Lí do chọn đề tài Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống văn hiến lâu đời được kế thừa và phát triển qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, và được phảnánh vào trong các hình
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống văn hiến lâu đời được
kế thừa và phát triển qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, và được phảnánh vào trong các hình thái ý thức xã hội như văn hóa, pháp luật, đạo đức, tôngiáo tín ngưỡng, tư tưởng, giáo dục Những hình thái ý thức xã hội này chính
là sự biểu hiện cụ thể sinh động nhất về thực tiễn lịch sử dân tộc từ khi dựngnước đến nay Văn hóa phản ánh sự phát triển của đời sống vật chất cũng nhưđời sống tinh thần do lao động của con người sáng tạo ra Pháp luật phản ánh
sự quản lý xã hội của nhà nước trên phương diện lớn, đạo đức thể hiện mốiquan hệ, ứng xử giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội… và còn muôn mặtcủa đời sống xã hội cũng đều được thể hiện thông qua các hình thái ý thức xãhội nhất định Cho nên, khi nghiên cứu lịch sử dân tộc chúng ta không thểkhông nghiên cứu các yếu tố đó một cách khoa học, đúng đắn Giáo dục làmột hình thái ý thức xã hội, cho nên cũng giống như các yếu tố khác, giáo dụccũng cần phải được quan tâm nghiên cứu đúng mực, trên tất cả các phươngdiện như lý luận, tư tưởng, lịch sử giáo dục… nhằm đem lại cho chúng ta mộtcái nhìn tổng quát nhất, đầy đủ nhất về giáo dục dân tộc
Trên phương diện lịch sử tư tưởng, giáo dục mở ra nhiều khía cạnh chochúng ta có thể nghiên cứu khái quát, từ đó chúng ta có thể kế thừa và pháttriển tư duy lý luận về giáo dục, định hướng cho thực tiễn đa dạng phong phú,
đó cũng là một việc làm cần thiết
Đặc biệt, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, có rấtnhiều vấn đề lý luận được đặt ra cần phải giải quyết, vấn đề lý luận đó khôngphải chỉ ở một lĩnh vực, một ngành khoa học nhất định mà cần phải khái quát
ở nhiều lĩnh vực khác nhau Do đó, giáo dục cũng không phải là ngoại lệ Mặc
dù, ngày nay giáo dục Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn, nhưngvẫn còn những hạn chế nhất định, vì thế việc nghiên cứu lý luận về giáo dục
đã trở nên quan trọng và không ngừng hoàn thiện trong quá trình xây dựng xãhội chủ nghĩa ở nước ta
Trang 2Hơn nữa, trong những ngày tháng của năm 2010 này, đất nước đangtưng bừng khí thế chào đón những ngày lễ trọng đại của lịch sử dân tộc, 80năm ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam, 120 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ ChíMinh và đặc biệt 1000 năm Thăng Long- Hà Nội Trên cơ sở đó, chúng tôi
quyết định đưa ra đề tài: “Giáo dục Việt Nam thời đại Lý- Trần và những bài học cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay”, nhằm tìm hiểu nguồn gốc ra
đời của giáo dục Việt Nam từ 1000 năm lịch sử trước đây, được đánh dấubằng việc Lý Công Uẩn cho lập Văn Miếu- Quốc Tử Giám ở kinh thànhThăng Long, đồng thời tổng kết đánh giá những kết quả và hạn chế của nềngiáo dục thời Lý- Trần để đúc rút thành những bài học kinh nghiệm cho việcphát triển nền giáo dục Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng, mục đích nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng giáo dục,
đó là nền giáo dục thời Lý Trần Từ việc phân tích những đặc điểm củanền giáo dục thời Lý Trần chúng tôi đưa ra những bài học cho nền giáodục Việt Nam hiện nay
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm thực hiện những mục đíchsau đây: tìm hiểu được hoàn cảnh lịch sử nói chung về thời đại Lý Trần vàgiáo dục nói riêng, tìm hiểu đặc điểm, thành tựu và hạn chế của nền giáodục thời Lý Trần, nhưng điều quan trọng hàng đầu thông qua việc nghiêncứu lịch sử tư tưởng giáo dục thời Lý Trần chúng tôi đưa ra những bài họccho nền giáo dục Việt Nam hiện nay, đưa ra những bài học cho nền giáodục Việt Nam hiện nay
Trang 34 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung nhất và quan trọng nhất của đề tài là phương phápluận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử
Ngoài ra còn có các phương pháp khác như: logic kết hợp với lịch sử,phân tích với tổng hợp để rút ra những kết luận cơ bản nhất về nguồn gốc, đặcđiểm, thành tựu và hạn chế, những bài học của nền giáo dục Việt Nam thời đạiLý- Trần, cũng giống như việc rút ra những thành tựu và hạn chế giáo dụcViệt Nam hiện đại
Tất cả những phương pháp trên đây, đã tạo điều kiện thuận lợi chochúng tôi hoàn thành đề tài này
5 Phạm vi nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đi sâu nghiên cứu trong phạm vi củalĩnh vực giáo dục, ngoài ra khi đề cập đến hoàn cảnh ra đời của giáo dụcchúng tôi cũng phân tích những đặc điểm kinh tế- xã hội – chính trị - văn hoácủa thời đại Lý Trần để có cái nhìn toàn diện nhất về sự xuất hiện của nền giáodục thời Lý – Trần
6 Đóng góp của đề tài
So với sự nghiên cứu trước đây, đề tài mong muốn mang lại nhiều điểmmới hợp lý hơn, hệ thống hơn trên cả lĩnh vực lý luận lẫn thực tiễn
Trước hết, bằng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chúng tôi
phân tích những cơ sở, điều kiện cho sự ra đời của nền giáo dục Việt Nam thờiLý- Trần một cách toàn diện nhất Đây là một hướng mới cho việc nghiên cứulịch sử giáo dục, chúng tôi vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin vàođánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành giáo dục thời Lý-Trần Đánh giá lịch sử trên quan điểm duy vật, được coi là một nhân tố quantrọng hàng đầu mà chúng tôi thực hiện trong đề tài này Trước đây, các đề tàicũng đề cập đến các khía cạnh nhưng chưa thể hiện rõ lý luận của chủ nghĩaMác- Lênin, trong đề tài này chúng tôi đã tiến hành theo đường lối đó
Thứ hai, chưa có đề tài nào đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế
của nền giáo dục Việt Nam phong kiến nói chung và nền giáo dục thời đại Trần nói riêng, vì vậy chúng tôi mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình, bằng
Trang 4Lý-việc phân tích các khía cạnh của nền giáo dục đó như mục tiêu, tính chất, nộidung, phương pháp, hệ thống giáo dục… để đưa ra kết luận, và những khíacạnh đó cũng rất mới, đều được chúng tôi đưa vào phân tích.
Thứ ba, chúng tôi cũng khái quát những điểm cơ bản liên quan đến giáo
dục Việt Nam hiện nay, từ quan điểm của Đảng đến những thành tựu đều đượcchúng tôi phân tích đánh giá
Thứ tư, một vấn đề cũng không kém phần quan trọng và sáng tạo, chính
là việc chúng tôi đưa ra những bài học kinh nghiệm được rút ra từ nền giáodục Việt Nam thời Lý- Trần cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay
Trên đây, là những điểm mà chúng tôi coi là điểm mới đóng góp của đềtài cho vấn đề này Tuy nhiên, đề tài chưa thể hoàn thiện và cần được bổ sung,sửa chữa nhiều vấn đề khác nữa để cho đề tài hoàn thiện hơn, khoa học hơn
7 Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia thành 2 chương và 4 mục
Trang 5NỘI DUNG Chương 1: GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI LÝ- TRẦN
1 Sự xuất hiện giáo dục Việt Nam thời
Trong lịch sử thế giới thật hiếm có một đất nước đã mất chủ quyền hơn
1000 năm mà vẫn có thể giành lại được đất nước như Việt Nam trong thời kỳBắc thuộc Một trong những nguyên nhân sâu xa là vì truyền thống yêu nướcđược khơi dậy một cách mạnh mẽ thông qua các cuộc khởi nghĩa liên tụcnhiều lần giành được độc lập tạm thời, kết hợp với những yếu tố khách quannhư kẻ thù không còn đủ sức để thống trị đất nước ta được nữa Đứng trướcnhững thời cơ to lớn của dân tộc đã đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào giải phóngđược dân tộc, đánh đuổi kẻ thù, gây dựng lại đất nước, làm cho nhân dân được
ấm no, hạnh phúc Đã có nhiều câu trả lời cho nhiệm vụ đó thông qua hàngloạt các cuộc khởi nghĩa, nhưng tiếc rằng những cuộc khởi nghĩa đó đều thấtbại, chỉ đến Ngô Quyền tiến hành khởi nghĩa giành thắng lợi vào năm 938 mớitạo ra được bước chuyển biến to lớn trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, lập
ra nhà Ngô chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mở đầu cho thời kỳ xây dựng nềnđộc lập dân tộc
Khi Ngô Quyền qua đời, nền độc lập tiếp tục được củng cố qua các triềuđại Đinh- Tiền Lê Thế nhưng, những triều đại này chỉ dừng lại ở việc củng cốnền độc lập dân tộc đưa đất nước thoát khỏi ách áp bức bóc lột của các quốcgia khác, chẳng hạn Ngô Quyền chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, hay chống
loạn lạc trong nước như Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn “12 sứ quân”, rồi Lê Hoàn
đánh bại quân Tống lập ra nhà Tiền Lê Hầu hết các triều đại này vẫn chưagiải quyết được vấn đề phát triển đất nước, nâng dân tộc lên một tầm cao mới,
do đó lịch sử đòi hỏi phải có một lực lượng khác thực hiện được nhiệm vụ ấy.Hơn nữa, khi Lê Hoàn qua đời (1005), các con trai đã tranh chấp ngôi vua, LêLong Đĩnh nối ngôi cha nhưng không đủ năng lực và uy tín cai trị đất nước, đãkìm hãm sự phát triển của đất nước, làm cho đất nước rơi vào tình trạng khủnghoảng sâu sắc, vì thế càng đặt ra nhiệm vụ mau chóng ổn định đất nước, và
Trang 6cuối cùng lịch sử đã tìm thấy Lý Công Uẩn trong các triều thần của nhà Lê,lập ra triều đại nhà Lý.
Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp (Tiên Sơn- Bắc Ninh), mẹ họPhạm, thủa nhỏ học ở chùa Lục Tổ, làm con nuôi cho nhà sư Lý Khánh Văn,lớn lên chuyển qua nghề võ sau giữ đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, chỉ huycấm quân của kinh đô Hoa Lư, có uy tín trong triều đình
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra nhà Lý Năm 1010, ông
đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định rời đô ra Thăng Long, tạo điều
kiện để phát triển đất nước
Triều Lý tồn tại với 8 đời vua, đã đem lại nhiều thành tựu to lớn trongviệc xây dựng đất nước Tuy nhiên khoảng giữa thế kỷ XI, triều Lý bắt đầusuy đồi Các vua nhà Lý khi lên ngôi còn quá non trẻ, lớn lên lại ham chơi,cho nên trong triều đình xảy ra nhiều hỗn chiến giữa các phe phái với nhau
Năm 1225, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoànglúc 7 tuổi Trần Thủ Độ bố trí cho cháu của mình là Trần Cảnh khi đó 8 tuổivào cung chơi cùng Lý Chiêu Hoàng Đến 1226, Trần Thủ Độ đạo diễn mộtcuộc đảo chính cung đình, tuyên bố Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh vànhường ngôi cho chồng Nhà Lý sụp đổ thay vào đó là nhà Trần
Nhà Trần được thành lập tồn tại được 174 năm với 12 đời vua, đem lạibước phát triển mới cho Đại Việt
Như vậy, sự ra đời của hai triều đại Lý- Trần là một tất yếu, nó đã thểhiện sự tiến bộ phát triển của lịch sử dân tộc, đồng thời giải quyết được nhiệm
vụ mà lịch sử đã đặt ra đó là bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc và pháttriển đất nước Có được những thành tựu như vậy, các triều đại này đã sử dụngnhiều biện pháp quan trọng, và yếu tố quan trọng hàng đầu là yếu tố phát triểngiáo dục
Tuy nhiên, sự ra đời của giáo dục thời đại Lý- Trần không phải là một
sự ngẫu nhiên, tình cờ mà phải dựa trên những cơ sở nhất định, những điềukiện nhất định, vấn đề đặt ra là nếu chúng ta nghiên cứu giáo dục thời đại nàychúng ta phải tìm được những điều kiện, cơ sở đó
Trang 71.2 Cơ sở cho sự ra đời của nền giáo dục Việt Nam thời Lý- Trần 1.2.1 Cơ sở lý luận:
Ngay từ khi loài người sinh ra, con người đã phải ăn, ở, mặc,… muốn
có những điều đó con người phải lao động, phải tác động vào giới tự nhiên,tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân mình, cũng chính trong quá trình đó,con người đã ngày càng hoàn thiện bản thân mình, hình thành các mối quan hệ
xã hội đặc biệt là sự xuất hiện của ngôn ngữ, tạo điều kiện cho con người cóthể giao tiếp với nhau ngày càng thuận lợi hơn Các thế hệ cứ nối tiếp nhau,hết đời này đến đời khác, tạo ra một dòng chảy không ngừng nghỉ, trong dòngchảy đó đó đã làm nảy sinh nhu cầu truyền đạt lại kinh nghiệm lao động sảnxuất của thế hệ trước cho các thế hệ tiếp theo, sự truyền đạt kinh nghiệm đóđược gọi là giáo dục Như vậy, giáo dục được hình thành trên cơ sở của laođộng của sản xuất vật chất, cho nên nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố trong
đó quan trọng nhất là yếu tố kinh tế, sản xuất của cải vật chất
Hơn nữa, cũng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, giáo dục làmột bộ phận của kiến trúc thượng tầng, mà kiến trúc thượng tầng bao gồmtoàn bộ các quan điểm chính trị, đạo đức, tôn giáo, giáo dục… và các thiết chếtương ứng với nó, do cơ sở hạ tầng phù hợp với nó sinh ra Do đó, khi nghiêncứu sự ra đời của giáo dục nói chung, chúng ta cần phải tìm hiểu những yếu tố
cơ bản như kinh tế- văn hóa- chính trị- xã hội trong một giai đoạn cụ thể Vìthế, từ sự định hướng này chúng ta có cơ sở để nghiên cứu khoa học hơn về
sự ra đời của nền giáo dục Việt Nam thời đại Lý- Trần
1.2.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.2.1 Cơ sở kinh tế
Cơ sở kinh tế là toàn bộ những yếu tố, những điều kiện, xuất phát từkinh tế trên cơ sở đó hình thành giáo dục Cơ sở kinh tế của giáo dục thời Lý-Trần là toàn bộ những quan hệ sản xuất của nền kinh tế, đồng thời là toàn bộcác ngành kinh tế thời Lý- Trần
Chúng ta cần phải tìm hiểu rõ cơ sở kinh tế của giáo dục thời đại Trần, bởi vì đây là một yếu tố quan trọng hàng đầu cho một hệ thống kiến trúcthượng tầng trong đó có giáo dục Thông qua đó, ta hiểu được với một trình độ
Trang 8Lý-của kinh tế nhất định sẽ quy định sự phát triển và thay đổi giáo dục tại nhữngthời điểm nhất định.
Khi nghiên cứu nền kinh tế thời Lý- Trần chúng ta có thể rút ra nhữngđặc điểm cơ bản sau đây:
Về lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất là quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quátrình sản xuất, nó bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất, trong tư liệu sảnxuất có công cụ lao động và đối tượng lao động Do đó, khi nghiên cứu về lựclượng sản xuất thời Lý- Trần chúng ta cần phải đề cập đến những yếu tố đó:
Người lao động triều đại Lý- Trần chủ yếu bao gồm người dân tự do và
nô tỳ Sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, đất nước dần dần được ổn định vàtriều đình cũng quan tâm nhiều đến sự phát triển của kinh tế, đã tạo ra khí thếlao động hăng say trong quần chúng, tạo ra năng suất lao động cao hơn so vớicác triều đại trước, vì thế nhân dân sớm bắt tay vào công cuộc phát triển đấtnước lớn mạnh
Công cụ lao động dưới thời Lý- Trần cũng có bước phát triển khámạnh Nhiều làng nghề thủ công xuất hiện, nông nghiệp phát triển đã tạođiều kiện để đổi mới công cụ lao động ngày càng hiện đại hơn, đáp ứngđược các yêu cầu của sản xuất Đặc biệt là công cụ bằng đồng đã chiếm ưuthế, tạo ra đồ dùng sinh hoạt, chế tạo vũ khí, đúc tiền, đúc chuông, xâydựng nhiều chùa triền…
Người lao động có khí thế lao động cao cùng với công cụ lao động ngàycàng hiện đại đã thúc đẩy được sức sản xuất phát triển
Dựa trên sự phát triển đó, các ngành kinh tế cũng có những bước pháttriển cao Trong nông nghiệp, hai triều đại này đã thi hành nhiều chính sáchtrọng nông, khuyến nông Vua cày ruộng “tịch điền’, thăm gặt hái, thi hànhchính sách ngụ binh ư nông, cấm trộm trâu, giết trâu để bảo vệ sức kéo Nhànước cũng cho đắp đê, nạo vét kênh sông Do đó sản xuất nông nghiệp được
ổn định và phát triển, nhiều năm mùa màng bội thu Thủ công nghiệp vàthương nghiệp có bước phát triển, dệt là nghề thủ công truyền thống phổ biến,bên cạnh còn có nghề đúc đồng, làm gốm cũng khá phát triển Có nhiều chợ
Trang 9nổi tiếng nhưu chợ Hoàng Hoa (phố Ngọc Hà), chợ Bạch Mã (phố HàngBuồm ngày nay) bên bờ sông Tô Lịch.
