa lên đến 200- 300% Có những giống lợn ở châu Á và ChâuPhi thành thục sinh dục khi mới 90-95 ngày tuổi, trong khi đó có những giống lợn

ở Châu Âu hoặc có nguồn gốc từ Châu Âu chỉ tiêu lên tới 200-240 ngày tuổi( Dickson và Chiboka-1981)

Theo Nguyễn Hữu Tỉnh và cs (2006) [24], giá trị di truyền và kiểu hình củamột số tính trạng sản xuất trên giống lợn Yorkshire và Landrace có nguồn gốcnhập nội khác nhau Kết quả này cho thấy, các nguồn gốc khác nhau có sựphân tách khá rõ nét về hướng sản xuất khi xem xét về giá trị di truyền củatừng tính trạng Tiềm năng di truyền về khả năng sinh sản (số con sơ sinh sống/ổ) và khả năng nuôi con ( khối lượng 21ngày tuổi) của nguồn gốc nhập từ ĐanMạch và Mĩ tốt hơn so với nguồn gốc nhập từ Australia trên cả hai giống Giátrị giống trung bình của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ thay đổi trong khoảng0,013- 0,055 và 0,059- 0,066 tương ứng với hai nguồn giống nhập từ Mỹ vàĐan mạch Giá trị giống trung bình của tính trạng khối lượng 21 ngày tuổi giaođộng tương ứng với nguồn gốc nhập từ Mỹ và Đan Mạch là 0,124- 0,132 và0,152 - 0,281 Trong khi đó khả năng sinh trưởng và dày mỡ lưng của nguồngiống nhập từ Úc lại cho giá trị di truyền tốt hơn ở giống Landrace và tươngđối tốt ở Yorkshire, tương ứng với hai tính trạng tuổi đạt 90kg và dày mỡ lưnglúc 90kg là -1,268 và -0,135 ở giống Landrace; -0,237 và 0,002 ở giốngYorkshire Tuy vậy, tiềm năng sinh sản của nguồn giống này (Australia) lại rấtthấp với các giá trị giống trung bình đều âm đối với cả hai tính trạng số con sơsinh sống/ổ và khối lượng 21ngày tuổi trên cả hai giống

Trang 18

Theo Vũ Đình Tường và cs (2005) [28] qua phân tích một số chỉ tiêu sinhsản chính và chọn lọc theo hai tính trạng số con sơ sinh sống và khối lượng21ngày tuổi của lợn Landrace và Yorkshire kết quả cho thấy, đàn giống lợnLandrace là trưởng thành sinh dục sớm và cho lứa đẻ đầu sớm hơn, số con sơsinh/lứa cũng nhiều hơn Yorkshire Giống Yorkshire có khả năng lên giống lại vàphối đậu thai tốt hơn Landrace nên có số ngày không sản xuất thấp hơn và cho sốcon bình quân/năm nhiều hơn.

Đực giống có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái các tính trạngchịu ảnh hưởng lớn của đực giống là các tính trạng về khối lượng con sơ sinh,khối lượng con cai sữa Ảnh hưởng của đực giống thể hiện trên 2 phương diện là

giống đực và chất lượng tinh dịch Lợn nái F1 (Yorkshire x Landrace) khi phối

với đực F1(Duroc x Landrace) có năng suất sinh sản cao hơn khi phối với đựcDuroc (Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009) [22]

Một số tác giả xác nhận: Sự mất cân bằng hormone chịu sự di truyền.Lagerdolf (1971) cho rằng cấu trúc nội tiết tốt hay xấu có bản chất di truyền.Tính dục giảm, thể trạng hướng cái ở con đực cũng như sự mất cân bằng nội tiết

ở con cái biểu hiện ở con cái qua sự động dục liên tục và thể trạng hướng đực làhậu quả của một cấu trúc nội tiết sai lệch Động dục thầm lặng hoặc không rõ,chu kỳ động dục không có quy luật cũng được xem như có tính di truyền (LêXuân Cương, 1986) [2]

