Đánh giá khả năng sinh sản của lợn bản thuần và tổ hợp lai giữa đực móng cái với lợn nái bản tại xã độc lập huyện kỳ sơn tỉnh hoà bình

49 693 0
Đánh giá khả năng sinh sản của lợn bản thuần và tổ hợp lai giữa đực móng cái với lợn nái bản tại xã độc lập huyện kỳ sơn tỉnh hoà bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoá luận tốt nghiệpiMỤC LỤCPhần I: MỞ ĐẦU..........................................................................................11.1.ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................11.2. MỤC ĐÍCH.............................................................................................21.3. YÊU CẦU...............................................................................................2PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................32.1. TỔNG QUAN CHUNG...........................................................................32.2. MỘT SỐ GIỐNG LỢN ĐỊA PHƢƠNG....................................................32.2.1. Lợn Móng Cái.......................................................................................32.2.2. Lợn Mƣờng Khƣơng.............................................................................42.2.3. Lợn Ỉ....................................................................................................52.2.4. Lợn Mẹo...............................................................................................62.2.5. Lợn Táp Ná...........................................................................................62.3. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA LỢN.......................72.3.1. Khái niệm.............................................................................................72.3.2. Đặc điểm sinh trƣởng phát dục của lợn...................................................72.4. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHU KỲ ĐỘNG DỤC.......................................92.5. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA LỢN NÁI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG.102.5.1. Đặc điểm sinh sản của lợn...................................................................102.5.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới năng suất sinh sản của lợn nái.......................112.5.2.1. Yếu tố di truyền...............................................................................112.5.2.2 Yếu tố dinh dƣỡng.............................................................................112.6. LAI GIỐNG VÀ ƢU THẾ LAI..............................................................162.6.1. Lai giống............................................................................................162.6.2. Ƣu thế lai............................................................................................16PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................183.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC 1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2.6. LAI GIỐNG VÀ ƯU THẾ LAI 16 2.6.1. Lai giống 16 2.6.2. Ưu thế lai 16 DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Độc Lập năm 2010 Error: Reference source not found Bảng 4.2: Diện tích trồng cây lương thực và hoa màu năm 2010 của xã Độc Lập Error: Reference source not found Bảng 4.3 Điều kiện kinh tế xã hội của xã Độc Lập năm 2010 Error: Reference source not found Bảng 4.4. Tình hình chăn nuôi của xã giai đoạn 2008 - 2010 Error: Reference source not found Bảng 4.5. Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn Bản. .Error: Reference source not found Bảng 4.6: Năng suất sinh sản của nái bản phối với đực Móng Cái Error: Reference source not found Bảng 4.7. Khối lượng lợn theo các tháng tuổi Error: Reference source not found Bảng 4.8: Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại thức ăn cho lợn tại xã Độc Lập Error: Reference source not found Bảng 4.9: Thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn nái Error: Reference source not found i Khoá luận tốt nghiệp Bảng 4.10. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữaError: Reference source not found ii Khoá luận tốt nghiệp Phần I MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hòa Bình là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, diện tích đất tự nhiên 4.662,53 km 2 . Tỉnh có 10 huyện và 01 thành phố, có 7 dân tộc cùng sinh sống gồm: Mường, Kinh, Thái, Dao, Mông, Tày, Hoa, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn 60%. Hòa Bình có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có trữ lượng lớn phục vụ phát triển công, nông nghiệp. Là một tỉnh nông, lâm nghiệp với dân số là 788.274 người trong đó dân số thành thị là 119.735 người chiếm 15,19%, dân số ở khu vực nông thôn là 668.539 người chiếm 84,81% (Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình, 2009). Ngoài ra, Hoà Bình có đường thuỷ là sông Đà tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền Tây Bắc. Thu nhập chính của các nông hộ trong tỉnh là từ nông – lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi, GDP từ nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 51%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1,9 triệu đồng/năm, bình quân lương thực đạt 275kg/người/năm. Hiện Hoà Bình vẫn là một tỉnh nghèo, với nhiều xã thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 như xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 32% (Niên giám thống kê, 2008). Tổng đàn lợn trong tỉnh là 433.227 con chiếm 9,8%. Tổng đàn lợn nái là 35.254 con, lợn thịt 462.120 con. Tổng sản phẩm thịt hơi xuất chuồng đạt 31.633 tấn, trong đó thịt lợn hơi xuất chuồng là 23.310 tấn chiếm 73,68% (Niên giám thống kê, 2009). Lợn Bản chiếm tỉ lệ cao trong các nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Độc Lập và một số xã vùng cao khác trong tỉnh. Tuy nhiên, năng suất chăn nuôi thấp và có xu hướng bị lai tạp (Vũ Đình Tôn và cs, 2009). Chủ trương phát triển nông nghiệp – nông thôn của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2005-2010 là phát 1 Khoá luận tốt nghiệp triển nông – lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi. Để nâng cao được năng suất sinh sản và khả năng sinh trưởng của lợn Bản chúng tôi đã tiến hành lai tạo với lợn đực Móng Cái. Do lợn Móng Cái là một giống lợn nội có nhiều đặc điểm thích hợp nuôi trong điều kiện nông hộ có khả năng sinh trưởng tốt. Từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng sinh sản của lợn Bản thuần và tổ hợp lai giữa đực Móng Cái với lợn nái Bản tại xã Độc Lập huyện Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình”. 1.2. MỤC ĐÍCH - Đánh giá năng suất sinh sản của lợn Bản thuần và tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x nái Bản). 1.3. YÊU CẦU - Thu tập số liệu đầy đủ và chính xác. 2 Khoá luận tốt nghiệp PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN CHUNG Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới về sản xuất thịt lợn và đứng thứ 2 Châu Á sau Trung Quốc vào năm 2007. Chăn nuôi lợn ở nước ta đóng vai trò quan trọng trong thu nhập nông hộ. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn chủ yếu vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng, quy mô dưới 10 lợn trên hộ một năm. Tổng đàn lợn nái trong năm 2007 và 2008 tăng và tương ứng là 3,91% và năm 2008 tăng 5,55% (Cục chăn nuôi, 2009). Trong chăn nuôi, chăn nuôi lợn giữ vai trò chủ đạo với tỷ lệ thịt lợn chiếm gần 80% tổng lượng thịt tiêu thụ, năm 2010 sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 3225 nghìn tấn. Tổng đàn lợn cả nước đạt hơn 27,12 triệu con, trong đó đàn lợn nái 4,38 triệu con, tỷ lệ nái ngoại chiếm 14,4% (Cục chăn nuôi, 2009). 