Về quan hệ sản xuất:
Quan hệ sản xuất thời Lý Trần là quan hệ sản xuất phong kiến dựa trênchế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất hay là ruộng đất Chế độ ruộng đấtđược phân chia như sau: sở hữu nhà nước (bao gồm quan điền, thác đao điền,phong cấp cùng với một bộ phận ruộng đất chùa), sở hữu làng xã (bao gồm:các loại ruộng công trong làng xã và một bộ phận ruộng chùa) và sở hữu tưnhân ( bao gồm các loại ruộng đất tư, điền trang và một bộ phận ruộng chùa)
Như vậy, với 3 loại hình sở hữu ruộng đất trên, chúng có mối quan hệtác động qua lại với nhau, tồn tại cùng nhau, trong đó sở hữu nhà nước vẫn làruộng đất chiếm ưu thế, nhưng nhà nước luôn là của một giai cấp nhất định,
do đó sở hữu của giai cấp địa chủ trong triều đại Lý Trần vẫn là quan hệ sởhữu thống trị
1.2.2.2 Cơ sở chính trị- xã hội
Trong khi lực lượng sản xuất đang phát triển như vậy, nhưng lại bị gò
bó bởi quan hệ sản xuất phong kiến mới hình thành, dẫn đến xuất hiện mâuthuẫn, biểu hiện mâu thuẫn đó ra bên ngoài xã hội là mâu thuẫn giai cấp giữagiai cấp địa chủ quý tộc với nhân dân lao động, trực tiếp nhất là các cuộc khởinghĩa liên tục xảy ra dưới hai triều đại này
Trước hết chúng ta cần làm rõ cấu trúc xã hội thời Lý Trần, làm rõ cácgiai cấp tầng lớp trong xã hội để từ đó thấy được mâu thuẫn tồn tại trong xãhội ấy Khi nghiên cứu lịch sử thời Lý Trần, người ta có thể phân chia xã hộithành những tầng lớp sau: trước hết là một nhà vua uy quyền tuyệt đối và tậptrung trong tay mình một bộ máy quan liêu, tạo nên một hệ thống chính quyềnnhà nước Ở tầng dưới là đông đảo quần chúng bình dân (nông dân, thợ thủcông), quần tụ trong một hệ thống cộng đồng làng xã cũng lấy nhà vua làmtrung tâm điểm Tầng lớp nô tỳ là tầng lớp cuối cùng của xã hội, tuy khá đôngnhưng tập trung trong các gia đình quý tộc quan liêu, và ít có khả năng trởthành một đẳng cấp Vì vậy, trên thực tế chỉ còn hai khối chính: vua quan vàbình dân Vua quan là đẳng cấp trên, đẳng cấp thống trị, trong khi bình dân là
Trang 10đẳng cấp bên dưới, đẳng cấp bị thống trị Nhà vua ở đỉnh tối cao, quan liêu làtầng lớp thượng lưu tiếp đó, đông đảo quần chúng bình dân tạo nên một mặtđáy vững chắc, đó là hình ảnh của một cấu trúc kim tự tháp về mặt xã hội học.
Các đẳng cấp này trong thời đại Lý Trần tuy mâu thuẫn chưa thực sựgay gắt, vì trong giai đoạn đầu tinh thần dân tộc lên khá cao, do đó quân dânđồng lòng cùng chung sức dựng xây đất nước và chống giặc ngoại xâm, vì vậymâu thuẫn được bộc lộ một cách chưa rõ nét, nhưng đã có những dấu hiệu củamâu thuẫn Biểu hiện rõ nét nhất đó là sự xuất hiện của các cuộc đấu tranh giaicấp của nhân dân lao động chống lại tầng lớp quý tộc quan lại, đây là biểuhiện chính trị từ chính mâu thuẫn trong sản xuất kinh tế thời đại này
Tiêu biểu cho các cuộc đấu tranh là cuộc khởỉ nghĩa của nhân dân ĐạiHoàng – Ninh Bình vằo năm 1152 do nhân dân Đại Hoàng bị bắt làm phu dịchxây cửa Đại Thành ( Kinh thành Thăng Long)
Ở thời Trần, đặc biệt ở thế kỷ XIV, nông dân bị mất mùa bán mình làm
nô tỳ cho các quý tộc giầu có, nhân đó bọn nhà giầu ngày càng mở rộng điềntrang và thuê thêm nhiều lao động Nhiều nhà chùa cũng trở thành chủ đất lớn.Cũng trong tình trạng ấy cuộc chiến tranh với Ai Lao – Chămpa lại buộc dânnghèo lại bỏ ruộng đồng Nhà nước không còn sức để quan tâm đến sản xuấtnông nghiệp, đê điều, công trình thuỷ lợi… hậu quả tất nhiên là mất mùa đóikém cơ cực Chỉ tính đầu thế kỷ XIV đến 1379 đã có hơn 10 nạn đói lớn dânnghèo phải bán cả nhà cửa, vợ con Tình trạng đó, tất yếu dẫn đến nhân dânmọi nơi nổi dậy khởi nghĩa
Năm 1344, nhân dân ở vùng núi Yên Phụ nổi dậy dưới lá cờ của Ngô
Bệ, đánh phá nhà cửa của bọn địa chủ phong kiến quan lại Năm 1354, nhândân từ Lạng Giang ( Bắc Giang) đến Nam Sách ( Hải Dương) nổi dậy Năm
1379 ở Thanh Hoá, Nguyễn Thanh tụ tập nông dân khởi nghĩa Đầu 1390 nhà
sư Phạm Sư Ôn phất cờ khởi nghĩa ở Quốc Oai ( Hà Tây ), nghĩa quân ngàycàng đông đã kéo về đánh kinh thành Thăng Long, Trần Nghệ Tông và TrầnThuận Tông phải bỏ chạy sang Bắc Giang, nghĩa quân chiếm thành trong 3ngày rồi rút lên Quốc Oai sau đó bị đàn áp Năm 1399, cuộc khởi nghĩa của
Trang 11Nguyễn Nhữ Cãi nổi ra ở vùng Sơn Tây, Vĩnh Phúc mãi đến 1400 cuộc khởinghĩa mới bị đàn áp.
Những cuộc khởi nghĩa này đã nói lên cuộc khủng hoảng suy thoái củatriều đại thống trị, những mâu thuẫn sâu sắc trong chế độ ruộng đất và nông dânđương thời Trước tình trạng đó, các triều đình phải tìm mọi cách ổn định triềuđình, bảo vệ sự thống trị của giai cấp mình, các triều đình càng tìm mọi biện phápchính trị, xã hội, họ tìm thấy biện pháp trong giáo dục, đào tạo ra nguồn nhân lựcphục vụ cho giai cấp thống trị Do đó, giáo dục đã được ra đời Như vậy, nguồngốc ra đời của giáo dục thời đại Lý Trần xét đến cùng là nguyên nhân kinh tế, từ
sự phát triển sản xuất, và từ quan hệ sản xuất thống trị
1.2.2.3 Cơ sở văn hóa - tư tưởng
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, một hình thái kinh tế- xãhội trên một cơ sở hạ tầng (các quan hệ sản xuất) bao giờ cũng hình thành mộtkiến trúc thượng tầng xã hội tương ứng Trong một kiến trúc thượngtầng(KTTT) bao gồm nhiều yếu tố như tư tưởng, văn hóa, đạo đức, tôn giáo,giáo dục và nhiều thiết chế xã hội tương ứng Và giữa các yếu tố này cũng có
sự tác động lẫn nhau
Dưới thời đại Lý- Trần, giáo dục cũng là một trong các yếu tố thuộcKTTT và chịu sự tác động qua lại của các yếu tố khác, nhưng quan trọng hơn
cả là chịu sự tác động qua lại của tư tưởng truyền thống và tam giáo
Ngay sau khi triều Lý được xác lập, nền văn hóa của nước Đại Việtcũng có những bước phát triển mạnh, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ Mấythế kỷ sau, sự phát triển ấy vẫn còn tiếp tục, đặc biệt bước vào triều đại nhàTrần sau khi nhân dân ta đã chiến thắng được quân Nguyên Mông
Trong lĩnh vực văn hóa: Ở thời Lý, nhiều áng văn thơ xuất hiện đặc biệt
là những áng văn thơ chính luận nổi tiếng, trong đó tiêu biểu nhất là bài Chiếu
Dời Đô của Lý Công Uẩn Bước sang thời Trần, hoạt động này còn sôi nổi
hơn nữa, nổi bật hơn cả là những áng thơ văn thể hiện chủ nghĩa yêu nước vàchủ nghĩa anh hùng dân tộc đã xuất hiện khá nhiều trong nền văn học đươngđại Điều đáng chú ý là đến nhà Trần chữ Nôm xuất hiện, chứng tỏ rằng nềnvăn hóa tư tưởng phát triển đến mức cần phải có tiếng nói và ngôn ngữ dân
Trang 12tộc mới có thể vươn lên một cách mạnh mẽ, mở rộng việc học tập và nghiêncứu những tinh hoa văn hóa của dân tộc.
