3.4.1. Hạn chế:
Trước hết chất lượng giáo dục nói chung còn thấp: giáo dục nước ra một mặt chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng được những ngành nghề trong xã hội. Người học sau khi ra trường còn hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo, khoa học công nghệ thông tin, tinh thần hợp tác và cạnh tranh lành mạnh chưa cao. Năng lực vận dụng kiến thức còn hạn chế
Thứ hai, hiệu quả giáo dục còn thấp: số học sinh lưu ban, bỏ học còn khá nhiều, mặc dù chúng ta đã có những biện pháp tích để xóa mù chữ, nhưng công tác còn chưa có hiệu quả cao, hiện tượng ngồi nhầm lớp, bỏ học giữa trừng vẫn còn đang tồn tại.
Thứ ba, công bằng xã hội trong giáo dục chưa được thực hiện đầy đủ: còn tồn tại sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng địa lý về tỉ lệ đi học đúng tuổi ở tiểu học, đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long và ven biển miền Trung.
Thứ 4, thực trạng về nội dung giáo dục từ cấp bậc tiểu học đến đại học còn nhiều bất cập, chương trình học tập còn nặng nề, cồng kềnh lý
thuyết nhiều và thực tiễn ít, học để thi làm cho việc học tập càng trở nên căng thẳng nặng nề.
Thứ 5, phương pháp giảng dạy còn chưa được cải tiến, phổ biến vẫn là lối thầy truyền đạt, trò tiếp thu thụ động. Điều này không chỉ diễn ra ở cấp bậc giáo dục phổ thông mà ngay ở đại học và sau đại học.
Thứ 6, đội ngũ giáo viên còn yếu, thiếu và không đồng bộ: giáo viên phần lớn tập trung nhiều ở thành thị, nông thôn, còn vùng sâu, vùng xa thì còn thiếu rất nhiều, cho nên chất lượng giáo dục không được đảm bảo, còn nhiều hiện tượng dạy chồng chéo nhau, một giáo viên có thể dạy cùng một lúc nhiều môn học khác nhau, hiệu quả chưa cao.
Thứ 7, cơ sở vật chất trường lớp còn nhiều khó khăn: Mặc dù, đã cố gắng và đã tạo ra những chuyển biến đáng kể về trường, sở, thiết bị dạy học, song nhìn chung cơ sở vật chất của ngành giáo dục vẫn còn nghèo nàn lạc hậu. Nhìn chung, điều kiện phục vụ việc dạy và học của trường học còn kém.
Thứ 8, sự phối kết hợp nhiều môi trường còn chưa đồng bộ: cha mẹ còn vì nhiều lý do chưa chú ý nhiều đến việc học tập và tâm sinh lý của học sinh, do đó chưa phát huy hết vai trò của giáo dục gia đình, nhiều phụ huynh còn giao hết trách nhiệm việc giáo dục con cái mình cho nhà trường, các tổ chức xã hội chưa phát huy được vai trò của mình, tạo nên sự thiếu đồng bộ trong việc giáo dục thế hệ trẻ.