2.2. MỘT SỐ GIỐNG LỢN ĐỊA PHƯƠNG 2.2.1. Lợn Móng Cái Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ huyện Đầm Hà và huyện Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, là một trong những giống lợn nội phổ biến nhất của Việt Nam. Lợn Móng Cái có khối lượng trung bình lúc 8 tháng tuổi đạt 65 - 75kg. Lợn ngắn mình, cổ ngắn, tai nhỏ lưng võng và bụng sệ. Phần lớn cơ thể có màu đen và 6 điểm trắng đó là một đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi nằm giữa trán, mõm trắng, cuối đuôi có chùm lông trắng. Đặc biệt có một khoang trắng nối giữa hai bên hông với nhau vắt qua vai giống như cái yên ngựa. Giống lợn Móng Cái sinh trưởng chậm, 2 tháng tuổi đạt 6kg và 10 tháng tuổi đạt 80 - 85kg. Khả năng phát dục sớm, lợn cái động dục lúc 5 tháng tuổi và lợn đực có biểu hiện nhảy lên lưng con cái lúc 2 tháng tuổi nhưng có khả năng phối giống có chửa lúc 4 tháng tuổi. Lợn Móng Cái có từ 8 - 16 con/lứa, đặc biệt 3 Khoá luận tốt nghiệp có những con đẻ tới 21 con/lứa. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 165 - 175 ngày, với số lứa đẻ bình quân là 2,1 - 2,2 lứa/năm. Khối lượng sơ sinh từ 0,5 - 0,6kg/con, cai sữa ở 7 - 8 tuần tuổi đạt 5,5 - 6,5kg/con (Vũ Đình Tôn, 2009). Khả năng tăng trọng chậm, trung bình đạt 330g/ngày, tỷ lệ móc hàm 73 - 75%, tỷ lệ nạc/thịt xẻ trung bình 33 - 35%, tỷ lệ mỡ/thịt xẻ trung bình 35- 38%. Tiêu tốn thức ăn từ 4 - 5,4kg thức ăn/kg tăng trọng (Nguyễn Thiện và cộng sự, 2005 trích theo Vũ Đình Tôn, 2009). Hướng sử dụng: dùng lợn nái Móng Cái làm lợn nái nền cho phối giống với lợn đực giống ngoại (lợn Yoskshire, Landrace) sản xuất lợn nuôi thịt F 1 có 50% máu ngoại, hoặc sử dụng trong các công thức lai phức tạp có nhiều máu ngoại. 2.2.2. Lợn Mường Khương Nguồn gốc chủ yếu ở huyện Mường Khương và Bát Sát của tỉnh Lào Cai. Đây là một trong những giống lợn nội có khối lượng lớn nhất. Khối lượng trưởng thành của lợn đực và lợn nái tương ứng là 150 kg và 132 kg. Lông thưa, mềm, có thể màu đen hoặc màu nâu, có một đốm trắng ở giữa đầu, chân và cuối đuôi. Mõm dài thẳng hay hơi cong, trán nhăn, tai to, hơi cúp về phía trước giống lợn Landrace lai với các giống lợn nội Việt Nam. Cơ thể cao và dài, chiều cao đạt tới 49 – 50 cm, bụng to nhưng không xệ sát đất như giống lợn Móng Cái hoặc Lang Hồng, mông hơi dốc, da thường dày. Tuổi động dục của lợn nái khoảng 200 - 300 ngày, tuổi đẻ lứa đầu khoảng 12 tháng, thời gian động dục khoảng 5 - 7 ngày, thời gian chửa 115 ngày. Mức độ mắn đẻ thấp, mỗi năm chỉ đẻ từ 1 - 1,2 lứa. Số con sơ sinh và số con cai sữa thấp, khoảng 6 - 7 con/lứa và 5 - 6 con/lứa tương ứng. Khối lượng sơ sinh cao hơn so với hầu hết các giống lợn nội của nước ta 0,6 kg/con (Vũ Đình Tôn, 2009). Hướng sử dụng: có thể phát triển giống lợn này ở vùng cao có điều kiện kinh tế khó khăn như miền núi phía Bắc nhằm khai thác nguồn thực phẩm đặc sản. Cho lai tạo với các giống lợn nội như Móng Cái, Ỉ để nâng cao năng suất sinh sản và sinh trưởng của con lai. 4 Khoá luận tốt nghiệp 2.2.3. Lợn Ỉ Lợn Ỉ có nguồn gốc ở vùng Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá và sau đó đã được nuôi rộng rãi ở rất nhiều tỉnh của miền Bắc như Hà Tây cũ, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên…Trong những năm 1970 số lượng đàn lợn Ỉ chỉ đứng thứ hai sau giống lợn Móng Cái với số lượng lên tới 5,5 triệu con (Vũ Đình Tôn, 2009). Tuy nhiên, từ những năm 1990 trở lại đây đàn lợn Ỉ đã bị giảm đi đáng kể, thậm chí ở vùng đồng bằng sông Hồng gần như không còn giống lợn này nữa. Hiện đàn lợn Ỉ chỉ còn với số lượng rất ít được nuôi tại tỉnh Thanh Hoá và một số tỉnh khác. Lợn Ỉ có 2 loại hình là Ỉ pha và Ỉ mỡ, cả hai loại này đều có ngoại hình chung là toàn thân màu đen, tầm vóc nhỏ, chân ngắn, mõm ngắn cong hoặc thẳng, thể chất không vững chắc, lưng võng bụng sệ, bốn chân yếu. Lợn Ỉ mỡ: Lợn Ỉ mỡ còn được gọi là Ỉ nhăn hoặc có nơi gọi là bọ hung, nó có ngoại hình khá đặc trưng. Lông