Phần III: KẾT LUẬN VÀ ĐÊ NGHỊ I.KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Bài tập - Biện pháp rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài học (Trang 36 - 37)

I. KẾT LUẬN

Việc sử dụng bài tập trong rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài không chỉ giúp sinh viên hiểu được một cách sâu sắc và đầy đủ những kiến thức về các kỹ năng cần đạt được mà còn giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những nhiệm vụ của học tập và những vấn đề mà thực tiễn đã đặt ra.

Thực hiện mục đích của đề tài và đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, tôi đã thu được những kết quả sau:

- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc sử dụng bài tập làm biện pháp rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài. Cụ thể đó là: xác định vai trò của bài tập trong việc rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài.

- Trên cơ sở đó sử dụng bài tập để rèn luyện một số kỹ năng: + Bài tập rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài.

+ Bài tập rèn luyện kỹ năng lựa chọn ví dụ để dạy học.

- Vận dụng các kỹ năng đã học được vào việc soạn bài sinh học.

II. ĐÊ NGHỊ

- Trong khuôn khổ đề tài tôi mới chỉ sử dụng bài tập để rèn luyện một số kỹ năng nhất định trong hệ thống các kỹ năng soạn bài sinh học. Vì vậy cần phải tích cực tìm tòi, sử dụng nhiều dạng bài tập để hoàn thiện các kỹ năng.

- Cần khuyến khích, tạo điều kiện để các sinh viên trao đổi, rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.

- Phải thường xuyên rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng vận dụng kiến thức trong bài tập vào trong thực tiễn đời sống chính là thước đo mức độ sâu sắc và vững vàng của những kiến thức mà sinh viên đã thu nhận được. Bài tập với chức năng là một biện pháp rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài có một vị trí đặc biệt trong dạy học sinh học ở trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Bài tập - Biện pháp rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài học (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w