Những thành tựu về nền giáo dục Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu giáo dục việt nam thời đại lý- trần và những bài học cho nền giáo dục việt nam hiện nay (Trang 44 - 47)

Dựa trên những tiền đề trong nước và thế giới cùng với quan niệm chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, giáo dục đã thu được nhiều kết quả to lớn và so với nền giáo dục nhà Lý- Trần- đại diện cho nền giáo dục trước đây, giáo dục Việt Nam hiện nay đã thể hiện tính ưu việt hơn hản của chế độ xã hội chủ nghĩa nói chung và nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nói riêng. Mặc dù so sánh hai thời kì với hai trình độ khác nhau là rất khập khiễng, nhưng thông qua đây chúng ta sẽ thấy được sau một ngìn năm nên giáo dục Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn nào, để chúng ta có quyền tự hào với thế giới cả về giáo dục truyền thống đặc diệt tính ưu việt của giáo dục xã hội chủ nghĩa. Đó là điều chúng ta phải hướng đến.

Thông qua nghiên cứu chúng ta rút được một số thành tựu cơ bản của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, tính ưu việt của nó so với nền giáo dục thời Lý- Trần nói riêng, và giáo dục phong kiến trước đây như sau:

Thứ nhất, giáo dục Việt Nam hiện nay đã hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh thống nhất đã được hình thành và đang được đa dạng hóa.

Giáo dục Việt Nam hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, một hệ thống giáo giáo dục tương đối hoàn chỉnh với đầy đủ các cấp học với trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học. Mạng lưới các

trường phổ thông được xây dựng khắp trên toàn quốc. Cơ sở vật chất kĩ thuật của các trường được nâng cấp, cải thiện, số trường, lớp được xây dựng theo chuẩn quốc gia ngày càng tăng. Hệ thống giáo dục đã bước đầu được đa dạng hóa về loại hình phương thức và nguồn lực từng bước được hòa nhập chung của giáo dục thế giới.

Nếu như trước đây nên giáo dục chỉ vẻn vẹn một Quốc Tử Giám và hệ thống trường học thầy đồ thì ngày nay hệ thống giáo dục đã dược mở rộng rất nhiều, nhân dân không những có điều kiện cơ hội được học tập mà còn có quyền lựa chọn các ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân. Không những thế, nếu như trước đây chỉ một tầng lớp có điều kiện mới được học tập thì ngày nay nhân dân được Đảng đầu tư cho học đến nơi đến trốn không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai ai cũng được học hành, chúng ta đã xóa được mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Khắp nơi trên đất nước hình chữ S đều có trường học, mọi người ai cũng biết đọc biết viết, được tiếp cận đến những tri thức khoa học hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Tính xã hội, công bằng bình đẳng trong giáo dục là nét tiến bộ đầu tiên của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Thứ hai, nền giáo dục Việt Nam vừa mang tính hiện đại lại kế thừa được truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc.

Cũng giống như hệ thống giáo dục truyền thống, ngày nay nền giáo dục vẫn chú ý phát huy những giá trị tích cực của văn hóa lâu đời của dân tộc như các yếu tố thuộc đạo đức, nét văn hóa dân tộc… vẫn được bảo tồn và đưa vào hệ thống giáo dục.

Tuy nhiên, nhứng yếu tố truyền thống đó được kết hợp với nét hiện đại của nền giáo dục hiện đại. Năm 2008 Nhà nước phát động năm học đổi mới ứng dụng khoa học công nghệ truyền thông vào trong giáo dục, cũng là một biểu hiện của sự hiện đại trong nền giáo dục, người ta dễ tìm thấy hệ thống máy tính trong mỗi trường học ở mọi cấp bậc. Đặc biệt tri thức khoa học luôn luôn được đưa vào trong giảng dạy phản ánh trình độ phát triển tư duy của con người.

Với sự kết hợp này người học hiện nay vừa có những phẩm chất đạo đức tốt của truyền thống vừa có tri thức hiện đại, điều này đã tạo điều kiện to lớn để phát triển và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Con người vừa phát huy tính năng động sáng tạo vừa đủ năng lực để hội nhập với thế giới bên ngoài.

Thứ ba, công bằng xã hội trong giáo dục về cơ bản được bảo đảm.

Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc giáo dục các vấn đề công bằng xã hội trong giáo dục nói chung, cho người nghèo và đối tượng chính sách nói riêng, quyền và cơ hội học tập cho đa số quần chúng nhân dân trong độ tuổi đi học đạt trình độ xóa mù chữ, tạo điểu kiện cơ bản để một bộ phận nhân dân được học tập các cấp bậc khác nhau theo nhu cầu và khả năng, chú ý đến khu vực đặc biệt khó khăn (vùng cao, vùng sâu, vùng xa) đối tượng là người dân tộc thiểu số, người nghèo và đối tượng chính sách xã hội.

Thứ tư, phương pháp dạy học có những bước chuyển biến to lớn.

Hình ảnh dạy học theo hình thức thầy đọc trò chép, học thuộc lòng những câu nói “Khuôn vàng thước ngọc” của các nhà tư tưởng trước kia, nay vẫn tồn tại nhưng đang dần dần bị thay thế hệ thống phương pháp dạy học mới đó là phương pháp dạy học hiện đại.

Giáo dục phương pháp hiện đại lấy người học làm trung tâm đã phát huy được tính tích cực của cá nhân học sinh. Trong đó, giáo viên chỉ là người định hướng, hướng dẫn học sinh tìm hiểu tài liệu và tổng kết tri thức chứ giáo viên hoàn toàn không áp đặt máy móc, nhồi nhét kiến thức cho học sinh.

Thứ 5: Giáo dục Việt Nam hiện đại đã có hiệu quả trong việc kết hợp các môn trường giáo dục: nhà trường – gia đình- xã hội. Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa là nền giáo dục tiến bộ nhất trong lịch sử giáo dục nhân loại, đó cũng là một nền giáo dục hệ thống, toàn diện nhằm mục đích đào tạo ra con người có đủ phẩm chất và năng lực một cách toàn diện. Để có được điều đó nền giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ đòi hỏi nhà trường phải đi đầu trong công tác giáo dục mà còn phải kết hợp những môi trường giáo dục khác nhau. Giáo dục nhà trường đóng vai trò trung tâm, quan trọng hàng

đầu trong việc hoàn thiện nhân cách của con người. Giáo dục gia đình là môi trường gần gũi, thân quen có tính cảm hóa cao nhất đến mỗi con người, nên có thể đễ dàng tiến hành được sự giáo dục với các thành viên trong gia đình. Giáo dục xã hội lại tạo điều kiện để cho cá nhân hội nhập thế giới, dưới sự giáo dục của đoàn thể xã hội còn người sẽ hoàn thiện nhân cách của con mình. Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa quan tâm đến từng cá nhân, bình đẳng giữa mọi tầng lớp cũng là yếu tố quyết định đến sự liên kết giữa ba môi trường giáo dục tạo điều kiện thuận lợi nhất để cá nhân hoàn thiện bản thân mình.

Đây chính là những đặc điểm, thành tựu của nền giáo dục nước nhà hiện đại, đồng đó cũng chính là sự ưu việt của nền giáo xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Và trải qua nhiều thời gian, nền giáo dục ấy vẫn đang từng ngày hoàn thiện để phát huy tối đa nhất tác dụng của nó trong đời sống xã hội của chúng ta hiện nay.

Một phần của tài liệu giáo dục việt nam thời đại lý- trần và những bài học cho nền giáo dục việt nam hiện nay (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w