Các ngành nghệ thuật sân khấu ca vũ nhạc cũng có những tiến bộ đáng
kể, đặc biệt để phục vụ cho triều đình cũng phát triển kiến trúc và điêu khắc,tiêu biểu như nhà Lý cho xây Văn Miếu Quốc Tử Giám
Ngành sử học dân tộc cũng xuất hiện đặc biệt với tác phẩm Đại Việt sử
ký toàn thư của Lê Văn Hưu Một số ngành khoa học tự nhiên cũng có bướcphát triển đáng kể
Có được những thành tựu đáng kể này không thể phủ nhận công lao củagiáo dục, sự xuất hiện ở thời đại Lý Trần một nền giáo dục có tính chất thế tụckhác hẳn với nền giáo dục của nhà chùa thì điều đó có một ý nghĩa to lớn đốivới sinh hoạt văn hóa và tư tưởng nước Đại Việt, vì nó không những tác độngmột cách trực tiếp vào sự hình thành đội ngũ trí thức dân tộc và sự tuyển lựanhân viên cho bộ máy quan liêu, mà còn ảnh hưởng đến thế giới quan vànhững quy phạm chính trị đạo đức của con người Hơn nữa, nó còn đem đếnnhững biến đổi trong phong cách tư duy, sáng tác văn học nghệ thuật và sángtạo khoa học
Một trong những cơ sở quan trọng để hình thành giáo dục Việt Namthời Lý- Trần cần phải kể đến sự tác động về tư tưởng của Tam giáo: Phậtgiáo, Đạo giáo, Nho giáo đã chi phối đến ý thức hệ phong kiến trong đó có ýthức giáo dục
Đạo Phật mang tên người sáng lập là Phật Đà Đạo Phật chính là giáo lý
mà Phật Đà đã thuyết giảng Sau khi ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI đến thế kỷV- TCN, Đạo Phật lưu hành rộng rãi ở rất nhiều quốc gia và khu vực trên thếgiới Trong quá trình truyền bá của mình, đạo Phật đã kết hợp được nhiều tínngưỡng tôn giáo, văn hóa tập tục dân gian bản địa để hình thành rất nhiều tôngphái và học phái có tác động vô cùng quan trọng đối với đời sống xã hội vàvăn hóa của rất nhiều quốc gia Giáo lý cơ bản của đạo Phật là thuyết Tứ Đế,thuyết Duyên Khởi, thuyết Ngũ Uẩn và thuyết Vô thường, vô ngã
Thông qua nghiên cứu Phật giáo ở Việt Nam, người ta đều cho rằngPhật giáo vào Việt Nam thông qua hai con đường hòa bình Đó là từ Trung
Trang 13Quốc sang vào cuối thế kỷ II sau CN, truyền bá đạo Phật vào Bắc bộ ViệtNam thông qua hoạt động của Mâu Dung (người Thương Ngô- Ngô Châu-Quảng Châu- Trung Quốc) Tiếp đến sang thế kỷ III là nhà sư Khang TăngHội Con đường thứ hai mà Phật giáo vào Việt Nam đó là từ Ấn Độ trực tiếptruyền bá vào nước ta từ thế kỷ VI.
Trong quá trình truyền bá, Phật giáo được bản địa hóa nên gần gũi vớiđời sống của cư dân người Việt Đặc biệt đến thế kỷ X, Phật giáo đã có nhữngbước phát triển to lớn Nhiều chùa chiền xuất hiện, các sư tăng và tín đồ Phậtgiáo phát triển cả về số lượng và chất lượng, do đó Phật giáo đã chiếm một vịtrí khá quan trọng trong đời sống xã hội, trở thành trụ cột tinh thần chủ yếu
của bộ phận phong kiến thống trị Lúc đó “Đế và tăng cùng cai trị thiên hạ”.
Nhà chùa chiếm hữu khá nhiều ruộng đất cho nên nó có cơ sở kinh tế Lúc ấyNho sĩ còn thưa thớt, cho nên nhà chùa cũng là nơi tạo ra những tăng sư giữvai trò là những trí thức của thời đại Ở nông thôn, nhà chùa vừa là nơi sinhhoạt văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng vừa là nơi sinh hoạt văn hóa văn nghệ, đồngthời cũng là nơi chữa bệnh cho nhân dân Ở triều đình, nhà sư còn tham giavào việc triều chính Bản thân các nhà vua cũng là các nhà sư, nhà vua LýThánh Tông- Ông vua thứ 3 của vương triều Lý đã trở thành người đứng đầucủa phái Thảo Đường, đến đời vua thứ 3 nhà Trần, Trần Nhân Tông đã lập ratrường phái thiền Trúc Lâm, trở thành một trong 3 cụ tổ của thiền Trúc Lâm ởViệt Nam
Những đặc điểm này đã tạo ra cơ sở quy định Phật giáo chi phối đến đờisống con người nói chung và giáo dục nói riêng
Khi thời kỳ Bắc thuộc chấm dứt, bước sang thời kỳ độc lập tự chủ Nhogiáo vẫn chưa mạnh, nhưng nó đã cùng với chữ Hán tồn tại trong xã hội ViệtNam như một hiển nhiên
Nho giáo thâm nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu của côngnguyên trước hết nhằm đáp ứng những yêu cầu thống trị của giai cấp phongkiến phương Bắc đối với nhân dân ta Nó được sử dụng gắn liền với hoạt độngquản lý xã hội của bộ máy cai trị của kẻ xâm lược Ảnh hưởng của nó còn hạnchế, chưa trở thành một lực lượng xã hội đáng kể
Trang 14Đến thế kỷ XI, khi vương triều Lý được thành lập, việc củng cố chế độphong kiến và phát triển văn hóa phục vụ cho chế độ phong kiến trở thành mộtyêu cầu cấp bách thì giai cấp phong kiến cần phải đề cao Nho giáo và sử dụngNho giáo và sử dụng Nho giáo như một vũ khí sắc bén trên lĩnh vực chính trịvăn hóa, tư tưởng Để truyền bá Nho giáo vào Việt Nam, tất yếu phải thôngqua bằng con đường tuyên truyền, giáo dục Như vậy, giáo dục đã trở thànhmột công cụ để ý thức hệ phong kiến thâm nhập vào Việt Nam Tuy nhiên,ban đầu Nho giáo chỉ truyền cho con em gia đình địa chủ phong kiến phươngBắc chứ không ảnh hưởng nhiều đến người Việt bản địa.
Còn Đạo giáo cũng tồn tại một cách thực tế trong xã hội Việt Nam thờiLý- Trần Nhưng Đạo giáo phần nhiều ảnh hưởng đến sự mê tín dị đoan trongnhân dân mà không đáp ứng những vấn đề đặt ra trên lĩnh vực tư tưởng vàgiáo dục
1.2.2.4 Nhu cầu giáo dục từ các cuộc kháng chiến dưới thời Lý- Trần
Ngay sau khi các vương triều được thành lập, ngoài việc tập trung pháttriển kinh tế- văn hóa- xã hội, củng cố vương quyền, quốc gia Đại Việt cònphải đối với nạn ngoại xâm
Đầu tiên, nhà Lý tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống vào năm1075- 1076 dưới sự lãnh đạo của vua Lý Nhân Tông và Lý Thường Kiệt, quândân nhà Lý đã dành được những thắng lợi to lớn trên sông Như Nguyệt, đấtnước trở lại trang thái yên bình
Bước sang thế kỷ XIII, các bộ tộc du mục Mông Cổ ở vùng thảo nguyênChâu Á, giỏi cưỡi ngựa bắn cung đã lập nên đế quốc Nguyên Mông, đứng đầu
là Thành Cát Tư Hãn, đem quân đi xâm chiếm các nước trong đó có ViệtNam Quân Nguyên Mông đã 3 lần xâm lược nước Đại Việt nhưng đều thấtbại Lần đầu là quân Mông Cổ (1258), hai lần sau (1285 và 1287-1288) làquân Nguyên Sau khi chiến thắng trong các cuộc kháng chiến này, các nhàquân sự tài ba đã viết các tác phẩm nổi tiếng như Nam Quốc Sơn Hà (LýThường Kiệt), Hịch Tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đoạt sáo Chương Dương độcủa Trần Quang Khải… đã thể hiện rõ khí thế của dân tộc ta trước kẻ thù
Trang 15Vấn đề đặt ra cho chúng ta nghiên cứu là phải lý giải được tại sao trước
sự chiến thắng của dân tộc ta trước kẻ thù lớn mạnh lại tác động đến giáo dụcđặc biệt là ở thời đại Lý- Trần Và khi lý giải điều này chúng ta sẽ xem xéttrên các khía cạnh sau đây:
Trước hết, sau khi giành được chiến thắng đã tạo ra một cơ sở to lớn
đưa đất nước hòa bình, tạo cơ sở để xây dựng và phát triển đất nước, trong đó
có giáo dục, đúng như quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội tronghọc thuyết hình thái kinh tế- xã hội đã vạch ra: Chỉ khi nào con người ta có cái
ăn, ở hay những điều kiện cơ bản, tối thiểu thì người ta mới nghĩ đến vấn đềlàm chính trị, xã hội Thật đúng là như vậy, một đất nước triền miên chiếntranh thì sao có thể nghĩ được làm kinh tế, văn hóa, giáo dục và trên thực tế,giáo dục cũng là một hình thái ý thức xã hội cho nên tất yếu phải phụ thuộcvào tồn tại xã hội, triều đình có yên thì giáo dục mới được quan tâm đúngmực Vì thế, sự thắng lợi của quân dân Đại Việt thời Lý- Trần sẽ là điều kiện,
cơ sở nền tảng cho sự phát triển xã hội
Mặc dù, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, sự chiến thắng của dântộc ta là cơ sở quyết định đến giáo dục, nhưng không có nghĩa giáo dục thụđộng, phụ thuộc hoàn toàn vào tồn tại xã hội, trong chiến tranh giáo dục sẽ làmột nhân tố quan trọng thúc đẩy tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm,giành giữ độc lập, tự chủ trong dân tộc, và chính trong quá trình tiến hànhchiến tranh đó, những truyền thống lại được phát huy cao hơn nữa, đồng thờimỗi một con người sẽ củng cố niềm tin hơn về tính chính nghĩa của dân tộc,tạo điều kiện để đồng lòng quét sạch bè lũ cướp nước và bán nước Ngoài ra,chính giáo dục đã tạo ra những nhân vật lịch sử, những nhà lãnh đạo quân sựthiên tài vạch chiến lược lãnh đạo tạo điều kiện để chiến thắng trước kẻ thùlớn mạnh Đặc biệt, những tư tưởng kháng chiến, những đường lối chiến lượcquân sự đã được đúc kết sau mỗi trận đánh Dĩ nhiên, ông cha ta phải tìm cáchtruyền lại những kinh nghiệm kháng chiến đó cho thế hệ đời sau làm theo, đểtiếp nối truyền thống dân tộc đánh giặc ngoại xâm Để làm được điều đókhông có con đường nào khác là phải cần đến giáo dục, như vậy giáo dục
Trang 16chính là cầu nối của các thế hệ, làm cho truyền thống dân tộc được nối tiếptruyền từ đời này qua đời khác, tạo thành một dòng chảy không ngừng nghỉ.
