Để hoàn thành được bài tiểu luận này với đề tài “Bài tập - Biệnpháp rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài học”, bên cạnh sự nổ lực của bản thân đã vận dụng những kiến thức tiếp thu được ở
Trang 1Để hoàn thành được bài tiểu luận này với đề tài “Bài tập - Biện
pháp rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài học”, bên cạnh sự nổ lực của
bản thân đã vận dụng những kiến thức tiếp thu được ở trường, tìm tòi
học hỏi cũng như thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến đề tài,
em luôn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô
cùng với những lời động viên khuyến khích từ phía gia đình, bạn bè
trong những lúc em gặp khó khăn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa Sinh trường
ĐHSP Huế Em xin chân thành cảm ơn Cô Trịnh Đông Thư, người đã
hướng dẫn em làm bài tiểu luận này, cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và là nguồn động lực quan trọng để em hoàn thành bài tiểu luận này.
Em xin cảm ơn cô.
Xin cảm ơn các bạn học học phần “Rèn luyện kỹ năng soạn bài
sinh học” đã hỗ trợ mình hoàn thành bài tiểu luận này.
Với thời gian và khả năng còn hạn chế, bài tiểu luận này không
thể tránh khỏi những thiếu sót Em mong nhận được sự góp ý chân
tình từ các thầy cô và các bạn.
Huế, tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực hiện
Lê Khánh Vũ
Trang 2Với kỹ năng soạn giáo án đòi hỏi người soạn vận dụng được những trithức thu nhận được trong một lĩnh vực chuyên môn mà cụ thể ở đây là kiến thức
Trang 3sinh học để ứng dụng vào việc soạn bài học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã
đề ra, trong đó bài tập giúp người học hiểu rõ những kỹ năng ấy, biết phân tích
và vận dụng những kỹ năng ấy vào công việc soạn bài Khi đã có kỹ năng trongsoạn giáo án thì điều đó là chưa đủ bởi vấn đề còn ở cách diễn đạt, vận dụngtrong bài tập và biết tóm tắt một cách khái quát Chỉ thông qua việc giải các bàitập rèn luyện kỹ năng soạn bài sinh học dưới các hình thức khác nhau mới tạođiều kiện cho sinh viên vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống
cụ thể thì khi đó kiến thức đó mới trở nên sâu sắc và hoàn thiện.Vì vậy có thể nóibài tập rèn luyện kỹ năng soạn bài sinh học là một biện pháp rất tốt để rèn luyện
kỹ năng soạn bài học nói chung và soạn bài sinh học nói riêng, trong đó kỹ năngđặt vấn đề vào bài cũng là một kỹ năng cần rèn luyện
Vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “Bài tập - Biện pháp rènluyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài học” nhằm nâng cao kỹ năng đặt vấn đề vàobài và một phần nào đó nâng cao kỹ năng soạn bài sinh học của bản thân và củasinh viên sư phạm sinh học nói chung
2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng bài tập nhằm nâng cao kỹ năng soạnbài sinh học
3.Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống bài tập thường rèn luyện kỹ năng
- Các biện pháp giải các bài tập rèn luyện kỹ năng
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu vai trò của bài tập trong rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài
- Hình thành những kỹ năng cơ bản trong soạn bài sinh học
- Nghiên cứu và tìm các biện pháp giải bài tập về các kỹ năng soạn bài sinh học
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng soạn bài sinh học cho bản thânnói riêng và sinh viên sư phạm sinh học nói chung
5 Phương pháp nghiên cứu
- Sưu tầm các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn
Trang 4- Thăm dò thêm ý kiến bạn bè và các phương tiện truyền thông khác.
6 Cấu trúc tiểu luận.
Phần I: Mở đầu.
Phần II: Nội dung.
Chương 1: Cơ sở lý luận của bài tập trong rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài.Chương 2: Sử dụng bài tập để rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài
Phần III: Kết luận và đề nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phần II: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của bài tập trong rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài.
1.1.Khái niệm về bài tập.
Trang 5Các định nghĩa nêu trên về bài tập, tuy ngôn ngữ diễn đạt có khác nhau nhưngđều có chung dấu hiệu bản chất là một yêu cầu cho một chủ thể nào đó phải thựchiện bằng hoạt động tư duy, hoạt động chân tay hoặc gồm cả hai hoạt động đó.Trong dạy học, người học được giáo viên giao cho các bài thực hành, các câuhỏi, các bài toán,… Như vậy bài toán, câu hỏi, bài thực hành,… theo các dấuhiệu nêu trên chúng tôi xếp vào phạm trù bài tập.
