Đó là những chính sách, chiến lược chỉ đạo, phát triển giáo dục của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đường lối đó luôn luôn được bổ xung hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Chúng ta có thể thấy Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày càng có những quan niệm hoàn thiện hơn về giáo dục như sau (phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhà trường đào
tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế nhiều thành phần).
Tháng 1 năm 1993 hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương khóa VII ra nghị quyết về: “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo”. Đây là nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Ban chấp hành Trung ương Đảng về giáo dục và đào tạo. Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu lên bốn quan điểm chỉ đạo sự phát triển giáo dục đào tạo đó là:
Giáo dục- đào tạo cùng với khoa học- công nghệ được coi là quốc sách hang đầu, phải coi đầu tư cho giáo dục và đào tạo là một trong những hướng chính sách của đầu tư phát triển, huy động toàn xã hội góp sức xây dựng giáo dục. Giáo dục phải nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài, hình thành những con người có chất lượng mới, những con người lao động tự chủ, năng động sáng tạo. Phải mở rộng quy mô, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Giáo dục phải gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại, phải được tổ chức để mọi người đều được học và học thường xuyên suốt đời.
Đa dạng hóa các hình thức giáo dục đào tạo, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học.
Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII năm 1997 đã phân tích sâu sắc thực trạng giáo dục và đào tạo trên cơ sở đó đề ra những nhận định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc có năng lực tiếp thu văn hóa của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sang tạo, kĩ năng thực hành giỏi có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỉ luật, có sức khỏe.
Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung- phương pháp giáo dục đào tạo, trong các chính sách, nhất là chính sách công bằng xã hội.
Thật sự coi giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu. Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Mọi người đi học, thường xuyên đi học và học suốt đời. Phát triển giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh. Coi trọng cà ba mặt mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lí luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội.
Thực hiện công bằng trong giáo dục và đào tạo. Tạo điều kiện ai cũng được học hành. Người nghèo được nhà nước và cộng giúp đỡ để hoc tập. Bảo đảm cho học sinh giỏi phát triển tiềm năng.