Một số giải pháp điều chỉnh chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO (Trang 59 - 64)

THÀNH VIÊN CỦA WTO

3.2.1 Một số giải pháp điều chỉnh chung

Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đặt mục tiêu phát triển kinh tế đối ngoại trong giai đoạn 5 năm(2001-2005) là “Tăng kim ngạch XK, đảm bảo NK những vật tư thiết bị chủ yếu có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh. Tổng kim ngạch XK 5 năm khoảng 114 tỷ USD, tăng 16%/năm. Tổng kim ngạch NK 5 năm khoảng 118 tỷ USD, tăng bình quân hàng năm 15%/năm”. Để thực hiện mục tiêu này điều quan trọng là nâng cao năng lực quốc gia, xác lập hàng rào thuế quan thích ứng vừa tuân thủ các cam kết quốc tế, vừa bảo hộ có hiệu quả sản xuất trong nước. Chính vì vây, cần thiết phải sớm hoàn thiện chính sách và cơ chế tổ chức chính sách thuế XNK

Trước hết cần phải nghiên cứu sửa đổi về phương pháp tính thuế. Hiện tại theo quy định của Luật thuế XNK, thì việc tính thuế được tính theo tỷ lệ phần trăm( %) trị giá hàng nhập khẩu. Cách tính này dễ thực hiện, song không ngăn chặn được việc những đối tượng nộp thuế cố tình khai thấp trị giá hàng nhập để trốn thuế, dù mức thuế rất cao. Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua chúng ta đã thực hiện bảng giá tối thiểu và áp dụng cho từng loại hàng nhập khẩu( thực chất nhà nước can thiệp vào giá nhập khẩu). Song áp dụng phương pháp này không phù hợp với quy định tổ chức thương mại quốc tế(WTO), trong điều kiện nước ta đã gia nhập tổ chức này. Vì vậy cần phải áp dụng đồng thời cách tính thuế theo tỷ lệ phần trăm, vừa áp dụng thuế tuyệt đối

Hiện tại Việt Nam đã bắt đầu thực hiện lộ trình cam kết giảm hàng rào thuế quan hàng hóa XNK theo chương trình CEPT-AFTA. Mặt khác chính sách thuế đối với hàng XNK đã từng bước vận hành theo nguyên tắc chung của WTO. Dự kiến có khoảng 90% hàng hóa XNK sẽ được tính theo phương pháp trị giá giao dịch GATT/WTO. Vì vậy cần phải sửa đổi quy định về giá tính thuế tại Điều 7 Luật thuế XNK theo hướng của Hiệp định trị giá GATT/WTO: là giá thực thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu

Cùng với điều chỉnh các luật thuế cần phải bổ sung các công cụ mới như: thuế tuyệt đối, thuế hạn ngạch, thuế chống phá giá, thuế chống phân biệt đối xử…để bảo vệ sản xuất trong nước, kể cả thực hiện chính sách trợ giá đối với những sản phẩm khuyến khích sản xuất và mở rộng thị trường XK

WTO không cho phép sử dụng hạn ngạch, giấy phép có tính định lượng để hạn chế nhập khẩu, trừ sản phẩm dệt và may mặc. Tuy nhiên trong quan hệ thương mại quốc tế , thường cạnh tranh không lành mạnh hoặc áp dụng chính sách phân biệt đối xử, nhất là đối

triển, sử dụng biện pháp đối kháng tự vệ. Luật thuế XN, được sửa đổi bổ sung năm 1988 cũng đã quy định: hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam ngoài việc phải chịu thuế XNK còn phải chịu thuế chống bán phá giá, hoặc thuế chống trợ cấp, hoặc thuế chống phân biệt đối xử

Thuế tuyệt đối: là loại thuế tính toán khá đơn giản, không căn cứ vào hàng nhập khẩu tại cửa nhập. Cách tính thuế nhập khẩu giá thông thường( giá CIIF, C&F…) để tính số thuế phải nộp mà theo trị giá tuyệt đối tính trên đơn vị của lô hàng( số lượng, trọng lượng…).Vì vậy giá hàng nhập khẩu cao, thấp không ảnh hưởng đến số thuế thu được, áp dụng loại thuế này có tác dụng quản lý tương đối chính xác khối lượng, trị giá hàng nhập khẩu chống việc gian lận thương mại , khai báo gian dối trị giá hàng nhập khẩu. Tuy nhiên khi giá nhập khẩu biến động sẽ xuất hiện sự thiếu công bằng của các đối tượng chịu thuế, thậm chí ngay trong từng mặt hàng nhập khẩu ở nước ta, thực hiện chương trình hội nhập thương mại quốc tế, cùng với sự cắt giảm thuế quan cần áp dụng song song thuế tuyệt đối.