Như vậy bài tập, bài toán, hay câu hỏi là động lực, là công cụ để con người tưduy Là động lực vì bài toán, câu hỏi (những yếu tố có chức trong bài tập) khiđược trở thành một mâu thuẩn chủ quan (mâu thuẩn khách quan được chủ thể ýthức được) sẽ xuất hiện, kích thích gây động cơ tìm lời giải Là công cụ vì trongbài tập khi đã chứa đựng câu hỏi, bài toán hay chứa yếu tố xuất hiện bài toán,câu hỏi thì tự nó bao gồm cả điều chủ thể đã biết và điều chủ thể chưa biết trongmối quan hệ logic Mối quan hệ đó là công cụ định hướng, tìm tòi của chủ thểnhận thức
Như vậy bài tập để rèn luyện kỹ năng được xem như là một nhiệm vụ cụ thể giaocho người học giải quyết để giúp cho người học trao dồi kỹ năng
Khái niệm bài tập được định nghĩa khác nhau tùy theo việc lựa chọn dấu hiệubản chất tương thích với mục đích sử dụng, hình thức diễn đạt, cấu trúc logicgiữa các yếu tố cấu thành bài tập Nếu bài tập được xét như một hình thức thuộcphạm trù logic thì khi đó nó có mối quan hệ giống, loài với bài toán, vấn đề Nếubài tập được hiểu như một công việc được giao cho mỗi chủ thể thực hiện thì câuhỏi, bài toán, bài luyện tập đều được hiểu đồng nhất với bài tập Và bài tập đượcchúng tôi thiết kế, sử dụng bao gồm cả hai cách hiểu trên
Chúng tôi thiết kế những bài toán mà trước khi thực hiện hành động kỹ năngsinh viên phải phân tích tình huống hành động để xác định hành động cấu thành
kỹ năng đó Lúc đó một sản phẩm trung gian xuất hiện như một trạng thái tâm lí
ở sinh viên là câu hỏi có vấn đề Đó là loại bài tập thuộc cách hiểu thứ nhất Loạibài tập khác chỉ là những lệnh yêu cầu thực hiện hành độngtập dượt kỹ năng Đó
là bài tập thuộc cách hiểu thứ hai
1.1.2 Phân loại hệ thống bài tập.
Hệ thống bài tập hiện nay rất đa dạng và phong phú, đặc biệt đối với các mônkhoa học tự nhiên Có khá nhiều cách phân loại về bài tập dựa trên nhiều cơ sởkhác nhau Tuy nhiên việc phân loại phải dựa vào những tiêu chí nhất định.Đối với hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng, các tiêu chí để phân loại phải thỏamãn các yêu cầu sao cho vừa phản ánh dấu hiệu đặc trưng mang bản chất nhậnthức luận của bài tập, lại vừa phản ánh nội dung của kỹ năng soạn bài mà nó cóthể được dùng để rèn luyện Có như vậy bài tập mới có khả năng thực hiện hai
Trang 6chức năng có tác động tương hỗ là: chức năng kích thích tự học, tích cực, sángtạo của người học và chức năng rèn luyện một loại kỹ năng dạy học nhất định.
Do bài học có các kiểu khác nhau: bài học nghiên cứu tài liệu mới, bài học hoànthiện tri thức, và bài học kiểm tra đánh giá, nếu các kỹ năng soạn mỗi kiểu bàicũng khác nhau và từ đó hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng phụ thuộc và chịu sựchi phối của hệ thống kỹ năng cần rèn luyện
Trong số các kỹ năng có nhiều kỹ năng phải thực hiện ở tất cả các kiểu bài học,lại có những kỹ năng chỉ thực hiện ở một hay vài kiểu nhất định Nên khó để cómột cách phân loại phản ánh được hết các dấu hiệu phân biệt giữa các loại Từ
hệ thống kỹ năng, chúng tôi phân ra ba loại bài tập theo ba nhóm kỹ năng, baogồm các nhóm bài tập sau:
- Các bài tập rèn luyện kỹ năng phân tích nội dung bài học
- Các bài tập rèn luyện kỹ năng xác định phương pháp dạy học
- Các bài tập rèn luyện kỹ năng ra bài kiểm tra và lập đáp án
Từ đó tên gọi của từng bài tập cụ thể sẽ là tên gọi của kỹ năng tương ứng Vớimỗi bài tập rèn luyện kỹ năng thực hiện các kiểu bài học thì tên gọi có thể gắnthêm đuôi phản ánh kiểu bài tương ứng
1.1.3.Cách giải bài tập, bài toán.