Tóm lại, khi phân tích những điều kiện, cơ sở cho sự ra đời của nền giáo
dục Lý Trần, chúng ta có thể thấy đó là một sự tổng hợp nhiều yếu tố từ kinhtế- chính trị- văn hóa- xã hội- quân sự Tất cả những điều kiện này, buộc nềngiáo dục phải xuất hiện đúng thời điểm Giáo dục không phải là một hiệntượng tự nhiên mà có, mà nó phải bắt nguồn từ thực tiễn phục vụ cho nhu cầucủa thực tiễn, do thực tiễn quy định Như vậy, từ sự phân tích này chúng ta cóthể rút ra những kết luận cơ bản sau đây:
Một là: giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội phong
kiến, xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến
Hai là: giáo dục là công cụ để điều hòa các mâu thuẫn giai cấp trong xã
hội phong kiến, là biện pháp mà giai cấp địa chủ quý tộc dùng để thống trị giaicấp nông dân, nhằm bảo vệ quyền lực mà giai cấp phong kiến mới được hìnhthành và phát triển
Ba là: giáo dục đáp ứng những nhu cầu đúc rút kinh nghiệm lý luận và
thực tiễn tiến hành kháng chiến, qua giáo dục nêu lên những nguyên lý chungcho công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta
Bốn là: nhằm bảo tồn, xây dựng và phát huy những nét đặc sắc trong
văn hóa dân tộc và nhân loại
Năm là: giáo dục cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho công
cuộc xây dựng và phát triển quốc gia độc lập phong kiến dưới thời Lý- Trần
1.3 Sự ra đời của nền giáo dục Việt Nam thời Lý - Trần
Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu ở kinh thành, đắptượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối và 72 người hiền của đạo Nho, cho thái
tử ra đó học Giáo dục Nho học chính thức được thiết lập, đánh dấu sự pháttriển của nền giáo dục Việt Nam phong kiến
Năm 1075 nhà Lý mở khoa thi Minh Kinh đầu tiên
Năm 1076 nhà Lý cũng mở kì thi viết, toán và luật để chọn người làmlại viên và năm 1195 mở kì thi tam giáo đầu tiên
Trang 17Sau khi nhà Trần lên thay triều Lý đã lập tức mở khoa thi đầu tiên củatriều đại mình vào năm 1232.
Năm 1247 nhà Trần đặt lệ lấy Tam khôi (ba người đứng đầu: Trạngnguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) và quy định 7 năm mới mở một khoa thi
Năm 1255 vua Trần đặt lệ lấy hai trạng nguyên: 1 kinh (cho các tỉnhphía Bắc) 1 trại (cho các tỉnh phía Nam) để khuyến khích việc học tập của cáctỉnh phía Nam Tuy nhiên đến 1275 thì bác bỏ vì không cần thiết nữa
Năm 1034 nhà nước quy định rõ ràng cho việc thi Đình, năm 1396 quyđịnh nội dung của kì thi Hương
Như vậy, trên đây là toàn bộ quá trình hình thành và phát triển, ra đờicủa nền giáo dục Việt Nam thời Lý- Trần, từ đó cho chúng ta có cái nhìn tổngquát nhất những nhân tố cho sự ra đời của một hiện tượng xã hội trong mộtthời kỳ lịch sử nhất định
2 Đặc điểm giáo dục Việt Nam thời đại Lý- Trần
2.1 Giáo dục và tính chất của giáo dục Việt Nam thời Lý- Trần
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu hiện cho quá trình tácđộng có mục đích, có tổ chức có kế hoạch, có nội dung và bằng phương phápcủa nhà giáo dục tới người được giáo dục trong cơ quan giáo dục, nhằm hìnhthành nhân cách của họ
Giáo dục thời đại Lí- Trần cũng là một hệ thống toàn diện liên quan đếnviệc tổ chức quá trình tác động của người giáo dục đến người được giáo dụctrong hệ thống giáo dục thời Lí- Trần nhằm hình thành nhân cách cho conngười phù hợp với triều đại phong kiến và bảo vệ tư tưởng của giai cấp phongkiến mới hình thành và phát triển
Dựa trên quan điểm này ta có thể rút ra một số tính chất của giáo dụcViệt Nam thời Lí- Trần:
Tính phổ biến: ngay từ khi vương triều Lí xuất hiện, giáo dục đã ra đời,
nó trở thành một bộ phận không thể tách rời của triều đại Lí- Trần, giáo dục có
ở mọi triều đại, tính chất của giáo dục tồn tại theo sự tồn tại của triều đình.Khi triều đại này thay thế triều đại khác, lực lượng xã hội này thay thế cho lực
Trang 18lượng xã hội khác thì giáo dục cũng thay đổi theo Ở mọi nơi mọi lúc đều cóthể diễn ra quá trình giáo dục.
Giáo dục mang tính xã hội, phụ thuộc vào xã hội Ở mỗi một triều đại
có một đặc điểm kinh tế- xã hội khác nhau cho nên giáo dục cũng khác nhau.Khi triều đại thay đổi thì nền giáo dục thay đổi theo sự thay đổi đó thể hiện ở
sự thay đổi về mục đích- nội dung- phương pháp hình thức tổ chức dạy học.Các chính sách phát triển giáo cũng khác nhau
Giáo dục mang tính giai cấp: giáo dục Việt Nam thời Lí- Trần rõ ràng
là nền giáo dục của giai cấp phong kiến quý tộc Giáo dục được sử dụng nhưmột công cụ của giai cấp phong kiến nhằm duy trì lợi ích của giai cấp mình,những lợi ích này có thể phù hợp hay không phù hợp với các tầng lớp khác, ởtừng thời điểm khác nhau cũng có sự phù hợp khác nhau Lúc đầu giáo dụcNho giáo chỉ dành riêng cho thái tử sau đó là con cái quý tộc và cuối cùng làtầng lớp bình dân trong xã hội
Ngoài ra giáo dục thời Lý- Trần còn mang tính kế thừa và phát triển.Tính kế thừa thể hiện ở chỗ nó là sự tiếp nối sự giáo dục của truyền thốngtrước đó, nhưng đồng thời nó được phát triển thêm tầng cao mới như việchoàn thiện hệ thống giáo dục, cơ chế thi cử, phát triển giáo dục Nho học… mànhững điều này trước đây chưa hề có, phải đến Lí- Trần thi Đình thi Hươngmới xuất hiện hay như Nho giáo thời điểm này mới có ảnh hưởng sâu rộngtrong xã hội và trong giáo dục
2.2 Mục đích của nền giáo dục Việt Nam thời đại Lý- Trần
Mục đích giáo dục là một bộ phận của định chế xã hội của một thời kìlịch sử xã hội cụ thể Trong thời đại Lý- Trần mục đích giáo dục quân chủphong kiến nhằm đào tạo ra đội ngũ trí thức phục vụ cho việc củng cố vươngquyền của các triều đại phong kiến đào tạo ra con người bảo vệ hệ tư tưởngphong kiến, thích ứng với chế độ xã hội đó
Như trước chúng ta phân tích, giáo dục là một bộ phận của kiến trúcthượng tầng, chịu sự quy định của cơ sở hạ tầng, đồng thời kiến trúc thượngtầng đó sẽ là lực lượng bảo vệ cơ sở hạ tầng hay các cơ quan sản xuất đã sinh
ra nó Tuy nhiên giáo dục lại bao gồm các quan điểm, tư tưởng, mục đích giáo
Trang 19dục cùng với các thiết chế xã hội tương ứng như trường học, đội ngũ giáoviên… và như thế, bộ phận quy định việc bảo vệ cơ sở hạ tầng của giáo dụcchính là mục đích giáo dục.
