5.1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của hai tổ hợp lợn lai F1 (Yorkshire x Landrace) và F1 (Landrace x Yorkshire) được phối với tinh đực F1 (Pietrain x Duroc) tai trại lợn Vĩnh Tân 2, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chúng tôi đã rút ra được kết luận như sau:
1. Hai tổ hợp lợn lai F1 (Yorkshire x Landrace) và F1 (Landrace x Yorkshire) được phối với tinh đực F1 (Pietrain x Duroc) tại trại lợn Vĩnh Tân II, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đều có khả năng sinh sản tốt.
2. Tổ hợp lợn lai F1 (Yorkshire x Landrace) có tuổi động dục lần đầu 223,7 ngày; tuổi phối giống lần đầu 286,3 ngày; tuổi đẻ lứa đầu 401,9 ngày; trọng lượng phối giống lần đầu 139 kg; số con sinh ra/ổ 11,97 con/ổ; số con chọn nuôi 10,94 con/ổ; khối lượng sơ sinh bình qn để ni đạt 1,63 kg/con; số con cai sữa đạt 10,45 con/ổ; khối lượng cai sữa đạt 6,74 kg/con; tỷ lệ lợn con chết khi theo mẹ là 4.02%; khoảng cách lứa đẻ là 144 ngày; hệ số lứa đẻ đạt 2,53 lứa/nái/năm.
3. Tổ hợp lợn lai F1 (Landrace x Yorkshire) có tuổi động dục lần đầu 220,84 ngày; tuổi phối giống lần đầu 282,7 ngày; tuổi đẻ lứa đầu 398,3 ngày; trọng lượng phối giống lần đầu 138,9 kg; số con sinh ra/ổ 11,42 con/ổ; số con chọn nuôi 10,45 con/ổ; khối lượng sơ sinh để nuôi đạt 1,65 kg/con; số con cai sữa đạt 10,23 con/ổ; khối lượng cai sữa đạt 6,92 kg/con; tỷ lệ lợn con chết khi theo mẹ là 2,03%; khoảng cách lứa đẻ là 144 ngày; hệ số lứa đẻ đạt 2,53 lứa/nái/năm.
4. Khơng có sự khác biệt (p > 0,05) giữa hai tổ hợp lai về các chỉ tiêu như tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, số ngày động dục và phối giống lại thành công, khoảng cách lứa đẻ, hệ số lứa, khối lượng lợn con sơ sinh bình quân.
5. Tổ hợp lợn lai F1 (Yorkshire x Landrace) có số con sinh ra/ổ; số con để nuôi và số con cai sữa/ổ cao hơn so với tổ hợp lợn lai F1 (Landrace x Yorkshire). Trong khi đó khối lượng lợn con sơ sinh để ni, khối lượng lợn con cai sữa bình qn của lợn lai F1 (Landrace x Yorkshire) lại cao hơn so với lợn lai F1 (Yorkshire x Landrace).
5.2. Đề nghị
1. Cần có những biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế, khắc phục tỷ lệ lợn con chết loại khi sinh và theo mẹ để nâng cao số con cai sữa/ lứa, từ đó làm tăng số lợn con cai sữa/nái/năm.
2. Nên sử dụng 2 tổ hợp lợn lai F1 (Yorkshire x Landrace) và F1 (Landrace x Yorkshire) vào mục đích sinh sản trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp để tạo năng suất sinh sản cao.
3. Việc sử dụng 2 tổ hợp lợn nái lai F1 (Yorkshire x Landrace) và F1 (Landrace x Yorkshire) x đực F1(Pietrain x Duroc) tạo ra đàn con thương phẩm 4 máu có khả năng tăng trọng nhanh, chất lượng thịt tốt phù hợp với điều kiện chăn ni ở Miền Nam. Cần khuyến khích phổ biến rộng rãi cơng thức này trong các trang trại ở các tỉnh Miền Trung và Miền Bắc nước ta.