Theo G Polya, bài tập được thực hiên theo bốn bước sau đây:
1 Hiểu rõ bài tập
2 Xây dựng một chương trình với ba bước nhỏ
a.Tìm sự liên hệ giữa các dữ kiện với cái chưa biết
b.Có thể phải xét đến các bài toán phụ
c.Xây dựng chương trình và cách giải
3.Thực hiện chương trình dự kiến
4 Khảo sát lời giải đã tìm được
Vận dụng tư tưởng của G Polya về phương pháp giải bài toán để ứng dụng vàotrong dạy học bộ môn như là những gợi ý để giúp cho sinh viên có định hướng
để tìm ra lời giải một cách có hiệu quả Và khi sinh viên ra trường tiếp nối côngviệc đào tạo thì chính họ sẻ rèn luyện lại những kỹ năng đó cho học sinh củamình
1.2.Yêu cầu chung của bài tập.
- Phù hợp với trình độ người học
- Bài tập được xây dựng trên cơ sở những tình huống xảy ra trong dạy học hoặccũng có thể là các tình huống được tạo ra bằng sự gia công sư phạm của ngườidạy
- Bài tập đặt ra phải tập dượt được các hành động cấu thành kỹ năng
Trang 7- Bài tập ngoài việc hướng vào rèn luyện kỹ năng thì cần phải định hướng chosinh viên biết cách rèn luyện lại chính kỹ năng đó cho học sinh.
- Bài tập phải mã hóa một nhiệm vụ cụ thể mà giáo viên đã định trước để saocho khi hoàn thành bài tập thì nhiệm vụ đó cũng được giải quyết
- Nội hàm của bài tập phải chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng cần thựchiện khi soạn bài
- Trình tự của các bài tập đưa ra phải tuân theo trình tự logic cấu trúc với cáchoạt động mà giáo viên thực hiện khi phân tích một bài học
1.2.1.Bài tập rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài.
Bài tập đặt ra phải tập dượt được các hành động cấu thành kỹ năng trên Hiệuquả tập dượt của bài tập phụ thuộc nhiều vào khả năng kích thích tìm tòi của sinhviên và tập dượt được nhiều hành động cấu thành kỹ năng và do đó sẽ trực tiếpnâng cao kỹ năng soạn giáo án cho sinh viên Điều đó cũng có nghĩa là bài tậpphải được gia công sư phạm từ những tình huống thường diễn ra trong thực tiễndạy học
1.2.2.Bài tập rèn luyện kỹ năng lựa chọn ví dụ để dạy học.
Bài tập phải rèn luyện được những hành động cấu thành kỹ năng nêu trên Bàitập yêu cầu sinh viên vừa tìm ví dụ, sử dụng ví dụ, vừa phải tổ chức cho học sinhtìm ví dụ trong quá trình thực hiện bài học Bài tập rèn luyện sinh viên kỹ năng
sử dụng ví dụ phải có tỷ trọng đáng kể vì họ phải biết sử dụng trong các tìnhhuống sư phạm khác nhau (minh họa, vận dụng kiến thức, logic hoạt động nhậnthức)
1.3.Vai trò của bài tập
Việc giảng dạy sinh học trong nhà trường không chỉ giúp sinh viên hiểu đượcmột cách sâu sắc và đầy đủ những kiến thức quy định trong chương trình mà còngiúp vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những nhiệm vụ của học tập vànhững vấn đề mà thực tiễn đã đặt ra
Muốn đạt được diều đó, phải thường xuyên rèn luyện cho sinh viên những kỹnăng, kỹ xảo vận dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày Kỹ năng vận dụngkiến thức trong bài tập và trong thực tiễn đời sống chính là thước đo mức độ sâusắc và vững vàng của những kiến thức mà sinh viên đã thu nhận được Bài tậprèn luyện kỹ năng soạn bài sinh học với chức năng là một phương pháp dạy học
có một vị trí đặc biệt trong dạy sinh viên học ở trường Sư phạm
Trang 8Trước hết, rèn luyện kỹ năng soạn bài sinh học là một môn học giúp sinh viênnắm được các kỹ năng cần thiết trong soạn bài và bài tập rèn luyện kỹ năng soạnbài sinh học giúp sinh viên hiểu rõ những kỹ năng ấy, biết phân tích và vận dụngnhững kỹ năng ấy vào thực tiễn
Trong nhiều trường hợp mặt dù người giáo viên có trình bày tài liệu một cáchmạch lạc, hợp logic, phát biểu định luật chính xác, làm thí nghiệm đúng yêu cầu,qui tắc và có kết quả chính xác thì đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để sinhviên hiểu và nắm sâu sắc kiến thức Chỉ thông qua việc giải các bài tập rèn luyện
kỹ năng soạn bài sinh học dưới hình thức này hay hình thức khác nhằm tạo điềukiện cho sinh viên vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thểthì kiến thức đó mới trở nên sâu sắc và hoàn thiện Trong quá trình giải quyết cáctình huống cụ thể do các bài tập rèn luyện kỹ năng soạn bài sinh học đặt ra, sinhviên phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quáthóa , trừu tượng hóa…để giải quyết vấn đề, do đó tư duy của sinh viên có điềukiện để phát triển
Vì vậy có thể nói bài tập rèn luyện kỹ năng soạn bài sinh học là một phương tiệnrất tốt để phát triển tư duy, óc tưởng tượng, khả năng độc lập trong suy nghĩ vàhành động, tính kiên trì trong việc khắc phục những khó khăn trong cuộc sốngcủa sinh viên Bài tập rèn luyện kỹ năng soạn bài sinh học là cơ hội để giáo viên
đề cập đến những kiến thức mà trong giờ học lý thuyết chưa có điều kiện để đềcập qua đó nhằm bổ sung kiến thức cho sinh viên
1.4.Quá trình hình thành kỹ năng.
