Bài học về việc xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của nền giáo dục

Một phần của tài liệu giáo dục việt nam thời đại lý- trần và những bài học cho nền giáo dục việt nam hiện nay (Trang 50 - 51)

4. Những bài học từ nền giáo dục Việt Nam thời Lý – Trần cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay

4.2.Bài học về việc xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của nền giáo dục

Dưới thời Lý Trần mục đích của giáo dục là thi cử nhằm tuyển chọn nhân tài, đào tạo ra đội ngũ tri thức phục vụ cho việc củng cố vương quyền. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta cũng cần phải xác định mục đích, nhiệm vụ giáo dục của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.

Nhiệm vụ giáo dục của chúng ta hiện nay được Đảng ta xác định rất rõ là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Mặc dù đất nước đang trong qúa trình phát triển thu được nhiều thành tựu quan trọng nhưng nhìn chung dân trí của chúng ta vẫn còn rất thấp, hàng năm chỉ có 60 -70% sinh viên ra trường tìm được công việc, trong đó 1/3 số sinh viên là làm

việc trái ngành, chứng tỏ rằng nguồn nhân lực của chúng ta vẫn chưa sử dụng có hiệu quả, hơn nữa còn có hiện tượng chảy máu chất xám từ trong nước ra nước ngoài cho nên chúng ta cần phải có những biện pháp thích hợp, có những chính sách giáo dục một cách có hiệu quả.

Để thực hiện được mục đích giáo dục, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp sau đây:

Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Đây là đòi hỏi khách quan của đất nước. Muốn vậy, chúng ta phải thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp giáo dục, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, có chính sách đúng đắn trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.

Mở rộng quy mô đào tạo giáo dục. Trên cơ sở chất lượng và hiệu quả, gắn với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, Nhà nước mở rộng quy mô giáo dục từ mầm non đến đại học và sau đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Nhà nước huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá nhà trường.

Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Tiếp cận các chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của nước ta, tham gia đào tạo nhân lực cho khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu giáo dục việt nam thời đại lý- trần và những bài học cho nền giáo dục việt nam hiện nay (Trang 50 - 51)