Để thực hiên mục đích ấy cần có mục tiêu giáo dục cụ thể Nhìn mộtcách khái quát ta thấy mục tiêu giáo dục phong kiến nói chung, và thời đại LýTrần nói riêng điều xác định rõ: tạo nên con người có đủ đức, đủ tài và phẩmhạnh, hiểu dõ được hệ tư tưởng phong kiến (có thể Phật giáo sau đó là Nhogiáo), có đủ sức khỏe để tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức và chi thứcphong kiến, là con người tham gia tích cực các hoạt động chính trị-xã hộitham gia vào công việc triều chính cứu nước, cứu đời
Tuy nhiên ở đây cần phân biệt kỹ lưỡng khái niệm “con người” đượcgiáo dục Dưới thời phong kiến khi xác định phạm trù “con người” không phải
là con người nói chung cũng không phải là toàn bộ quần chúng nhân dân laođộng, mà chủ yếu là bộ phận quý tộc, địa chủ Mặc dù tư tưởng thân dân thời
kì này rất phát triển, in đậm trong thời kì chính trị- xã hội Nhưng đối tượngđược hưởng nền giáo dục nền giáo dục này vẫn là tầng lớp trên của xã hội,điều này ta thấy rõ khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam không được nhận, chỉlưu hành trong giới quý tộc phong kiến phương Bắc và một bộ phận là ngườigiàu có bản địa, sau này thông qua quá trình giao lưu trao đổi Nho Giáo dầndần mới đi sâu vào đời sống Việt Nam và trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trongđời sống của dân Đại việt
Như vậy, mục tiêu giáo dục của thời đại Lý- Trần không phải mục tiêucủa nên giáo dục quảng đại quần chúng mà chỉ mục tiêu giáo dục cho tầng lớptrí thức, những tầng lớp trên của xã hội
Đi sâu hơn nữa ta thấy hai Triều đại Lý- Trần bên cạnh những mục tiêugiống nhau thì có những mục tiêu khác nhau Mục tiêu này là điều kiện kinhtế- chính trị, hoàn cảnh lịch sử khác nhau quy định
Nếu như ở triều Lý, dân tộc được thống nhất, bắt đầu bắt tay vào côngviệc xây dựng quốc gia, phong kiến độc lập, cả dân tộc háo hức, sẵn sàngtham gia xây dựng và củng cố và phát triển đất nước, do đó mục tiêu giáo dụctrong thời kì này cũng khác, đòi hỏi phải đào ra tạo con người có tri thức vừa
Trang 20có tinh thần xây dựng quốc gia độc lập, lấy việc xây dựng đất nước và bảo vệđất nước là mục tiêu hàng đầu, khi đó một con người tài giỏi là một con ngườibiết văn, vừa biết lòng trung thành với việc xây dựng triều đình mới.
Bước sang thời kì nhà Trần khi triều đại phong kiến dần dần dược củng
cỗ vững mạnh, giai cấp phong kiến cũng vững mạnh, đặc biệt là việc trải qua
ba cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, càng làm cho chính quyền phongkiến vững trắc hơn, lúc này Nho giáo cũng trở thành hệ tư tưởng của triềuđình, cho nên mục tiêu Đào tạo con người cũng khác Nhìn chung họ lấy bamục tiêu cơ bản sau:
Một là: người mang trong mình tinh thần chống giặc ngoại xâm bất
khuất, phải có “Hào Khí Đông A”.
Hai là: người phải nắm vững tứ thư ngũ kinh của Nho giáo kết hợp với
việc tìm hiểu Phật giáo và Đạo giáo, tức là nắm vững hệ tư tưởng phong kiếncủa triều đình
Ba là: người phải ra giúp nước, giúp triều đình các công việc của đất nước.
2.3 Nội dung giáo dục dưới thời Lý- Trần.
Giáo dục dưới thời Lý- Trần cũng nhằn mục đích nhằm đào tạo ranhững con người hoàn thiện phù hợp với những chuẩn mực của xã hội phongkiến đương thời đưa ra
Để có được con người như vậy, giáo dục dưới hai triều đại Lý- Trần tậptrung vào việc hoàn thiện nhân cách của con người trên nhiều khía cạnh như:đạo đức, tri thức văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, thẩm mỹ, đặc biệt làthấm nhuần tư tưởng của giai cấp thống trị đương thời
2.3.1 Nội dung giáo dục tư tưởng
Trước hết, giáo dục Việt Nam dưới hai triều đại Lý- Trần tập trung vào
việc tuyên truyền hệ tư tưởng phong kiến để tư tưởng đó thâm nhập nhập ngàycàng sâu vào trong đời sống của người Việt Tuy nhiên, ở hai triều đại nàykhông phải lúc nào cũng độc tôn hệ tư tưởng, mà có sự đan xen tư tưởng củacác trường phái, và có lúc hệ tư tưởng này lớn mạnh thì tư tưởng của phái kiayếu đi, đặc biệt ở dưới hai triều đại này đánh đấu sự chuyển hóa to lớn trongcuộc sống dân tộc đó là hệ tư tưởng Phật giáo nhường bước độc tôn cho Nho
Trang 21giáo Do có sự chuyển biến to lớn này, đã kéo theo sự thay đổi to lớn trong hệ
tư tưởng dân tộc, đồng thời cũng kéo theo nội dung tư tưởng trong giáo dụcdưới hai triều đại này
Ở thời Lý, Phật giáo chiếm vị trí độc tôn, chúng ta biết được các nhàvua rất coi trọng Phật giáo, ngoài việc xây dựng hệ thống nhà chùa rộng khắptrên khắp đất nước, triều Lý còn tạo điều kiện để mở trường học nhà chùa,truyền bá tư tưởng của đạo Phật vào trong dân gian, chi phối đến đời sống tâmlinh và tinh thần của người dân Việt
Trong giáo dục nhà Lý, tư tưởng Phật giáo được đề cao đặc biệt là hệ tưtưởng của các thuyết tư đế, duyên khởi, ngũ uẩn, thuyết vô thường, vô ngã
Những tư tưởng phật giáo này đã được truyền tải nội dung giáo dục vàtrở thành nội dung giáo dục quan trọng, đặc trưng cho nền giáo dục Phật giáo
ở thời Lí đầu nhà Trần Mục đích của nội dung tư tưởng Phật giáo trong giáodục là nhằm đào tạo ra những con người mang đầy đủ những nét cơ bản củaPhật giáo
Phật giáo vẽ ra quá trình tu luyện hoàn thiện bản thân để đại tới trạngthái Niết bàn, nên một con người sống phải luôn luôn biết hoàn thiện bản thânmình Và hoàn thiện bằng cách tu thân tích đức, làm nhiều việc thiện, xóa bỏdục vọng, hướng tới điều tốt lành, tránh làm việc ác, gây tổn thương ngườikhác, có như vậy con người sẽ hạnh phúc, viên mãn Đây là nội dụng cốt lõicủa Phật giáo, nhà Lý đã lấy nội dung này để giáo dục con người, khiến chongười được giáo dục hướng thiện đẹp đạo Tuy nhiên cũng nội dung này khiếncho con người ảo tưởng thụ động, mất hết tinh thần đấu tranh, và con ngườichịu an phận sống yên lành trong cuộc đời này Khi người được giáo dục hiểuđược nội dung này sẽ tạo ra hành động tương ứng Họ sẽ làm việc thiện, tốtđời đẹp đạo và đồng thời họ cũng ủng hộ và đi theo triều đình, sống an phậnchấp nhận địa vị của mình trong xã hội Mặc dù có nét tiêu cực như vậy nhưngnôi dung tư tưởng này có giá trị to lớn, nó tạo nên xã hội an bình, tràn đầy tìnhthương giữa người với người, mỗi người làm một việc tốt thì cuộc đời này sẽ
là một vườn hoa đẹp đầy hương thơm, chúng sinh nhân loại sẽ dược hạnh
Trang 22phúc ngay cả trên trần thế này, chứ không chỉ ở thiên đàng nữa Đây là mộtnét đẹp trong giáo dục Phật giáo.
Nét đẹp trong giáo dục thời Lý còn được kế thừa và phát huy sang đầu nhàTrần, các vua Trần cũng rất coi trọng vấn đề này Tuy nhiên đến những năm cuốinhà Trần thì Nho giáo ngày càng lớn mạnh và dần dần thay thế Phật giáo, chiếm vịthế độc tôn của hệ tư tưởng dân tộc và trong nên giáo dục đất nước
Ở đây, chúng ta nên phân tích quá trình chuyển biến, nguyên nhân củachuyển đổi giữa hai hệ tư tưởng này trong giáo dục
Nhìn từ phương diện Phật giáo: mặc dù Pphật giáo có rất nhiều ưuđiểm, nổi bật là tính hướng thiện, khuyên con người ta làm việc tốt, tránh làmviệc ác, nhưng Phật giáo không có hệ thống giáo dục đầy đủ cả về quy mô lầnnội dung, hình thức Phật giáo giáo dục cho con người cho con người phải biếtsống lương thiện, hài hòa với thiên nhiên, nhưng nội dung đó chỉ mang tínhchất khuyên bảo được chỉ bảo nhưng không được tổ chức rõ ràng, không cómục tiêu nhiệm vụ, nội dung, hình thức dạy học phù hợp, thống nhất
Phật giáo mà chủ yếu là kinh phật hướng được giáo dục đến với nhữngđiều răn dạy của đạo Phật bằng những câu chuyện gần gũi và phù hợp với môitrường giáo dục trong gia đình nhiều hơn trong môi trường giáo dục khác.Chúng ta coi tính thiện là cái “hồn” trong Phật giáo, nhưng như vậy vẫn chưa
đủ và chưa hoàn thiện nhân cách của con người một cách toàn thiện
Xét trên phạm vi kinh tế- xã hội, Phật giáo cũng dần dần bị thay thế bởiNho giáo, Phật giáo không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn của xãhội Nói một cách chân thực, nếu con người nhất nhất làm theo những điềudăn dạy của phật thì chắc trắn rằng xã hội đó sẽ rất tốt đẹp, nhưng nhìn mộtcách chung nhất là ta thấy toàn xã hội như không hề có sự khác biệt giữa các
cá nhân, thì xã hội đó khiến cho con người ta cảm thấy nhàm chán, ảm đạm,thụ động không hề có một chút năng động, sáng tạo, nếu như vậy xã hội đócũng khồng hề trở thành một xã hội khỏe mạnh phù hợp với thực tiễn xã hội
Và trên thực tế, lúc ấy người ta không thể làm được, thực hiện được một xãhội mà như Phật giáo, vẽ ra, nó cần được thay đổi, để cá nhân có tiếng nóiriêng của mình, năng động khỏe mạnh hơn Phật giáo đã không làm được điều
Trang 23đó Tồn tại xã hội đã tạo ra một nhu cầu bức thiết như vậy, nó kéo theo nhucầu đó phản ánh trong tất cả mặt của đời sống tinh thần của xã hội, trong giáodục Như vậy sự thay đổi nội dung tư tưởng trong giáo dục cũng là tất yếukhách quan, trong tình thế đó Nho giáo xuất hiện và đáp ứng phần nào đướcnhu cầu của xã hội.
