KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai f1 (yorkshire x landrace) và lợn nái lai f1 (landrace x yorkshire) được phối tinh lợn đực f1 (pietrain x duroc) ở trại lợn vĩnh tân II (Trang 31 - 35)

Qua thời gian nghiên cứu và theo dõi khả năng sinh sản của hai tổ hợp nái lai F1(LxY) và F1(Yx L) được phối tinh đực F1(Pietrain x Duroc) tại trại Vĩnh Tân II tôi cũng đã đưa ra được một kết quả cho riêng mình được trình bày ở bảng 4.1 và bảng 4.2.

4.1. Đánh giá khả năng sinh sản trên bản thân lợn mẹ

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản trên bản thân của hai tổ

hợp lợn nái F1(L x Y) và F1(Y x L)

Chỉ tiêu Đơn vị Nái F1(L x Y) Nái F1(Y x L) P

X SE X SE

Tuổi động dục lần đầu ngày 220,84 7,22 223,7 7,64 0,796 Tuổi phối giống lần đầu ngày 282,7 7,24 286,3 7,56 0,742

Tuổi đẻ lứa đầu ngày 398,3 7,26 401,9 7,56 0,750

Trọng lượng phối giống lần đầu Kg 139 0,54 139,3 0,39 0,481

Số ngày mang thai ngày 115 0,11 115 0,09 0.028

Số ngày chờ phối ngày 7,23 0,39 7,15 0,34 0.87

Khoảng cách lứa đẻ ngày 143,9 0,41 144,1 0,35 0.733

Hệ số lứa đẻ lứa/năm 2,53 0.006 2,53 0.005 0,78

Ghi chú: X: giá trị trung bình; SE: sai số của giá trị trung bình; P: mức độ tin cậy.

Qua bảng 4.1 cho ta thấy rằng các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản trên bản thân hai tổ hợp nái lai F1(L x Y) và F1(Y x L) là khá cao, cụ thể như sau:

4.1.1. Tuổi động dục lần đầu

Hai tổ hợp lợn nái F1(L x Y) và F1(Y x L) có tuổi động dục lần đầu trong nghiên cứu của tôi tại Vĩnh Tân II lần lượt là 220,84 ngày và 223,7 ngày, khơng có sự sai khác về tính trạng này giữa 2 tổ hợp lai (p > 0,05). Kết quả này là sớm hơn so với kết quả nghiên cứu trên cùng đối tượng trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở cơ sở chăn ni Trung Sơn _ Đà Nẵng của Lê Đình Phùng (2010a) với 266,44 và 262,82 ngày. Đồng thời cũng sớm hơn so với kết quả trên nái F1(Y x L) nuôi tại Tân Thái – Thái Nguyên trong nghiên cứu của Từ Quang Hiển và Trần Văn Phùng (2005) với 237 ngày. Tuổi động dục lần đầu của 2 tổ hợp nái F1(L x Y) và F1(Y x L) trong nghiên cứu của chúng tôi sớm hơn so với kết quả của nhiều tác giả khác có thể là do cơ sở trại chúng tơi có chế độ chăm sóc ni dưỡng và quản lý tốt hơn, lợn nái hậu bị nhập về lúc 6 tháng tuổi, được nuôi tập

thể tại trại cách ly trong các ô chuồng (50 con/ơ) sạch sẽ, thống mát, nhiệt độ thích hợp (24 – 26 oC) và được tiếp xúc với lợn đực thường xuyên.

4.1.2. Tuổi phối giống lần đầu

Tổ hợp nái lai F1(L x Y) và tổ hợp F1(Y x L) có tuổi phối giống lần đầu lần lượt là 282,7 và 286,3 ngày, khơng có sự sai khác về tính trạng này giữa 2 tổ hợp lai (p > 0,05). Kết quả này muộn hơn so với kết quả của Lê Đình Phùng (2009) trên đối tượng lợn nái Landrace, lợn nái Yorkshire và F1(Landrace x Yorkshire) với 268,8 ngày. Muộn hơn một chút so với kết quả nghiên cứu trên nái F1(Y x L) của Từ Quang Hiển và Trần Văn Phùng (2005) là 278 ngày, kết quả của chúng tôi lại gần tương đương với kết quả nghiên cứu trên cùng đối tượng của Lê Đình Phùng (2010a) trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở Đà Nẵng là 283,23 và 283,30 ngày. Có sự sai khác này có thể do chiến lược ổn định và tăng năng suất sinh sản mỗi cơ sở là khác nhau, trại chúng tôi đã bỏ qua ba lần động dục đầu tiên khơng phối giống nhằm giúp cơ thể lợn nái hồn thiện một cách tối đa về thể vóc cũng như cơ quan sinh dục.

