1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra khả năng sinh sản của lợn nái móng cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện thăng bình tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản

64 601 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Nông nghiệp là nghề gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam. Trong nông nghiệp chăn nuôi giữ vai trò rất quan trọng chiếm 29,5% trong tổng thu nhập từ ngành nông nghiệp 15. Nó không những góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, hỗ trợ cho trồng trọt, làm cân bằng sinh thái môi trường... . Mà còn có khả năng tận dụng nguồn thức ăn từ phế phụ phẩm của các ngành trồng trọt, thủy sản, công nghệ chế biến... . Bên cạnh đó chăn nuôi giúp giải quyết việc làm cho một số lao động nhàn rỗi trong nông thôn. Trong những năm qua cùng với sự phát triển và tăng trưởng quá nhanh của nền kinh tế, ngành chăn nuôi nước ta đã có nhiều tiến bộ đáng kể, trong đó phải kể đến ngành chăn nuôi lợn. Ngành chăn nuôi lợn phát triển giải quyết nhu cầu thịt lợn thịt nạc cho xã hội 4. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ngoài việc cải tiến nền chăn nuôi nông thôn chủ yếu là chăn nuôi quy mô nhỏ, chăn nuôi nông hộ với hình thức tận dụng phế phụ phẩm trồng trọt và lao động nông nhàn với các con giống lợn địa phương có năng suất thấp và chất lượng thịt thấp. Nhà nước quan tâm khuyến khích các nông hộ phát triển chăn nuôi xây dựng trang trại chăn nuôi lợn nái theo hướng công nghiệp thâm canh cao với các giống lợn ngoại có năng suất và chất lượng tốt. Các trang trại chăn nuôi lợn nái với quy mô vừa và nhỏ đang dần mọc lên trong các nông hộ ở vùng nông thôn và hoạt động rất tốt. Với huyện Thăng Bình là một huyện thuần nông của tỉnh Quảng Nam và ngành chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi lợn nái sinh sản. Lợn nái Móng Cái là giống lợn địa phương có khả năng chịu kham khổ tốt, sinh sản cao, vì vậy người dân địa phương thường dùng để lai tạo với các giống lợn ngoại nhằm nâng cao chất lượng con lai, đáp ứng nhu cầu của xã hội 11. Tuy nhiên, việc chăn nuôi lợn nái Móng Cái sinh sản hiện nay ở huyện còn gặp nhiều khó khăn. Người chăn nuôi tự đặt câu hỏi: Phải làm như thế nào để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái? Như chúng ta đã biết: đầu tư xây dựng trang trại nuôi lợn nái ngoại với qui mô hình thức thâm canh cao đòi hỏi chi phí ban đầu rất cao về con giống, chuồng trại, dinh dưỡng, trang thiết bị, thú y … nên giá thành chi phí để gầy dựng một nái cơ bản rất lớn. Mặt khác khả năng sinh sản của lợn chịu tác động của nhiều yếu tố như: giống, dinh dưỡng, điều kiện khí hậu, chăm sóc nuôi dưỡng, dịch bệnh… 7 . Chính vì thực tế sản xuất đòi hỏi phải làm như thế nào để nâng cao khả năng sinh sản nhưng phải bảo đảm yêu cầu sinh lý của lợn nái. Từ tình hình thực tế trên và được sự cho phép của khoa chăn nuôi thú y cùng sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Giang Thanh Nhã và cán bộ trạm thú y huyện Thăng Bình nên chúng tôi tiến hành đề tài “điều tra khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản”. Thí nghiệm được theo dõi trên đàn lợn nái Móng Cái nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện Thăng Bình nhằm: • Khảo sát về qui mô và tình hình chăn nuôi của đàn lợn nái Móng Cái đẻ lứa đầu tại địa bàn huyện. • Điều tra một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn mẹ và lợn con. • Đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông hộ ở tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu vực nói chung.

Trang 1

“điều tra khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái

đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và đề xuất một số

Phần 1: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN

Huyện Thăng Bình cách khu kinh tế mở Chu Lai, sân bay Chu Lai vàcảng Kỳ Hà 50 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng, sân bay Đà Nẵng vàcảng Tiên Sa khoảng 50 km về phía Bắc rất thuận lợi cho việc giao lưu, buônbán qua đường hàng không và đường biển với các địa phương trong nước và cácnước trên thế giới [17]

Với vị trí địa lý như trên, cùng với các tiềm năng về đất đai, lao động và cácnguồn tài nguyên sẵn có, Thăng Bình là một trong những điểm có sức thu hút vềvốn đầu tư, khả năng hoà nhập vào thị trường trong nước và quốc tế là rất lớn

1.2 Điều kiện khí hậu thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt , mùa khô từtháng 01 đến tháng 09 và mùa mưa rừ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm

Chế độ bức xạ nhiệt

Tổng lượng bức xạ hàng năm 140 - 150 kcal/cm2 Nền nhiệt độ khá cao và

ít biến động.Tổng tích ôn trong năm trên 9.0000C ( cao hơn đồng bằng Bắc Bộ

Trang 2

và Nam Bộ), nhiệt độ trung bình hàng năm là 240C, nhiệt độ cao nhất là 380C,thấp nhất là 180C Biên độ ngày đêm trung bình 5 - 80C [17].

Chế độ mưa, bốc hơi nước

Lượng mưa bình quân năm dao động từ 1.110 - 3.307mm và giảm dần từvăn biển lên vùng núi cao, từ phía Bắc đến phía Nam tỉnh Tổng lượng mưatrung bình năm là 2.035 mm và phân bố không đều trong năm, tập trung vàomùa mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm [17]

Lượng nước bốc hơi trung bình 1.087 mm ( max 1.644 mm, min 768mm),tháng 12 có lượng nước bốc hơi cao nhất, tháng 7 có lượng nước bốc hơi thấp nhất

Gió bão

Chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính: gió mùa mùa Đông tập trungvào tháng 1 theo hướng Bắc - Đông Bắc, gió mùa mùa Hạ tập trung vào tháng 7với hướng gió chính là Đông - Đông Nam Ngoài ra còn xuất hiện gió mùaĐông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 và gió Tây khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8

Hàng năm còn chịu ảnh hưởng của 3 đến 5 cơn bão và tập trung chủ yếuvào 3 tháng: tháng 9, 10 và tháng 11, lớn nhất là tháng 10 chiếm trên 40% tổng

số cơn bão đổ bộ vào từ tháng 6 đến tháng 12 Tuy nhiên cũng có năm bão sớmvào tháng 5 hoặc tháng 6, hoặc bão muộn vào tháng 12 [17]

Nhận xét chung về điều kiện khí hậu và thời tiết

Huyện Thăng Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chế độnhiệt và bức xạ dồi dào và tương đối ổn định trong năm Lượng mưa khá phongphú, chế độ mưa ổn định, nhiệt độ và bức xạ nhìn chung rất thuận lợi cho sinhtrưởng và phát triển của các loại cây trồng và vật nuôi Tuy nhiên hạn chế ở đây

là mưa nhiều tập trung vào 4 tháng mùa mưa gây úng ngập thiệt hại cho sản xuất

và đời sống Mùa khô kéo dài 8 tháng, ít mưa và thiếu ẩm, gây tình trạng khôhạn cục bộ, thiệt hại cho sản xuất, thời gian thiếu ẩm từ 3 - 4 tháng, số ngày khônóng có thể từ 35 - 50 ngày

1.3 Tài nguyên đất

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện

1 1 Đất nông lâm nghiệp, thuỷ sản 24.940,3 64,71

Trang 3

ha Đất lâm nghiệp: 8.941,4 ha Bình quân 1 nhân khẩu có 780 m2 đất nông nghiệp.Diện tích cho chăn nuôi rất ít, chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình nên tận dụng phầnđất trống trong khung cảnh gia đình để làm chuồng chăn nuôi lợn, rất ít trang trạichăn nuôi.

II.TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

II.1 Nguồn nhân lực

Bảng 2: Cân đối lao động xã hội năm 2010 của huyện

Lao động đang làm việc trong các nghành

( Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Thăng Bình năm 2010)Tính đến ngày 31/12/2010 dân số huyện Thăng Bình là 177.946 người(dân số trung bình năm 2009 là 192.836 người) Mật độ dân số trung bình 461người/km2, dân cư tập trung chủ yếu ở các thị trấn

Số người trong độ tuổi lao động 90,414 người, chiếm tỷ lệ 50,81% dân số.Nguồn lao động khá phong phú, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành

Trang 4

kinh tế quốc dân nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng Dân cư có trình độhọc vấn khá.

Tuy nhiên vấn đề đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao còn thấp Mặtkhác lao động được đào tạo có xu hướng chuyển dịch ra các Trung tâm đô thị vàcông nghiệp, dịch vụ nên lao động trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp cótrình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đâị hoá nông nghiệp - nông thôn

2.2 Giao thông

Hàng không: Sân bay Chu Lai có vị trí đặc biệt quan trọng trong quốcphòng và phát triển kinh tế Quảng Nam nói chung, Thăng Bình nói riêng cũngnhư vùng kinh tế trọng điểm Miền trung

Đường thuỷ: Cảng Kỳ Hà là lợi thế quan trọng của Quảng Nam nhưngnghững năm qua mới khai thác một phần tiềm năng hiện có Trong tương lai sẽ

là cửa ngõ quan trọng trong khu kinh tế mở Chu Lai và cả tỉnh Quảng Nam.Bên cạnh giao thông đường biển còn có các hệ thống sông ngòi có khả năngkhai thác vận chuyển nông sản, hàng hoá tiêu dùng, nguyên vật liệu

Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy dọc qua Thăng Bình có gathuận lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hoá

Đường bộ: Hiện nay đoạn Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14E đi qua địa bànhuyện đã được xây dựng cơ bản có chất lượng cao, các tuyến đường giao thôngnông thôn đã được quy hoạch và đang giai đoạn xây dựng, một số tuyến đã hoànthành và đưa vào sử dụng

Nhìn chung về giao thông của huyện rất phong phú thuận lợi cho việc vậnchuyển giao lưu buôn bán hàng hóa

2.4 Thực trạng ngành chăn nuôi

2.4.1 Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện qua các năm gần đây.

