Nhằm đápứng yêu cầu vốn, nhiều quốc gia thường tìm đến thị trường tài chính trong nước và quốc tế như phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu quốc tế hay đầu tư trựctiếp nước ngoài FD
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này được hoàn thành là cả quá trình nghiên cứuvới tinh thần nghiêm túc của bản thân, cùng với sự giúp đỡ tận tình của tập thểgiảng viên hướng dẫn Các số liệu, kết quả, trích dẫn nêu trong luận án có nguồngốc rõ ràng và trung thực
Tác giả luận án
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH SÁCH BIỂU, BẢNG v
DANH SÁCH CÁC HÌNH vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỀU HỐI 16
VÀ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI 16
1.1 Tổng quan về kiều hối 16
1.1.1 Khái niệm về kiều hối -16
1.1.2 Sơ lược về dòng chu chuyển kiều hối toàn cầu -17
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng kiều hối giữa các quốc gia -26
1.1.4 Tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển -30
1.1.4.1 Những tác động tích cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển -30
1.1.4.2 Những tác động tiêu cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển -38
1.2 Tổng quan về chính sách kiều hối 44
1.2.1 Khái niệm và nội dung chính sách kiều hối -44
1.2.2 Chính sách kiều hối ở các nước đang phát triển -49
1.2.2.1 Chính sách nhằm thu hút dòng kiều hối phục vụ cho phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển -49
1.2.2.2 Chính sách quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng dòng kiều hối -50
CHƯƠNG II: KIỀU HỐI VÀ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI 55
CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á 55
2.1 Kiều hối và vai trò của kiều hối ở các nước Châu Á 55
2.2.1 Ở Ấn Độ -57
2.2.1.1 Chính sách kiều hối của Ấn Độ -57
2.2.1.2 Tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội Ấn Độ -63
Trang 32.2.2.1 Chính sách kiều hối của Trung Quốc -67
2.2.2.2 Tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc -69
2.2.3 Ở Philippines -73
2.2.3.1 Chính sách kiều hối của Philippines -73
2.2.3.2 Tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của Philippines -78
2.3 Kết luận rút ra từ việc phân tích chính sách kiều hối của Ấn độ, Trung Quốc và Philippines 86
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI CỦA VIỆT NAM 90
3.1 Bài học kinh nghiệm về chính sách kiều hối của ba quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines 90
3.2 Thực trạng và tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam 92
3.2.1 Cơ sở pháp lý về kiều hối tại Việt Nam -92
3.2.2 Phương thức chuyển tiền kiều hối tại Việt Nam -97
3.2.3 Thực trạng của dòng kiều hối chảy vào Việt Nam -98
3.2.4 Phân tích tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam -107
3.2.4.1 Những tác động tích cực của kiều hối đến phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 107
3.2.4.2 Những tác động tiêu cực của kiều hối đến phát triển kinh tế - xã hội -113
3.3 Vận dụng bài học kinh nghiệm về thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kiều hối của Ấn Độ, Trung Quốc và Philipines trong chính sách kiều hối của Việt Nam 123
3.4 Một số kiến nghị về chính sách kiều hối của Việt Nam 128
KẾT LUẬN 134
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT
TẮT
1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á
2 BSP Bangko Sentralng
Philipinas
Ngân hàng nhà nước Phillipines
3 BPO Business Process Gia công một số công đoạn sản
xuất kinh doanh
4 FDI Foreign Direct
Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
5 IMF International Monetary
Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
6 IMD Institute of Management
Development
Viện quản lý phát triển
8 NRI Non Resident Indian
City
Thành phố dành riêng cho Ấn kiều
11 ODA Official Development
Assistance
Viện trợ phát triển chính thức
14 UNCTAD United Nations
Conference on Trade and Development
Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
15 RBI Reserve Bank of India Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ
16 RGE Roubini Global
Economics
Công ty phân tích kinh tế tài chính
17 WEF World Economics Forum Diễn đàn kinh tế thế giới
Trang 6DANH SÁCH BIỂU, BẢNG
2 Bảng 1.2 Số lượng kiều bào sinh sống tại một số các quốc gia 24
3 Bảng 1.3 Số lượng lao động Việt Nam tại một số quốc gia châu Á 25
4 Bảng 1.4 Tổng hợp những đóng góp và hạn chế của dòng kiều hối 42
6 Bảng 2.2 Một số chỉ số kinh tế quan trọng về kinh tế Trung Quốc 69
8 Bảng 2.4 Một số chỉ số kinh tế quan trọng về kinh tế Philippines 77
9 Bảng 3.1 Chi phí can thiệp của NHNN Việt Nam trên thị trường
Trang 74 Hình 3.1 Dòng kiều hối vào Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010 101
5 Hình 3.2 Diễn biến của kiều hối, tiết kiệm và đầu tư tại Việt Nam 108
6 Hình 3.3 Dòng vốn FDI và kiều hối vào Việt Nam giai đoạn 1996
7 Hình 3.4 Tỷ giá thực song phương USD/VND từ 1995-2010 114
8 Hình 3.5 Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn quý I/2005 đến quý
9 Hình 3.6 Mối quan hệ giữa lạm phát và cung ứng tiền M2 từ quý III/2005
10 Hình 3.7 Mối quan hệ giữa kiều hối và tiền gửi ngoại tệ của Việt
11 Hình 3.8 Lượng ngoại tệ trong lưu thông của Việt Nam từ quý
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Dưới tác động mạnh mẽ của làn sóng khoa học kỹ thuật và công nghệmới, đặc biệt là công nghệ thông tin điện tử và viễn thông, kể từ đầu thập kỷ 70cùng với sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods (1973), quá trình dichuyển vốn diễn ra nhanh chóng và rộng khắp ở nhiều nước khác nhau trên thếgiới Các nhu cầu về giao dịch tài chính quốc tế gia tăng nhanh chóng do sự giatăng thương mại quốc tế trong những năm 1960 và việc thực hiện cơ chế quản lý
tỷ giá thả nổi vào đầu năm 1980 đã thúc đẩy mạnh mẽ làn sóng di chuyển vốn vàngoại tệ giữa các quốc gia nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi ích của quátrình toàn cầu hóa thương mại và đầu tư
Các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có tỷ lệ tiết kiệm nội địathấp, luôn có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế và phát triểnbền vững, nhất là xóa đói giảm nghèo Đối với các nước này, nguồn lực trongnước là cơ bản, nhưng nguồn lực từ bên ngoài luôn có vai trò đặc biệt quan trọngcho sự tăng trưởng bứt phá, đuổi kịp các nền kinh tế phát triển khác Nhằm đápứng yêu cầu vốn, nhiều quốc gia thường tìm đến thị trường tài chính trong nước
và quốc tế như phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu quốc tế hay đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI), nhận viện trợ phát triển chính thức (ODA) mà còn ít quantâm đến những khoản tiền của các cá nhân chuyển từ nước ngoài về cho thânnhân trong nước, đó là dòng tiền kiều hối Kiều hối ngày càng có khuynhhướng quan trọng đối với các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp Song, tạimột số quốc gia, dòng kiều hối hiện lại bị giới hạn bởi các yếu tố nội tại thuộccác nước tiếp nhận kiều hối như chính sách quản lý của nhà nước, mức phíchuyển tiền, hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước… đòi hỏi phải cải thiện cácchính sách để tối ưu hóa vai trò cũng như các lợi ích tiềm năng của dòng kiều hối
Trang 9có thể mang lại cho nền kinh tế Có rất nhiều quốc gia trên thế giới có nguồnkiều hối lớn hơn và ổn định hơn nguồn FDI rất nhiều và thậm chí còn lớn hơn cảnguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA)
Ở các nước đang phát triển nói chung và một số nước Châu Á nói riêng
mà điển hình như Ấn độ, Trung Quốc, Philippines…dòng kiều hối chảy về trongnước ngày càng tăng lên đáng kể Trên khắp thế giới, nhóm nước nhận kiều hốinhiều nhất trong năm 2013 bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Mêhicô, Philippines
và Pháp Ở các nước châu Á, ba quốc gia đứng đầu về thu hút kiều hối đó là Ấn
Độ, Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đứng hàng thứ tư Đối với Việt Nam, kiều hối ngày càng trở nên quan trọng Những năm gần đây, dòng kiều hối vào
Việt Nam tăng cả về số tuyệt đối và tương đối so với GDP Thống kê cho thấy,
từ năm 1993 đến 2009, lượng kiều hối đã tăng lên khoảng 45 lần, từ 141 triệuUSD năm 1993 lên 6,28 tỷ USD năm 2009 và năm 2013 Việt Nam đã đạt hơn 12
tỷ USD kiều hối thu hút từ nước ngoài.[19]
Thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã thực hiện cácchính sách nới lỏng đối với dòng kiều hối từ năm 1989 Những thay đổi trongchính sách quản lý ngoại hối cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các dòng vốnnói chung và kiều hối nói riêng Song các chính sách liên quan đến kiều hối vẫncòn nhiều bất cập, chưa thu hút tối đa các nguồn kiều hối để phát huy những tácđộng tích cực và có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tác động tiêu cựccủa kiều hối Để tối ưu hóa nguồn vốn kiều hối cho phát triển đòi hỏi phải cómột hệ thống chính sách kiều hối đồng bộ và khoa học, phù hợp với điều kiệnphát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam
Học hỏi kinh nghiệm của những quốc gia điển hình về thu hút và sử dụngkiều hối có hiệu quả, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội không những có ýnghĩa về thực tiễn mà còn mang giá trị lý luận cao Trong bối cảnh như trên, việc
Trang 10nghiên cứu chính sách kiều hối của ba quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines
để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là rất cấp thiết Vì vậy, nghiên cứu
sinh lựa chọn đề tài “Chính sách kiều hối của một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho luận án.
