Trường công

Một phần của tài liệu giáo dục việt nam thời đại lý- trần và những bài học cho nền giáo dục việt nam hiện nay (Trang 31 - 33)

Dưới chế độ phong kiến, kể cả thời đại Lý- Trần nhà nước không mở hệ thống trường công lập từ trung ương đến địa phương, dạy học trò trẻ em.

Đến thời nhà Trần và trở đi ở mỗi phủ huyện có các quan giáo thụ và huấn học trông nom việc học nói chung và dạy tứ thư cho các nhà nho. Ở các tỉnh thì có các quan, đốc học trông coi việc học hành hàng tỉnh và rèn luyên, ôn luyện cho các sĩ tử muốn tham gia các kì thi hội ở kinh đô.

Tiêu biểu cho trường công dưới triều đại Lý- Trần là trường Quốc Tử Giám. Đây được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam được xây dựng từ thế kỉ XI (1076) dưới triều Lý Công Uẩn.

Trong trường có quy định rất rõ ràng:

“Các giám sinh, sinh đồ nho sinh cứ đến ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng đều phải mặc áo, mũ điểm mục đúng như phép phải tuân theo học quy

tập học cho thành tài giúp ích cho đât nước. Người nào cầu may, rong chơi đường xá trễ bỏ việc học thiếu điểm mục một lần: phạt 140 tờ giấy trung chỉ.

Thiếu điểm mục 2 lần phạt 200 tờ giấy trung chỉ.

Thiếu điểm mục 3 lần tâu xét, kiểm xét tâu lên bộ hình xét hỏi. Thiếu điểm mục 5 lần bắt xung quân.

Mỗi tháng có một kì tiểu tập, 1 năm có 4 kì tiểu tập (tháng 2,5,8,11). Người nào đủ 4 kì trong năm đều trúng tuyển được quan tư nghiệp kê vào danh sách có ghi số điểm, nhận xét về học lực, đức hạnh trình bộ Lễ để theo danh sách đó tổ chức một kì thi ở bộ Lễ kiểm tra thực tài. Người đạt tiêu chuẩn mới chính thức thi hội, thi đình.

Đến khi giảng xét bình văn các học quan sẽ chấm bài. Mỗi kì đều lấy những bài tiêu biểu nhất, đạt điểm cao đem ra bình đọc cho mọi người cùng nghe và đích thân quan tư nghiệp bình giảng hoặc mời các nhà khoa bảng có danh tiếng làm quan trong triều đến bình.

“Trích lịch triều hiến chương loại chí”

Tài liệu học tập

Gồm những sách kinh điển chủ yếu của Nho giáo: tứ thư, ngũ kinh. Tứ thư: gồm 4 sách kinh điển của Nho giáo: Đại học, trung dung, luận ngữ, Mạnh Tử.

Sách đại học do Tăng Tử, một nhà nho đời sau viết giải thích những lời nói của Khổng Tử bao gồm việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Sách trung dung bao gồm những lời nói của Khổng Tử dạy người ta theo đạo trung để giữ vững đạo thường. Muốn vậy con người phải phấn đấu, tu dưỡng để đạt được ba đức: nhân, trí, dũng.

Sách luận ngữ bàn về những vấn đề lý luận, chính trị, triết học…

Sách Mạnh Tử chép lại những lời Mạnh Tử đối đáp các vị chư hầu và phê phán các học thuyết khác.

Ngũ kinh, gồm 5 kinh: kinh thi, kinh thư, kinh dịch, kinh lễ, kinh xuân thu do Khổng Tử chép và chỉnh lý.

Kinh thi: chép về vấn đề núi sông, hang động, chim muông… kinh thư chép những bài ca dao được lưu truyền ở thôn quê, những bài hát dùng trong triều đình, nói về phong tục tập quán, tín ngưỡng thời xưa.

Kinh thư: bàn luận nhiều về chính trị chép về việc làm, các sự kiện trị nước, bang giao của các vua đời trước.

Kinh dịch: bàn nhiều về quan niệm âm dương, dựa vào kinh dịch mà người đời sau lý giải nhiều vấn đề về vũ trụ bằng thuyết âm dương.

Kinh lễ: chép những lễ nghi trong triều đình, trong hương đãng ở thôn quê, lễ nghi trong gia đình, dòng họ. Sách này bàn luận nhiều về đạo đức, lễ nghĩa.

Kinh xuân thư: do Khổng Tử viết khi gặp nạn ở đất Tần. Kinh này nói về sự tan hợp của vạn vật. Kinh này là gốc của Lễ nghĩa.

Một phần của tài liệu giáo dục việt nam thời đại lý- trần và những bài học cho nền giáo dục việt nam hiện nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w