Bảng 3: Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện qua các năm

Trang 5

(Nguồn: http:/// www.thangbinh.gov.vn)

Nhìn chung tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện tăng dần từ năm

2006 đến năm 2010 [19] Trong đó:

Đàn bò có xu hướng giảm dần năm 2010 còn 25.326 con; Trong đó đàn

bò lai Zebu là 5.314 con, chiếm 21% so với tổng đàn Như vậy, việc triển khai

dự án cải tạo giống bò mấy năm qua tiến triển chậm, đàn bò cái chủ yếu đượctruyền giống tự nhiên bằng bò đực địa phương không chọn lọc, công nghệtruyền tinh nhân tạo bò trong công tác cải tạo giống ít được quan tâm vì thiếuđội ngũ cán bộ kỹ thuật và trang thiết bị

Tổng đàn lợn của toàn huyện năm 2010 là: 112.560 con, trong đó:

+ Đàn lợn nái sinh sản co 31.546 con, chiếm 28%

+ Đàn lợn thịt: 80.694 con, chiếm 71.7%

Cơ cấu đàn lợn khá cân đối, với cơ cấu này việc chăn nuôi lợn thịt hànghoá là chủ yếu và tự cân đối được nguồn lợn con giống để nuôi Đa số lợn náiđược phối giống nhân tạo nên nhu cầu lợn đực giống không nhiều, hơn nữanguồn tinh lợn không chỉ sản xuất tại các hộ gia đình ở huyện mà còn được cungcấp từ trại giống Cây trồng, vật nuôi Bình Trung

Năm 2010 toàn huyện có 889.940 con gia cầm, trong đó số lượng gà là624.540 con, chiếm 70,2% so với tổng đàn gia cầm Giống gà chủ yếu là cácgiống gà thả vườn như: gà ta (hay còn gọi là gà kiến, chiếm đa số), gà TamHoàng, gà Lương Phượng… Các loại vịt, ngan có 262.819 con chiếm 29.5%tổng đàn gia cầm, chủ yếu vịt cỏ, vịt siêu thịt, vịt chuyên trứng Chăn thả vớiqui mô nhỏ, nuôi trong vườn nhà là chính, một số hộ nuôi vịt thr đồng hoặctận dụng ao, hồ, ven sông.Với nguồn thức ăn phần lớn là vật nuôi tự tìm kiếmtrong tự nhiên, các hộ chăn nuôi chỉ bổ sung một phần thức ăn dưới dạng thônhư: thóc, sắn, rau thái nhỏ…

Trâu toàn huyện năm 2010 có 12.754 con, trâu nuôi chủ yếu để phục vụcày kéo, chỉ một số trâu đưa vào mổ thịt khi đã già yếu

2.4.2 Tình hình giống.

Về con giống: Đối với trâu bò và gia cầm chủ yếu là giống địa phương.Riêng với lợn thịt đa số là lợn F1 ( Ladrace & Yorshine x Móng cái), lợn nái chủyếu là nái Móng Cái ở địa phương Nhìn chung chất lượng con giống chưa tốt vàchủ yếu giống địa phương, có rất ít giống ngoại, điều này ảnh hưởng lớn đếnhiệu quả chăn nuôi [16]

2.4.3 Tình hình thức ăn.

Trang 6

Thức ăn chăn nuôi ở các nông hộ chủ yếu là tận dụng các phụ phế phẩmnông nghiệp, chỉ một số ít hộ bổ sung thêm thức ăn công nghiệp Ngoài ra các

hộ cũng sử dụng một ít thức ăn đậm đặc mua ở chợ để bổ sung trong khẩu phần

ăn chăn nuôi lợn [16]

2.4.4 Công tác thú y

Về công tác thú y: Hiện nay toàn trạm thú y huyện có 6 cán bộ thú y và

22 trưởng thú y xã cùng nhiều thú y viên Hàng năm huyện có tổ chức 2 đợt tiêmphòng vào tháng 4 và tháng 8 Riêng lợn, ngoài hai đợt tiêm phòng trên thì còn

có các đợt tiêm bổ sung cho những lợn ngoài dạng tiêm như các lứa lợn sau caisữa hoặc lợn đang mang thai giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối Vác xin chủ yếuđối với trâu bò là tụ huyết trùng và lở mồm long móng còn đối với lợn là phóthương hàn, tụ huyết trùng, dịch tả [16]

2.4.5 Về chuồng trại.

Hầu hết chuồng trại nuôi lợn được người dân xây bằng xi măng đượctráng nền, mái lợp ngói hoặc tôn Tuy nhiên còn một số hộ dân điều kiện kinh tếkhó khăn còn dùng chuồng tạm bợ Phần lớn chồng trại xây dựng chưa đúng kĩthuật nên dẫn đến thiếu ánh sáng, vệ sinh khó khăn, gây ô nhiễm Với chuồngtrại trâu bò và gia cầm đa số là chuồng trại được xây dựng tạm bợ tận dụng trenứa, bạch đàn ở địa phương để dựng nên, vệ sinh không đảm bảo ảnh hướng đếncảnh quan môi trường [16]

2.4.6 Tập quán chăn nuôi.

Về tập quán chăn nuôi của huyện chủ yếu theo phương pháp truyền thống,lâu đời, lạc hậu, không chú trọng đến những tiến bộ khoa học kỹ thuật về chănnuôi Chăn nuôi theo kiểu nhỏ lẻ từ xa xưa sử dụng con giống địa phương làchính, thức ăn tận dụng phụ phẩm nông nghiệp nấu chín cho lợn ăn không đảmbảo dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng chưa đảm bảo… [16]

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN NƠI NGHIÊN CỨU III.1Thuận lợi

Vị trí địa lý: Huyện Thăng Bình cách tỉnh lỵ 20km, có vị trí chính trị kinh tếrất thuận lợi gần các khu công nghiệp lớn, thuận tiện cả giao thông đường bộ,đường thuỷ và đường hàng không nên có lợi thế về thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên: Thể hiện rất rõ nét tính đa dạng vềđịa hình, phong phú về khí hậu, hình thành nhiều vùng sinh thái nông nghiệpkhác nhau, cho phép phát triển một nền nông nghiệp sinh thái toàn diện và bềnvững Đây là thế mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theohướng sản xuất hàng hoá đa ngành nghề

Trang 7

Điều kiện khí hậu, thời tiết: Cho phép huyện Thăng Bình phát triển nềnnông nghiệp toàn diện và bền vững, tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, đápứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của xã hội, tạo thêm công ăn việc làmtăng thu nhập cho người lao động, nhất là vùng trung du và miền núi.

Lao động: Nguồn lao động dồi dào, đội ngũ trí thức có thể tiếp nhận đượccác thành tựu khoa học tiên tiến vào quản lý điều hành sản xuất kinh doanh

Phát triển kinh tế: Là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế khá cao sovới các địa phương khác của tỉnh Quảng Nam Đây là lợi thế, là động lực chocông cuộc xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

III.2Khó khăn và hạn chế

Có địa hình dốc và chia cắt mạnh trên phần lớn diện tích tự nhiên củahuyện nên khó mở rộng diện tích nông nghiệp, nhiều vùng đất đang bị thoái hoábạc màu do quá trình khai thác không hợp lý, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, nhiệt

độ ngày đêm chênh lệch lớn…

Sản phẩm chăn nuôi chưa có thị trường vững chắc Chất lượng sản phẩmthấp, không đồng đều nên chủ yếu tiêu thụ trong huyện và tỉnh Các khu côngnghiệp tập trung chậm phát triển , lao động nông thôn chiếm tỷ lệ lớn, nên thịtrường tiêu thụ thịt, trứng, sữa… còn hạn chế

Các cơ sở sản xuất con giống chưa được chú trọng, nông dân phần lớn sửdụng con giống từ địa phương, chất lượng kém, dễ gây đồng huyết

Chương trình chăn nuôi triển khai thiếu đồng bộ, liên hoàn, do đó hiệuquả kinh tế chưa cao

Hội tụ đủ những bất lợi về thời tiết , khí hậu, thiên tai và bão lụt

Sản xuất ngành chăn nuôi đang đứng trước áp lực lớn về chất lượng và sựđồng đều của sản phẩm…Tuy nhiên trong những năm qua, huyện đã có nhiều cốgắn trong việc nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm nhưng chưa đáp ứngđược nhu cầu thị trường Chất lượng con giống chưa cao, qui mô và chất lượnggia súc còn thấp, chưa tạo nên những bước nhảy vọt trong ngành chăn nuôi, đặcbiệt là vốn tái đầu tư cho nông nghiệp Thêm vào đó, tình trạng thiếu vốn chungtoàn tỉnh nên vốn đầu tư cho ngành chăn nuôi tuy có tăng qua các giai đoạnnhưng tỷ lệ thấp, chắp vá, thiếu đồng bộ, chậm phát huy hiệu quả

Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất,đặc biệt là vùng núi, vùng ven biển

Trang 8

Nền kinh tế của tỉnh tuy phát triển khá song đời sống nhân dân ở một sốvùng miền núi, trung du còn nghèo Nhiều chương trình xoá đói giảm nghèo,phủ xanh đất trống đồi trọc, định canh, định cư… sử dụng chưa hiệu quả Đờisống nhân dân vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

Sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu vẫn ở dạng thô, giá trị không cao, khốilượng và chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường

Phát triển chăn nuôi với tốc độ nhanh, nhưng phải bền vững, sản phẩmlàm ra có chất lượng cao, ổn định, có thị trường tiêu thụ vững chắc, có thể nóichăn nuôi huyện Thăng Bình đang đứng trước một thách thức lớn, làm sao đểphát triển nhanh, ổn định, không tụt hậu và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu vềthực phẩm và xuất khẩu Trong khi nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, xuất phát điểmthấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu, không đồng bộ, mức độ rủi ro cao do ảnhhưởng thiên tai lớn, đời sống nhân dân nhiều vùng còn khó khăn

Trang 9

Phần 2: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Nông nghiệp là nghề gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam Trong nôngnghiệp chăn nuôi giữ vai trò rất quan trọng chiếm 29,5% trong tổng thu nhập từngành nông nghiệp [15] Nó không những góp phần nâng cao thu nhập chongười dân, hỗ trợ cho trồng trọt, làm cân bằng sinh thái môi trường Mà còn

có khả năng tận dụng nguồn thức ăn từ phế phụ phẩm của các ngành trồng trọt,thủy sản, công nghệ chế biến Bên cạnh đó chăn nuôi giúp giải quyết việc làmcho một số lao động nhàn rỗi trong nông thôn

Trong những năm qua cùng với sự phát triển và tăng trưởng quá nhanhcủa nền kinh tế, ngành chăn nuôi nước ta đã có nhiều tiến bộ đáng kể, trong đóphải kể đến ngành chăn nuôi lợn Ngành chăn nuôi lợn phát triển giải quyết nhucầu thịt lợn- thịt nạc cho xã hội [4] Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước vàxuất khẩu, ngoài việc cải tiến nền chăn nuôi nông thôn chủ yếu là chăn nuôi quy

mô nhỏ, chăn nuôi nông hộ với hình thức tận dụng phế phụ phẩm trồng trọt vàlao động nông nhàn với các con giống lợn địa phương có năng suất thấp và chấtlượng thịt thấp Nhà nước quan tâm khuyến khích các nông hộ phát triển chănnuôi xây dựng trang trại chăn nuôi lợn nái theo hướng công nghiệp thâm canhcao với các giống lợn ngoại có năng suất và chất lượng tốt Các trang trại chănnuôi lợn nái với quy mô vừa và nhỏ đang dần mọc lên trong các nông hộ ở vùngnông thôn và hoạt động rất tốt

Với huyện Thăng Bình là một huyện thuần nông của tỉnh Quảng Nam vàngành chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tếnông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi lợn nái sinh sản Lợn nái Móng Cái là giốnglợn địa phương có khả năng chịu kham khổ tốt, sinh sản cao, vì vậy người dânđịa phương thường dùng để lai tạo với các giống lợn ngoại nhằm nâng cao chấtlượng con lai, đáp ứng nhu cầu của xã hội [11] Tuy nhiên, việc chăn nuôi lợnnái Móng Cái sinh sản hiện nay ở huyện còn gặp nhiều khó khăn Người chănnuôi tự đặt câu hỏi: Phải làm như thế nào để nâng cao khả năng sinh sản của lợnnái? Như chúng ta đã biết: đầu tư xây dựng trang trại nuôi lợn nái ngoại với qui

mô hình thức thâm canh cao đòi hỏi chi phí ban đầu rất cao về con giống,chuồng trại, dinh dưỡng, trang thiết bị, thú y … nên giá thành chi phí để gầydựng một nái cơ bản rất lớn Mặt khác khả năng sinh sản của lợn chịu tác động

Trang 10

của nhiều yếu tố như: giống, dinh dưỡng, điều kiện khí hậu, chăm sóc nuôidưỡng, dịch bệnh… [7] Chính vì thực tế sản xuất đòi hỏi phải làm như thế nào

để nâng cao khả năng sinh sản nhưng phải bảo đảm yêu cầu sinh lý của lợn nái

Từ tình hình thực tế trên và được sự cho phép của khoa chăn nuôi thú ycùng sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Giang Thanh Nhã và cán bộ trạm thú yhuyện Thăng Bình nên chúng tôi tiến hành đề tài “điều tra khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản ”. Thí nghiệm được theo dõi trênđàn lợn nái Móng Cái nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện Thăng Bình nhằm:

Khảo sát về qui mô và tình hình chăn nuôi của đàn lợn nái Móng Cái đẻlứa đầu tại địa bàn huyện

Điều tra một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn mẹ và lợn con

Đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng sinh sản của lợn náiMóng Cái nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi góp phần thúc đẩy sự pháttriển kinh tế nông hộ ở tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu vực nói chung

Trang 11

II.CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Vai trò của chăn nuôi lợn trong hệ thống sản xuất nông nghiệp:

Hộ nông dân là một tổ chức kinh tế tự chủ, là một hình thức kinh tế đặcbiệt Trong cơ chế kinh tế thời nay hộ nông dân giữ một vị trí vai trò to lớn trongsản xuất nông nghiệp, một yếu tố khách quan trong sự phát triển nông nghiệpnông thôn, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ nông thôn ngày một phát triển

Ngày nay xu thế phát triển sản xuất nông nghiệp phải là một hệ thống sảnxuất kết hợp nhiều ngành nghề khác nhau, sản xuất nhiều loại sản phẩm khácnhau Là sự kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động khácphục vụ cho sản xuất nông nghiệp

Sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi tạo ra một chu trình chu chuyểnvật chất khép kín có hiệu quả kinh tế cao, giảm tối đa sự ô nhiễm môi trường,tạo sự bền vững trong hệ thống sản xuất nông nghiệp Cụ thể vai trò chăn nuôilợn nái trong hệ thống sản xuất nông nghiệp ở trong nông hộ như sau:

* Chăn nuôi cung cấp thực phẩm có giá trị cao cho con người.

Khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển mức sống của con người ngàycàng cao thì một yêu cầu về một lượng thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, chấtlượng càng lớn Phát triển chăn nuôi lợn sẽ đóng góp một phần quan trọng trongyêu cầu trên Thịt lợn là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, có giá thành hợp

lí so với thịt các loại gia súc gia cầm khác, phù hợp với túi tiền đa số người laođộng hiện nay Thịt bổ sung nguồn đạm vào chế độ ăn hằng ngày, và làm giảmbớt tình trạng suy dinh dưỡng của con người Theo (GS Harris và cộng sự 1956)thì tỉ lệ Protein trong thịt lợn nạc là 22% Thịt lợn là nguồn thực phẩm của hầuhết khắp các nước trên thế giới, đặc biệt là ở nước ta thịt lợn chiếm tới 80 % nhucầu về thịt của con người [5]

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng, hàm lượng VTM của thịt lợn

Thành phần dinh dưỡng Đơn vị tính Số lượng

Trang 12

Từ bảng số liệu thống kê trên ta thấy được thịt lợn có đầy đủ giá trị dinhdưỡng và với hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao.

* Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến thịt xôngkhói, thịt hộp, thịt xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam giò nạc,giò mỡ cũng được làm từ thịt lợn [3]; [4]

* Sử dụng các loại sản phẩm phụ, sản phẩm có giá trị dinh dưỡng

thấp thành các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao thông qua việc chăn nuôi lợn.

Nước ta là một nước nông nghiệp lâu đời, hàng năm thải ra một lượng

phụ phế phẩm rất lớn Những loại phụ phế phẩm này có giá trị dinh dưỡng thấp,con người không sử dụng nó nhiều mà phần lớn là loại thải Qua các phươngpháp chế biến những loại phụ phẩm này sẽ trở thành những loại thức ăn có giátrị dinh dưỡng dùng làm thức ăn trong chăn nuôi lợn rất tốt Ví dụ: bột đầu tôm,bột cá, các loại thức ăn hàng ngày con người loại thải Đây là những loại thức

ăn rất tốt, bổ sung nguồn đạm có giá trị dinh dưỡng cao, lợn rất thích ăn nhữngloại thức ăn này [5], [3]

Thông qua con lợn một lượng vật chất hữu cơ rất lớn trong phụ phế phẩmnông, lâm, ngư nghiệp, công nhgiệp chế biến thông qua chế biến làm thức ăn cholợn và từ con lợn cung cấp trực tiếp cho con người sản phẩm quý giá, đó là thịt lợn

* Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho cây trồng

Phân lợn là một trong những loại phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nângcao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp Một con lợn thịt trong một ngàyđêm có thể thải 2,5-4 kg phân, ngoài ra còn nước tiểu chứa hàm luợng Nitơ vàPhốtpho rất cao [3]; [4] Sử dụng phân hữu cơ rẻ tiền, ít độc hại, giảm được ônhiễm môi trường và rất phù hợp với nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo

Bảng 2.2 Tỷ lệ NPK và tổng lượng NPK mà một con lợn

cungcấp trong một năm.

(Nguồn: Nguyễn Xuân Bả, 2005)

Trang 13

* Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái

Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là loại vật nuôiquan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nôngnghiệp Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các giống lợn nuôi làm cảnh hay các giốnglợn nuôi trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên [3]; [5]

* Chăn nuôi lợn góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình

Đối với các nước phát triển chăn nuôi lợn chủ yếu theo hướng công nghiệp,lợn nuôi tập trung ở trong các trang trại lớn với trình độ kỹ thuật chuyên môn hoácao Nhưng đối với các nước đang phát triển thì chăn nuôi lợn phân tán theo hộ giađình, chăn nuôi tận dụng là chủ yếu Ở nước ta chăn nuôi lợn chủ yếu là theophương thức thứ hai, chăn nuôi tận dụng, nhỏ lẻ, trình độ, kỹ thuật chuyên môn hoácòn thấp Ngoài cung cấp một lượng phân bón tốt cho trồng trọt, làm giảm chi phíđầu vào, tăng năng suất cây trồng Chăn nuôi lợn góp phần sử dụng nguồn lao độngnhàn rỗi dồi dào ở nông hộ Tận dụng các loại thức ăn thừa hàng ngày của conngười, tận dụng được các phụ phế phẩm trong nông hộ [5]

Chăn nuôi lợn đã giúp người nông dân có thêm thu nhập, chi tiêu nhiềuviệc trong gia đình Thông qua chăn nuôi lợn người nông dân sẽ tận dụng đượcnhững thời gian rỗi của mình, vì chăn nuôi lơn theo kiểu nông hộ cũng khôngđòi hỏi nhiều thời gian, đây là hình thức lấy công làm lãi rất tốt Đối với những

hộ nông dân nghèo thì chăn nuôi lợn là nguồn tiết kiệm hữu ích, với những hộgiàu, khá thì chăn nuôi lợn sẽ giúp phát triển kinh tế một cách vững chắc [5]

2.2 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và trong nước

2.2.1 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới

Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm Cách đây một vạn năm chăn nuôi lợn

đã xuất hiện ở châu Âu và châu Á Sau đó phát triển sang châu Mỹ và châu Úc.Đến nay nghề chăn nuôi lợn đã trở thành nghề truyền thống đối với nhiều quốcgia Hiện nay trên thế giới có nhiều nước có nghề chăn nuôi lợn với công nghệcao và số đầu lợn lớn như : Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Đan Mạch,Thụy Điển, Đức, Ý, Trung Quốc [5]

Đối với các nước phát triển mạnh về kinh tế, công nghiệp thì nghề chănnuôi phát triển và đạt trình độ chuyên môn hoá cao, chăn nuôi tập trung vào cáctrang trại lớn Còn đối với các nước kém và đang phát triển thì chăn nuôi lợncòn mang tính tự túc, truyền thống nhỏ lẻ

Trang 14

Hiện nay đàn lợn trên thế giới phân bố không đều giữa các châu lục Đa

số lợn được nuôi ở châu Á và châu Âu, chiếm tới 70 % tổng đàn lợn trên thếgiới [5] Trong đó có nền chăn nuôi càng tiên tiến thì số đầu lợn càng nhiều, sốđầu lợn được nuôi nhiều ở các nước có nhu cầu về thịt lợn lớn

Bảng 2.3 Sự phân bố đàn lợn giữa các châu lục hiện nay.

Châu lục Châu Âu Châu Á Châu Mỹ Châu Úc Châu Phi

(Nguồn: Theo Nguyễn Quang Linh, 2005)

Chăn nuôi lợn trên thế giới ngày nay đang phát triển dần theo hướngcông nghiệp hóa Tốc độ phát triển của đàn lợn cũng như kỹ thuật thâm canhngày một phát triên nhanh chóng Tốc độ phát triển đàn lợn trên thế giới qua cácnăm như sau :

Bảng 2.4 Số đầu lợn trên thế giới qua các năm.

(Nguồn : Food out look, 2003 - BNN và PTNT tháng 1, 2004.)

2.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam:

Trang 15

Nghề chăn nuôi lợn ở nước ta được hình thành từ rất sớm Theo một số tàiliệu khảo cổ học thì nghề chăn nuôi lợn của chúng ta được hình thành từ thời kì

đồ đá mới Cùng với sự phát triển của dân tộc, đã trãi qua bao nhiêu khó khănnghề nuôi lợn được hình thành nhưng phát triển rất chậm Sau giải phóng miềnBắc 1954, ngành chăn nuôi lợn mới có cơ hội phát triển ở các tỉnh miền BắcNăm1960 tổng đàn của miền Bắc là 3,9 triệu con, năm 1967 có 4,49 triệu con,đến 1975 có 6,49 triệu con [15] Đến năm 1960, giai đoạn khởi xướng chăn nuôitheo hướng công nghiệp ở nước ta được hình thành, từ đó đến nay đàn lợn ngàykhông ngừng phát triển cả số lượng lẫn chất lượng Số đầu lợn của nước ta quacác năm gần đây như sau:

Bảng 2.6 Sự phát triển đàn lợn và chỉ số phát triển

(năm trước là 100%) của Việt Nam qua các năm.