- Nghiên cứu về thúc đẩy, tăng cường năng lực, cải thiện cơ sở hạ tầng của khuvực tài chính cho việc cải thiện tiếp nhận nguồn kiều hối (David C Grace, 2005)[4]
- Tăng cường tính minh bạch đối với khu vực tài chính không chính thức nhằm
hỗ trợ cho kiều hối (Nikos Passas và Samuel Munzele Mainbo, AbdusanlamOmer và Gina El Koury, Abdusanlam Omer và Gina El Koury, 2005) [16]
- Di dân, phát triển và vấn đề kiều hối (Rechard H Adams Jr và John Page,Devesh Kapur, Devesh Kapur, 2005)[27]
- Tình hình di dân và chuyển tiền kiều hối ở khu vực Châu Á-Thái Bình dương(John Connell và Richard P.C Brown, 2005) [15]
- Công cụ tài chính sử dụng trong huy động kiểu hối (Dilip Ratha SanketMohapatra và Sonia Plaza (2008) [6]
Trang 11- Phân tích các hệ thống chuyển tiền kiều hối (Raul Hernandez-Coss, 2005) [24]
- Hạn chế chính sách cấm đoán của nước sở tại đối với kiều hối (Mark P.Sullivan, 2009) [18]
- Tác động của di cư quốc tế và kiều hối về nghèo đói (Richard H Adams Jr vàJohn Page, 2005) [27]
Sự tăng trưởng nhanh chóng của các nghiên cứu thực nghiệm cũng như lýthuyết về kiều hối đã định hình nên một nhánh kinh tế học về kiều hối Các
nghiên cứu về kiều hối có thể được chia làm hai mảng: mảng thứ nhất tập trung nghiên cứu động cơ gửi và cách sử dụng kiều hối, mảng thứ hai tập trung nghiên
cứu đánh giá tác động vĩ mô của kiều hối”
Các tác động ngắn hạn có thể được xem xét một cách đơn giản nhất thông
qua khuôn khổ lý thuyết Keynes Theo cách tiếp cận này, lượng kiều hối được bơmvào nền kinh tế có thể đóng vai trò như một cú sốc tăng chi tiêu trong các mô hìnhtruyền thống Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế mở, khi ta có thể áp dụng môhình Mundel-Flemming dạng đơn giản với giá cả cố định và một hàng hóa hỗn hợp,kết quả của cú sốc kiều hối có thể không đơn giản Có thể thấy là tác động tổng hợpcủa bất cứ cú sốc nào từ phía cầu (kể cả kiều hối) phụ thuộc vào mức độ linh hoạtcủa dòng vốn quốc tế và chế độ tỷ giá hối đoái Ví dụ, trong trường hợp dòng vốnhoàn toàn tự do di chuyển đi liền với chế độ tỷ giá hối đoái hoàn toàn thả nổi, mứctổng sản lượng cân bằng hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường tiền tệ và do đó thườngkhông bị ảnh hưởng bởi dòng kiều hối
Dòng kiều hối cũng có thể dẫn tới thay đổi trong mức giá tương đối giữa cácloại hàng hóa khác nhau, và do đó là sự tái phân bổ các nguồn lực, đến lượt nó, sựthay đổi này lại có thể tác động đến các nhóm xã hội khác nhau ở những mức độkhác nhau Do đó, tác động của kiều hối có thể trở nên phức tạp
Trang 12Xét trên góc độ dài hạn hơn, vai trò của kiều hối với phát triển dài hạn đã
tạo những cuộc tranh luận trong suốt vài thập kỷ qua Điểm chính yếu ở đây làngười tiếp nhận nguồn kiều hối sử dụng khoản tiền nhận được cho tiêu dùng trựctiếp hay là cho đầu tư sản xuất trong tương lai Di cư lao động quốc tế và kiều hối
có tác dụng tháo gỡ những khó khăn về nguồn lực ở các nước nhận kiều hối, nhưcác hạn chế về tín dụng, tài chính, về con người và tinh thần doanh nghiệp Kiềuhối có thể góp phần làm giảm bất bình đẳng trong thu nhập và thông qua đó đónggóp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế
Các nghiên cứu trên, nhìn chung đã cung cấp hệ thống cơ sở lý luận kháchuẩn mực và toàn diện về vấn đề kiều hối và chính sách kiều hối phục vụ pháttriển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các nước đang phát triển Các nghiên cứu và cácbài viết cũng đã nghiên cứu rất nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề kiều hối:bản chất kinh tế xã hội của kiều hối; khuynh hướng kiều hối; các yếu tố quyếtđịnh lượng kiều hồi chảy vào một nền kinh tế; vai trò của kiều hối; tác động kinh
tế xã hội của kiều hối; các chính sách kiều hối tối ưu Tuy nhiên các công trìnhnghiên cứu chưa đánh giá phân tích một cách toàn diện về chính sách kiều hốicủa một số nước châu Á để đưa ra sự so sánh cũng như bài học kinh nghiệm chocác nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng
2.2 Những thảo luận về mặt thực tiễn
Trong những năm gần đây, do sự tăng trưởng khá mạnh của nguồn kiều hối
về Việt Nam nên những vấn đề liên quan đến luồng vốn tài chính này dường nhưngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu Có thể kể ra một
số công trình nghiên cứu điển hình về vấn đề kiều hối như Lê Minh Tâm vàNguyễn Đức Vinh (1999), Nguyễn Anh Dũng và cộng sự (2005), Đặng NguyênAnh (2005), Hernández-Coss (2005), Sakr (2006), Pfau & Giang Thanh Long
Trang 13(2006), Nguyễn Thị Thùy Linh (2006), Nguyễn Đức Thành (2007), Đỗ Thị ĐứcMinh (2007), Nguyễn Minh Thao (2009).
