Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra triều Lý (1009-1225) bắt đầu chăm lo việc mở mang học tập và thi cử để chọn ra nhân tài và tuyển lựa quan lại có năng lực cho bộ máy hành chính.
Năm 1070 nhà Lý dùng văn miếu và mở Quốc Tử Giám ở kinh thành, làm nơi học tập cho con em tầng lớp quan lại quý tộc . Nền đại học Việt Nam bắt đầu được hình thành từ đó.
Năm 1075 vua Lý Nhân Tông đã mở khoa thi minh kinh bác học để chọn nhân tài cho đất nước.
Năm 1086 tổ chức cho những người có văn học trong nước thi để làm quan tại Viện hàn lâm. Năm 1185, tổ chức cho học trò trong nước từ 15 tuổi trở lên, ai thông kinh thư thì thi vào hầu ở ngự điện. Năm 1193 thì lấy học trò vào hầu nơi ngự học. Năm 1195 thì tam giáo cho đỗ xuất thân.
Như vậy Nho giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục Việt Nam triều Lý. Nhưng chế độ thi cử Nho giáo cũng chỉ mới bắt đầu. Số nho sĩ được đào tạo vẫn còn rất ít, các nhà sư vẫn giữ một vai trò quan trọng trong xã hội.
2.6.2.2. Nhà Trần
Đến nhà Trần chế độ học hành và thi cử ngày càng có quy củ và được chính quy hóa.
Đời Trần Thái Tông năm 1227 thì Tam Giáp nối nghiệp của Nho giáo, phật giáo và đạo giáo.
Năm 1232 mở khoa thi thái học sinh cho đỗ tam giáo (nhất giáp, nhị giáp và tam giáp) theo các thứ bậc khác nhau.
Năm 1246 định lệ thi tiến sĩ, cứ 7 năm thi một khoa.
Năm 1247 mở khoa thi đặt ra tam khôi(Tam khôi , bảng nhãn, thám hoa). Kì thi này Nguyễn Hiền người Mỹ Lộc- Nam Định đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuồi. Lê Văn Hưu 18 tuổi thuộc huyện Đông Sơn-Thanh Hóa đỗ bảng nhãn. Đặng Ma La 14 tuồi đỗ Thám Hoa. 48 người đỗ thái học sinh theo các thứ bậc khác nhau. Đây là khoa thi đầu tiên ở nước ta có danh hiệu tam khôi.
Năm 1253 nhà Trần cho lập Quốc học viện, tô tượng Khổng Tử, Chu Công, và Á thánh, vẽ tượng 72 người hiền để thờ.
Năm 1256 mở khoa thi lấy kinh trạng nguyên và trại trạng nguyên, mỗi bên một một người cho đỗ xuất thân.
Năm 1275 mở khoa thi lấy tam khôi và 27 người đỗ thái học sinh cho đỗ xuất thân theo thứ bậc khác bậc.
Năm 1304 triều Trần Anh Tông cho mở khoa thi. Mạc Đĩnh Chi đỗ trạng nguyên. Nguyễn Trung Ngạn đỗ Hoàng Giáp mới bắt đầu có từ đấy.
Năm 1374 đời Duệ Tông thi đình các tiễn sĩ, tam khôi được dẫn đi chơi phố 3 ngày.
Thái học sinh cũng như tiến sĩ nhưng tiến sĩ thì mãi đến đời Duệ Tông mới thấy xuất hiện.
Phép thi gồm có 4 trường:
Trước tiên: phải thi ám tả thiên y quốc.
Thứ 2: phải thi kinh thi nghĩa, hai thơ và một phú. Thứ 3: làm chiếu chế biểu mỗi thứ một bài.
Thứ 4: có một bài văn sách.
Đời nhà Trần Phật giáo và Đạo giáo còn được coi trọng. Nho giáo chưa hoàn toàn giữ được địa vị độc tôn, nên học trò đi thi phải biết cả Phật giáo và Đạo giáo. Phép thi cử đến cuối đời Trần cũng đã đủ 4 trường. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên cho rằng đó là phép thi hay nhất và tốt nhất để chọn nhân tài bằng văn học, mà các triều đại sau này vẫn còn theo.