Năm Số đầu lợn (nghìn con) Chỉ số phát triển

(Nguồn: Website: www.gso.gov.vn (thống kê Việt Nam))

Qua bảng số liệu ta thấy được số đầu lợn của Việt Nam ngày một tăng,với tốc độ tăng đàn trên năm là 4,9-7,4%

Cùng với sự tăng nhanh về số lượng thì chất lượng sản phẩm cũng khôngngừng được cải thiện và nâng cao Thông qua một số biện pháp kỹ thuật cải tạođàn giống và trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng dần nạc hoá đàn lợn :

- Nhân giống thuần chủng

- Các phép lai được tiến hành

- Nhập các giống nội vào để cải tạo đàn lợn của chúng ta

Việc cải tạo đàn lợn đã thu được kết quả như sau: ở khu vực miền Bắc tỉ

lệ nạc ban đầu của lợn (nội) là 33,6% sau cải tạo (lợn lai) là 40,6%; ở miền Nam

là trước cải tạo là 34,5%, sau cải tạo là 42% [13]

Về sản lượng thịt của Việt Nam qua các năm cũng tăng như sau:

Trang 16

Bảng 2.7 Sản lượng thịt lợn hơi (tấn) của Việt Nam qua các

năm và tổng sản lượng thịt các loại.

Năm Sản lượng thịt lợn Tổng sản lượng thịt

Tuy vậy một vấn đề nan giải hiện nay là việc quản lý đàn giống của chúng

ta chưa được tốt, ở nông thôn còn tồn tại nhiều giống kém chất lượng Do vậyviệc tạo ra các cơ sở giống ở địa phương là việc làm rất cần thiết hiện nay

Một vấn đề nữa là thực trạng chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay chủ yếu làquy mô nhỏ, 2-3 con/hộ Thức ăn tận dụng từ nguồn có sẵn ở địa phương là chủyếu Xu hướng sử dụng thức ăn công nghiệp đang dần được hình thành nhưngchưa phổ biến, mới tập trung ở các nông hộ chăn nuôi quy mô lớn [4]

Theo kết quả điều tra về chăn nuôi lợn của cục thú y, thì chi phí để sảnxuất ra 1 kg lợn hơi xuất chồng ở nước ta hiện nay (12-15,2 ngàn đồng) Trong

đó ở vùng Đông Nam Bộ có giá thành cao nhất (15,2ngàn đồng), tiếp đến làvùng đồng bằng Sông Cửu Long (14,3 ngàn đồng), hai vùng có chi phí sản xuấtthấp nhất là Đông Bắc và Bắc Trung Bộ (12-12,6 ngàn đồng) Trong cơ cấu chiphí sản xuất một kg lợn hơn xuất chuồng thì chi phí thứ ăn lớn nhất, chiếm tới50-60% Để giảm giá thành trong chăn nuôi, thì việc giảm chi phí thức ăn làđiều cần thiết nhất Nhưng trong thực tế thức ăn công nghiệp Việt Nam giá vẫncao, do nguyên liệu để chế biến thức ăn vẫn phải nhập khẩu Những nơi sử dụng

Trang 17

thức ăn công nghiệp nhiều là Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long Chi phíchăn nuôi cao vừa làm giảm khả năng cạnh tranh thịt lợn Việt Nam trên thịtrường thế giới vừa làm giảm thu nhập của người chăn nuôi [13].

Tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Thăng Bình – Quảng Nam

Để đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi lợn nái Móng Cái huyện ThăngBình, chúng tôi tiến hành điều tra về số lượng, sự phân bố và tình hình biếnđộng của đàn lợn nái ở 3 xã đại diện cho 3 vùng sinh thái khác nhau của huyệntrong 3 năm gần đây, kết quả được trình bày ở bảng 2.8

Bảng 2.8: Số lượng, sự phân bố và biến động đàn lợn nái của 3 xã

điều tra qua 3 năm gần đây.

Số lượng (con)

Số lượng (con)

So với năm 2008 (%)

Số lượng (con)

So với năm 2009 (%)

Tổng đàn lợn nái của 3 xã có sự biến động rất lớn Tăng rất nhanh từ năm

2008 – 2009 nhưng cũng giảm nhanh từ năm 2009 – 2010 Đến năm 2009 tổngđàn lợn nái của 3 xã là 8552 con, tăng 1855 con hay 27,7% so với năm 2008.Nhưng đến năm 2010 thì giảm chỉ còn 7488 con, giảm 1064 con hay 12,44 sovới năm 2009

Nhìn chung, sự phân bố đàn lợn nái giữa 3 xã là không đồng đều, xã có sốlượng nái lớn nhất là Bình Đào (3732 con), tiếp đến là Bình Quý (2594 con) vàcuối cùng là Bình Định Nam (1162 con)

Tốc độ tăng giảm đàn lợn của 3 xã qua các năm rất nhanh, tăng nhanhnhất là xã Bình Quý 2506 con (2008) lên 3388 con (2009), tăng 882 con hay35,2% Và cũng là xã giảm nhanh nhất trong giai đoạn 2009 – 2010, giảm 794con hay 23,4% Tăng chậm nhất là xã Bình Định Nam 1064 con (2008) lên 1128con (2009), tăng 64 con hay 6% và giảm 1,7% đến năm 2010

Nguyên nhân của sự biến động đàn lợn nái Móng Cái qua các năm là dotrong giai đoạn này tình hình chăn nuôi lợn sữa rất phát triển và đem lại lợi ích

Trang 18

kinh tế cho người chăn nuôi rất cao nên nhà nào cũng đầu tư nuôi lợn sữa vì vậy

mà từ năm 2008 – 2009 đàn lợn nái tăng rất nhanh Tuy nhiên trong thời giannày tình hình dịch bệnh cũng diễn biến khá phức tạp năm 2009 – 2010 dịchbệnh tai xanh xảy ra trên đàn lợn của huyện làm cho tổng đàn lợn giảm nhanhtrong đó có đàn lợn nái sinh sản Sau khi hết dịch người chăn nuôi cũng khônggiám nuôi mới tái lập đàn nên trong giai đoạn 2009 – 2010 đàn lợn nái giảmmạnh ( như đã phân tích ở trên )

Qua kết quả điều tra cho thấy các nông hộ trên địa bàn huyện chủ yếuchăn nuôi lợn nái sinh sản và có khoảng 70% số hộ chăn nuôi sử dụng nguồn phụphẩm nông nghiệp chế biến thành thức ăn cho lợn còn 30% vừa sử dụng nguồnphụ phẩm nông nghiệp sẵn có kết hợp với thức ăn công nghiệp để cho lợn ăn

Riêng việc chăn nuôi lợn nái sinh sản còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, ítthâm canh Nguồn thức ăn cho lợn nái chủ yếu từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp.Việc phối chế các loại nguyên liệu trong thức ăn không cân đối, hàm lượng đạmthấp, chỉ những lợn nái đang thời kỳ nuôi con mới được chăm sóc kỹ càng hơn

Theo kết quả điều tra số hộ gia đình có chuồng nuôi lợn được xây dựngbằng gạch, nền láng xi măng, mái lợp tôn hoặc ngói chiếm 55% số hộ có chuồngnuôi tạm bợ chiếm 45%, toàn bộ máng ăn, máng uống không đảm bảo vệ sinh,chất thải của lợn chưa được xử lý gây mất vệ sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ các

hộ chăn nuôi

Các bệnh truyền nhiễm như bệnh tụ huyết trùng, bệnh dịch tả lợn, bệnh

lở mồm long móng, bệnh tai xanh đều đã xảy ra trên đàn lợn ở huyện gây thiệthại cho người chăn nuôi Mặc dù bệnh truyền nhiểm đã xảy ra trên đàn lợnnhưng người chăn nuôi ít quan tâm đến công tác tiêm phòng Theo báo cáo củatrạm thú y, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn thấp, như vậy sẽ không đảm bảo khảnăng miễn dịch cho đàn lợn

2.3 Một số đặc điểm của lợn nái móng cái

Giống Lợn miền duyên hải Đông Bắc Việt Nam, gốc ở Móng Cái (QuảngNinh) Lợn hướng mỡ Đầu đen, có đốm trắng ở trán Mình có lang hình yênngựa Dáng thấp, lưng yếu và hơi võng Có 12 - 14 vú Sinh sản cao, đạt từ 10 -

15 con/nái/lứa Lợn sơ sinh đạt 0,5 - 0,7 kg Sớm thành thục về tính dục, bắt đầuđộng dục từ 3 tháng tuổi, khả năng thụ thai Lợn trưởng thành nặng 55 - 60 kg.Nuôi thịt 8 - 10 tháng tuổi đạt 50 - 60 kg, tỉ lệ thịt xẻ 68 - 71% Được nhân thuần

Trang 19

rộng rãi ở vùng đồng bằng sông Hồng, có xu hướng dùng thay lợn cỏ ở các tỉnhBắc Trung Bộ Dùng cho lai với đực ngoại để nâng tỉ lệ nạc [20].