Nghiên cứu của Lê Minh Tâm và Nguyễn Đức Vinh (1999) là nghiên cứu
có tính gợi mở về tiền gửi về (bao gồm trong nước và từ nước ngoài) và đã cóphát hiện rằng, người dân Việt Nam di cư thường có thói quen gửi tiền để hỗ trợgia đình, người thân của mình về chi phí sinh hoạt, chữa bệnh, chi phí học hành
và đầu tư kinh doanh; lượng kiều hối (tiền chuyển từ nước ngoài về) hàng năm,trong những năm 1990 ước khoảng 1 tỷ USD tương đương khoảng 5%GDP(theo thời điểm đó) Tác giả chỉ mới có cơ hội đánh giá mối quan hệ giữa tiềngửi về và thu nhập mà chưa có điều kiện nghiên cứu về kiều hối và đầu tư, kiềuhối và xóa đói giảm nghèo và đặc biệt chưa có nghiên cứu nào về kiều hối vàchính sách tiền tệ, tài chính ngân hàng: như kiều hối và tỷ giá; kiều hối và hệthống dịch vụ ngân hàng, hệ thống thanh toán; kiều hối và nhập khẩu [30]
Hernández-Coss (2005) [12] đã có một nghiên cứu tổng kết khá đầy đủ vềcác kênh chuyển kiều hối từ Canada về Việt Nam, cả chính thức và không chínhthức Theo nghiên cứu này, hệ thống chuyển tiền không chính thức đã và đangđóng một vai trò quan trọng, và nhờ uy tín đã được thừa nhận rộng rãi, mức phíhợp lý, tốc độ và tính gần gũi về văn hoá, hệ thống này có thể cạnh trạnh hiệuquả với hệ thống chuyển tiền chính thức mới chỉ bắt đầu phát triển mạnh gầnđây Tuy nhiên, cả ba nghiên cứu trong năm 2005 trên đây mới chỉ dừng ở việcphân tích các kênh, diễn biễn và tác động của nguồn kiều hối tới nền kinh tế mộtcách định tính chứ chưa dùng các mô hình định lượng
Trong một nghiên cứu định lượng năm 2006, Khaled Sakr đã sử dụng một
mô hình hồi quy đơn giản OLS để ước lượng những nhân tố chi phối lượng kiềuhối chảy về Việt Nam Trong mô hình này, biến phụ thuộc chính là lượng kiềuhối chảy vào Việt Nam, biến độc lập bao gồm thu nhập bình quân đầu người của
Trang 14Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người của Mĩ (đại diện cho thu nhập của ViệtKiều), lượng vốn FDI vào Việt Nam Số liệu được sử dụng trong mô hình đượcthu thập theo năm trong giai đoạn 1991-2005, số liệu năm 2005 là số liệu dựtính Kết quả hồi quy cho thấy kiều hối có khuynh hướng tăng lên khi điều kiệnkinh tế trong nước và môi trường đầu tư được cải thiện (thể hiện qua mức GDPtrên đầu người và lượng vốn FDI) Ngoài ra, sự cởi mở hơn về các điều kiện thểchế từ nửa sau thập kỷ 1990 cũng là một nhân tố quan trọng trong việc thu hútluồng kiều hối.
Nghiên cứu của Pfau và Long (2006) cung cấp nhiều thống kê mô tả hữuích về vấn đề kiều hối ở Việt Nam thông qua các bộ số liệu VHLSS (Viet Namhousehold living standards surveys - điều tra về mức sống của hộ gia đình ViệtNam) Nghiên cứu này cho thấy sự dịch chuyển trong phân phối của kiều hốitrong thời gian gần đây: từ thành thị dịch dần sang nông thôn, từ vùng đồng bằngsông Hồng và Đông Nam bộ dịch dần sang vùng Bắc Trung bộ và đồng bằngsông Cửu Long Ngoài ra, hai tác giả còn tập trung vào tìm hiểu mục đích sửdụng của các nguồn kiều hối này Số liệu thống kê cho thấy, 73% lượng kiều hốiđược phân bổ cho tiêu dùng trực tiếp, trong khi 14% được dùng cho xây (và sửa)nhà, và chỉ có 6% là được dùng cho đầu tư nói chung, tức là kể cả đầu tư chogiáo dục và đầu tư vào sản xuất nông nghiệp
Dưới góc độ tác động của kiều hối tới phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế
hộ gia đình, Nguyễn Thị Thùy Linh (2006) thực hiện một nghiên cứu định lượng
và phát hiện một số kết quả đáng lưu ý Dựa vào kết quả điều tra VHLSS 2002,tác giả đã nghiên cứu tác động của việc nhận tiền (cả từ trong nước lẫn nướcngoài) đến cách thức chi tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam Kết quả nghiên cứucho thấy những hộ gia đình nhận kiều hối có khuynh hướng sử dụng một phầnlớn hơn trong thu nhập tăng thêm cho việc xây và sửa nhà Tuy nhiên có sự khác
Trang 15nhau về chi tiêu kiều hối giữa nhóm hộ nghèo nhất và giàu nhất Trong khi nhóm
hộ nghèo dùng kiều hối để đáp ứng nhu cầu cơ bản cho cuộc sống, thì nhóm hộgiàu hơn có thể sử dụng kiều hối dưới dạng đầu tư vào bất động sản
Tác giả Nguyễn Đức Thành (2007) sử dụng kỹ thuật mô hình hoá cânbằng tổng thể (CGE) để phân tích tác động của kiều hối lên nền kinh tế ViệtNam Kết quả của nghiên cứu này củng cố quan điểm cho rằng ảnh hưởng củakiều hối lên nền kinh tế của các nước đang phát triển là phức tạp và pha trộnnhiều khuynh hướng khác nhau Trong khi hộ gia đình có khuynh hướng thuđược lợi ích từ việc tăng thêm thu nhập, thì ảnh hưởng lên khu vực sản xuất lạikhông rõ ràng như vậy Trong bối cảnh Việt Nam, khi dòng kiều hối tăng nhanh
đi kèm với việc hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, kết quả ướclượng từ nghiên cứu này cho thấy giá của tất cả các nhân tố đều tăng, trong khikhu vực sản xuất công nghiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất và có khuynh hướng bịthu hẹp (các điều kiện khác không đổi) Điều này hàm ý rằng ảnh hưởng dài hạncủa kiều hối lên mặt cung của nền kinh tế có thể theo chiều hướng tiêu cực, và
có thể lấn át những ảnh hưởng tích cực mang tính ngắn hạn từ phía cầu nếu kiềuhối không được sử dụng cho các mục đích đầu tư
Cũng nghiên cứu về tác động của kiều hối đến nền kinh tế Việt Nam, ĐỗThị Đức Minh và cộng sự (2007) đã xây dựng thành công một mô hình cân bằngtổng thể khả toán (CGE) để thực hiện những phân tích định lượng đầu tiên vềảnh hưởng của kiều hối đến nền kinh tế Việt Nam Trong nghiên cứu này, các tácgiả đã xây dựng mô hình mẫu gồm 7 ngành sản xuất, 3 nhân tố sản xuất, 2 nhóm
hộ gia đình, 1 nhóm doanh nghiệp và 4 loại thuế Kết quả cho thấy ảnh hưởngcủa kiều hối tới nền kinh tế là phức tạp và pha trộn nhiều khuynh hướng khácnhau Trong khi hộ gia đình có khuynh hướng thu lợi ích từ việc tăng thêm thunhập thì ảnh hưởng của kiều hối lên khu vực sản xuất lại không rõ ràng
Trang 16Các nghiên cứu khác chủ yếu nghiên cứu kiều hối dưới giác độ là mộtkhoản mục trong cán cân thanh toán quốc tế, do đó ảnh hưởng tới tình trạng cáncân thanh toán, dự trữ ngoại hối, và phần nào ảnh hưởng đến tình trạng đô lahóa, lạm phát trong những điều kiện cụ thể Hoặc kiều hối như một yếu tố trongtiến trình tự do hóa tài chính
Các kết quả đan xen giữa lý luận và thực tiễn về kiều hối, có nhiều mốiquan tâm và nhiều quan điểm khác nhau, có thể tạm thời chia làm 3 nhóm quanđiểm như sau:
Nhóm thứ nhất, bao gồm các tác giả lạc quan về vai trò của kiều hối Ví
dụ, Adam và Page (2003) phát hiện ra rằng cả quy mô di cư quốc tế (được đobằng tỷ trọng dân số sống ở nước ngoài) và quy mô kiều hối gửi về (được đobằng tỷ lệ của lượng kiều hối trên GDP) đều có tác động đáng kể trong việc xóađói giảm nghèo ở các nước đang phát triển Ratha (2003) thừa nhận kiều hối lànguồn tài chính tăng trưởng nhanh, quy mô lớn và ổn định (ít bị phụ thuộc vàochu kỳ kinh tế) Nhờ những đặc điểm đó, tác giả đặt nhiều kỳ vọng vào kiều hốivới tư cách là nguồn tài chính hữu hiệu cho phát triển Ngân hàng thế giới(World Bank 2003, 2004, 2006) công khai ủng hộ quan điểm này Giuliano vàRuiz-Arranz (2005) lập luận rằng kiều hối có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tếnhờ đóng vai trò như một nguồn thay thế cho nguồn tín dụng trên thị trường nộiđịa Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của họ cho thấy ảnh hưởng tăng trưởng củakiều hối phát huy tác dụng rõ nhất ở các nền kinh tế có thị trường tài chính cònkém phát triển Bugamelli và Paternof (2005) cho rằng dòng kiều hối có thể giúplàm ổn định cán cân vãng lai của các nền kinh tế mới nổi, và nhờ thế giúp giảmkhả năng tháo lui tư bản ồ ạt ở các nước này Leon-Ledesma và Piracha (2004)phát triển một mô hình để nghiên cứu hiệu ứng tích cực của kiều hối trên thị
Trang 17trường lao động (tạo công ăn việc làm), và khảo sát thực trạng sử dụng kiều hối
ở một loạt nước Đông Âu
Nhóm thứ hai, bi quan về vai trò của kiều hối Lucas (2004) tóm tắt các
lập luận chính yếu của nhóm này như sau: khía cạnh tác động tiêu cực của kiềuhối nằm ở khả năng làm suy giảm cung hoặc nỗ lực lao động bắt nguồn từ việc
nhận được nguồn tiền chuyển về, cùng với hiệu ứng gần như “căn bệnh Hà Lan”
do tỷ giá hối đoái bị giữ ở mức cao và do đó làm giảm động lực sản xuất các mặthàng có tham gia thương mại quốc tế Thêm vào đó, Bracking (2003) lập luậnrằng một trong những ảnh hưởng xấu của kiều hối nằm ở chỗ những thành viênkhông được tiếp nhận nguồn kiều hối sẽ trở nên nghèo đi tương đối mà thậm chícòn có thể là tuyệt đối do hiệu ứng lạm phát xuất hiện do những người nhận kiềuhối tăng chi tiêu Nói cách khác, những hộ gia đình nhận kiều hối làm xói mònsức mua của những hộ không tiếp nhận nguồn kiều hối
Chami, Fullenkamp và Jahjah (2005) cho rằng vì các dòng kiều hối tácđộng đến tăng trưởng không như mong muốn Lập luận của họ dựa trên một môhình kinh tế vi mô cho phép người ta dự đoán hành vi của hộ gia đình tiếp nhậnnguồn tiền kiều hối Tiếp đó, nhóm tác giả sử dụng một chuỗi số liệu cho 113nước trong quãng thời gian 19 năm để kiểm định giả thuyết của họ
Ngay cả niềm tin truyền thống rằng các dòng kiều hối thường đối nghịchvới các vận động chu kỳ và do đó đóng vai trò như một nhân tố bình ổn cũng bịthách thức Thông qua việc sử dụng một chuỗi số liệu của 87 nước đang pháttriển từ năm 1970 đến 2000, Buch và Kuckulenz (2004) phát hiện ra rằng cácdòng kiều hối thực ra có đặc điểm khá tương đồng với các dòng vốn khác nhưđầu tư trực tiếp (FDI) và nhận viện trợ phát triển chính thức (ODA), nhưng vềtổng thể dòng kiều hối ổn định hơn Thêm vào đó, Sayan (2006) chỉ ra rằngkhông có bằng chứng rõ ràng ủng hộ giả thuyết chống chu kỳ của các dòng kiều
Trang 18hối đối với nhóm nước trong nghiên cứu của mình Một lần nữa, tác động củakiều hối có thể phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng quốc gia trong từng thờiđiểm.
Kể cả khi các dòng kiều hối có khuynh hướng đi ngược lại các chu kỳ, thìChamietal (2006) cũng chỉ ra rằng các tác động của chúng là rất phức tạp Nhómtác giả sử dụng mô hình cân bằng tổng quát ngẫu nhiên để khảo sát tác động củadòng kiều hối đi ngược chu kỳ trong việc hình thành chính sách tài khóa vàchính sách tiền tệ, rồi sau đó xem xét các hiệu ứng tác động đến các biến thực vàdanh nghĩa trong môi trường nền kinh tế đang diễn biến theo chu kỳ Nghiên cứunày cho thấy kiều hối làm tăng thu nhập khả dụng và tiêu dùng, và có tác dụngchống lại các cú sốc thu nhập, do đó làm tăng phúc lợi hộ gia đình Tuy nhiên,kiều hối lại làm thay đổi mối tương quan giữa sản lượng và lao động Ví dụ,trong thời kỳ suy thoái, sản lượng có khuynh hướng giảm và tiền công cókhuynh hướng giảm Trong điều kiện không có kiều hối, cung lao động sẽ tăng
để bù đắp thu nhập có chiều hướng giảm, góp phần giảm bớt tốc độ giảm của sảnlượng Tuy nhiên do kiều hối đóng vai trò như một phần “bảo hiểm” chống lại cúsốc về sự giảm thu nhập nên thực tế cung lao động tăng lên nhiều, do đó chu kỳkinh tế có thể diễn ra nghiêm trọng hơn và làm tăng rủi ro cả về sản lượng lẫnviệc làm Trên cơ sở đó, nhóm tác giả cho rằng chính sách tiền tệ tối ưu trong bốicảnh có kiều hối sẽ chệch khỏi nguyên tắc của Friedman (tăng cung tiền ở mức
độ vừa phải), và do đó nhấn mạnh sự cần thiết cần phải có thêm các chính sách
bổ trợ khác
Nhóm thứ ba, theo quan điểm thận trọng, tùy tình huống Bao gồm
những người thận trọng với tác động hai chiều, hỗn hợp của kiều hối Ví dụ,Glytsos (2002) khảo sát tác động của kiều hối đến cán cân thanh toán, cán cântiết kiệm-đầu tư, tác giả phát triển một mô hình kiểu Keynes để nghiên cứu các
Trang 19hiệu ứng vĩ mô của kiều hối Kết quả cho thấy ảnh hưởng của kiều hối mang tínhhỗn hợp tức có tác động hai chiều và phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từngnước Kapur (2003) thảo luận về những ảnh hưởng có thể của kiều hối trên cảhai mặt tích cực và tiêu cực ở những nấc thang khác nhau (hộ gia đình, quốc gia
và cộng đồng) Drinkwateretal (2003) đánh giá các tác động của kiều hối lên thịtrường lao động bằng cách liên kết hai hiệu ứng ngược chiều nhau: thứ nhất là
hiệu ứng kiểu “căn bệnh Hà Lan”, hay giả thuyết cho rằng kiều hối đóng vai trò
