Vừa là điều kiện, vừa là kết quả cho sự tồn tại của xã hội loài người cũng như sự phát triển của mỗi cá nhân. Nhờ lao động mà con người tạo ra
những giá trị vật chất và tinh thần. Lao động trở thành thuộc tính bản chất của con người, là cơ sở để phân biệt con người với động vật. Trong quá trình lao động con người ngày càng hoàn thiện bản thân và hình thành các mối quan hệ xã hội, tạo điều kiện để hình thành nhân cách con người. Vì vậy giáo dục thái độ, kĩ năng lao động là rất quan trọng và phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ.
Giáo dục lao động là giáo dục cho con người những thái độ lao động như trân trọng lao động và tự giác lao động, biết thực hiện những kĩ năng lao động.
Trong nền giáo dục thời Lý-Trần thì nội dung giáo dục cũng được xem trọng. Tuy nhiên nội dung này chỉ được thực hiện trong giáo dục gia đình. Cha mẹ dạy bảo con cái, đặc biệt là con gái những kĩ năng rất cơ bản của đời thường để khi lập gia đình có thể trở thành người chủ gia đình. Lao động trong Phật giáo là một yếu tố quan trọng để giúp con người đến trạng thái Niết bàn còn trong Nho giáo lao động có sự phân biệt giai cấp rất rõ rệt. Người có tài sản, có quyền thế thì có quyền sử dụng lao động của người khác, bắt người khác phải phục tùng mình và bản thân giới quý tộc lại tham gia vào công tác triều chính còn quần chúng nhân dân lao động là những người lao động chân tay, trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Do đó, nội dung giáo dục lao động cũng khác nhau. Địa chủ, quý tộc lao động khác với quần chúng nhân dân lao động. Điều này cũng tương đồng với nghĩa địa chủ quý tộc thì được giáo dục trở thành “người quân tử” nhưng ngược lại quần chúng nhân dân lao dộng được giáo dục để trở thành “kẻ tiểu nhân” hèn mọn. Do đó giáo dục nhà trường đảm nhận việc giáo dục trí óc còn giáo dục gia đình lại tập trung vào việc giáo dục lao động chân tay và các kỹ năng cơ bản phù hợp với nền kinh tế nông nghiệp.