4.1.3. Tuổi đẻ lứa đầu

Tuổi đẻ lứa đầu trong nghiên cứu này của tôi trên tổ hợp F1(LxY) là 398 ngày; ở tổ hợp F1(Yx L) là 401 ngày, khơng có sự sai khác về tính trạng này giữa 2 tổ hợp lai (p > 0,05), tương đương với đối tượng lợn F1(L x Y) và F1(Y x L) tại Đà Nẵng với 396,03 và 401 ngày của Lê Đình Phùng (2010a); nhưng khi so với tuổi đẻ lứa đầu trong nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) lại muộn hơn là 40 ngày,với nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cộng sự (2005) là 45 ngày với lần lượt là 345,38 và 349,75 ngày. Kết quả này muộn hơn của Phan Xuân Hảo (2009) trên đối tượng nái thuần L, Y, F1 (L x Y) được phối với đực F1 (Pi x Du) lần lượt là 379,50 ngày, 345,36 ngày và 362,25 ngày. Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái phụ thuộc vào tuổi phối giống lần đầu và tỷ lệ phối lại thành công sau cai sữa. Theo kết quả ở trên, tuổi động dục lần đầu của 2 tổ hợp lai trong nghiên cứu chúng tôi là khá sớm nhưng tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu lại muộn hơn so với kết quả của các nghiên cứu khác có thể là điều kiện, quản lí, chăm sóc và ni dưỡng của các cơ sở nghiên cứu khác nhau.

4.1.4. Trọng lượng phối giống lần

Trọng lượng phối giống lần đầu của 2 tổ hợp lợn nái F1(L x Y) và F1(Y x L) lần lượt là 138,9 và 139 kg, khơng có sự sai khác về tính trạng này giữa 2 tổ hợp lai (p > 0,05), kết quả này gần như tương đương nhau và phù hợp với yêu cầu về trọng lượng phối giống lần đầu đối với lợn nái ngoại trong điều kiện chăn

nuôi công nghiệp hiện nay (từ 130 đến 150 kg). Sự tương đồng về trọng lượng phối giống trên 2 đối tượng của chúng tơi có thể là do trang trại đã nhập hậu bị cùng trọng lượng và chăm sóc ni dưỡng trong cùng một mơi trường nhất định.Trọng lượng phối giống lần đầu của 2 tổ hợp lợn nái lai trong nghiên cứu này cao hơn 30 – 35 kg so với kết quả của Từ Quang Hiển và Trần Văn Phùng (2005), cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs (2005) trên hai nhóm lợn F1(L x Y) và F1 (Y x L) trong giai đoạn hậu bị từ 90 – 150 ngày tuổi với kết quả lần lượt là 79,16 và 80,58 kg. Sự sai khác với các nghiên cứu trên có thể là do lợn của chúng tôi được nuôi dưỡng với chế độ dinh dưỡng cao hơn, chăm sóc tốt hơn.

4.1.5. Thời gian mang thai

Thời gian mang thai của 2 tổ hợp nái lai F1 (L x Y) và F1(Y x L) là 115 ngày và 115 ngày (P<0.05). Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu khác đồng thời cũng phù hợp với đặc điểm sinh lý về thời gian mang thai của lợn là 114 ± 2 ngày. Đây là điều không thể chối cãi bởi lẽ thời gian mang thai là tính trạng đặc trưng cho loài. Tuy nhiên bên cạnh được quyết định bởi yếu tố di truyền, thời gian mang thai chịu ảnh hưởng chế độ chăm sóc tại trang trại. Với lượng phối 3 liều/ nái có thể nái đậu thai vào liều tinh thứ hai hoặc ba.Tại trại chúng tôi nghiên cứu đến ngày đẻ dự kiến (sau ngày phối liều đầu 114 ngày) mà nái chưa có biểu hiện đẻ thì được tiêm 1 liều Han – Prost (2 ml/ nái) có thể làm rút ngắn thời gian mang thai của những cá thể này xuống từ 1 đến 2 ngày.