Qua đó thấy rằng năng suất sinh sản của lợn nái phụ thuộc vào giống, việc tácđộng vào giống để nâng cao năng suất sinh sản là cần thiết trong chăn nuôi lợn

2.6.2.2 Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản củalợn nái Cung cấp đủ dinh dưỡng cho lợn sinh sản không những nâng cao đượckhối lượng sơ sinh của lợn con mà còn đảm bảo sức đề kháng của lợn mẹ, đặcbiệt trong giai đoạn có chửa và nuôi con [14]

Thức ăn cho lợn nái sinh sản cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, trong đó cầnchú ý đến các thành phần quan trọng như: năng lượng, protein, khoáng,vitamin, giảm lượng ăn vào của lợn nái trong giai đoạn mang thai sẻ không đápứng đủ nhu cầu cho lợn mẹ và sự phát triển của bào thai (Trottier và Johnston,2001) Khẩu phần thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân kéo dài thời gian chờ phốicủa lợn nái sau cai sữa lợn con (King và Willams, 1981), giảm tỷ lệ thụ tinh, giảm

số con trên lứa, giảm khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa của lợn con

Trang 19

Mức protein trong khẩu phần thích hợp cho lợn nái thường 15 - 17% tùythuộc vào thể trạng và các giai đoạn sinh sản (NRC_1998), Lã Văn Kính (2002)[12] khuyến cáo khẩu phần cho lợn nái giống ngoại giai đoạn mang thai nên ởmức 3100 kcal ME/kg thức ăn và 13% protein thô

Đối với lợn Móng Cái trong giai đoạn có chửa mức protein thích hợp trongkhẩu phần là 12% Khi nuôi theo mức này thì các chi tiêu sinh sản của lợn nái đềutăng cao Số con sơ sinh cao (12,3 con/lứa), khối lượng sơ sinh cao (trọng lượng

cả ổ đạt 8 kg, trung bình 0,65 kg/con), lợn mẹ khỏe nên đẻ nhanh (72,5 phút).Trong giai đoạn nuôi con mức protein trong khẩu phần 14% là thích hợp Mứcnày đã nâng cao khả năng sinh sản của lợn mẹ: Tăng sức tiết sữa của lợn mẹ (khốilượng toàn ổ lợn con lúc 21 ngày tuổi là 24,3 kg), tăng số con và khối lưọng caisữa), tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ thấp, thời gian động dục trở lại sau khi cai sữasớm (6 ngày), nên tăng số lứa đẻ trên năm của lợn mẹ [5]

Sự thiếu hụt Vitamin B12 và Mn dẫn đến sự phát triển giới tính kém vàchậm thành thục sinh dục ở lợn nái, (Hughs _1993) Lợn nái hậu bị ăn theo mức

tự do có số trứng rụng cao hơn so với nái hậu bị ăn hạn chế Các nghiên cứu kháccũng cho rằng để đạt được sự rụng trứng cao trong thời kỳ phối giống của lợn náihậu bị thì mức ăn từ bắt đầu động dục trước tới lúc phối tinh ở mức 3 - 4 kg/ngày(protein 14%) là đủ dinh dưỡng và sự rụng trứng có thể đạt 12 - 14 tế bào Ở lợn, sốcon đẻ ra trong một lứa phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ thụ thai và sức sống của phôi.Mối tương quan giữa dinh duỡng và sức sống của phôi được các tác giả Brooks vàCole (1970), Scofield (1972) tổng kết các loại thức ăn có ảnh hưởng lớn là Vitamin

và khoáng, mức năng lượng ăn vào có ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ sống của phôi kể từgiai đoạn động dục tới phối tinh hoặc ngay sau khi phối Dinh dưỡng cũng ảnhhưởng rất lớn đến sản lượng sữa của lợn mẹ Mullan và Williams (1989) cho biết

số lượng lớn mỡ và protein của cơ thể được huy động để sản xuất sữa

Theo Hoppe (1990) thì mức ăn 6,0 Mcal ME đối với nái lai (Yorkshire xLandrace) với 4 lứa đẻ, vừa cung cấp đủ nhu cầu dinh duỡng và đảm bảo khảnăng sinh sản cho chúng Hillyer và Phillip (1980) cho biết tăng thêm lượng thức

ăn 1,36 kg/ngày trong 23 ngày chửa cuối, khối lượng lợn con lúc sơ sinh tăng 40g

và khối lượng lúc 21 ngày tuổi tăng 170g Khối lượng sơ sinh sẽ tăng lên 3,5 - 9g/con cho mỗi MJ ME tăng trên mức 25 - 30 MJ ME/nái/ngày (Henry và Etienne,1978) Và khối lượng sơ sinh tiếp tục tăng khi lợn nái chửa tăng mức ăn tới trên

45 MJ DE/ngày (Pluske và cs, 1995)

Trang 20

Lượng nước uống hàng ngày cũng ảnh hưởng lớn đến sản lượng sữa, vìhàm lượng nước chiếm 80 - 85% trong sữa Lợn nái uống nước tự do, mức 2,3 -3,9 lít/kg vật chất khô thức ăn là thích hợp (Friend, 1971).

2.6.2.3 Ảnh hưởng của yếu tố nuôi dưỡng, chăm sóc

Bên cạnh yếu tố giống, chất lượng giống thì phương thức nuôi dưỡng làyếu tố góp phần quyết định đánh giá đúng chính xác năng suất sinh sản của lợnnái Phương thức nuôi dưỡng bổ sung giàu đạm đạt năng suất sinh sản cao hơn sovới phương thức nuôi tận dụng Cụ thể số con đẻ ra của lợn nái Landrace vàYorkshire chăn nuôi bằng phương pháp bổ sung giàu đạm và tận dụng là 9,9 con

và 9,68 con, và số con để nuôi là 9,45 và 9,27 con, khối lượng cai sữa lúc 50 ngày

tuổi là 60,01 và 59,03 kg

Theo Clowes và cs (2003) [36] cai sữa lợn con muộn thì thời gian nuôi concủa lợn nái sẽ tăng hao mòn cơ thể mẹ dẫn đến ảnh hưởng xấu tới thời gian độngdục lại sau cai sữa lợn con Tuy nhiên nếu cai sữa quá sớm (dưới 20 ngày) sẽ kéodài khoảng thời gian chờ phối (Vargas và cs, 2009; Koketsu và Dial, 1997) vàlàm giảm đáng kể tỷ lệ đẻ và số con sinh ra/lứa (Steverink và cs, 1999), đồng thờilàm giảm khối lượng cai sữa cũng như khả năng sống của lợn con sau này.Khuyến cáo cai sữa từ 21-28 ngày tuổi

Tóm lại, các tính trạng năng suất sinh sản có hệ số di truyền thấp Các tínhtrạng này chụi ảnh hưởng rất lớn vào yếu tố chăm sóc và nuôi dưỡng Điều kiệnchăm sóc tốt thì lợn nái mới thể hiện đầy đủ tiềm năng di truyền của phẩm giống

Bảng 2.3 Chế độ dinh dưỡng cho lợn nái nuôi con

Lợn ngoại và lợn lai ngoại x ngoại Lợn nái lai nội ngoại (lợn lai F1)

Protein thô (%) : 15 – 17

Nguồn: Hội Chăn nuôi Việt Nam(2000) [11]

Trang 21

2.6.2.4 Ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ

Lứa đẻ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng và năng suất sinh sản.Lợn nái hậu bị thường cho số con đẻ ra là thấp nhất và sau đó tăng dần từ lứa đẻthứ 2 và giảm dần sau lứa thứ 7 Vì thế chúng ta cần quản lí chăm sóc tốt nhằmgiữ vững được số con từ lứa thứ 6 trở đi Ở những lứa đẻ đầu tiên, sự phát triển vềngoại hình thể chất chưa được hoàn thiện, các cơ quan thực hiện chức năng chưaphát triển đầy đủ nên năng suất sinh sản chưa cao Còn với nái già (từ lứa thứ 7trở đi) khả năng sinh sản giảm dần do sức sống và hoạt động của các cơ quanchức năng giảm xuống

Nghiên cứu gần đây của Nguyễn Quế Côi và Trần Thị Minh Hoàng (2006)[3] về ảnh hưởng của các yếu tố lứa đẻ đến các tính trạng sinh sản của lợn náingoại cho thấy, yếu tố lứa đẻ có ảnh hưởng rõ rệt đến mặt thống kê tất cả các tínhtrạng năng suất sinh sản (trừ tính trạng số con 21 ngày tuổi) Tác giả Trần ThịMinh Hoàng và cs, (2006) [3] nghiên cứu đã đưa ra kết quả lứa đẻ ảnh hưởng rất

rõ đến tính trạng khối lượng và số con

2.6.2.5 Ảnh hưởng của phối giống

Phối giống ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ tinh, số con sinh ra/lứa.Trong đó thời điểm phối giống là nhân tố quyết định đến sự thành công của tỷ lệđậu thai ở lợn nái Nguyên tắc là phối vào lúc nào để có nhiều tinh trùng gặpđược nhiều tế bào rụng trứng nhất Chúng ta cần xác định chính xác thời điểmrụng trứng nhằm phối tinh thích hợp Thời điểm phối tinh thích hợp nhất là vàogiữa giai đoạn chụi đực Đối với lợn nái ngoại, nái lai máu ngoại thời điểm phốitốt nhất là sau khi có hiện tượng chụi đực khoảng 6 – 8h, hoặc cho phối vàongày thứ 3, cuối ngày thứ 4 kể từ khi bắt đầu động dục Đối với nái nội thờiđiểm này sớm hơn 1ngày so với nái ngoại và nái lai

Phương thức phối giống cũng ảnh hưởng đến năng suất sinh sản TheoLee và cs (1995) [37] cho đực nhảy trực tiếp và phối tinh nhân tạo thì tỷ lệ đậuthai là 94,4% và 92,3%, nguyên nhân chủ yếu là do kĩ thuật phối tinh nhân tạochưa thực hiện đúng thời điểm rụng trứng

Kỹ thuật phối tinh nhân tạo phải tốt, phải đưa được toàn bộ tinh trùng vàotrong cổ tử cung con cái Không để cho tinh dịch chảy ra ngoài, cần phối lặp,phối kép, phối vào lúc sáng sớm, mát mẻ và yên tĩnh Tinh trùng phải đảm bảochất lượng và số lượng

2.6.2.6 Ảnh hưởng của yếu tố tuổi, khối lượng phối giống lần đầu và thời

Trang 22

Để tiến hành phối giống lần đầu thì lợn cái hậu bị phải thành thục về tính

và thể vóc Nếu tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng phối giống lần đầu quá sớm hayquá muộn, quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợnnái Nếu lợn hậu bị đưa vào khai thác quá sớm có thể cơ thể phát triển chưa hoànthiện, nên số trứng rụng ít tỷ lệ thụ thai kém Hơn nữa nó còn ảnh hưởng đến thểchất thể vóc sau này, nếu khai thác muộn thì giảm hiệu quả kinh tế

Thời gian động dục lại sau cai sữa không giống nhau giữa các giống TheoNguyễn Thiện và Hoàng Kim Giao (1996) [27], cai sữa sớm không đi liền vớiđộng dục sớm và ngược lại, cai sữa càng sớm thì khoảng cách tới ngày cai sữacàng dài, rụng trứng ít Cai sữa vào 10 ngày có thời gian động dục lại là 14,7ngày, cai sữa 28 ngày thì thời gian động dục trở lại là 12,00 ngày, cai sữa ở 50ngày tuổi thì động dục trở lại sau 6 ngày và rụng 15-16 trứng Tác giả cho rằngnên cai sữa 21-28 ngày là tốt nhất

Sau khi cai sữa con khoảng 3-7 ngày tùy theo sự hao mòn của lợn mẹ tronggiai đoạn nuôi con và sự phát dục của lợn mẹ sau cai sữa, lợn nái sẽ động dục trởlại và bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới Trong chăn nuôi công nghiệp người tathường chích vitamin ADE, và áp dụng quy trình kích thích lợn nái lên giống