da đen bóng, lông nhỏ và thưa, mõm ngắn, mặt nhăn, cổ ngắn, ngực sâu, mình ngắn, lưng võng bụng sệ, lông thưa và thường có 10 vú trở lên, mắn đẻ… Lợn Ỉ mỡ thành thục về tính sớm, lợn cái động dục lúc 4 - 5 tháng tuổi và thường phối giống lần đầu khoảng 7 - 8 tháng tuổi. Lợn đực 6 tháng tuổi bắt đầu đưa vào sử dụng, lượng tinh dịch khai thác mỗi lần từ 50 - 100 ml. Số con sơ sinh còn sống trung bình là 9,5 con/lứa, khối lượng sơ sinh là 0,42 - 0,45 kg/con, khối lượng cai sữa lúc 2 tháng tuổi đạt 4,5 – 5 kg/con, khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 188 - 199 ngày (Vũ Đình Tôn, 2009) Lợn Ỉ pha: Tuy cùng là một giống nhưng lợn Ỉ pha có một số đặc điểm khác so với lợn Ỉ mỡ. Lợn Ỉ pha lông đen bóng, lông thô nhỏ nhưng thưa. Đầu to vừa phải, mặt cong và ít nhăn hơn so với lợn Ỉ mỡ, trán gần phẳng, mắt híp, cổ và má chảy sệ, mõm to và dài vừa phải, ngực sâu, thân dài hơn so với loại hình lợn Ỉ mỡ. 5 Khoá luận tốt nghiệp Lợn đực phát dục sớm có biểu hiện nhảy lên lưng con cái lúc 4 tuần tuổi và có thể giao phối lúc 2 tháng tuổi, nhưng tốt nhất là khai thác lúc 6 tháng tuổi, lượng tinh xuất ra là 50 – 100 ml. Lợn cái đẻ sớm, động dục lúc 4 - 5 tháng tuổi và có thể phối giống lúc 6 - 7 tháng tuổi. Số con sơ sinh sống/lứa trung bình là 9,6 con/lứa, khối lượng sơ sinh thấp 0,42 - 0,45 kg/con. Khối lượng lúc 1 tuổi của lợn cái và lợn đực đạt 48 kg và 50 kg, khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 189 ngày. Hướng sử dụng: nuôi giữ vốn gen, dùng làm nái nền phối với đực giống ngoại, để sản xuất lợn thương phẩm theo hướng nâng cao khối lượng và tỷ lệ nạc ở những vùng chăn nuôi còn khó khăn. 2.2.4. Lợn Mẹo Lợn Mẹo chủ yếu do dân tộc H’Mông nuôi ở vùng núi Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Nghệ An và suốt dãy Trường Sơn của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngoài ra, giống lợn Mẹo còn được nuôi ở Lào Cai, Yên Bái. Lợn Mẹo là một trong những giống lợn nội có tầm vóc to của Việt Nam. Khối lượng trưởng thành đạt 140 kg với lợn đực và 130 kg với lợn cái. Cơ thể to và dài, chiều cao đạt 47 - 50 cm với cả lợn đực và lợn cái. Màu lông đen, dài 5 - 8 cm. Màu da đen, thường có 6 điểm trắng ở 4 chân, trán, đuôi và một số loang trắng ở bụng. Đầu to rộng trán và thường có khoáy trán, mõm dài tai nhỏ, hơi chúc về phía trước. Vai lưng rộng, thẳng hoặc hơi vồng lên, da thường dầy. Thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, kể cả khi nhiệt độ trên 38 o C và gió Tây Nam nóng. Khả năng kháng bệnh tốt, tạp ăn, có thể gặm cỏ, đào giun, ăn cỏ khô và thức ăn nghèo dinh dưỡng. Lợn sử dụng để nuôi khai thác thịt trong các vùng kinh tế và điều kiện chăn nuôi chưa tốt. 2.2.5. Lợn Táp Ná Đây là giống lợn nội được hình thành và phát triển từ lâu đời ở huyện Thông Nông, Cao Bằng và một số tỉnh lân cận. 6 Khoá luận tốt nghiệp Giống lợn Táp Ná rất dễ nuôi, phàm ăn, ăn khỏe, ăn bất cứ loại thức ăn nào kể cả thức ăn nghèo dinh dưỡng, hầu như không bị bệnh khi nuôi trong điều kiện thiếu vệ sinh, thức ăn hạn chế. Do vậy, giống lợn Táp Ná vẫn được nuôi và chưa bị lai tạo nhiều với các giống lợn khác. Ngoại hình của giống lợn Táp Ná lông đen, trừ có 6 điểm trắng gồm: một điểm trắng nằm giữa trán, ở 4 cẳng chân và ở chóp đuôi. Khác với lợn Móng Cái là ở bụng, lợn Táp Ná có màu đen và không có phần dài yên ngựa màu trắng vắt qua vai như giống lợn Móng Cái. Lợn có đầu to vừa phải, tai hơi rủ và cúp xuống, bụng to nhưng không to bằng lợn Móng Cái và nét đặc trưng cho giống lợn này là bụng không sệ, võng như lợn Móng Cái. Chân to, cao và chắc khỏe giống lợn Mẹo ở Nghệ An. Lưng tương đối thẳng, mặt thẳng, không nhăn nheo như lợn Ỉ. Lợn cái Táp Ná thường có từ 8 - 12 vú, nhưng thông thường là 10 vú. Đây là giống lợn cần được nuôi để giữ nguồn gen tốt của giống lợn địa phương, cho lai tạo với giống lợn ngoại nhằm khai thác thịt ở vùng trung du và miền núi của tỉnh Cao Bằng. 2.3. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA LỢN 2.3.1. Khái niệm + Sinh trưởng: là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, thể hiện là sự tăng lên về chiều cao, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn cơ thể của con vật trên cơ sở của tính di truyền đời trước. + Phát dục là quá trình thay đổi về chất lượng tức là sự tăng thêm, hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận trên cơ thể gia súc. 2.3.2. Đặc điểm sinh trưởng phát dục của lợn Cũng giống như những động vật khác, lợn cũng tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục nhất định. Đó là quy luật sinh trưởng - phát dục theo giai đoạn và quy luật sinh trưởng không đồng đều của các cơ quan bộ phận trong cơ thể. 7 Khoá luận tốt nghiệp a. Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn - Giai đoạn trong thai (114 - 116 ngày) Đối với những giống lợn đã thuần hóa thì thời gian này tương đối ổn định. Lợn rừng thường mang thai dài hơn từ 118 - 121 ngày. Trong cùng một giống thời gian mang thai dao động phụ thuộc vào số con đẻ ra, lứa tuổi, cá thể (Vũ Đình Tôn, 2009). Đây là giai đoạn sinh trưởng và phát dục rất mạnh. Phát dục thể hiện thông qua quá trình hình thành một cơ thể hoàn chỉnh bắt đầu từ hợp tử. Quá trình sinh trưởng ở giai đoạn này thể hiện: tháng thứ nhất khối lượng phôi thai là 1,7g, chiều dài 2,5cm; tháng thứ hai bào thai đạt khối lượng 680g, chiều dài 22,1cm; khi đẻ ra đạt khối lượng 1000 - 1400g (khối lượng của bào thai được hình thành chủ yếu ở tháng chửa cuối cùng trước khi đẻ). Sự phát dục xảy ra suốt trong giai đoạn bào thai nhưng tập trung chủ yếu và mạnh nhất trong 40 ngày đầu, càng về sau quá trình sinh trưởng càng chiếm yếu thế. - Giai đoạn ngoài thai Giai đoạn này được tính từ khi lợn đẻ ra cho đến khi lợn trưởng thành khoảng 18 tháng tuổi. Đây là thời kỳ sinh trưởng chiếm ưu thế so với phát dục. Quá trình phát dục chỉ còn là sự hoàn thiện của bộ phận sinh dục. Song thời gian này sớm hay muộn khác nhau phụ thuộc vào các giống lợn. Các giống lợn nội thường thành thục sinh dục sớm hơn so với các giống lợn ngoại. Sinh trưởng ở giai đoạn này rất lớn: giai đoạn lợn con lúc 60 ngày tuổi, khối lượng của lợn đã tăng từ 10 - 15 lần so với khối lượng lúc sơ sinh. Thời kỳ đầu sau khi sơ sinh chính là thời kỳ tăng sinh về số lượng tế bào, sau đó tăng cả về kích thước cho nên tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Kết thúc giai đoạn sinh trưởng nhanh tốc độ sinh trưởng sẽ giảm dần và đạt khối lượng trưởng thành. 8 [...]... đực Móng Cái với nái Bản và Bản thuần Từ khi sơ sinh đến 30 ngày mức độ tăng khối lượng lợn của tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) cao hơn lợn con của Bản thuần là 0,6kg Từ 30 ngày đến 90 ngày tuổi khối lượng lợn con của tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) vẫn cao hơn so với lợn con lợn Bản thuần ở cả 60 ngày và 90 ngày đều là 0,54 kg Như vậy, mức độ tăng trọng lợn con của tổ hợp lai. .. so với tổ hợp lai của lợn Bản thuần Khối lượng 30 ngày/con của tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) cao gấp 1,34 lần so với lợn Bản thuần Nhưng khối lượng của lợn con của tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) ở 60 và 90 ngày tuổi chỉ cao hơn so với khối lượng của lợn Bản là 1,15 và 1,1 lần Khối lượng của lợn qua các tháng tuổi có tốc độ tăng trọng giảm dần là do ở 30 ngày đầu lợn con hoàn... con/ổ của tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) 7,36 con cao hơn số con/ổ của lợn Bản thuần chỉ có 5,80 con, thấp hơn 1,56 con Nguyên nhân chính dẫn tới khối lượng cai sữa/con của tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) thấp hơn so với khối lượng cai sữa/con của lợn Bản thuần là thời gian cai sữa của lợn Bản thuần dài hơn thời gian cai sữa của tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) 