Hình: Lợn Móng cái địa phương

Lợn Móng Cái là giống lợn địa phương theo hướng kiêm dụng, chiếm

tỉ lệ cao nhất trong các giống lợn địa phương đang được nuôi trong các hộnông dân [11]

2.3.1 Sự thành thục về tính và thể vóc

Hoạt động sinh lý sinh dục của lợn nái được tính từ lúc nó bắt đầu thànhthục về tính, lúc này cơ quan sinh dục như buồng trứng, âm đạo, tử cung, tuyếnsữa… phát triển hoàn chỉnh để đảm bảo cho quá trình sinh sản Ngoài ra nó cònxuất hiện các đặc điểm sinh dục phụ và có phản xạ về tính [1]

Tuổi thành thục về tính của gia súc khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư giống, giới tính, dinh dưỡng, khí hậu, mùa vụ…Lợn nội tuổi thành thục về tínhsớm hơn lợn ngoại Ví dụ lợn nội là 4 - 5 tháng; lợn ngoại là 8 - 10 tháng [6]

Người ta thấy rằng thời gian thành thục về tính của lợn cái không phải

là một hằng số mà nó biến động phụ thuộc vào giống, dinh dưỡng, mùa vụ và

sự điều hoà của thần kinh thể dịch Khi gia súc đã thành thục về tính thì cứsau một khoảng thời gian nhất định trong cơ thể gia súc và nhất là cơ quansinh dục của con cái có những biến động khác nhau, kèm theo là sự rụngtrứng được lặp đi lặp lại nhiều lần, hiện tượng này xảy ra theo một chu kỳ vàđược gọi là chu kỳ tính [1]; [6]

Chu kỳ tính trung bình của lợn nái là 21 ngày (biến động từ 18 -24 ngày)tuỳ thuộc vào từng giống lợn Trong chu kỳ tính con vật có những biểu hiện khácnhau theo từng giai đoạn: trước động dục, động dục, sau động dục và yên tĩnh ởmỗi giai đoạn này con vật cũng có những biểu hiện về sinh lý, sinh sản khác nhau,các cơ quan sinh dục ngoài cũng thay đổi về màu sắc, kích thước và xuất hiện dịchnhày… (âm hộ sưng đỏ, có dịch nhày chảy ra kèm theo bỏ ăn, kêu rống) [6]

Trang 20

Thông thường tuổi thành thục về tính của gia súc sớm hơn tuổi thành thục

về thể vóc Khi lợn cái mới thành thục về tính, tuy các cơ quan sinh dục đã pháttriển hoàn chỉnh và có khả năng giao phối nhưng thể vóc chưa phát triển đầy đủ,chưa dự trữ đủ dinh dưỡng để mang thai do vậy không nên cho phối giống Nếu cho phối giống quá sớm lợn con đẻ ra không nhiều, con yếu ảnh hưởngđến tầm vóc và sức khoẻ cũng như thời gian sử dụng của con giống sau này.Nhưng nếu phối giống cho lợn nái quá muộn thì không những lãng phí thức ăn màtrong những kỳ động dục lợn ít ăn, không ăn hoặc phá phách nên ảnh hưởng đếnsinh trưởng Tuổi thành thục về thể vóc của lợn nái thường từ 7 - 9 tháng [12]

2.3.2 Số trứng rụng

Trong quá trình hoạt động sinh sản của gia súc, muốn có quá trình rụngtrứng và thụ thai phải xảy ra sự hình thành các tế bào trứng, sự thành thục vàrụng trứng Dưới tác dụng của hormon FSH của tuyến yên, tế bào hạt xungquanh bao noãn phân chia nhiều, làm khối lượng bao noãn tăng lên, đồng thời

LH kích thích tế bào hạt tiết ra Estrogen và dịch Lượng dịch nhiều làm thể tíchbao noãn tăng và nổi lên trên bề mặt buồng trứng, đó là các noãn chín có đườngkính từ 0,8 - 1,2 cm [6]; [10]

LH của tuyến yên tăng tiết có tác dụng hoạt hoá enzym phân giải proteinlàm vách tế bào bao noãn mỏng ra và vỡ, trứng được rơi ra khỏi buồng trứng gọi

là sự rụng trứng Mỗi lần trứng rụng kéo dài từ 6 - 10 giờ Số trứng rụng trongmột chu kỳ động dục lần đầu tiên là 11; chu kỳ thứ hai là 12; ở nái trưởng thành

là 21; trung bình là 15 – 20 [6]

Số lượng trứng rụng tuỳ thuộc vào giống, tuổi, nồng độ hormon FSH và

LH, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng Nếu khẩu phần thiếuprotein sẽ làm giảm số trứng rụng Số lượng trứng rụng sau một chu kỳ độngdục là giới hạn cao nhất của số con đẻ ra trong một lứa Trong thực tế mỗi lầnlợn nái đẻ trên dưới 10 con Như vậy bao giờ số trứng rụng cũng nhiều hơn sốcon đẻ ra, sự chênh lệch đó có thể do một số trứng rụng nhưng không được thụtinh và một số trứng được thụ tinh nhưng không phát triển thành hợp tử Do sốtrứng rụng ở chu kỳ 1 ít, nên ở lợn thường cho phối giống ở chu kỳ 2 hoặc 3 Sốlượng trứng rụng chịu ảnh hưởng của giao phối cận huyết, hệ số cận huyết cứtăng lên 10% thì số trứng rụng sẽ giảm từ 0,6 - 1,7 trứng [5]; [6]

Trang 21

2.4 Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái

Sinh sản là quá trình tất yếu của tất cả các loài động vật để duy trì nòigiống Quá trình sinh sản là quá trình truyền thông tin di truyền, thông tin từ thế

hệ này đến thế hệ khác, nó liên quan đến sự điều chỉnh nội tiết đến các giai đoạnkhác nhau của quá trình đó Hình thức sinh sản ở gia súc là hình sức sinh sảnhữu tính Ưu thế sinh sản của nó tạo nên khả năng tái tổ hợp các tính trạng ditruyền tốt về năng suất và sức khoẻ của bố mẹ cho đời con Do đó, thế hệ sau cósức sống mạnh hơn, có năng suất cao hơn thế hệ trước Quá trình sản xuất hữutính ở động vật giúp cho quá trình chọn lọc giống xảy ra nhanh và đạt hiệu quảcao hơn [1]; [6]

Tuổi thành thục về tính của các giống lợn khác nhau là khác nhau.Thường các giống lợn nội có tuổi thành thục về tính sớm hơn lợn ngoại, nhưlợn Móng Cái có lần động dục đầu tiên khoảng 95 ngày, còn lợn Ỉ có lần độngdục đầu tiên khoảng 4 tháng 10 ngày Nhìn chung tuổi thành thục về tính của giasúc còn phụ thuộc rất nhiều các yếu tố như: chế độ dinh duỡng, chế độ chămsóc, thời tiết khí hậu…[1]; [5]; [6]

Khi gia súc đã thành thục về tính thì sự sinh truởng và phát triển của cơthể vẫn còn tiếp tục đến khi trưởng thành Đây là đặc điểm cần chú ý trong chănnuôi là không nên sử dụng gia súc vào mục đích sinh sản quá sớm Vì đối vớigia súc cái nếu phối giống quá sớm khi cơ thể chưa trưởng thành về thể vóc sẽxãy ra việc ưu tiên dinh dưỡng cho phát triển bào thai trong thời gian mang thai

Do đó nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển của cơ thể bị giảm đi,làm cho cơ thể mẹ yếu, bào thai kém phát triển, con nhỏ và gầy yếu, thời gian sửdụng lợn mẹ bị giảm xuống Giai đoạn này xương chậu của gia súc mẹ phát triểnchưa hoàn thiện, nhỏ và hẹp làm cho mẹ khó đẻ, ngoài ra còn có sự liên quangiữa tầm vóc lợn nái với khối lượng lợn nuôi thịt [2]; [8]; [9]

Trang 22

2.4.2 Sự thành thục về thể vóc

Các chỉ tiêu bên ngoài của con vật có liên quan đến sức khoẻ thể chất,hoạt động của các cơ quan bộ phận bên trong cơ thể, cũng như liên quan đến khảnăng sản xuất của gia súc Thể chất được biểu hiện qua ngoại hình, các bộ phậnliên quan trực tiếp đến khả năng sản xuất như: số vú, bầu vú, vai, chân, sườn củacon vật cân đối nở nang, liên kết vững chắc là kèm theo với sức sản xuất cao Sựthành thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính Sau một giaiđoạn sinh trưởng và phát triển nhất định của con vật đạt đến độ trưởng thành về thểvóc, khi gia súc thành thục về thể vóc thì nó có tầm vóc, trọng lượng, kích thướccác chiều đo ổn định và gia súc có khả năng sinh sản cao Tuổi thành thục về thểvóc của các giống lợn khác nhau là khác nhau Lợn Móng Cái thành thục về thểvóc lúc 6 tháng tuổi, trong khi đó lợn Ỉ là 8 tháng tuổi [1]; [6]

Hiện nay đối với các nước có ngành chăn nuôi phát triển, để gia súc thànhthục về tính sớm người ta dùng các biện pháp như: Cho gia súc cái gặp con đựchàng ngày, tiêm hormone kích thích như PMSG (huyết thanh ngựa chửa), HCG…cũng như các biện pháp phân lô, phân đàn khác Ở nước ta việc áp dụng để rútngắn thời gian thành thục về tính cho gia súc được đặt ra Tuy nhiên việc theo dỏi

độ trưởng thành về thể vóc để quyết định thời điểm sử dụng của gia súc vào hoạt

động sinh sản là vấn đề thực tiễn trước mắt [2]; [9]; [11]

2.4.3 Đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục cái ở lợn

- Buồng trứng: Lợn cái có hai buồng trứng hình hạt đậu, có đường kính từ0,8 - 1,2 cm (lợn nội) và 2 - 4 cm (lợn ngoại), có trọng lượng từ 3 - 7 gam.Buồng trứng được cấu tạo bởi 2 vùng: trong là vùng tuỷ (chứa mạch máu và dâythần kinh), ngoài cùng là vùng vỏ tại đây chứa vô số các noãn bao phát triển ởcác giai đoạn khác nhau, trong các noãn bao có chứa tế bào trứng Các noãn baophát triển qua từng giai đoạn Khi thành thục và chín noãn bao vỡ ra, trứng rụngxuống loa kèn, tại vị trí bao noãn cũ sẽ hình thành nên thể vàng (hoàng thể) Mỗilần động dục buồng trứng lợn nái có thể rụng 10 - 30 noãn bào Trứng được hìnhthành từ khi lợn cái hãy còn chưa sinh (khoảng 100 ngày kể từ khi lợn mẹ cóchửa, theo Block và Erickson, 1968) [5]; [6]

- Ống dẫn trứng: Là một ống dài uốn éo, một đầu loe rộng tạo thành loakèn để đón trứng từ buồng trứng rụng xuống, đầu kia nối liền với sừng tử cung,ống dẫn trứng dài 15 - 30cm Ống dẫn trứng được cấu tạo từ cơ vân và cơ trơn

Ở lợn vị trí thụ tinh thích hợp là 1/3 đầu trên của ống dẫn trứng [6]

Trang 23

Bảng2.9 Kích thước bộ máy sinh dục lợn cái trước và sau khi thành thục về tính.

Các chỉ tiêu Trước khi thành

thục về tính

Sau khi thành thục về tính

Tăng (%)

(Nguồn: Theo Reddy và CS, 1958)

- Tử cung: gồm có 3 phần:

+ Sừng tử cung: Lợn có 2 sừng tử cung hợp với thân tử cung có hìnhdạng chử V Nơi tiếp xúc với thân tử cung thạo thành ngã 3 Sừng tử cung dài1,0 - 1,5m đó là nơi để cho phôi thai phát triển trong suốt thời gian có chửa đếnkhi đẻ ra Mỗi bên sừng tử cung chứa 5 - 10 bào thai tuỳ thuộc vào giống [6]

+ Thân tử cung: Dài khoản 5cm, có hình ống tròn ngắn phía trước nối liềnvới sừng tử cung (vòi tử cung) phía sau nối liền với cổ tử cung

+ Cổ tử cung: Là đường thông giữa thân tử cung và âm đạo Khi lợn náiđộng đực thì cổ tử mở ra nhưng khi hết động đực thì khép lại Khi lợn nái sinhcon cổ tử cung mở ra Ngoài hai trường hợp trên cổ tử cung luôn luôn khép

- Âm đạo: Là chổ chứa dương vật con đực khi giao phối, là nơi bài tiếtnước tiểu, là lối ra của thai trong khi đẻ [6]

- Âm hộ: Là cơ quan sinh dục ngoài cùng có 4 môi (hai môi lớn và haimôi nhỏ) luôn luôn đóng lại chỉ mở ra khi động dục cao độ và khi đẻ là nơi córất nhiều đầu mút thần kinh, do đó hưng phấn rất nhanh và kích thích cổ tử cung

co bóp tốt [6]

2.4.4 Tuổi động dục lần đầu

Gia súc cái sau một thời gian sinh trưởng và phát triển nhất định thì cókhả năng sinh sản gọi là tuổi thành thục về tính tuổi này được ghi nhận bỡi lầnđộng dục và rụng trứng đầu tiên của con cái [1], [6] Nhưng lúc này gia súc cóthể chỉ mới thành thục về tính mà chưa thành thục về thể vóc Sự thành thục vềthể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính Sau một thời kỳ sinhtrưởng phát triển đến một thời điểm nhất định con vật đạt tới độ trưởng thành vềthể vóc Có nghĩa là cơ thể đã tương đối hoàn chỉnh về sự phát triển của các cơquan bộ phận như não đã phát triển khá hoàn thiện, xương đã cốt hóa hoàn toàn,tầm vóc ổn định…Nói cách khác gia súc đã thành thục về tính thì sự sinh trưởngphát triển của cơ thể vẫn còn tiếp tục đến độ trưởng thành

Trang 24

Đây là đặc điểm cần chú ý, trong chăn nuôi không nên sử dụng gia súcvào mục đích sinh sản quá sớm Vì nếu phối giống quá sớm khi cơ thể mẹ chưathành thục về thể vóc thì sẽ ảnh hưởng xấu như: trong thời gian có chửa sẽ phântán dinh dưỡng ưu tiên cho bào thai phát triển, do vậy nhu cầu dinh dưỡng cho

sự hình thành và phát triển của cơ thể mẹ bị cắt giảm, do đó sự phát triển củabào thai bị ảnh hưởng Kết quả mẹ yếu con nhỏ và yếu, tuổi sử dụng con mẹcũng giảm xuống Hơn nữa, do xương chậu của lợn mẹ chưa phát triển hoàntoàn, nhỏ hẹp làm cho con vật đẻ khó Chính vì vậy không phối giống vào thời

kỳ này vì cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích lũy dinh dưỡng nuôi bàothai và trứng rụng chưa nhiều Thường bỏ qua một chu kỳ động dục đầu tiên sau

đó chu kỳ thứ 2 mới phối giống Tuy nhiên cũng không phối giống muộn sau 8tháng tuổi, sẽ lãng phí thức ăn và công chăm sóc thêm một chu kỳ 21 ngày, ảnhhưởng đến lợi ích của người chăn nuôi [11]; [12]

Tuổi động dục của từng loại lợn như sau:

-Đối với giống lợn Móng cái và lợn nội tuổi động dục lần đầu lúc 4-5 thángtuổi [6]

-Lợn lai F1 (50% máu ngoại và 50% máu nội) là 6-7 tháng tuổi [4]

-Lợn ngoại thuần là 7-8 tháng tuổi [4]; [6]

Trong lần động dục đầu tiên này không nên phối giống [11], [12]

2.4.5 Chu kỳ động dục của lợn nái

Là khoảng thời gian giữa 2 lần rụng trứng Hoạt động sinh sản của lợn náiđược thể hiện qua chu kỳ động dục Đó là do sự phát triển của nang trứng mangtính chất chu kỳ dưới sự điều hoà của hormone thùy trước tuyến yên làm chotrứng chín và rụng diễn ra một cách chu kỳ và biểu hiện bằng những triệu chứngđộng dục ra bên ngoài theo chu kỳ gọi là chu kỳ động dục [6] Chu kỳ động dụckéo dài từ 18 - 21 ngày, nếu gia súc động dục mà chưa cho phối giống hoặc phốigiống mà chưa có chửa thì chu kỳ sau sẽ nhắc lại [1]; [6] Theo kết quả nghiêncứu của Rapael, (1971) cho rằng ở lợn nái hậu bị có chu kỳ động dục ngắn hơnlợn nái trưởng thành, lứa đẻ thứ 2 và thứ 3 chu kỳ động dục là 19,5 ngày, lứa 4

và 5 chu kỳ 20,8 ngày, lứa 6 và 7 chu kỳ là 21,5 ngày, lứa 8 và 9 chu kỳ 22,4ngày [8]

Sự hiểu biết về chu kỳ động dục, về sự biểu hiện của động dục, về quyluật rụng trứng sẽ giúp cho nhà chăn nuôi có những tác động kỹ thuật đúng lúcnhằm nâng cao hiệu quả sinh sản của lợn [2]; [9]

Trang 25

Quá trình động dục của lợn có thể chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn trước chịu đực (bắt đấu)

- Giai đoạn chịu đực (phối giống)

- Giai đoạn sau chịu đực (kết thúc)

2.4.5.1 Triệu chứng động dục

Giai đoạn trước chịu đực: Ở giai đoạn này lợn nái có biểu hiện như kêurít, bỏ ăn, âm hộ đỏ tươi sưng mọng có nước nhầy chảy ra Lợn nái có hiệntượng nhảy lưng con khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng nó [6]

Giai đoạn chịu đực: Lợn vẫn kém ăn Âm hộ giảm sưng có nếp nhănchuyển sang màu đỏ sẩm như màu mận chín Lợn nái đã chịu đực, đứng im, mê

ì Dùng tay hay chân đè lên lưng và vùng mông lợn đứng im Nước nhờn âm hộchảy đặc dính và đục Thời gian này kéo dài khoảng 2 ngày Với lợn nội thì thờigian ngắn hơn 28 đến 30 giờ [6]

Giai đoạn sau chịu đực: Lợn nái trở lại trạng thái bình thường Âm hộ hếtsưng, lợn ăn uống như cũ Nếu lợn không có chữa thì sau 21 ngày bắt đầu lạichu kỳ động dục mới [6]

2.4.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chu kỳ động dục

Giống: Các giống lợn khác nhau có chu kỳ động dục khác nhau: lợn Ỉ từ

19 - 21 ngày, lợn Móng Cái từ 18 - 25 ngày [1], [7]

Tuổi: Nái tơ có chu kỳ tính thường ngắn hơn lợn nái trưởng thành TheoKralling lợn nái ở lứa đẻ thứ 2, thứ 3 thì chu kỳ tính 20,8 ngày, lứa 6 - 7 là 21,5ngày, lứa 8 - 9 là 22,4 ngày [7]

Dinh dưỡng: Nếu dinh dưỡng tốt thì chu kỳ tính ổn định và ngược lại.Ngoài các nhân tố trên còn có các nhân tố khác như: nhiệt độ, chế độ chiếusáng, phermon, tiếng kêu của con đực….[4], [7]

2.4.6 Sinh lý thụ thai

2.4.6.1 Đặc điểm quá trình rụng trứng

Rụng trứng là một quá trình sinh lý phức tạp Quan niệm rụng trứng vàđộng dục gắn liền với nhau hiện nay đã bị bác bỏ vì có khi động dục mà khôngrụng trứng (động dục giả) và ngược lại có khi rụng trứng nhưng lại không biểuhiện động dục (động dục ngầm) [6]

Sự rụng trứng gồm hai giai đoạn là vở nang trứng và thoát trứng Một sốnghiên cứu xác định rằng nồng độ LH (lutein stimulin hormone) tăng lên trướckhi trứng rụng đã kích thích buồng trứng sinh sản ra một enzyme đặc trưng

Trang 26

Enzyme này phân giải các axit Nupolizaride trong dịch nang vài giờ trước khirụng Cùng lúc đó dịch thẩm thấu căng lên làm cho nang trứng căng phồng, ởđiểm yếu nhất tạo thành điểm rụng trứng [1], [6].

Hoạt động giao phối có ảnh hưởng đến điểm rụng trứng, nghiên cứu củaPonevog (1955)cho rằng sự rụng trứng của lợn nái xảy ra trong khoảng 36 - 48giờ từ khi bắt đầu chịu đực Những lợn nái có động dục kéo dài thì quá trìnhrụng trứng muộn hơn lợn nái có động dục ngắn Signovet lại cho biết 10% lợnnái có biết thúc trứng rụng vào khoảng 35 giờ sau khi xuất hiện phản xạ giaophối, còn những lợn nái được thụ tinh nhân tạo thì sự rụng trứng muộn hơn vềthời gian kéo dài của sự rụng trứng, các nghiên cứu mới đây xác định là 1 - 3giờ Nhưng theo I.V.Pawlop thì lợn nái lớn tuổi, trong điều kiện bình thường thìđại bộ phận bao noãn rụng trứng trong thời gian này sẽ bị thoái hoá Một vàitrường hợp bao noãn đã chín vẫn giữ nguyên vẹn, không vỡ Điều này có nghĩa

số trứng rụng ít hơn nái rạ (nái cơ bản) Hugeus (1976) cho biết lợn nái tơ có sốlượng trứng rụng bình thường là 13,5 trứng (biến động từ 7 - 16 trứng dần theotuổi và qua các chu kỳ động dục) Mức độ dinh dưỡng trong thời kỳ hậu bị vàtrong chu kỳ động dục đầu tiên có ảnh hưởng rõ đến số lượng trứng rụng Nghiêncứu của Casid (1955) với chế độ dinh dưỡng cao thì số trứng rụng là 13,9 trứng,dinh dưỡng thấp thì số trứng là 11,1 trứng, mức dinh dưỡng thấp - thấp thì sốtrứng rụng là 10,6 trứng, còn mức dinh dưỡng thấp - cao số trứng rụng là 13,6trứng Nghiên cứu cũng chứng minh rằng, đối với các giống lợn khác nhau thì sốtrứng rụng trong một chu kỳ cũng khác nhau Theo Lưu Kỷ (1982) [2] lợn F1 (ĐB

x Ỉ ) ở chu kỳ động dục thứ ba có số lượng trứng rụng là 11,3 trứng, còn theoBruger thì lợn nái Large White có số lượng trứng rụng là 16,7 trứng [3]; [7]

2.4.6.2 Thời điểm phối tinh thích hợp

Thời điểm phối tinh thích hợp là thời điểm phối giống có nhiều nhất cáctinh trùng có khả năng thụ tinh gặp nhiều nhất các tế bào trứng có khả năng thụthai Thời điểm này quyết định đến tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra trên ổ Trứng vàtinh trùng xảy ra quá trình thụ tinh ở 1/3 đầu trên ống dẫn trứng là tốt nhất Tinhtrùng mất 1 - 2 giờ ở đường sinh dục con cái để di chuyển đến vị trí thích hợp.Đối với tế bào trứng sau khi rụng cũng phải mất 1 - 2 giờ để di chuyển đến vị tríthích hợp thích hợp và thời gian tế bào rụng trứng là 8 - 12 giờ [6]; [8]

Để lợn nái đạt tỷ lệ thụ thai cao, số con đẻ ra nhiều cần tiến hành phốigiống đúng lúc, vì thời gian trứng tồn tại và hiệu quả thụ thai rất ngắn, trong khi

Trang 27

đó thì tinh trùng có thể kéo dài và sống trong tử cung khoảng 45 - 58 giờ Dovậy thời điểm phối giống thích hợp nhất là giữa giai đoạn chịu đực Như vậy lợnnái lai và nái ngoại chờ phối vào cuối ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4, nếu tính từlúc bắt đầu động dục, hoặc sau khi có hiện tượng chịu đực khoảng 6 - 8 giờ thìcho phối Đối với lợn nái nội cần sớm hơn nái lai và lợn ngoại thuần 1 ngày vàocuối ngày thứ 2 và đầu sáng ngày thứ 3 thời gian động dục ngắn hơn (3 ngày)[6]; [8].

Trong sản xuất dùng thụ tinh nhân tạo khi lợn có triệu chứng chịu đựcbuổi sớm thì chiều cho phối, nếu có triệu chứng buổi chiều thì để sớm hôm saucho phối, nên cho phối 2 lần ở giai đoạn chịu đực nhằm “chặn đầu khoá đuôi”của thời kỳ rụng trứng [9]; [11]

Thời gian lợn cái biểu hiện cao độ nhất “mê ì”, âm hộ chuyển từ màu đỏhồng (cà chua chín) sang thâm tái (mần quân chín), lợn có thể ít ăn hoặc bỏ ănhoàn toàn thích nhảy lên lưng con khác, nếu ta ấn mạnh vào vùng hông khumcủa lợn thì thấy lợn đứng yên, cong đuôi và thích giao phối Đây là thời điểmphối tinh thích hợp nhất cho lợn nái [6]; [8]

2.4.6.3 Tuổi phối giống lần đầu

Lợn nái hậu bị nên được phối giống khi có tuổi và trọng lượng thích hợp.Nái nội nên phối giống ở 6 - 7 tháng tuổi, khi trọng lượng của lợn đạt từ 40 kgtrở lên Nái ngoại từ 8 - 10 tháng tuổi, trọng lượng đạt từ 90 kg trở lên khôngnên phối giống quá sớm hoặc quá muộn bởi vì phối giống cho lợn quá sớm sẽlàm ảnh hưởng đến tầm vóc lợn mẹ hay gầy yếu khả năng sinh sản kém và sớm

bị loại thải Nếu phối giống cho lợn quá muộn thì mất nhiều thời gian và thức ăn

để nuôi lợn hậu bị (đây là giai đoạn không sản xuất của lợn), dẫn đến hiệu quảkinh tế thấp Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản lâubền, cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ đông dục đầu rồi mới cho phối [5], [8]; [11]

2.4.7 Sinh lý quá trình thụ tinh

Thụ tinh không đơn thuần là sự kết hợp một cách cơ học giữa tinh trùng vàtrứng mà nó là một quá trình sinh học rất phức tạp mà bao gồm nhiều giai đoạn đểhình thành hợp tử (2n) có bản chất hoàn toàn mới, cá thể mới được hình thành từhợp tử khác bố mẹ song vẫn giữ được những tính trạng nào đó đặc thù của bố mẹ

Nó là kết quả của việc tái tổ hợp các gen từ hai nguồn gen khác nhau 10]

Trang 28

Quá trình thụ tinh qua ba giai đoạn:

Giai đoạn phá vỡ vành phóng xạ

Tế bào trứng sau khi rụng được bao bọc bởi lớp tế bào hạt ở ngoài, gọi làvành phóng xạ Các tế bào hạt ở vành phóng xạ được liên kết với nhau bởi axítHyaluronic Khi tiếp xúc với vành phóng xạ, tinh trùng tiết ra men Hyaluronidaza

để phân giải axít Hyaluronic làm tan vở vành phóng xạ tạo cơ hội cho tinh trùng

đi vào gặp trứng Để phá được vành phóng xạ phải cần tới nhiều tinh trùng, vìmột tinh trùng lượng men ít không đủ sức công phá Men Hyaluronidaza khôngđặc thù cho từng loài, nên nó có thể phá được tất cả các vành phóng xạ (có thểtrộn tinh trùng của các loài này với loài khác để thụ tinh mà không ảnh hưởnglẩn nhau) [6]

Giai đoạn tinh trùng xâm nhập vào trứng

Sau khi phá vỡ vành phóng xạ tinh trùng bắt đầu thâm nhập vào trứng, tuynhiên tinh trùng phải gặp hai hàng rào cản trở nữa đó là màng trong suốt vàmàng noãn hoàng Nhìn chung chỉ những tinh trùng cùng loài hoặc gần loài mới

có thể đi vào được tế bào trứng, nói cách khác là màng trứng có thể chọn lọckhi tiếp nhận tinh trùng Điều này có ý nghĩa sinh học vì nó tránh được sự tácgiao giữa các loài Qua nghiên cứu người ta cho thấy chỉ có một số ít tinh trùng(khoảng vài chục) xuyên qua được màng trong suốt nhưng trong đó chỉ có mộttinh trùng vào được tới trứng để thực hiện quá trình thụ tinh Như vậy đây là mộtquá trình chọn lọc tự nhiên rất khắc khe chỉ có một tinh trùng có sức hoạt độngmạnh nhất mới có thể gặp trứng để thụ tinh [6]; [13]

Giai đoạn đồng hoá lẫn nhau giữa tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử

Sau khi xâm nhập vào trứng, đầu tinh trùng tách nhau khỏi cổ, thân vàđuôi tiến hành đồng hoá với trứng và tạo nên sự tương đồng với trứng Đồng hoámâu thuẩn càng cao thì khả năng thụ tinh càng lớn, bào thai phát triển mạnh, đờicon phát triển tốt [1]; [6]

Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng là một quá trình sinh học phức tạp,nhân của tinh trùng và nhân của trứng đồng hoá lẫn nhau, tái tổ hợp để trở thànhnên hợp tử (2n) Sau khi tạo thành hợp tử, hợp tử sống ở ống dẫn trứng và tiếptục phát triển nhờ chất dinh dưỡng của noãn hoàn và chất tiết của ống dẫn trứng

Ít ngày sau hợp tử di chuyển về làm tổ tại nơi cư trú ở tử cung Khi đến nơi cưtrú hợp tử tiết ra một loại men ăn mòn niêm mạc tử cung cư trú tại đó và phát

Trang 29

triển thành bào thai Ở lợn hợp tử di chuyển về làm tổ ở sừng tử cung Một sốnghiên cứu cho biết thời gian làm tổ của hợp tử ở lợn là 12 – 24 ngày [1]; [6].

2.4.8 Sinh lý sinh sản của lợn nái chửa đẻ

2.4.8.1 Đặc điểm phát triển của bào thai và các tổ chức có liên quan

Ngay sau khi thụ tinh hợp tử bắt đầu sử dụng chất dinh dưỡng của tử cunglàm chất dinh dưỡng cho mình Sau 20 giờ sự phân chia được tiến hành sinh ra 2

tế bào phôi sau kì thụ tinh 24 giờ các hợp tử có thể đến sừng tử cung nhưngchúng có thể ở trong ống dẫn trứng khoảng 67 – 72 giờ Lúc này ở giai đoạnphôi đầu (Morula) với 16 đến 32 tế bào phôi Việc di chuyển của tế bào phôi từống dẫn trứng đến sừng tử cung được tiến hành nhờ sự co bóp dưới sự tác độngcủa Ostrogen do buồng trứng tiết ra [6]

Sau 5 - 6 ngày kể từ khi thụ tinh, hợp tử đã ở trong tử cung Hợp tử chứanhiều tế bào phôi dạng túi phôi non, và vẫn ở vùng sáng Khi túi phôi ra khỏivùng sáng, ở ngày thứ 7 - 8 là dấu hiệu của một cơ thể mới được hình thành Sựlàm tổ của hợp tử được tiến hành vào ngày 18 - 24 sau khi trứng được thụ tinh.Đây là sự khủng hoảng đầu tiên liên quan đến sự phát triển của bào thai nhằm cốđịnh phôi vào thành tử cung Ở lợn cách cố định thai vào thành tử cung biểuhiện đặc trưng của loại nhau thai Epithelio - Coreal, nội mạc tử cung tiếp xúctrực tiếp với lá nuôi phôi Nhau thai lợn là nhau phân bố lan toả Như vậy nhau

có nguồn gốc từ phôi thai ở đầu thời kỳ chửa và được cấu tạo lá nuôi phôi, sau

đó bởi túi niệu và màng ối [1], [5]; [6]

Bảng 2.10 Sự phát triển kích thước và trọng lượng bào thai

Trang 30

Quá trình phát triển và bào thai chia làm 3 giai đoạn [1], [6]:

- Giai đoạn phôi thai: Từ ngày có chửa thứ 1 - 22, hình thành các mầnmống của các bộ phận cơ thể

- Giai đoạn tiền bào thai: Từ ngày có chửa thứ 23 - 28, giai đoạn này hình

thành các tổ chứa sụn, cơ, hệ thần kinh, tuyến sữa, đặc tính của giống tính đực,cái và các đặc điểm cấu tạo cơ thể

- Giai đoạn phát triển bào thai: Từ ngày thứ 39 - 114, khối lượng và thểtích bào thai tăng lên rất nhanh, chiều dài thân, cao vai phát triển mạnh, bộxương được hình thành, các cơ quan nội tạng và bốn chân phát triển rõ

Quá trình phát triển bào thai gắn liền với sự thay đổi của các cơ quan, các

bộ phận có liên quan như:

+ Nhau thai: Tác dụng quyết định tới trao đổi chất giữa mẹ và thai, thamgia trao đổi, bài tiết Nó là nơi dự trữ dinh dưỡng tạm thời để cung cấp cho thaikhi cần thiết Theo Elslay nhau thai đạt cực đại là 2,5 kg ở 70 ngày tuổi và giữnguyên cho đến lúc đẻ [1]; [6]

+ Dịch ối và dịch niệu: Các dịch này có tác dụng bảo vệ cơ giới cho thai

và là kho dự trữ khoáng, chứa các sản phẩm trao đổi như ure, creatine,…theoElslay thì dịch ối và dịch niệu có trọng lượng cực đại là 6 kg khi thai đạt được

70 ngày tuổi, sau đó thì giảm dần đến khi đẻ còn 2 kg [6]; [10]

Bảng 2.11 Nhau thai, dịch ối, dịch niệu thay đổi theo thời gian

Tuổi thai

(ngày)

Số thai

130 gam; trọng lương nhau là 45,5  3,58 gam và trọng lượng nước ối, nướcniệu là 406,1  2,55 gam [9]; [10]