như một loại bảo hiểm thất nghiệp và do đó làm tăng tỷ lệ thất nghiệp; thứ hai làhiệu ứng được cho là tích cực của kiều hối, nghĩa là kiều hối giúp nới lỏng ràngbuộc tín dụng và do đó tạo công ăn việc làm Tác động tổng hợp phụ thuộc vàoviệc hiệu ứng lấn át giữa hai chiều hướng ảnh hưởng tích cực và tiêu cực củakiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia tiếp nhận kiều hối
Như vậy, vai trò của kiều hối luôn là những đề tài thú vị cho giới nghiêncứu, rất khó có thể kết luận là kiều hối thuần túy tốt hay xấu Đứng trên góc độkinh tế vĩ mô về kiều hối, luận án đi sâu nghiên cứu những tác động của kiều hốiđến phát triển kinh tế xã hội của một số nước châu Ấ trên cơ sở so sánh vai tròcủa chính sách kiều hối đến việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn kiều hối
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về kiều hối và chính sách kiều hối
- Đánh giá phân tích thực trạng về chính sách kiều hối của Ấn độ, Trung Quốc vàPhilippines, luận án tìm hiểu bài học kinh nghiệm trong việc thu hút, quản lý và sửdụng nguồn kiều hối một cách có hiệu quả để phát huy tối đa mặt tích cực, hạn chếnhững tác động tiêu cực của dòng kiều hối đến nền kinh tế, xã hội (như hạn chế tìnhtrạng gia tăng bất bình đẳng thu nhập, phân hóa giàu nghèo; hạn chế tác động tiêucực đến tỷ giá hối đoái, tình trạng đô la hóa nền kinh tế,…)
Trang 20- Đánh giá phân tích thực trạng thu hút kiều hối ở Việt Nam trong những năm gầnđây, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm của ba quốc gia Ấn độ, Trung Quốc
và Philippines trong việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn kiều hối một cách cóhiệu quả để hoạch định chính sách kiều hối của Việt Nam trong giai đoạn phát triểnkinh tế xã hội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về kiều hối và chính sách kiều hối: Khái niệm vềkiều hối và chính sách kiều hối; Bản chất của nguồn kiều hối (dòng kiều hối);Những yếu tố kinh tế xã hội quyết định đến nguồn kiểu hối đối với một quốc gia;
- Phân tích và làm rõ tác động của kiều hối đến nền kinh tế ở cấp độ vi mô và
vĩ mô, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển Dưới góc độ vi mô, đề tài sẽ làm
rõ tác động của kiều hối đến đời sống kinh tế của những gia đình trực tiếp nhận kiềuhối, cũng như các tác động thứ cấp lên đời sống cộng đồng; đến các dịch vụ tàichính ngân hàng và hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ Ở cấp độ vĩ mô, đề tài sẽtập trung vào phân tích: (i) tác động của kiều hối đến hệ thống tài chính-ngân hàng,cung cầu tiền, dự trữ ngoại hối quốc gia, tỷ giá hối đoái, (ii) tác động của kiều hốiđến nhập khẩu; (iii) tác động đến tình hình đô la hóa nền kinh tế; (iv) tác động củakiều hối đến lạm phát trong nước; (v) tác động của kiều hối đến thị trường chứngkhoán; (vi) tác động của kiều hối đến đến đầu tư và khuynh hướng tiêu dùng trongnước; (vii) tác động của kiểu hối đến đến thị trường nhà đất; (viii) tác động /mốiquan hệ của kiều hối đến đến đến dịch chuyển lao động (xuất khẩu lao động); (ix)tác động của kiều hối đến xóa đói giảm nghèo/phân hóa giầu-nghèo;
- Trên cơ sở tổng quan lý luận về kiều hối, luận án phân tích chính sách kiềuhối của một số nước Châu Á, trong đó giới hạn phạm vi nghiên cứu đến ba quốc giatiêu biểu nhất là Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines
Trang 21- Từ sự phân tích chính sách kiều hối của ba quốc gia trên, luận án đưa ra
sự so sánh về chính sách thu hút kiều hối của ba quốc gia để từ đó rút ra nhữngbài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quảnguồn kiều hối cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
- Để minh chứng cho những luận điểm của luận án, phạm vi nghiên cứucủa luận án chọn mẫu điển hình ba quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc và Philippinesvới thực trạng và tác động của kiều hối trong khoảng thời gian từ năm 1995 trởlại đây
5 Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng những phương pháp chủ yếu trong khoa học xã hội gồm phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp
6 Những đóng góp của luận án:
- Tổng hợp những vấn đề chung về kiều hối và chính sách kiều hối làm cơ
sở lý luận cho việc nghiên cứu đánh giá những tác động của kiều hối cho sự pháttriển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
- So sánh và đánh giá chính sách kiều hối của ba quốc gia Ấn độ, TrungQuốc và Philippines nhằm đúc rút những bài học kinh nghiệm cho chính sách kiềuhối của Việt Nam để thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kiều hối
- Luận án mạnh dạn đưa ra những kiến nghị về chính sách kiều hối của ViệtNam vận dụng trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 trên cơ sở
Trang 22đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng kiều hối của Việt Nam trong giai đoạn từ
1995 đến nay
7 Kêt cấu của luận án;
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án đượcchia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiều hối và chính sách kiều hối
Chương II: Kiều hối và chính sách kiều hối của một số nước Châu Á
Chương III: Bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định và thực thi chính sáchkiều hối ở Việt Nam
Trang 23CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỀU HỐI
VÀ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI
1.1 Tổng quan về kiều hối
1.1.1 Khái niệm về kiều hối
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa kiều hối “là hàng hoá và các công cụ tài chính do người lao động sống và làm việc ở nước ngoài từ một năm trở lên chuyển về đất nước họ” Theo Ngân hàng thế giới (WB):
“Kiều hối bao gồm các khoản chuyển tiền từ nước ngoài có nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ở nước ngoài, được thể hiện trong cán cân thanh toán quốc tế là các khoản chuyển tiền (ròng)” Mặc
dù việc chuyển tiền (remittances) có thể mang tính quốc tế hoặc nội địa (giữacác vùng khác nhau của cùng một nước) nhưng trong luận án chỉ đề cập đếnviệc chuyển tiền quốc tế (international remittances) Theo Puri & Ritzema
(1999), kiều hối (international remittances) có thể được định nghĩa là “phần thu nhập của người lao động ở nước ngoài gửi về nước”.
Lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã đánh giá về kiều hối là “mộtnguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại nguồn ngoại tệmạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả”.Kiều hối đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các nước đang phát triển
do đó nó là nguồn tài chính ổn định và ít biến động ngay cả trong giai đoạnkhủng hoảng kinh tế toàn cầu Và tại Việt Nam, kiều hối không chỉ là nguồnthu nhập của thân nhân những người đang lao động ở nước ngoài mà nó còn
là nguồn động viên thiết thực đối với sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam
Trang 24Theo quyết định 170/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày19/08/1999 đã giải thích định nghĩa về kiều hối: “Kiều hối là các ngoại tệ tự
do chuyển đổi được chuyển vào Việt Nam theo các hình thức sau:
- Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép;
- Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tàichính bưu chính quốc tế;
- Cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt Nam Cá nhân ở nướcngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho ngườiViệt Nam ở nước ngoài phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệmang hộ từ nước ngoài gửi về cho người thụ hưởng ở trong nước.”Như vậy, quan điểm về định nghĩa kiều hối của Việt Nam thống nhấtvới định nghĩa của Ngân hàng thế giới và luận án dựa vào quan điểm thốngnhất này làm cơ sở lý luận cho phân tích
1.1.2 Sơ lược về dòng chu chuyển kiều hối toàn cầu
Sự khác biệt về chính trị, về sự phát triển kinh tế và mức sống giữa cácquốc gia luôn tạo ra dòng dân di cư từ những nước có nền kinh tế kém pháttriển, chính trị kém ổn định sang những nước có nền kinh tế, chính trị ổnđịnh và phát triển hơn Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, tínhđến năm 2010 có khoảng 250 triệu người, chiếm khoảng 3% dân số toàn thếgiới sống tại nước khác nơi họ sinh ra Năm 2010 có 42,8 triệu người nhập
cư vào Mỹ, 12,3 triệu người nhập cư vào Nga, 10,8 triệu người nhập cư vàoĐức và 7,2 triệu người nhập cư vào Canada Một số liệu khác đưa ra để cóthể thấy dòng nhập cư lớn trên thế giới: tại Qatar, 86,5% dân số là dân nhậpcư; tại Monaco tỷ lệ này chiếm 71,6% tổng dân số và tại Macao, 54,7% dân
số là dân nhập cư [19] Một vài số liệu trên đã cho chúng ta thấy sự dichuyển cơ học dân số lớn trên thế giới Điều này sẽ kéo theo một dòng ngoại
Trang 25tệ chảy từ những nước có dân nhập cư về những nước có dân di cư do nhữngngười dân di cư này gửi tiền về quê hương đầu tư hoặc giúp đỡ những ngườithân đang sinh sống tại quê hương Có thể nói, nguồn ngoại tệ này đã đóngmột vai trò quan trọng trong việc cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nóiriêng và phát triển kinh tế của các quốc gia nói chung, đặc biệt đối với cácquốc gia đang phát triển Trong năm 2010, dòng kiều hối trên toàn thế giớiđạt hơn 440 tỷ USD, trong đó các nước đang phát triển nhận được 325 tỷUSD, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Philippines và Pháp [19].Nguồn kiều hối đã trở thành một nguồn ngoại tệ quan trọng của các quốc giađang phát triển trên thế giới Nghiên cứu của Dilip Ratha và đồng tác giả(2010) đã chỉ ra rằng nguồn tiền gửi về từ kiều hối được xem như là nguồnngoại tệ quan trọng thứ hai sau nguồn đầu tư trực tiếp của các nước đangphát triển, nó chiếm khoảng 2% trong tổng GDP của các quốc gia đang pháttriển và chiếm 6% của các quốc gia có thu nhập thấp, thậm chí trong một sốquốc gia nguồn này chiếm khoảng ¼ GDP [10] Nguồn thu từ kiều hối đượcxem như là một thu an toàn, tương đối ổn định và ít rủi ro so với các nguồnngoại tệ khác như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hay các khoan vay nợ nướcngoài Từ hình 1.1 sau đây, chúng ta nhận thấy rằng nguồn thu từ kiều hốikhá ổn định và có xu hướng tăng từ năm 1991 đến năm 2008
Trang 26Hình 1.1 : So sánh nguồn thu ngoại tệ từ kiếu hối và các nguồn khác của các nước đang phát triển
Nguồn: World Bank (2011)
Điều này có thể được giải thích trong những năm gần đây việc gửi tiềntrở nên đơn giản hơn nhờ sự phát triển của các dịch vụ tài chính quốc tế vàviệc đi lại giữa các quốc gia cũng dễ dàng hơn
Tuy nhiên đến năm 2008 - 2009 dòng tiền này bị giảm do cuộc khủnghoảng kinh tế toàn cầu xảy ra đã tác động lớn đến thu nhập của kiều bào, sốlượng người thất nghiệp tại Mỹ cũng như các nước phát triển khác tăng lênđáng kể Nếu từ năm 2008, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn ODA
và các khoản vay nợ giảm mạnh thì lượng tiền từ kiều hối chỉ giảm nhẹ và cóchiều hướng đi lên ngay sau năm 2009 trong khi các nguồn vốn khác vẫn có
xu hướng giảm Mặt khác, các số trong hình vẽ cũng khẳng định vị trí thứ 2của nguồn kiều hối so với các nguồn thu ngoại tệ khác Để hiểu rõ hơn vai
Trang 27trò của kiều hối cũng như dòng chu chuyển kiều hối của các quốc gia, hãyxem xét bảng số liệu sau đây:
Bảng 1.1: Thu hút kiều hối của các châu lục (Đơn vị: tỷ USD)
Nguồn: World bank, 2011
Từ bảng trên chúng ta thấy rằng từ năm 1995 đến 2006 Mỹ La Tinh vàCaribe là những khu vực nhận được dòng ngoại tệ từ kiều hối lớn nhất, cụ thểnăm 2006, khu vực này đã nhận được 59.2 tỷ USD Trong những năm này sốlượng người dân Mexico tràn qua biên giới Mỹ để nhập cư bất hợp pháp giatăng, điều này góp phần giải thích lượng tiền ngoại tệ gửi về khu vực nàychiếm con số cao nhất Tuy nhiên từ năm 2007 đến nay, số kiều hối của khu
Trang 28vực Châu Á - Thái Bình Dương gia tăng, vượt lên chiếm con số lớn nhất trênthế giới; năm 2010 khu vực này đã nhận được 91.2 tỷ USD Cận Sahara chiếmcon số nhỏ nhất qua các năm bởi số nước từ châu lục này ít và lượng dân sốcũng nhỏ Nhìn chung, số lượng tiền nhận được từ kiều hối liên tục gia tăngqua các năm trên tất cả các châu lục Người nhập cư trên thế giới đã gửi tổng
số tiền hơn 300 tỷ USD về quê hương trong năm 2006 Số tiền này nhiều hơn
cả hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổvào các quốc gia đang phát triển, đồng thời đem lại cơ hội phát triển lớn chocác quốc gia này nếu được sử dụng hợp lý Theo báo cáo công bố của QuỹPhát triển nông nghiệp Quốc tế và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, mỗi ngườitrong số 150 triệu người di cư trên thế giới hàng năm gửi bình quân vài trămUSD về nhà và nuôi sống hàng triệu gia đình tại 162 quốc gia đang phát triển.Các nhà phân tích cho biết, nếu được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả,