4.1.6. Thời gian động dục và phối giống lại sau cai sữa lợn con

Thời gian động dục và phối giống lại sau cai sữa lợn con của 2 tổ hợp nái lai F1(L x Y) và F1(Y x L) vào khoảng 7 ngày, cụ thể lần lượt là 7,23 và 7,15 ngày. Kết quả này sớm hơn 3 ngày so với kết quả nghiên cứu trên cùng đối tượng của Lê Đình Phùng (2010a) và 2 ngày so với kết quả của Hồng Nghĩa Duyệt (2008). Có khác nhau giữa các kết quả nghiên cứu là do kỹ thuật chăn nuôi (phương pháp điều trị nái sau sinh, kỹ thuật cai sữa lợn con, phương pháp kích thích và phát hiện lợn nái lên giống trở lại…) của từng cơ sở chăn nuôi là khác nhau.

4.1.7. Khoảng cách lứa đẻ

Khoảng cách lứa đẻ là chỉ tiêu có hệ số di truyền thấp và ảnh hưởng đến số lứa đẻ trong năm. Khoảng cách lứa đẻ của 2 tổ hợp nái lai F1(L x Y) và F1(Y x L) trong nghiên cứu này gần tương đương nhau, lần lượt là 144,1 và 143,9 ngày, khơng có sự sai khác về tính trạng này giữa 2 tổ hợp lai (p > 0,05). Kết quả này sớm hơn so với nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) với 151 ngày. Sớm hơn so với kết quả của Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009) là 156 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngày. Tuy nhiên lại muộn hơn so với kết quả Lê Đình Phùng (2010a) trên cùng đối tượng tại Đà Nẵng với 146 ngày. Đối với chỉ tiêu này thì với đối tượng chúng tơi nghiên cứu là khá tốt góp phần tăng năng suất sinh sản cho cơ sở chăn nuôi, đó là tăng lứa đẻ và đầu lợn con/ nái/ năm. Sự sai khác này có thể là do khác nhau về thời gian cai sữa lợn con, phương pháp kích thích lên giống, thời gian động dục lại và kĩ thuật xác định lên giống, phối giống và chế độ chăm sóc nái mang thai của từng cơ sở.

4.1.8. Hệ số lứa đẻ

Hệ số lứa đẻ của 2 tổ hợp nái lai F1(L x Y) và F1(Y x L) lần lượt là 2,53 và 2,53 lứa/năm, khơng có sự sai khác về tính trạng này giữa 2 tổ hợp lai (p > 0,05). Kết quả của chúng tôi cao hơn so với kết quả của Lê Đình Phùng (2010b) với 2,38 lứa/năm và của Hồng Nghĩa Duyệt (2008) với 2,41 lứa/năm; nhưng ngược lại thấp hơn so với hệ số lứa đẻ trong kết quả nghiên cứu Lê Đình Phùng (2009) trên đối tượng lợn F1 (LxY) ở Quảng Bình với 2,56 lứa/năm. Hệ số lứa đẻ phụ thuộc vào thời gian cai sữa lợn con, thời gian động dục và phối giống lại thành công; Tỷ lệ phối giống trở lại sau cai sữa, tỷ lệ đậu thai và tỷ lệ đẻ của đàn lợn. Hệ số lứa đẻ là một trong hai nhân tố căn bản quyết định (số lợn con cai sữa/nái/năm), đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của những nhà chăn nuôi lợn nái sinh sản.Vì vậy cần có những biện pháp kỹ thuật tác động để nâng cao hệ số lứa đẻ như điều trị nái sau sinh, cai sữa sớm cho lợn con, kích thích lợn nái lên giống lại nhanh, phối giống tốt, chăm sóc lợn nái mang thai tốt, ….

4.2. Đánh giá các chỉ tiêu trên đàn con

Bên cạnh đánh giá các chỉ tiêu trên bản thân lợn mẹ, việc đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái cần phải tính đến các chỉ tiêu trên đàn con. Kết quả này được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu đánh giá trên đàn con của hai tổ hợp lợn nái

F1(L x Y) và F1(Y x L)

Chỉ tiêu Đơn

vị

Nái F1(L x Y) Nái F1(Y x L) P

X SE X SE

Số con sơ sinh/lứa Con 11,4

2 0.13 11,97 0,14 0,002Số con chọn nuôi/ổ Con 10,4

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai f1 (yorkshire x landrace) và lợn nái lai f1 (landrace x yorkshire) được phối tinh lợn đực f1 (pietrain x duroc) ở trại lợn vĩnh tân II (Trang 31 - 35)