Vậy nội dung tư tưởng của Nho giáo như thế nào mà thỏa mãn đượcnhu cầu cầu thực tiễn xã hội đương thời như vậy Đó là một vấn đề cần phảigiải quyết?
Trước hết ta cần thấy được một số nét cơ bản, tiền đề của Nho giáo, từ
đó có sự khác biệt so sánh với Phật giáo
Nho giáo được hình thành từ một xã hội đối kháng giai cấp gay gắt,truyền vào Việt Nam trong thời đại phong kiến đang lớn mạnh, nó chính làcông cụ cai trị đất nước của giai cấp phong kiến Nếu Phật giáo hướng đến vấn
đề chính trị-xã hội hướng đến lợi ích sâu xa của các giai cấp, tập đoàn người
và xã hội, do đó không như Phật giáo hài hòa, ổn định Nho giáo cạnh tranhhơn, khắc nhiệt hơn rất nhiều
Phật giáo đi vào lòng người bằng tình thương, bằng nội tâm con người.Còn Nho giáo đến Việt Nam bằng kỉ cương luật lệ, là sự áp đặt từ trên xuốngdưới, sự nhận thức đến hoạt động của con người không xuất phát tự sự tự giác
mà là sự ép buộc, quy định không thể thực hiện, trong Phật giáo khiến conngười ta có cảm giác nhẹ nhàng, thảnh thơi và tự giác thực hiện
Cả hai cũng chỉ là những giải pháp để xoa dịu đi môi trường sống xã hộinhưng rõ ràng hai hình thức là hoàn toàn khác nhau Mặc dù Phật giáo đại đa
số quần chúng tiếp thu, nhưng xét lĩnh vực giai cấp thì Nho giáo là cái mới, làcái tiến bộ hơn Phật giáo Từ những cơ sở, điều kiện Nho giáo đã hình thànhcho mình những nét tư tưởng giáo dục cơ bản Nhìn chung tư tưởng của Nhogiáo là tư tưởng của người thống trị đối với người khác, mang bản chất giaicấp rõ ràng, có tính trên dưới, xét trên nhiều khía cạnh sau đây:
Tư tưởng chính trị: Nho giáo cho con người ta phải biết “trung quân”
đặt vua lên hàng đầu, phục tùng vua như một vị thần cao nhất Vua cho sốngthì được sống, vua bảo chết thì phải chết Đã là thần dân của vua thì phải biết
Trang 24hi sinh vì triều đình, trung quân ái quốc, nhất nhất phải phục vụ triều đình, conhoạt động chính trị như là mục đích cao nhất của con người Học tập và giáodục cuối cùng phải đem ra phục vụ triều đình, cho đất nước Do những nộidung tư tưởng chính trị là nội dung xuyên suốt, cơ bản, cõi lõi trong giáo ducNho giáo.
Tư tưởng về xã hội: Nho giáo cho con người biết phân biệt người trên
người dưới, biết đối sử một cách khác nhau, giữa các tầng lớp người khácnhau trong xã hội, là một người được giáo dục bằng nho giáo phải biết phụctùng bề trên, chỉ bảo kẻ dưới Đây là một nét đặc trưng tư tưởng rất cơ bản thểhiện tính chất giai cấp trong giáo dục Nho giáo Không chỉ tầng lớp cao quý
và xã hội mới giáo dục bằng nho giáo mà bản than tư tưởng giáo dục Nho giáocững phân biệt đẳng cấp xã hội như vậy, đồng thời đây cũng là một nét khácbiệt so với giáo dục Phật giáo
Như vậy, dưới hai triều đại Lý- Trần hai hệ tư tưởng tiêu biểu nhất củachế độ phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển, được đưa vàotrong giáo dục trở thành nội dung cơ bản, xuyên suốt nhất của giáo dục Lý-Trần Từ nội dung cơ bản này đã quy định đến các nội dung giáo dục kháctrong nền giáo dục thời đại Lý- Trần nói chung
2.3.2 Nội dung giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là một trong những nội dung quan trọng của hệ thốnggiáo dục Việt Nam thời Lý Trần, là những tư tưởng quan điểm giáo dục chocon người về đạo đức, lối sống, quan hệ, các lối ứng xử đối với người khác,giáo dục cho con người về những đức tính cần có theo lễ giáo phong kiến, giaicấp thống trị
Nội dung giáo dục đạo đức trong nền giáo dục Lý- Trần được thể hiện ởnhiều khía cạnh sau đây:
Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì khái niệm đạo dức được hiểu theophương diện khác nhau, mặc dù hệ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo khác nhau,như trong giai đoạn lịch sử này xét về mặt nội dung đạo đức trong thời đại Lý-Trần dưới hai hệ tư tưởng: Phật giáo và Nho giáo có những điểm chung đó là
Trang 25lòng yêu thương con người và sống hài hòa giữa con người với thiên nhiênnhiên xã hội.
Trước hết đó là lòng yêu thương con người cả Phật giáo và Nho giáođều hướng tư tưởng của mình đến con người Phật giáo với mục tiêu cuối cùng
là “giải thoát” đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người, Phật từ bi bác áimong muốn người thoát khỏi bể khổ trầm luân để đạt đến trạng thái niết bàn
Do đó trong giáo dục của Phật giáo con người luôn luôn phải đặt chữ “thiện”lên hàng đầu Chỉ có “thiện” mà theo quy luật nhân quả mới đem lại con ngườivượt qua biển khổ để đạt tới hạnh phúc Khi con người làm việc nhân thiện, tuthân tích đức thì con người sẽ thu được kết quả là cái thiện Ngược lại nếu conngười làm điều trái, thì người đó sẽ gặp điều ác Nên dù ai làm nghề gì, ở đâu,trai hay gái, già hay trẻ đều phải lấy chữ “thiện” làm lẽ sống cho hoạt độngcủa mình, nội dung này trong Phật giáo được thể hiện rất rõ nét Tuy nhiên,kết quả của sự hướng thiện mà Phật giáo vẽ lại ở kiếp sau Đây là tính chấtduy tâm của Phật giáo Tuy nhiên, nếu gạt đi tính chất đó giáo dục tính hướngthiện của Phật giáo lại có ý nghĩa to lớn, là nền tảng, là cội nguồn trong nộitâm nhân cách của mỗi người sẽ không thể hoàn thiện nếu con người không cóchữ thiện trong mình
Cũng như Phật giáo, trong giáo dục cuối đời Trần, Nho giáo đề cao conngười, chú ý đến con người
Nếu trong Phật giáo có tính hướng thiện thì giáo dục Nho giáo đề caochữ Nhân Nhân là lương thiện, cao đẹp, yêu thương con người Người có chữNhân là người hiểu được đạo trời, thấu được lòng người, được người đời trọngdụng như vậy dù chữ “thiện” hay chữ “nhân” thì cả hai đều có ý nghĩa caođẹp, nhân văn, đề cao lương chi của con người, thực chất cả hai đều là phươngpháp hành động cho con người Người có nhân là người thiện, người thiện tứcphải thực hiện điều nhân, giữa hai diều này có mối quan hệ tác động qua lạivới nhau Chính điều này đã mang cho giáo dục dưới hai triều đại Lý- Trầnmột nét đẹp truyền thống dân tộc đó là lòng yêu thương con người, vì conngười Và cũng giống như Phật giáo, ngoài tính chất tốt đẹp đó trong giáo dụcNho giáo còn gặp một hạn chế lớn Đó là việc xem “nhân” không phải là nhân
Trang 26dân lao động nói chung mà chỉ là tầng lớp trên của xã hội, họ được hưởngnhững điều tốt đẹp của triều đình, xã hội còn nô lệ, những người lao động cònnghèo đói thì chữ nhân vẫn chưa được tiếp cận đến Ngoài nội dung giáo dụcđạo đức lòng yêu thương con người thì giáo dục thời Lý- Trần còn có nhữngnét chung đó là giáo dục hài hòa, hòa nhập với thiên nhiên.