2.6.2.7 Ảnh hưởng của quản lý đàn

Quản lí đàn là công việc cần thực hiện một cách chặt chẽ đặc biệt là nhữngtrang trại có quy mô lớn, việc quản lý đàn không chỉ ảnh hưởng tới từng cá thể màcòn ảnh chung tới toàn đàn Ở các trang trại, hệ thống ghi chép đầy đủ sẽ giúp cácnhà quản lý nắm bắt chính xác khả năng sinh sản của từng đối tượng lợn nái Từ đó

có cơ sở để đánh giá, so sánh và tiến hành loại thải những con sinh sản kém hay chọnlọc những con có thành tích xuất sắc nhằm nâng cao khả năng sinh sản chung củatoàn đàn Quản lý tốt còn giúp cho việc phát hiện những nguyên nhân kỹ thuật làmsuy giảm năng suất sinh sản của đàn nái (chế độ dinh dưỡng, xác định thời điểm phốigiống, kỹ thuật phối giống, thời gian cai sữa, thời gian chờ phối, nhiệt độ, tốc độ gióchuồng nuôi, quy trình điều trị, …) để từ đó đưa ra các giải pháp kỹ thuật đúngđắng nhằm phát huy cao nhất tiềm năng sản xuất của con giống

2.6.2.8 Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết khí hậu

Đối với lợn ngoại, điều kiện khí hậu thời tiết mùa vụ (nhiệt độ, ẩm độ, ánhsáng, …) ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sing sản của lợn nái Nhiệt độ thích hợpcho lợn nái sinh sản là 18-200C Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C thì sẽ giảm tỷ lệ thụthai và tăng tỷ lệ chết phôi Do đó vào mùa hè tỷ lệ thụ thai thấp và số con đẻra/lứa thường thấp hơn các mùa khác Nếu nhiệt độ thấp quá (<180C) thì tỷ lệ lợn

Ngày đăng: 18/12/2014, 23:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Ưu thế lai cá thể và ưu thế lai con mẹ của một số tính trạng sinh sản của lợn - Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai f1 (yorkshire x landrace) và lợn nái lai f1 (landrace  x  yorkshire) được phối tinh lợn đực f1 (pietrain x duroc) ở trại lợn vĩnh tân II
Bảng 2.1. Ưu thế lai cá thể và ưu thế lai con mẹ của một số tính trạng sinh sản của lợn (Trang 10)
Bảng 3.1. Chương trình cám dành cho nái mang thai - Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai f1 (yorkshire x landrace) và lợn nái lai f1 (landrace  x  yorkshire) được phối tinh lợn đực f1 (pietrain x duroc) ở trại lợn vĩnh tân II
Bảng 3.1. Chương trình cám dành cho nái mang thai (Trang 26)
Bảng 3.3. Phác đồ điều trị nái sau khi sinh - Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai f1 (yorkshire x landrace) và lợn nái lai f1 (landrace  x  yorkshire) được phối tinh lợn đực f1 (pietrain x duroc) ở trại lợn vĩnh tân II
Bảng 3.3. Phác đồ điều trị nái sau khi sinh (Trang 27)
Bảng 3.2. Các loại cám và thành phần dinh dưỡng. - Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai f1 (yorkshire x landrace) và lợn nái lai f1 (landrace  x  yorkshire) được phối tinh lợn đực f1 (pietrain x duroc) ở trại lợn vĩnh tân II
Bảng 3.2. Các loại cám và thành phần dinh dưỡng (Trang 27)
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản trên bản thân của hai tổ hợp lợn nái F1(L x Y) và F1(Y x L) - Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai f1 (yorkshire x landrace) và lợn nái lai f1 (landrace  x  yorkshire) được phối tinh lợn đực f1 (pietrain x duroc) ở trại lợn vĩnh tân II
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản trên bản thân của hai tổ hợp lợn nái F1(L x Y) và F1(Y x L) (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w