Thuế hạn ngạch: là loại thuế áp dụng mức thuế suất 0% hoặc mức thuế suất thấp cho một lượng hàng nhập khẩu được xác định trong một thời kỳ nhất định( thường là một năm) của một mặt hàng cụ thể, gọi là thuế trong hạn ngạch( hoặc hạn ngạch thuế lần 1) nhưng khi nhập khẩu vượt quá hạn ngạch thì phải chịu thuế cao hơn đối với phần vượt đó, gọi đó là thuế ngoài hạn ngạch

Thuế chống bán phá giá: là loại thuế áp dụng trong trường hợp hàng nhập khẩu đã vào Việt Nam mà giá của hàng hóa đó thấp hơn giá bán tại nước xuất khẩu. Mức thuế này được tính theo múc chênh lệch cao nhất giữa giá thông thường và giá nhập khẩu của hàng hóa đó. Theo nguyên tắc chung, các tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước có thể khởi kiện hàng hóa nhập khẩu bán phá giá, nếu tổng giá trị hàng hóa do họ sản xuất hoặc đai diện chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước , chiếm 50% tổng lượng sản xuất hàng hóa tương tự của những nhà sản xuất ủng hộ hoặc phản đối yêu cầu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá

Thuế chống trợ cấp: Là loại thuế áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà giá bán của hàng hóa đó thấp so với giá bán thông thường do có trợ cấp của nước xuất khẩu. Mức thuế này được dựa trên cơ sỏ chênh lệch giữa mức trợ cấp và phí trợ cấp

Thuế chống phân biệt đối xử: Là loại thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà ở đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có

những biện pháp phân biệt đối xử khác với hàng hóa Việt Nam. Đây là loại thuế “trả đũa” nhằm đáp lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh của nước xuất khẩu. Vì vậy để đảm bảo tính pháp lý và tính linh hoạt cao đối với loại thuế này, mức thuế nhập khẩu phải do Ủy ban thường vụ quốc hội quy định

Thuế theo mùa là loại thuế tùy theo mùa vị để áp dụng mỗi mức thuế khác nhau đối với hàng nhập khẩu. Đối tượng áp dụng chủ yếu là những sản phẩm nông nghiệp. Hàng nhập khẩu vào mùa thu hoạch thường bị đánh thuế cao. Còn những mùa khác thì đánh thuế thấp hơn nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh các công cụ nhằm hạn chế nhập khẩu và bảo vệ lợi ích quốc gia, các chính phủ còn thực hiện một số biện pháp để nâng cao năng lực xuất khẩu. Trong lúc yêu cầu các nước phát triển thực hiện lộ trình cắt giảm và xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu, thì WTO cho phép các thành viên đang phát triển hoặc chậm phát triển có thể duy trì các loại trợ cấp xuất khẩu trong một thời gian nhất định

Trợ cấp xuất khẩu là những biện pháp của Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu nhằm tạo thuận lợi để tăng kim ngạch và lợi nhuận. Chính phủ có thể áp dụng một số biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với tỷ lệ lãi suất thấp hoặc là miễn thuế cho các nhà sản xuất kinh doanh nhập khẩu trong nước

Cùng với việc bổ sung các công cụ trên, cần phải cải cách biểu thuế XNK để bất cứ đối tượng nào khi đối diện với một mặt hàng cụ thể có thế nhận diện đúng tên, đúng mã số trong biểu thuế XNK theo nguyên tắc Danh mục phân loại HS quốc tế. Trên cơ sở đó phải nhanh chóng hoàn thiện và phổ cập hóa Biểu thuế XNK Việt Nam dựa trên bảng danh mục HS Việt Nam

Đi đôi với xử lý kiên quyết những vi phạm chính sách thuế XNK cần phải nghiên cứu giải quyết những bế tắc trong nợ đọng thuế nhập khẩu hiện nay( khoảng 6%/ năm trong tổng số thuế phải nộp) bằng những giải pháp “gốc”: cơ chế bảo tín. Khi doanh nghiệp không thể nộp thuế ngay hoặc chưa thể cung cấp chứng từ đầy đủ để hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa thì cho phép dùng cơ chế bảo tín của ngân hàng thay cho việc phải giữ hàng hóa nhập khẩu hoặc kéo dài thời gian nộp thuế như lâu nay

Đối với thuế GTGT nên thay đổi phương pháp tính thuế như hiện nay là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu theo cách xác định trị giá tính thuế GATT/WTO. Mặt khác nên sử dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp thay cho cách tính khấu trừ để tạo

sự bình đẳng cho đối tượng nộp thuế vừa ngăn chặn việc lợi dụng khấu trừ để khai khống gian lận thuế

Để giảm bớt đầu mối và thủ tục rườm rà nên giao luôn chức năng kiêm thu hoàn trả thuế GTGT cho tổng cục hải quan. Bên cạnh đó cần cải cách hệ thống hóa đơn, chứng từ, lưu ý đến sự đa dạng về hợp đồng XNK, chế độ thanh toán trong giao dịch thương mại phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay. Chúng ta cũng cần có giải pháp thẩm định chính xác số lượng hàng hóa XNK qua cửa khẩu để tránh tình trạng khai khống, trốn thuế. Cần bãi bỏ phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, vừa để tạo sự công bằng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh vừa tuân thủ các cam kết kinh tế trong hội nhập. Nhà nước cần ban hành chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để đáp ứng nhu cầu tăng tỷ lệ nội địa hàng hóa nâng cao giá trị trong sản phẩm vừa để cung cấp nguyên liệu sản phẩm đầu vào tại chỗ cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w