3 0,11 10,45 0,11 0,108Tỉ lệ lợn con chết khi theo mẹ % 2,03 0,41 4,02 0,27 0,000 Tỉ lệ lợn con chết khi theo mẹ % 2,03 0,41 4,02 0,27 0,000
Qua bảng 4.2 cho thấy khả các chỉ tiêu sinh sản trên lợn con của hai tổ hợp nái lai F1(L x Y) và F1(Y x L) là tương đối tốt.
4.2.1 Số lợn con sinh ra/ổ
Số lợn con sinh ra/ổ của tổ hợp lai F1(L x Y) 11,42 con/ổ là thấp hơn so với tổ hợp lai F1(Y x L) 11,97 con/ổ, chỉ tiêu số con sơ sinh /ổ trong nghiên cứu này là tương đối cao, có sự sai khác về tính trạng này giữa 2 tổ hợp lai (p < 0,05), điều này có thể là do tác động của ưu thế lai ở từng tổ hợp. Kết quả này cao hơn nhiều kết quả nghiên cứu khác như: Con số này là cao hơn so với Lê Đình Phùng (2010a) khi nghiên cứu trên cùng đối tượng tại Đà Nẵng với các giá trị lần lượt là 11,32 và 11,17 con/ổ; cao hơn so với Lê Đình Phùng (2009) trên lợn nái lai F1(L x Y) phối tinh đực F1 ( Du x Pi) trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại Quảng Bình với số con đẻ ra/ổ là 10,31 con,ngược lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và cs (2009) trên tổ hợp lai (D x Pi) x L, (D x P) x Y, ( D x P) x F1( L x Y) lần lượt là 11,46; 11,99; và 11,75 con/ổ. Cao hơn so với kết quả trên cùng đối tượng của Nguyễn Thị Viễn (2005) với 10,5 và 10,8 con/ổ, cao hơn so với kết quả của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) thực hiện tại Quảng Nam trên đối tượng nái lai ( Y x L) với số con sơ sinh là 9,67 con/ổ. Nhưng lại thấp hơn so với
kết quả nghiên cứu trên lợn F1(L x Y) của Vũ Đình Tôn và cs (2008) là 12,33 con/ổ. Sự khác nhau về số con sơ sinh/ổ giữa các nghiên cứu là do kết quả tác động của ưu thế lai, mức độ chọn lọc, kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng nái mang thai, chờ phối, đực giống, kĩ thuật phối giống của từng cơ sở nghiên cứu là khác nhau. Như ta biết, các tính trạng sinh sản là các tính trạng có hệ số di truyền thấp và thường chịu ảnh hưởng đồng thời của một số nhân tố di truyền và không di truyền (thức ăn, khí hậu, chuồng trại). Để phát huy hết tiềm năng di truyền của giống chúng ta cần có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.
4.2.2. Số lợn con sơ sinh để nuôi/ổ
Số con để nuôi/ổ ở hai tổ hợp nái lai F1(L x Y) và F1(Y x L) là 10,45 và 10,94 con/ổ, sai khác này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với Lê Đình Phùng (2010a) trên cùng đối tượng nghiên cứu với 11,17 và 10,71 con/ổ. Thấp hơn kết quả của Vũ Đình Tôn và cs (2008) trên cùng đối tượng F1(L x Y) x ( Pi x Du) với số con chọn nuôi là 11,11 con/ổ. Sự sai khác này một phần là do mức độ chọn lọc và mục tiêu riêng của từng cơ sở chăn nuôi, dựa trên tình trạng sức khỏe, dị tật, và khối lượng của lợn con sinh ra.
4.2.3. Khối lượng lợn con sơ sinh bình quân để nuôi
Khối lượng lợn con sơ sinh bình quân của 2 tổ hợp nái lai F1(L x Y) và F1(Y x L) trong nghiên cứu này lần lượt là 1,65 và 1,63 kg/con, (P >0,05). Kết quả này là cao hơn so với khối lượng sơ sinh trong các nghiên cứu về khả năng sinh sản trên đối tượng lợn nái ngoại của nhiều tác giả trong và ngoài nước (1,4 -1,6 kg/con, điều này có thể là do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, khả năng nuôi thai, số lứa đẻ và số con sinh ra của lợn mẹ.
Khối lượng sơ sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu trên cùng đối tượng của Lê Đình Phùng (2010a) với 1,57 và 1,58 kg/con, cao hơn kết quả của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) trên đối tượng nái thuần L với 1,38 kg /con nái thuần Y với 1,44 kg/con, nái lai L x (Y x Du) với 1,42 kg/con, nái lai (Y x L) x Du là 1,57 kg/con; cao hơn nghiên cứu của Lê Đình Phùng (2009) với 1,35 kg/con, và cao hơn nghiên cứu của Từ Quang Hiển và Trần Văn Phùng (2005) với 1,37 kg/con. Nhưng thấp hơn so với kết quả 1,66 kg/con trong nghiên cứu của Lê Đình Phùng Và Nguyễn Trường Thi (2009). Sự khác nhau về khối lượng sơ sinh giữa các nghiên cứu, ngoài nhân tố chăm sóc nuôi dưỡng, yếu tố chuồng trại còn có thể do phương pháp và mục tiêu chọn lọc theo khối lượng sơ sinh của từng cơ sở nghiên cứu. Khối lượng lợn con sơ sinh tại cơ sở nghiên cứu của chúng tôi được xác định bằng khối lượng bình quân của các con sau khi đã loại bỏ những con có khối lượng nhỏ hơn 0,9 kg/con.
4.2.4. Khối lượng lợn con cai sữa
Khối lượng lợn con cai sữa giúp đánh giá cường độ sinh trưởng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ và khả năng nuôi con của lợn nái. Khối lượng cai sữa phụ thuộc vào độ đồng đều của đàn lúc sơ sinh, tỷ lệ nuôi sống, độ đồng đều khi cai sữa, khối lượng cai sữa toàn ổ và và số con cai sữa /ổ. Hai tổ hợp nái lai F1(L x Y) và F1(Y x L) trong nghiên cứu này lần lượt là 6,92 và 6,74 kg/con. Khối lượng cai sữa của tổ hợp nái lai F1 (Y x L) trong nghiên cứu này thấp hơn so với tổ hợp F1 (L x Y). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê P<0,05. Điều này là do tác động của ưu thế lai, đồng thời có thể là do khối lượng lợn con sơ sinh của nái F1(L x Y) cao hơn F1 (Y x L). Hơn nữa có thể số con chọn nuôi của nái F1(L x Y) lại thấp hơn nên chất lượng đàn con của tổ hợp này là tốt hơn.
Kết quả này là khá cao so với nghiên cứu của nhiều tác giả khác trong những năm gần đây. Khối lượng lợn con cai sữa trong nghiên cứu của tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2009) với 6,6 kg/con và cao hơn nhiều so với kết quả của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) với 5,5 kg/con, cao hơn nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và cộng sự (2008) với 5,73 kg/con, và cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng (2009) với 5,88 kg/con. Nhưng so với kết quả của Lê Đình Phùng (2010a) tại Đà Nẵng với 7,17 và 6,71 kg/con thì nghiên cứu của tôi lại thấp hơn. Sự khác nhau về kết quả của các nghiên cứu phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng nái mang thai cũng như nái đẻ, sức tiết sữa, chất lượng sữa của lợn mẹ và phương pháp tập ăn sớm cho lợn con.
4.2.5. Số con cai sữa
Số con cai sữa của hai tổ hợp nái lai F1(L x Y) và F1(Y x L) là 10,23 và 10,45 con/ổ, với chỉ tiêu này thì hai tổ hợp lai mà tôi nghiên cứu gần như là tương đương nhau (p> 0,05). Kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Thị Viễn và cs (2005) khi nghiên trên đối tượng lợn F1(L x Y) và F1(Y x L) với số con cai sữa là 9,8 và 9,25 con/ổ, cao hơn nghiên cứu của Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009) với 9,25 con/ổ. Có sự sai khác này không thể không kể tới sự khác nhau về khâu chăm sóc nuôi dưỡng của từng cơ sở, yếu tố chuồng trại, thức ăn, ...
Số con cai sữa là chỉ tiêu đánh giá quan trọng thể hiện khả năng bảo tồn số con để nuôi. Lợn con rất mẫn cảm với những tác động của môi trường. Để hạn chế thấp nhất sự hao hụt của lợn con khi theo mẹ, cần phải có những biện pháp kỹ thuật thích hợp, nhất là công tác vệ sinh phòng bệnh và giữ ấm cho lợn con.
4.2.6. Tỉ lệ chết của lợn con theo mẹ
Tỉ lệ chết của lợn con theo mẹ của 2 tổ hợp nái lai F1(L x Y) và F1(Y x L) là 2,03% và 4,02%, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sự khác nhau này là do việc chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý lợn con theo mẹ, đồng thời cũng phần nào đánh giá được chất lượng sữa mẹ, sự khéo léo nuôi con của giống. Sữa mẹ chất lượng tốt, ổn định sẽ cho đàn con khỏe mạnh tăng sức đề kháng kháng lại mầm bệnh và chết yếu. Kết quả này thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Thị Viễn và cộng sự (2005) với 4,77 % , thấp hơn kết quả của Phan Xuân Hảo (2010) với 6,4 %, đồng thời cũng thấp hơn nghiên cứu của Lê Đình Phùng (2010a) là 5,0 %. Sự sai khác này chứng tỏ khả năng chăm sóc và quản lý lợn con theo mẹ tại cơ sở nghiên cứu của tôi là tốt hơn.
PHẦN 5