17... hưởng đến năng suất sinh sản của lợn Số con cai sữa/ổ cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản Số con cai sữa/ổ của tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) là 7,36 con/ổ cao hơn so với số con cai sữa/ổ của lợn Bản thuần là 5,8 con/ổ Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) 88,88% cao hơn so với tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của lợn Bản thuần 86,95%... tốt, ưu thế lai của con bố thì cần phải chú ý đến việc chăm sóc và tạo điều kiện tốt cho con lai thương phẩm 4.2.3 Khối lượng lợn con của tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) và lợn Bản thuần Trong quá trình theo dõi khả năng tăng trọng của lợn con của tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) và lợn Bản thuần chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện tại bảng 4.7 Bảng 4.7 Khối lượng lợn theo các... Móng Cái x lợn nái Bản) cao hơn so với lợn Bản thuần Con lai trong tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) đã thể hiện được rõ ưu thế lai của bố cho khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa và khả năng tăng trọng cao hơn so với lợn Bản thuần Như vậy việc sử dụng lợn Móng Cái lai với lợn Bản nhằm nâng cao khả năng sinh sản của lợn Bản là phù hợp Tuy nhiên, để con lai thể hiện 32 Khoá luận tốt nghiệp... là chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trưởng phát triển của lợn con trong thời gian theo mẹ, khả năng nuôi con của lợn mẹ Khối lượng cai sữa/con của tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) 4,72 kg/con thấp hơn khối lượng cai sữa/con của lợn Bản thuần 5,05 kg/con nhưng khối lượng cai sữa/ổ của tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) 34,76 kg/ổ lại cao hơn khối lượng cai sữa/ổ của lợn Bản thuần 31,02... so với lợn Bản thuần là 91,13% Sự sai khác không có ý nghĩa thống kê do P > 0,05 Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ của tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) cao là do tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) có số con đẻ ra và số con sơ sinh sống/ổ nhiều hơn lợn Bản thuần Do được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc và nông hộ chú ý chăm sóc lợn hơn Theo Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010), cho biết lợn Bản. .. nghiên cứu về năng suất sinh sản của tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) và lợn Bản thuần được thể hiện tại bảng sau: Bảng 4.6: Năng suất sinh sản của nái bản phối với đực Móng Cái Chỉ tiêu Đơn (♂ Móng Cái x ♀ Bản) vị n Số con đẻ ra/ổ Số con còn sống/ổ Tỷ lệ sơ sinh sống Số con cai sữa/ổ Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa Thời gian cai sữa Khối lượng sơ sinh/ con Khối lượng sơ sinh/ ổ Khối lượng cai sữa/con... x lợn nái Bản) lợn con cai sữa sớm hơn Khối lượng sơ sinh/ con là khối lượng của lợn khi mới sinh ra, chỉ số này của tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x lợn nái Bản) nuôi tại Độc Lập là 0,60 kg cao hơn so với khối lượng sơ sinh/ con của lợn Bản thuần 0,43 kg/con Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Theo Vũ Đình Tôn, (2009) khối lượng sơ sinh của lợn Móng Cái 0,5 - 0,6 kg/con Nguyễn Mạnh Cường và . có khả năng sinh trưởng tốt. Từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá khả năng sinh sản của lợn Bản thuần và tổ hợp lai giữa đực Móng Cái với lợn nái Bản tại xã Độc. xã Độc Lập huyện Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình . 1.2. MỤC ĐÍCH - Đánh giá năng suất sinh sản của lợn Bản thuần và tổ hợp lai (lợn đực Móng Cái x nái Bản) . 1.3. YÊU CẦU - Thu tập số liệu đầy đủ và chính. giống: + Phối thuần giữa lợn ♂ Bản x lợn ♀ Bản + Tổ hợp lai giữa lợn ♂ Móng Cái x lợn ♀ Bản 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình - Thời gian:

Ngày đăng: 23/08/2014, 11:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan