4. Những bài học từ nền giáo dục Việt Nam thời Lý – Trần cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay
4.4 Bài học về phương pháp dạy học
Nhà nước phong kiến không có những quy định chặt chẽ trong nội dung chương trình giảng dạy. Về tổ chức giảng dạy và học tập thì không phân cấp, không phân lớp không quy định thời gian, không hạn chế về tuổi tác, không đề ra những yêu cầu đối với thầy, trò… Tuy nhiên, nội dung chương trình giảng dạy lại bị quy định gián tiếp bởi nội dung thi cử. Thi những gì thì phải học những thứ đó. Như vậy, thi cử đã chi phối quyết định đến nội dung học tập. Điều này có hạn chế khiến cho người học nặng nề về học thuộc để mong học
“trúng” nội dung thi. Điều này vẫn tồn tại trong hệ thống thi cử hiện nay, đặc biệt là những ngành khoa học xã hội.
Ngày nay, chúng ta phải giải phóng cho học sinh những kiểu tư duy cổ điển như vậy, nên có hệ thống các vấn đề và giao nhiệm vụ cho học sinh nghiên cứu người giáo viên chỉ nên là người định hướng, dẫn dắt học sinh đến các vấn đề cần được quan tâm, từ đó sẽ phát huy được tính tích cực, năng động sáng tạo cho học sinh.
Hơn nữa, giáo dục thời Lý- Trần đưa ra mô hình phương pháp giáo dục cổ truyền đó là hình ảnh thầy đồ đọc rồi học sinh đọc lại theo, trên tay thầy là chiếc roi vọt mang tính cưỡng chế, chủ yếu là sử dụng phương pháp thuyết trình, trong đó thầy cung cấp thông tin cho học sinh bao nhiêu thì học sinh tiếp nhận được bấy nhiêu. Trong giáo dục hiện nay, phương pháp thuyết trình vẫn đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục, nhưng đó không phải là phương pháp vạn năng, cần phải biết kết hợp các phương pháp giáo dục khác để đem lại hiệu quả tốt nhất. Do đó, trong những năm gần đây, Nhà nước luôn triển khai các phong trào có quy mô rộng lớn như xây dựng “ Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực” đã đạt được nhiều kết quả to lớn, đặc biệt trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, đã phát huy được tính sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm.