Trường học thầy đồ

Một phần của tài liệu giáo dục việt nam thời đại lý- trần và những bài học cho nền giáo dục việt nam hiện nay (Trang 30 - 31)

Trường học thầy đồ là một loại trường được lập ra ở nông thôn, ở các làng xã. Đây là loại trường tư thục do các thầy đồ, thầy khóa lập ra để thu hút con em nhân dân trng vùng đến học hoặc do một người thường là giàu có co điều kiện đứng ra mở lớp mời thầy về dạy cho con em mình và những đứa trẻ cùng xóm cùng làng.

Trường học thầy đồ được chia thành bốn lớp với 4 loại trình độ khác nhau: Lớp vỡ lòng: học tập đọc, tập viết chữ.

Lớp tiểu tập: sau khi học chữ học trì có thể làm được câu đối

Lớp trung tập: hàng ngày đến nghe giảng sách, hàng tuần có buổi tập làm quen.

Lớp đại tập: học trò phần nhiều là những người lớn tuổi, là người đã thi đến tam tứ trường thi mà vẫn chưa đỗ. Học trò ở các lớp có trình độ này học để tham gia các kì khoa cử.

Việc tổ chức lớp học: số lượng học sinh không có sự quy định cụ thể. Lớp ít có thể 20-30 học sinh, lớp đông có thể lên tới 40-50 học sinh, tùy vào tiếng tăm của thầy. Lớp không có quy định về khai giảng, kết thúc, học sinh muốn vào lớp nào cũng được. Mỗi năm trò phải đóng bốn quan tiền, đóng góp ba tết (tết nguyên đán, tết mùng 5/5, tết 10/10) song thập mức đóng góp bao

nhiêu, hình thức là tiền hay hiện vật là tùy tâm, do lòng thành và kính trọng của trò đối với thầy.

Về tài liệu học tập: thông thường là các sách kinh điển của Nho gia, các bài văn, bài thơ của các vị tiến sĩ đã thi đỗ trước đó. Ngoài ra còn có các loại sách luân lý (từ đời nhà Trần). Ví dụ như cuốn “Bảo hòa điện dư bút” của vua quan nhà Trần ghi chép những câu hỏi và lời giải đáp hàng ngày về những chuyện cũ dùng để dạy cho con vua.

Về phương pháp dạy và học: phương pháp thầy đồ, thầy đọc trò chép, học thuộc lòng cố sử những lời nói của cố nhân, thánh hiền được coi là mẫu mực, khuôn vàng thước ngọc cho đối nhân xử thế. Kỉ luật học tập chủ yếu được duy trì bằng roi vọt, đánh mắng.

Trong hệ thống trường thầy đồ lúc bấy giờ, trường học cử thầy Chu Văn An ở xã Thanh Liệt huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội (1292-1370) đời nhà Trần. Trước khi mà làm quan Tư nghiệp Quốc Tử Giám ở trong triều ông đã mở một ngôi trường làng bên bờ sông Tô Lịch, thu hút học trò bốn phương đến học. Học trò của ông nhiều người đỗ đạt làm quan trong triều như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát… Ngày nay mộ và đền thờ Chu Văn An được xây dựng ở Chí Linh Hải Dương.

Một phần của tài liệu giáo dục việt nam thời đại lý- trần và những bài học cho nền giáo dục việt nam hiện nay (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w