1.4.1 Sự hình thành kỹ năng.
Thực tế của việc hình thành kỹ năng là hình thành cho học sinh nắm vững một
hệ thống phức tạp các thao tác nhằm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứađựng trong bài tập, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với những hành động cụthể Vì vậy khi hình thành kỹ năng cần phải:
- Giúp học sinh tìm tòi để nhận ra các yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm và mối quan
hệ giữa chúng
- Giúp học sinh hình thành một mô hình khái quát để giải quyết các bài tập, cácđối tượng cùng loại
Trang 9- Xác lập được mối liên quan giữa bài tập mô hình khái quát và kiến thức tươngứng.
1.4.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng.
Việc hình thành kỹ năng phụ thuộc vào khả năng nhận dạng kiểu nhiệm vụ, bàitập, tức là tìm kiếm phát hiện những thuộc tính và quan hệ vốn có trong nhiệm
vụ hay bài tập để thực hiện một mục đích nhất định Cụ thể kỹ năng chịu tácđộng bởi những nhân tố sau:
- Nội dung của bài tập hay nhiệm vụ đặt ra được trừu tượng hóa sẵn sàng hay bịche phủ bởi những yếu tố phụ làm lệch hướng tư duy có ảnh hưởng đến sự hìnhthành kỹ năng
- Tâm thế và thói quen cũng ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng Vì thế tạo ratâm thế thuận lợi trong học tập sẽ giúp cho học sinh dễ dàng trong việc hìnhthành kỹ năng
- Có khả năng khái quát hóa đối tượng một cách cụ thể
1.4.3.Quy trình rèn luyện kỹ năng.
Theo Geoffrey (1998) quy trình chung để hình thành kỹ năng gồm 8 bước nhưsau:
1 Giải thích (Explation)
Giáo viên giúp cho học sinh hiểu và ý thức được một số vấn đề đó là: Tại saophải hình thành kỹ năng đó? Vị trí của kỹ năng đó trong hoạt động nghề nghiệptương lai? Kỹ năng đó liên quan đến những kiến thức lý thuyết nào đã học? Cóthể kiểm tra thăm dò xem học sinh đã biết chút gì về kỹ năng sắp học hay chưa?
2 Làm chi tiết (Doing-Detail)
Học sinh được xem trình diễn mẫu một cách chi tiết, chính xác để có một môhình bắt chước làm theo Mẫu nào có thể do giáo viên trình diễn hoặc học sinhđược xem băng hình Cần tạo cơ hội cho học sinh nắm bắt những chi tiết mấuchốt của kỹ năng như cho băng hình quay chậm hoặc dừng lại và giáo viên đặtcâu hỏi gợi mở để học sinh phát hiện ra những chi tiết quan trọng nhất
3 Sử dụng kinh nghiệm mới học (Use)
Học sinh tự làm theo mẫu đã được xem
4 Kiểm tra và hiệu chỉnh (Check and correct)
Tốt nhất là tạo cơ hội để học sinh tự kiểm tra, phát hiện những chổ sai lầm củachính mình và biết cần hiệu chỉnh những chổ nào Để tránh học sinh lặp lạinhững chỗ sai lầm thành thói quen khó sửa, giáo viên cần giám sát, giúp đỡ nếuhọc sinh không tự phát hiện được, nhất là đối với những kỹ năng phức tạp, caocấp
5 Hỗ trợ trí nhớ (Aide Mesmoire)
Trang 10Học sinh cần có những phương tiện giúp đỡ việc ghi nhớ những điểm then chốt,
ví dụ phiếu ghi nhớ tóm tắt, tờ rơi ghi sơ đồ các thao tác, băng ghi âm, ghi hình
6 Ôn tập và sử dụng lại (Review and Reuse)
Đây là việc cần thiết để củng cố những kỹ năng đã học được
7 Đánh giá (Evaluation)
Đây là khâu đánh giá do người đào tạo thực hiện, xem học sinh đã đạt yêu cầuhay chưa Việc đánh giá có thể tiến hành một cách chính thức hoặc kín đáonhưng phải phát hiện đúng những người đã đạt yêu cầu để có trách nhiệm đàotạo, bổ sung