Bảng 2.12 Phát triển tử cung lợn mẹ trong thời gian chửa

Trang 31

Tuổi thai (ngày) Tử cung (g) % so với 47 ngày

- Lợn mẹ không động dục, trao đổi cơ bản tăng “quá trình đồng hóa chiếm

ưu thế hơn so với dị hóa”

Bảng 2.13 Sự thay đổi cơ thể lợn mẹ trong thời gian có chửa

Lợn nái FI (kg) W 1 (kg) W 2 (kg) Tăng (kg) Sai khác

W1: là trọng lượng lợn mẹ lúc bắt đầu có chửa

W2: là trọng lượng lợn mẹ sau khi đẻ

- Sự biến đổi toàn thân: Thời kỳ đầu, quá trình trao đổi chất tăng lên dẫnđến con vật ăn khoẻ, tiến hoá nhanh, khả năng tích luỷ lớn dẫn đến con vậtnhanh béo Ở thời kỳ cuối của thai do yêu cầu phát triển của bào thai nó phảihấp thụ chất dinh dưỡng từ con mẹ nên con mẹ thường gầy đi Trong thời gian

có chửa Glycogen được tích luỹ ở gan, mỡ trung tính và Cholestetrol trong máutăng lên, lượng Hemoglobin trong máu bình thường, máu nhanh đông hơn.Lượng Ca, P trong máu giảm xuống vào thời gian có chửa sau nhưng lượng Klại tăng lên Hoạt động của tim, phổi trở nên khó khăn do áp lực của bào thai đè lênxoang bụng và ngực Quá trình lưu thông máu, sự hô hấp và bài tiết đều bị ảnhhưởng Do vậy ở thời cuối có chửa con vật thường bị phù nề, khó thở và hay đi tiểutiện, có thể mệt mỏi, toát mồ hôi [1], [6]

- Sự biến đổi của bộ máy sinh dục: Buồng trứng tăng thể tích, thể vàngđược duy trì và tiết ra hormone Progesterone có tác dụng an thai và ức chế độngdục thể tích và trọng lượng tử cùng tăng lên tỷ lệ thuận với sự lớn lên của bàothai, dây chằng bị kéo căng, sừng tử cung tăng lên nhiều lần Lượng máu lưuthông đến tử cung để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai Cổ tử cung luôn

Trang 32

đóng kín để tách biệt âm đạo với tử cung, tránh các tác nhân cơ học, ký sinhtrùng và vi khuẩn xâm nhập vào… [1], [6].

- Sự biến đổi nội tiết trong cơ thể của thời kỳ mang thai: Progesterone

trong 10 ngày đầu tăng nhanh, có tác dụng an thai và ức chế động dục Một đếnhai ngày trước khi đẻ, Progesterone giảm đột ngột Oestrogen trong suốt thời kỳ

có chửa duy trỳ ở mức thấp [6]; [10]

2.4.8.2 Quá trình đẻ

Quá trình phát triển bào thai đến một giai đoạn nhất định, khi thai phát triểnhoàn chỉnh, lợn nái có những biến đổi trong cơ thể, những biến đổi đó nhằm chuẩn

bị cho lợn đẻ dể dàng đồng thời nó cũng giúp người chăn nuôi phát hiện để hộ lý đở

đẻ cho chúng, thời gian chửa của lợn trung bình 114 (112 ngày - 116 ngày) [6]

- Có nhiều thuyết đưa ra để giải thích cơ chế của quá trình sinh đẻ Tuynhiên hiện nay có hai thuyết được chấp nhận đó là:

+ Thuyết áp lực: Vào giai đoạn cuối của quá trình mang thai, do lúc nàythai lớn, nước thai nhiều, nhau thai lớn cùng với hoạt động của thai khi đã chèn

ép lên các cơ quan nội tạng trong con mẹ làm cho con mẹ có những kích thíchđẩy thai ra ngoài như: kích thích các tổ chức thần kinh, đặc biệt là các dây thầnkinh ở cổ tử cung làm cho cổ tử cung mở ra đồng thời co bóp gây hiện tượngđẩy thai ra ngoài [6]

+ Thuyết kích tố: Do kích từ mẹ vào lúc trước khi đẻ có sự thay đổi lớnhàm lượng hai kích tố trong máu và trong nước tiểu Hàm lượng Oestrogen tăngnhanh còn hàm lượng Progesterone giảm xuống Cùng lúc này Oxytoxin đượctiết ra vùng dưới đồi và trượt theo các dây thần kinh xuống thùy sau tuyến yên.Khi đến mức cực đại thì các bọc lót sẽ vở ra làm cho cơ màng nhạy cảm Do dólàm cho cổ tử cung co bóp và đẩy thai ra ngoài Ngoài ra do kích tố từ con Ngàynay người ta khẳng định rằng những kích tố đầu tiên gây hiện tượng đẻ bắtnguồn từ bên trong bản thân bào thai và đóng vai trò chủ yếu trong quá trìnhsinh đẻ Bắt đầu từ vùng dưới đồi kích thích tuyến yên bào thai tiết ra ACTH,ACTH có tác dụng lên tuyến thượng thận tiết ra Corticosteroid tác động lên thai

tử cung Đồng thời kích thích nhau thai tử cung tiết ra Porstagladin đi vào máuphá thể vàng làm cho thể vàng tiêu biến Do đó Progesteron giảm, Oestrogentăng và Oxytoxin cũng tăng lên và bắt đầu tác động như kích tố mẹ [6]; [3]

Có thể tóm tắt theo quan điểm của các tác giả G.N.Noalees, H.Pearson(1982) Trung khu điều hoà phát triển của thai và đẻ nằm ở vùng dưới đồi có đại

Ngày đăng: 21/08/2014, 21:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Dân (2003). Sinh lý sinh sản heo nái và sinh lý heo con. Nhà xuất bản Nông Nghiệp 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý sinh sản heo nái và sinh lý heo con
Tác giả: Trần Thị Dân
Nhà XB: Nhàxuất bản Nông Nghiệp 4
Năm: 2003
2. Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2001 . Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái mắn đẻ sai con. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái mắn đẻsai con
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
3. Nguyễn Đức Hưng, Phùng Thăng Long, Nguyễn Xuân Bả. Giáo trình chăn nuôi đại cương, NXB Đại học nông lâm Huế, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhchăn nuôi đại cương
Nhà XB: NXB Đại học nông lâm Huế
4. Võ Trọng Hốt và cộng sự, 2000. Giáo trình chăn nuôi lợn. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi lợn
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp
5. Nguyễn Quang Linh, Hoàng Nghĩa Duyệt, Phùng Thăng Long (2005), Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi lợn
Tác giả: Nguyễn Quang Linh, Hoàng Nghĩa Duyệt, Phùng Thăng Long
Nhà XB: NXB nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2005
6. Giang Thanh Nhã (2001). Bài giảng Sinh Sản Gia Súc, NXB Đại học nông lâm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Sinh Sản Gia Súc
Tác giả: Giang Thanh Nhã
Nhà XB: NXB Đại họcnông lâm Huế
Năm: 2001
7. Lê Đình Phùng, Phan Hữu Tuần, 2008. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái tại huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 46, 2008, T.73 – T.81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của một số yếu tốđến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái tại huyện Hương Thủy, tỉnhThừa Thiên Huế
9. Nguyễn Thiện, Hoàng Kim Giao, 1996. Nâng cao năng suất sinh sản của gia súc cái. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng suất sinh sảncủa gia súc cái
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
10. Lê Văn Thọ, Đàm Văn Tiện. Giáo trình Sinh lý gia súc, NXB nông nghiệp Hà Nội,1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý gia súc
Nhà XB: NXB nôngnghiệp Hà Nội
11. Nguyễn Bạch Trà và Lê Minh Trí (1980). Kỹ thuật Nuôi heo gia đình.Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật Nuôi heo gia đình
Tác giả: Nguyễn Bạch Trà và Lê Minh Trí
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 1980
12. Ngô Ngọc Tư, 1986. Một số kinh nghiệm chăn nuôi lợn sinh sản ở nước ta. NXB Khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kinh nghiệm chăn nuôi lợn sinh sản ở nướcta
Nhà XB: NXB Khoa học
13. Hội chăn nuôi Việt Nam, 2005. Cẩm nang chăn nuôi lợn. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang chăn nuôi lợn
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp
14. Phòng Nông Nghiệp huyện Thăng Bình. Số liệu niên giám thống kê huyện năm 2010 Khác
15. Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi số 04-2006 Khác
16. UBND huyện Thăng Bình. Đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi và công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2011 và nhiệm vụ giải pháp trong thời gian đến Khác
17. UBND huyện Thăng Bình. Đề án đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn trong giai đoạn 2006-2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện - Điều tra khả năng sinh sản của lợn nái móng cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện thăng bình tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản
Bảng 1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện (Trang 2)
Bảng 2.2.  Tỷ lệ NPK và tổng lượng NPK mà một con lợn cungcấp trong một năm. - Điều tra khả năng sinh sản của lợn nái móng cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện thăng bình tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản
Bảng 2.2. Tỷ lệ NPK và tổng lượng NPK mà một con lợn cungcấp trong một năm (Trang 12)
Bảng 2.3. Sự phân bố đàn lợn giữa các châu lục hiện nay. - Điều tra khả năng sinh sản của lợn nái móng cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện thăng bình tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản
Bảng 2.3. Sự phân bố đàn lợn giữa các châu lục hiện nay (Trang 14)
Bảng 2.10. Sự phát triển kích thước và trọng lượng bào thai - Điều tra khả năng sinh sản của lợn nái móng cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện thăng bình tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản
Bảng 2.10. Sự phát triển kích thước và trọng lượng bào thai (Trang 29)
Bảng 2.13. Sự thay đổi cơ thể lợn mẹ trong thời gian có chửa - Điều tra khả năng sinh sản của lợn nái móng cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện thăng bình tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản
Bảng 2.13. Sự thay đổi cơ thể lợn mẹ trong thời gian có chửa (Trang 31)
Bảng 4.1: Quy mô đàn lợn nái Móng Cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại các xã điều tra. - Điều tra khả năng sinh sản của lợn nái móng cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện thăng bình tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản
Bảng 4.1 Quy mô đàn lợn nái Móng Cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại các xã điều tra (Trang 42)
Bảng 4.3: Kết quả về một số chỉ tiêu của lợn con sơ sinh và lợn sữa. - Điều tra khả năng sinh sản của lợn nái móng cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện thăng bình tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản
Bảng 4.3 Kết quả về một số chỉ tiêu của lợn con sơ sinh và lợn sữa (Trang 45)
Bảng 4.4: Kết quả các chỉ tiêu khác về khả năng sinh sản của lợn nái. - Điều tra khả năng sinh sản của lợn nái móng cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện thăng bình tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản
Bảng 4.4 Kết quả các chỉ tiêu khác về khả năng sinh sản của lợn nái (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w