Phật giáo quan niệm rằng vạn vật, mọi sinh linh trong vũ trụ đều có linhhồn, và công bằng với nhau, mỗi một sinh vật đều là một tiểu vũ trụ trong đó
có vô vàn kỳ thú mà con người chưa khám phá ra Và những điều nên conngười không được phá hoại nó, phải bảo vệ nó, tôn trọng nó Hơn nữa sốnghài hòa với thiên nhiên là một việc làm cũng thể hiện tính hướng thiện của conngười theo đạo Phật Để giữ được lòng thanh tịnh, nhằm đạt đến trạng tháiNiết bàn thì còn người phải có tính tâm, không sát hại sinh linh vô tội, khônggiết trói các loài động thực vật Điều này đã ảnh hưởng vào trong giáo dụcdưới thời Lý họ coi bảo vệ thiên nhiên, và xem đó là một nội dung giáo dụcquan trọng
Đến Nho giáo, nội dung này cũng được đề cao và đưa vào nội dung giáodục trong xã hội Bên cạnh những những điểm này thì trong giáo dục đào tạocủa hai hệ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo còn có một số nội dung hành vi đạođức giống nhau như: lòng hiếu thảo, tôn trọng, đồng cảm với những ngườixung quanh của họ tính khiêm tốn chính trực mà mỗi người cần phải có Điều
này được thể hiện rất rõ trong truyền thống của dân tộc ta: “Thương người
như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, Nho giáo thì có câu rằng: “Cái
gì biết thì nói biết, cái gì không biết thì nói là không biết, thế mới là biết…”
tất cả những phẩm chất đạo đức tốt đẹp này đều được Phật giáo và Nho giáotiếp thu và truyền tải nội dung giáo dục của mình, và cuối cùng nhằm đào tạo
ra những người có phẩm chất tốt đẹp cao quý, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏicủa xã hội đương thời
Nhưng có lẽ nổi bật là nền giáo dục đạo đức nho giáo, các nhà Nho giáoluôn lấy đức là nền tảng là cơ sở của việc giáo dục con người Do đó, xét vềmặt nội dung đạo đức, Nho giáo đề cập sâu sắc có hệ thống hơn Người takhông coi Nho giáo là tôn giáo vì Nho giáo không đề cập nhiều đến quy luật
Trang 27của tự nhiên của vạn vật, không bàn nhiều đến thần linh, về việc con ngườisau khi từ gia cõi đời này sẽ sống như thế nào ở thế giới bên kia Hạt nhân cơbản của Nho giáo là nói về đạo đức, các quan niện giá trị của đạo đức, cácquan điểm của đạo đức này chi phối và chỉ đạo đường lối trị nước và hìnhthành đạo đức của xã hội Do đó nội dung giáo dục của Nho giáo đời Trầnthiên về việc đào tạo những hiền nhân hiền giả phục vụ triều chính.
Thứ nhất, Nho giáo chủ trương lấy đức để trị nước Đức ở đây là đạo
đức của nhà vua, của thiên tử Vua có đức thì dân được hạnh phúc, vua không
có đức thì dân chịu nhiều tai họa Một ông vua được coi là có đức phải thựchiện ba điều sau: Thứ (làm cho dân cư đông đúc), Phú (kinh tế phát triển) vàGiáo (dân phải được học hành)
Còn trong mối quan hệ xã hội, nội dung giáo dục đạo đức của Nho giáo
được cô đọng ở hai chữ “luân, thường” hay “cương, thường” Luân là ngũ
luân bao gồm năm mối quan hệ: Vua tôi, cha con, anh em, bạn bè Năm mốiquan hệ này là cái gốc của đạo đức Nho giáo Trong đó thì có ba mối quan hệgiường cột của chế độ phong kiến đó là: vua tôi, cha con, vợ chồng
Quan hệ vua tôi biểu hiện ở chữ trung “trung quân” tức là kẻ làm tôi
phải trung thành với vua, vua cho sống thì được sống, vua bảo chết thì phảichết phận làm bề tôi cãi lại vua được coi là bất trung
Quan hệ cha con biểu hiện ở chữ hiếu (đạo hiếu) Hiếu là trách nhiệm,tình cảm, nghĩa vụ đạo đức của con đối với công ơn nuôi dưỡng sinh thànhcủa cha mẹ
Quan hệ vợ chồng: biểu hiện ở sự phụ thuộc của người vợ đối vớichồng, từ đây làm nảy sinh ra thuyết tam tòng, thuyết này quy định thân phậnthấp kém của người phụ nữ trong xã hội và trói buộc họ trong khuôn khổ chậtchật hẹp của mối quan hệ gia đình trong xã hội phong kiến
“Thường”: tức là ngũ thường biểu hiện ở năm đức tính của người quân
tử nhân- nghĩa- lễ- trí- tín Có được năm đức tính này thì người quân tử trờthành người hiền Đó là con người mẫu mực của triều đình Lý- Trần
Các nhà nho còn lấy việc chỉ đạo làm biện pháp cơ bản của việc bình ổn xãhội và cũng là một trong những nội dung giáo dục cơ bản dưới thời đại Lí- Trần
Trang 28Trị đạo dựa trên nội dung cơ bản của Nhân, trên cơ sở đó hình thànhLễ- Chính danh.
Chính danh là định rõ danh phận, chức vị và danh phận phải phù hợpvới chức năng cương vị Người nào có vị thế của người đó, trên ra trên, dưới
ra dưới theo trật tự phân minh “Quân quân, thần thần, phu phụ, tử tử” Mỗi
người phải làm theo nghĩa vụ và bổn phận của mình
Lễ là những quy phạm đạo đức quy định những phép tắc cư xử trêndưới và những nghi lễ cần tuân thủ đời sống xã hội phong kiến Trong mốiquan hệ giữa Nhân và Lễ thì Nhân là nội dung của Lễ, Lễ là hình thức củaNhân, Nhân là chuẩn tắc để quy định lễ, Lễ là phương tiện để thực hiện Nhân
Như vậy nội dung giáo dục đạo đức trong nền giáo dục thời đại Lí- Trầnrất phong phú, sâu sắc, tạo ra một dấu ấn rất riêng biệt cho giáo dục dân tộclúc bấy giờ Thông qua việc phân tích nội dung giáo dục đạo đức dưới hai thờiđại này,chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau đây:
Thứ nhất: Đạo đức là nội dung giáo dục quan trọng bậc nhất, nổi cộm
hơn cả so với các nội dung giáo dục khác Trong tư tưởng Nho giáo và Phậtgiáo, đạo đức được quan tâm sâu sắc Hơn nữa, đạo đức là hạt nhân trong việctrị nước, là cơ sở để hình thành nhân cách của người hiền Do đó nếu giáo dụcsau này chú ý đến giáo dục tri thức thì giáo dục Nho giáo nói chung và giáodục thời đại Lí- Trần nói riêng lại đề cập chủ yếu đến đạo đức Và cùng vớinội dung tư tưởng thì đạo đức trở thành nội dung cơ bản trong giáo dục ở haithời đại này Tuy nhiên bên cạnh đó thì giáo dục thời kì này người ta vẫn phảichú ý đến phương diện thẩm mĩ, nghệ thuật và lao động Những phương diệnnày sẽ được đề cập đến trong phần tiếp theo
Thứ hai: Cả Phật giáo và Nho giáo đều tạo điều kiện cho con người tiếp
cận đến cái thiện, cái tốt đẹp, những mặt trái của những yếu tố này chúng tacòn thấy có những hạn chế cần phải được đánh giá rõ ràng, đúng đắn Phậtgiáo khuyên răn con người ta phải làm việc thiện
2.3.3 Nội dung của giáo dục lao động
Vừa là điều kiện, vừa là kết quả cho sự tồn tại của xã hội loài ngườicũng như sự phát triển của mỗi cá nhân Nhờ lao động mà con người tạo ra
Trang 29những giá trị vật chất và tinh thần Lao động trở thành thuộc tính bản chất củacon người, là cơ sở để phân biệt con người với động vật Trong quá trình laođộng con người ngày càng hoàn thiện bản thân và hình thành các mối quan hệ
xã hội, tạo điều kiện để hình thành nhân cách con người Vì vậy giáo dục thái
độ, kĩ năng lao động là rất quan trọng và phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ
Giáo dục lao động là giáo dục cho con người những thái độ lao động nhưtrân trọng lao động và tự giác lao động, biết thực hiện những kĩ năng lao động
Trong nền giáo dục thời Lý-Trần thì nội dung giáo dục cũng được xemtrọng Tuy nhiên nội dung này chỉ được thực hiện trong giáo dục gia đình Cha
mẹ dạy bảo con cái, đặc biệt là con gái những kĩ năng rất cơ bản của đờithường để khi lập gia đình có thể trở thành người chủ gia đình Lao động trongPhật giáo là một yếu tố quan trọng để giúp con người đến trạng thái Niết bàncòn trong Nho giáo lao động có sự phân biệt giai cấp rất rõ rệt Người có tàisản, có quyền thế thì có quyền sử dụng lao động của người khác, bắt ngườikhác phải phục tùng mình và bản thân giới quý tộc lại tham gia vào công táctriều chính còn quần chúng nhân dân lao động là những người lao động chântay, trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội Do đó, nội dung giáo dục laođộng cũng khác nhau Địa chủ, quý tộc lao động khác với quần chúng nhândân lao động Điều này cũng tương đồng với nghĩa địa chủ quý tộc thì đượcgiáo dục trở thành “người quân tử” nhưng ngược lại quần chúng nhân dân laodộng được giáo dục để trở thành “kẻ tiểu nhân” hèn mọn Do đó giáo dục nhàtrường đảm nhận việc giáo dục trí óc còn giáo dục gia đình lại tập trung vàoviệc giáo dục lao động chân tay và các kỹ năng cơ bản phù hợp với nền kinh tếnông nghiệp
2.3.4 Nội dung giáo dục văn hóa, thẩm mỹ
Thẩm mỹ là giá trị khách quan vốn có của các đối tượng có trong tựnhiên, xã hội và con người Được con người nhận thức, đánh giá thưởng thức
và sáng tạo
Giáo dục thẩm mỹ là quá trình giáo dục để hình thành cho con ngườinăng lực nhận thức, đánh giá, sáng tạo và hành động theo cái đẹp