8 Thắc mắc (?)
Học sinh có nhu cầu làm rõ những điều họ chưa hiểu Họ có thể nêu câu hỏi vàobất kỳ lúc nào trong quá trình học Giáo viên nên tạo mọi cơ hội để học sinh cóthể hỏi và kiểm tra các thao tác thực hành kỹ năng của học sinh cũng như trả lờithắc mắc của các em
Chương 2: Sử dụng bài tập để rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài.
2.1.Thực hành kỹ năng đặt vấn đề vào bài
2.1.1.Ý nghĩa của kỹ năng
Đặt vấn đề vào bài có nhiều cách làm khác nhau, nhưng đều hướng tới mục đíchquan trọng nhất là lôi cuốn người học vào hoạt động tìm tòi khoa học và giúp họchuẩn bị một tâm thế sẳn sàng tiếp thu bài mới
2.1.2.Yêu cầu của kỹ năng
- Trước khi giảng bài mới, đặt vấn đề vào bài làm cho tiết học trở nên sinh động,hiệu quả và gây hứng thú cho học sinh Muốn vậy nội dung vào bài phải vừa
Trang 11hướng vào nghiên cứu trọng tâm bài học, vừa kích thích tìm tòi cái mới đối vớihọc sinh.
- Đặt vấn đề vào bài có thể bằng nhiều hình thức khác nhau:
+ Đặt vấn đề trực tiếp bằng cách nêu lên vai trò quan trọng của bài học
+ Đặt vấn đề bằng cách chuyển tiếp thông qua việc kế thừa kiến thức của bàitrước hoặc cũng có thể bằng cách ra câu hỏi, bài tập cho học sinh để vừa kiểmtra kiến thức đã học vừa làm xuất hiện nhu cầu tìm cái mới có liên quan đến nộidung học đã học,
- Nếu vào bài bằng một tình huống có vấn đề thì nội dung phải chứa đựng mâuthuẩn Thật ra không phải bài nào cũng có thể đặt vấn đề bằng cách này mà cònphải tùy thuộc vào nội dung của từng bài để có cách làm phù hợp
2.1.3.Các hoạt động cấu thành kỹ năng
- Xác định nội dung trọng tâm của bài
- Tìm những mối quan hệ giữa nội dung đó với kiến thức đã có ở học sinh và vớinhững hiện tượng trong đời sống tự nhiên, xã hội
- Trên cơ sở những mối quan hệ đó tạo ra tình huống nhận thức hoặc các yêu cầucần nhận thức khi nghiên cứu nội dung bài học
- Phát biểu tình huống đó bằng một vấn đề hoặc một nhiệm vụ nhận thức
2.1.4.Bài tập rèn luyện kỹ năng
Bài tập 1:
Giả sử có một vài tính huống được đặt ra như sau:
Trang 121 Quá trình trao đổi chất và năng lượng mang tính chọn lọc, có ý nghĩa làmỗi sinh vật thích nghi với một kiểu trao đổi chất nhất định Vậy nhờ đâu
mà con người có thể đồng hóa các loại thức ăn đa dạng một cách nhanhchóng như vậy?
2 Tại sao ngoài sự thích nghi của bộ máy tiêu hóa, một số động vật chỉ tiêuhóa được cỏ, một số động vật ăn thịt và con người có thể tiêu hóa đượccác dạng thức ăn khác nhau?
3 Tại sao để phân hủy cùng một khối lượng thức ăn như nhau thì ở bênngoài môi trường phải mất rất nhiều thời gian hơn so với bên trong cơthể?
4 Trong sản xuất, muốn đưa nước được từ vùng thấp đến vùng cao người taphải sử dụng động cơ (máy bơm) Đối với cây xanh, quá trình trên đượcthực hiện liên tục Vậy động cơ nào để giúp cho cây xanh thực hiện đượcđiều đó?
Tình huống 2: Bài 16 - Tiêu hóa (SH11 - NC)
Tình huống 3: Bài 22 - Enzim và vai trò enzim trong quá trình chuyển hóa vậtchất (SH10 - NC)
Tình huống 4:Bài 1và 2 - Trao đổi nước ở thực vật
2 Đề xuất một số cách đặt vấn đề khác cho các bài trên:
Trang 13Để trả lời các câu hỏi đó chúng ta cùng nghiên cứu bài ngày hôm nay: Enzim
và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất
TH1: Cây xanh tồn tại được là do thường xuyên trao đổi chất với môi trường,
thông qua quá trình hút nước, muối khoáng ở rể và quá trình quang hợp diễn ra ở
lá Người, động vật thực hiện trao đổi chất như thế nào?
TH2: Động vật là sinh vật tự dưỡng hay dị dưỡng? Vì sao? Động vật lấy thức ăn
bằng phương thức nào? Sự tiến hóa của phương thức tiêu hóa được thể hiện rasao?
TH1: Động vật ăn động vật và động vật ăn thực vật đều có cơ quan tiêu hóa là
ống tiêu hóa Vậy ống tiêu hóa ở 2 nhóm này có gì khác nhau?
TH2:
Thức ăn của người Con bò ăn cỏ Hổ ăn mồi
TH1:Nhà khoa học người Nga đã nói: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của
cây” Vậy tại sao ông lại nói như vậy?
TH2:
TH3:
Trang 14Bài tập 2:
Có một số cách đặt vấn đề vào bài mới được trình bày theo nguyên tắc sau:
1 Nêu lên vai trò quan trọng của bài học
2 Kế thừa nội dung của bài học trước
1 Chọn bài học và trình bày phần đặt vấn đề theo các nguyên tắc trên:
Bài 22: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
Đặt vấn đề vào bài theo nguyên tắc:
Nêu vai trò quan trọng của bài học:
Trong các phản ứng hoá học thường có các chất xúc tác để các phản ứngxảy ra nhanh hơn, trong quá trình chuyển hóa vật chất cũng vậy Chất xúctác trong các phản ứng sinh hóa đó chính là các enzim Vậy enzim là gì?Cấu trúc và cơ chế hoạt động ra sao?
Trình bày một tình huống có vấn đề:
Giáo viên thông báo: Ở nhiệt cơ thể và áp suất bình thường, ở ngoài môitrường, để phân hủy một phân tử peroxihidro thành nước và oxi, nếu xúctác là 1 phân tử sắt thì phải mất 300 năm Nhưng ở bên trong cơ thể, đểphân hủy một phân tử peroxihidro chỉ mất một giây Sự phân hủy xảy ratrước khi peroxihidro gây ngộ độc cho cơ thể Vậy điều gì đã tạo nên sự
Trang 15khác nhau đó Phải chăng là cơ thể đang ẩn chứa một bí mật Và bí mật
chỉ được bật mí khi các em tìm hiểu Bài 22: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
Bài 24: Ứng động
- Nguyên tắc 1: Ở bài trước các em đã được học một hình thức phảnứng của thực vật đó là hướng động, ngoài hướng động còn có mộthình thức khác là ứng động
Vậy ứng động là gì? Ứng động có gì giống và khác so với hướng
động, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 24: Ứng động.
- Nguyên tắc 2: Sau khi học xong các kiểu hướng động ở bài trước, cókhi nào các em về nhà thắc mắc rằng: các vận động như khi ta chạmvào cây xấu hổ thì lá khép lại hay một bông hoa buổi sáng nở ra buổitối khép lại thì thuộc kiểu vận động nào không? Cô gọi nó là các vậnđộng cảm ứng hay còn gọi là ứng động Vậy ứng động là gì? Ứngđộng có gì giống và khác so với hướng động? Chúng ta cùng tìm hiểu
Bài 24: Ứng động.
V ận động khép lá của cây xấu hổ
và vận động nở hoa của cây trinh nữ
- Nguyên tắc 3: Giáo viên đặt vấn đề: Một ngày đẹp trời hai anh emnhà nọ dẫn nhau đi chơi Khi đi qua một loài cây, người em vô tìnhchạm vào lá của nó thì ngay lập tức lá chét khép lại và cuống lá cụpxuống Người em liền hỏi: “vì sao lại có hiện tượng này hả anh?”.Người anh trả lời “ Vì khi em chạm vào người nó, nó cảm thấy xấu hổ,
e thẹn nên thu mình lại Vì vậy mà nó có tên là cây xấu hổ hay còn gọi
là cây trinh nữ”
Theo các em câu trả lời của người anh có đúng hay không? Có phảithực vật cũng biết “e thẹn” như con người mình hay không?
Trang 16Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu Bài 24: Ứng động.
2 So sánh hiệu quả 3 nguyên tắc trên
- Giống nhau: cả 3 nguyên tắc đều gây tính tò mò, hứng thú, tạo tâm thế
cho người học chủ động khám phá kiến thức mới
- Khác nhau:
+ Nguyên tắc 1: Nêu bật được trọng tâm của bài học Định hướng cho học
sinh trong việc tiếp thu bài Tuy nhiên, nó có nhược điểm là có thể khiến
HS ngộ nhận là chỉ học phần trọng tâm mà thờ ơ các phần khác
+ Nguyên tắc 2: Nếu đặt vấn đề theo nguyên tắc này thì sẽ cho học sinh
biết được tính logic hợp lý của các bài, đồng thời giúp các em ôn lại kiếnthức cũ Mặt khác, trên cơ sở kiến thức đã học, giáo viên dễ dàng vào bàihơn, học sinh dễ tiếp thu hơn Tuy nhiên, nguyên tắc này mang tính chấtliệt kê, không nêu bật được trọng tâm của bài học Một số bài không kếthừa được nội dung của bài trước Ví dụ như một số bài ở đầu chương,phần
+ Nguyên tắc 3: Tạo ra sự mâu thuẫn cho học sinh và có nhu cầu mong
muốn giải quyết vấn đề nhất do đó đây là cách làm hay và hiệu quả nhât.Tuy nhiên không phải bài nào cũng tạo ra được tình huống có vấn đề
Tóm lại: Tùy thuộc vào từng bài học mà có cách đặt vấn đề cụ thể.
2 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật ( Sinh học 11 – Nâng cao)
3 Bài 47: Môi trường và các nhân tố sinh thái (Sinh học 12 – Nâng cao)
Trả lời
chất (Sinh học 10 – Nâng cao)
Giáo viên đưa ra 2 phản ứng sau:
Đặt câu hỏi cho học sinh khai thác qua 2 phản ứng trên:
Sự khác nhau giữa hai phản ứng trên? (Chất xúc tác, nhiệt độ, thời gian)
Trang 17Giáo viên định hướng:
Yếu tố quyết định sự khác nhau ở đây là do chất xúc tác
Ở phản ứng thứ nhất: chất xúc tác là vô cơ, phản ứng thứ hai là chất xúctác sinh học hay còn gọi là enzim Vậy enzim có vai trò gì trong quá trình
chuyển hoá vật chất Để hiểu rõ hơn thì chúng ta sẽ đi vào Bài 22: Enzim
và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất
Cho HS quan sát 1 hình ảnh nói về hạt đậu được ngâm trong nước rồiphơi khô, 1 video nói về quá trình nảy mầm rồi lớn lên, ra hoa của cây đậu
GV đặt câu hỏi: Các em có nhận xét gì về sự biến đổi của hạt đậu ở 2 trường hợp trên?
Ở trường hợp 2 được gọi là sự sinh trưởng Vậy sinh trưởng là gì, gồmnhững quá trình nào, để giải đáp câu hỏi trên, chúng ta hãy tìm hiểu bài học ngày
hôm nay: Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Bài 47: Môi trường và các nhân tố sinh thái (Sinh học 12 – NC)
Cho HS quan sát 2 bức tranh: 1 bức tranh nói về sự phát triển của sinh vậttrong điều kiện môi trường không thuận lợi như hệ sinh thái sa mạc sahara, 1 bứctranh nói về sự phát triển của sinh vật trong điều kiện môi trường tốt như hệ sinhthái rừng amazon
Đặt câu hỏi cho học sinh:
So sánh sự phát triển của sinh vật trong 2 bức tranh?
Tại sao lại có sự khác nhau đó?
Giáo viên định hướng: Nhân tố sinh thái đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng
và phát triển ở sinh vật Để có thể hiểu rõ hơn thì chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu vào
Bài 47: Môi trường và các nhân tố sinh thái.
Bài tập 4:
Nghiên cứu nội dung của chương trình sinh học 11 – Nâng cao Anh (chị) hãy:
1 Liệt kê các bài học có thể đặt vấn đề vào bài mới bằng một tình huống cóvấn đề
Trang 182 Thử trình bày phần đặt vấn đề của một trong các bài học đã nêu bằng mộttình huống có vấn đề.
Trả lời
1 Các bài học trong chương trình sinh học 11 nâng cao có thể vào bài mớibằng một tình huống có vấn đề:
Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật
Bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật
Bài 15: Tiêu hóa
Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
2 Phần đặt vấn đề “Bài 35: Hoocmôn thực vật” bằng một tình huống có vấn
đề:
Những người nông dân, bình thường người ta thường hái trái cây ở trêncây xuống đem đi ủ hoặc là cho hóa chất vào để trái đó nhanh chín Vậythì tại sao người ta không để nguyên những trái đó ở trên cây mà lại phảihái xuống đem đi ủ với các chất đó, phải chăng những chất cho vào đó đãkích thích cho quả nhanh chín Cô gọi những chất đó là hoocmon thựcvật Vậy hoomon thực vật là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với thực
vật Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu Bài 35: Hoocmôn thực vật
Bài tập 5:
Nghiên cứu nội dung bài 29: “Nguyên phân” (Sinh học 10 – Nâng cao)
Anh (chị) hãy:
1 Trình bày một vài cách đặt vấn đề cho bài học trên
2 Cho biết cách đặt vấn đề nào phù hợp nhất Tại sao?
Trả lời
1 Một vài cách đặt vấn đề cho bài học
Cách 1: Sinh vật muốn tồn tại được phải có quá trình trao đổi chất và năng
lượng với môi trường Sinh vật muốn lớn lên thì phải phân chia, tức là phải cóquá trình nguyên phân Chúng ta đã được học bài nguyên phân ở lớp 9 Để hiểu
rõ hơn về nguyên phân chúng ta cùng nhau tìm hiểu Bài 29: Nguyên phân.
Trang 19Cách 2: Sau kì trung gian, tế bào tiến hành nguyên phân (pha M) Vậy, quá
trình nguyên phân diễn ra như thế nào và có ý nghĩa gì đối với đời sống sinh vật?
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài hôm nay Bài 29: Nguyên phân.
Cách 3: Từ một tế bào hợp tử ban đầu, làm thế nào để phát triển thành một cơ
thể hoàn chỉnh như chúng ta với nhiều tỷ tế bào đều có bộ NST giống như hợp
tử? Để giải thích vấn đề này hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu Bài 29: Nguyên phân.
Cách 4: Câu chuyện tưởng tượng về Tôn Ngộ Không nhổ một nắm lông hà hơi
vào là biến thành đàn khỉ lại trở thành sự thật trong nuôi cấy tế bào thực vật Cácnhà khoa học có thể nuôi cấy một tế bào tách ra từ một cây để phát triển thànhmột cơ thể giồng như cây đó Vậy việc nuôi cấy đó dựa trên cơ sở khoa học
nào ? Để hiểu rõ hơn vấn đề nay hôm nay chúng ta sẽ học Bài 29: Nguyên phân.
2 Mỗi vấn đề đặt ra đều hướng tới được nội dung của bài học, tuy nhiên,cách đặt vấn đề 4 là phù hợp nhất
Vì: Vấn đề đặt ra dựa trên ý nghĩa thực tiễn của nguyên phân Bên cạnh đó, vấn
đề đặt ra kích thích sự tò mò của học sinh trên cơ sở một vấn đề tưởng chừngnhư rất hư ảo, nên vừa gây hứng thú cho học sinh vào bài mới
Bài tập 6:
Có một vấn đề được đặt ra như sau:
Trong sản xuất, muốn đưa nước được từ vùng thấp đến vùng cao người ta phải
sử dụng động cơ (máy bơm) Đối với cây xanh, quá trình trên được thực hiệnliên tục Vậy động cơ nào để giúp cho cây xanh thực hiện được điều đó?
Theo anh (chị):
1 Nội dung của phần đặt vấn đề trên phù hợp với bài học nào?
2 Có cách đặt vấn đề nào khác cho bài học đó không?
Trả lời
1 Nội dung phần đặt vấn đề trên phù hợp với “Bài 1: Trao đổi nước ở thựcvật” (Sinh học 11 – Nâng cao), cụ thể là mục “III Qúa trình vận chuyểnnước ở thân” một trong những nội dung trọng tâm của bài Bên cạnh đó,tình huống đặt ra còn kích thích sự hứng thú vào bài mới
2 Một số cách đặt vấn đề cho bài này:
Ông cha ta thường có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Nhưvậy nước có vai trò rất quan trọng đối với cây, vai trò đó là gì? Qúa trìnhhấp thụ và vận chuyển nước trong cây ra sao, do bộ phận nào đảm nhiệm?
Hôm nay chúng ta cùng đi vào “Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật”.