số tiền này sẽ có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế thế giới vốn dĩ vẫn phụthuộc vào vốn hỗ trợ phát triển chính thức và đầu tư trực tiếp nước ngoài.Kevin Cleaver, Trợ lý chủ tịch của Quỹ Phát triển nông nghiệp - một cơ quancủa Liên hiệp quốc cho biết “Tôi đảm bảo rằng, cơ cấu viện trợ sẽ chuyểnhướng trong vòng 10 năm tới, đây là một sự chuyển biến thực sự cơ cấu cácdòng vốn” Luồng kiều hối do lao động nhập cư đã gửi về gia đình đổ vào khuvực châu Á - Thái Bình Dương là nhiều hơn bất kỳ khu vực nào khác Năm
2010, lượng kiều hối đổ về hai khu vực này là 91,2 tỷ USD Sát sau châu ÁThái Bình Dương là Mỹ La tinh và khu vực Caribe, nhận được tổng số tiền là
58 tỷ USD Kiều hối có ý nghĩa quan trọng với nhiều quốc gia Trong số 162nước đang phát triển được điều tra, 45 nước nhận được lượng kiều hối chiếmhơn 10% GDP Như vậy, rất nhiều người nhập cư là chỗ dựa chính cho quêhương của họ Donald F Terry, Giám đốc Quỹ Đầu tư đa phương của Ngân
Trang 29hàng Phát triển liên Mỹ cho biết, hàng năm, lượng kiều hối toàn cầu tăngkhoảng 10% Cùng với sự tăng trưởng này, phí chuyển tiền cũng giảm xuốngnhanh chóng do cạnh tranh gia tăng giữa các nhà cung cấp dịch vụ và sự điềutiết của chính phủ Tuy nhiên, báo cáo công bố của Quỹ Phát triển nôngnghiệp Quốc tế và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ đánh giá số tiền này chưa cótác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này, vì phần lớn được sửdụng cho tiêu dùng quy mô nhỏ Hiện tại, 80 - 90% lượng kiều hối được sửdụng cho các nhu cầu cơ bản của các gia đình như thức ăn, chỗ ở và giáo dục.Phần còn lại chủ yếu dành cho tiết kiệm hoặc đầu tư nhỏ như cất tiền vào tủhoặc mua một con bò sữa Mặc dù kiều hối giúp các gia đình thoát nghèo,nhưng thử thách lớn ở đây là việc tận dụng khoản tiền này cho phát triển kinh
tế Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, ảnh hưởng của kiều hối đối với các nềnkinh tế Mỹ Latin rất khiêm tốn Vì tỷ lệ của kiều hối trong GDP tăng thêm 1%thì tỷ lệ dân số nghèo của các quốc gia này giảm 0,4% Lý do tại sao chúng takhông thể tận dụng lượng tiền này để phát triển vì nó vẫn nằm trong phạm vicác giao dịch tiền - tiền, Donald F Terry cho rằng cần phải tìm cách đưa sốtiền này vào hệ thống tài chính ngân hàng Theo Cleaver, kết quả như vậy cóthể được tăng cường bằng cách cải thiện môi trường đầu tư ở các nước đangphát triển và mở rộng hệ thống ngân hàng để hướng tới những khu vực nôngthôn Tiềm năng rất mạnh mẽ ở các khu vực bao gồm Đông Âu và Đông Nam
Á Ở những khu vực này, gần như tất cả kiều hối được chuyển ra tiền mặt từcác ngân hàng Chìa khóa ở đây là biến những người nhận tiền thành kháchhàng của các ngân hàng này, mở tài khoản và vay vốn từ ngân hàng
Theo Ngân hàng thế giới (WB), kiều hối chuyển về các nước đang pháttriển sẽ tiếp tục tăng lên trong vài năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng năm 2011
và năm 2012 lần lượt là 6,2% và 8,1% Trên khắp thế giới, nhóm nước nhận
Trang 30kiều hối nhiều nhất trong năm 2010 bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Mêhicô,Philippines và Pháp Báo cáo mới cập nhật của Ngân hàng thế giới (WB) nhậnđịnh kiều hối toàn thế giới năm 2013 ước tính đạt 534 tỉ USD và sẽ tăng lên 685
tỉ USD vào năm 2015
Hình 1.2: Nhóm nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới tính đến 2010
Nguồn: World bank, 2011
Trong đó, các nước đang phát triển sẽ nhận được tổng cộng 406 tỉ USDkiều hối năm 2012, tăng 6,5% so với năm 2011 Dẫn đầu danh sách này là Ấn
Độ với 70 tỉ USD Theo sau là Trung Quốc (66 tỉ USD), Philippines và Mexico(cùng 24 tỷ USD), Nigeria (21 tỉ USD), Hy Lạp (18 tỉ USD), Pakistan vàBangladesh (cùng 14 tỉ USD) WB dự báo lượng kiều hối chảy vào các nướcđang phát triển sẽ tăng 7,9% trong năm 2013
Quốc gia, vùng lãnh thổ Người di dân (triệu người)
Trang 31106 tỷ USD Việt Nam là một trong mười quốc gia có đóng góp lớn nhất vàokết quả này, với tổng số tiền nhận được từ kiều hối lên tới 12 tỷ USD trongnăm 2013, chỉ sau Ấn Độ (71 tỷ USD năm 2013), Trung Quốc (60 tỷ USDnăm 2013), và Philippines (22,5 tỷ USD năm 2013) Từ năm 2008 đến nay,Việt Nam luôn đứng trong nhóm 10 nước nhận tiền gửi từ kiều hối lớn nhấttrong khu vực châu Á - Thái Bình Dương Trong năm 2009, dòng ngoại tệnhận được từ kiều hối của Việt Nam chiếm 7% GDP, đứng thứ 4 trong khuvực châu Á, sau Tonga (27.7%), Samoa (22.3%), Philippines (11.7%) [19].Những kết quả trên đã phần nào cho chúng ta thấy vai trò quan trọng của dòngkiều hối đối với Việt Nam nói riêng và các quốc gia Châu Á nói chung Dòngkiều hối gửi về Việt Nam có thể được chia thành hai nguồn: một là nhữngngười định cư và sinh sống ở nước ngoài và hai là những người đi lao độnghoặc kinh doanh ngắn hạn ở nước ngoài gửi tiền về Nhóm thứ nhất hiện nay
có khoảng 3 triệu dân (gần 4% dân số của cả nước), sống chủ yếu ở Mỹ, Đức,
Úc và Canada, điều này thể hiện ở bảng số liệu sau đây:
Bảng 1.2: Số lượng Việt kiều sinh sống tại một số các quốc gia
Nguồn: Sakr, 2006
Trang 32Trong những năm 70, nhóm thứ 2 chủ yếu chỉ tập trung tại Liên Xô vàcác nước Đông Âu bởi giai đoạn đó Việt Nam chưa mở cửa và còn chịu nhiềulệnh cấm vận của Mỹ Tuy nhiên, bước sang những năm 1980, chính phủ ViệtNam đã mở rộng quan hệ ngoại giao và xuất khẩu lao động sang những nướcTây Âu và Trung Đông, đặc biệt những nước Đông Á, con số này lên tới 300 -
400 ngàn người, điều này được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.3: Số lượng lao động Việt Nam tại một số quốc gia châu Á
di cư vẫn lớn hơn số lượng người Việt Nam xuất khẩu lao động sang các nướcthuộc châu lục này Mặt khác, những người đi lao động thường có tay nghề kémhơn dân bản xứ và những người định cư, nên mức lương họ thường nhận đượcthấp hơn với mức lương trung bình khoảng 500 - 600 USD Do vậy, số lượngtiền gửi về từ những người định cư thường lớn hơn, chiếm khoảng 90% trongtổng số lượng tiền gửi từ kiều hối (Sakr, 2006) Tuy nhiên, chúng ta cũng phảighi nhận rằng, khả năng tích luỹ của nhóm thứ 2 là lớn và đa phần thu nhập của
họ được gửi về trong nước để hỗ trợ gia đình Theo nghiên cứu của Sakr (2006),phần lớn mỗi Việt kiều hàng năm gửi tiền về cho gia đình thông qua kênh chính
Trang 33thức từ 500-1000 USD, trong đó người đi lao động chỉ gửi khoảng 300-500USD Trong những năm gần đây, lượng tiền từ kiều hối gửi về Việt Nam ngàymột tăng và là nguồn ngoại tệ quan trọng và ít rủi ro nhất đối với sự phát triểnkinh tế xã hội
Như vậy, kiều hối hiện nay là một nguồn lực kinh tế quan trọng đối vớinhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, tác động thực sự của kiều hối đến nền kinh
tế của những nước nhận chúng như thế nào vẫn còn là đề tài tranh luận của nhiềugiới học thuật
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng kiều hối giữa các quốc gia
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 3 nhóm nhân tố cơ bản có thể tác độngđến dòng kiều hối: 1) nhóm các yếu tố tác động bởi tình cảm (altruistic); 2)nhóm các yếu tố kinh tế vi mô (micro-economic) và 3) nhóm các yểu tố kinh tế
vĩ mô (macro-economic)
Một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến hành động gửi tiền kiều hối
là mối liên hệ với người thân tại quê hương Để hiểu rõ hơn những tác động tìnhcảm đến quyết định gửi tiền của kiều hối, chúng ta cùng phân tích các động lựcgửi tiền của kiều hối Động lực gửi tiền kiều hối chịu chi phối của yếu tố cơ bản
là sự tương hỗ trong gia đình và lợi ích cá nhân của người gửi tiền Đối với sựtương hỗ trong gia đình, dòng tiền của kiều hối sẽ bị tác động bởi thu nhập củangười gửi tiền và thu nhập của người nhận tiền kiều hối Đối với lợi ích của cánhân người gửi tiền kiều hối, dòng tiền gửi kiều hối thường liên quan đến một tàisản hữu hình, danh tiếng trong xã hội hoặc củng cố mối quan hệ với người thân
và bạn bè Hoặc cũng có thể yếu tố tương hỗ và lợi ích cá nhân được pha trộnlàm tăng động lực gửi tiền của kiều hối
Nhóm yếu tố thứ 2 bao gồm các yếu tố vi mô, đó là các yếu tố liên quantrực tiếp đến hoàn cảnh và đặc điểm của người gửi tiền và người nhận tiền Đối
Trang 34với người gửi tiền, đó là mức thu nhập cá nhân của họ, trình độ học vấn, giớitính và dân tộc Thu nhập thường có quan hệ thuận chiều với dòng tiền gửi củakiều hối bởi nó tác động trực tiếp đến khả năng của kiều hối Trình độ giáo dục ởđây được hiểu như là nhu cầu giáo dục của người thân trong gia đình và đó làđộng lực để kiều bào gửi tiền về hỗ trợ cho gia đình họ Cuối cùng, dân tộc ảnhhưởng đến văn hoá của mỗi nhóm khác nhau, từ đó có thể tác động đến hành vi
và quyết định của mỗi người Đối với người nhận tiền gửi, các nhân tố ảnhhưởng đến quyết định của họ là mức thu nhập của gia đình họ, thái độ của ngườigửi tiền Thông thường những người có thu nhập thấp thường mong muốn nhậnđược tiền giúp đỡ từ kiều hối hơn Mặt khác, mức độ giàu có của người nhận tiềncũng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của kiều hối Ngoài ra một số yếu tố vi
mô khác cũng được đặt trong giả thuyết như các nhân tố ảnh hưởng đến dòngtiền của kiều hối: mức độ ràng buộc tình cảm giữa người gửi tiền và người nhậntiền, nếu là vợ chồng, cha mẹ thì dòng tiền gửi về sẽ đều đặn và lớn hơn; kếhoạch của kiều bào, những người thường xuyên trở về nước hoặc có kế hoạch trở
về nước sinh sống, họ sẽ có kế hoạch chuyển tiền nhiều hơn
Nhóm thứ ba bao gồm các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, chính sách lãisuất, tỷ giá, chính sách quản lý ngoại hối, hệ thống chuyển tiền, sự phát triển cáctrung gian tài chính, sự khác biệt về lãi suất giữa hai quốc gia cũng là nhữngnhân tô vĩ mô tác động đến dòng tiền gửi kiều hối
Từ những nhân tố cơ bản có thể tác động đến dòng kiều hối, có thể phântích những nguyên nhân hình thành dòng tiền kiều hối giữa các quốc gia nhưsau:
Nguyên nhân thứ nhất là yếu tố khách quan từ quá trình toàn cầu hóa và
xu hướng quốc tế hóa giữa các quốc gia đã tạo ra một môi trường toàn cầu vềquan hệ kinh tế, hợp tác song phương và đa phương về thương mại và đầu tư
Trang 35Các nước đang phát triển luôn có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn cho tăng trưởngkinh tế và phát triển bền vững, nhất là xóa đói giảm nghèo Đối với các nướcnày, nguồn lực trong nước là cơ bản, nhưng nguồn lực từ bên ngoài luôn có vaitrò đặc biệt quan trọng cho sự tăng trưởng bứt phá, đuổi kịp các nền kinh tế pháttriển khác Nhằm đáp ứng yêu cầu vốn, các quốc gia đang phát triển ngoài cácbiện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu
tư gián tiếp, còn đặc biệt quan tâm đến những khoản tiền của các cá nhân chuyển
từ nước ngoài về cho thân nhân trong nước, đó là dòng tiền kiều hối Kiều hốingày càng có khuynh hướng quan trọng đối với các quốc gia có thu nhập trungbình và thấp
Nguyên nhân thứ hai là khoảng cách chênh lệch về tiền lương giữa nước
giàu và nước nghèo Chênh lệch tiền lương chính là một động lực quantrọng thúc đẩy người lao động di cư sang các nước phát triển tìm kiếmthu nhập cao hơn để gửi tiền về nước với mong muốn cải thiện cuộc sốngcho gia đình ở quê nhà
Nguyên nhân thứ ba là do những người định cư ở nước ngoài có nhu cầu
muốn trở về quê hương đầu tư sản xuất kinh doanh với mong muốn tìm kiếm lợinhuận và đóng góp công sức của bản thân trong công cuộc xây dựng và pháttriển quê hương
Nguyên nhân thứ tư là người di cư thường gửi tiền về nhà vì anh ta quan
tâm tới cuộc sống của gia đình anh ta ở quê nhà Với động cơ này, người đi laođộng hoặc sống ở nước ngoài cảm thấy giảm bớt lo lắng cho gia đình của mìnhtại quê hương họ Những người di cư làm ăn thành công thường có các khoảntiết kiệm và dùng một phần tiết kiệm này để đầu tư về nước mình như mua bấtđộng sản, các tài sản tài chính khác Gia đình của họ đóng vai trò như các đơn
vị tín thác, làm nhiệm vụ quản lý các tài sản đó trong thời gian họ đang làm việc
Trang 36hoặc sinh sống ở nước ngoài Một lý do khác để chuyển tiền kiều hối về cho giađình là do người chuyển tiền tính tới khả năng được thừa kế từ cha mẹ trongtương lai Trong trường hợp này, những thành viên trong gia đình có đóng gópvào sự phát triển của gia đình (ví dụ như chuyển tiền về cho gia đình) sẽ tấtnhiên được hưởng thừa kế trong tương lai.
Nguyên nhân thứ năm có thể phân tích về nhân khẩu học Theo thống kê
của Ngân hàng Thế giới, dân số của các quốc gia phát triển có xu hướng già đitrong khi cơ cấu độ tuổi của các nước đang và kém phát triển có xu hướng ngàycàng trẻ hơn, khoảng 31% dân số ở nước nghèo là dưới 14 tuổi trong khi ở cácnước phát triển độ tuổi này chỉ chiếm 18% Khi dân số ngày càng già đi, cácquốc gia phát triển sẽ phải tìm các nguồn lao động khác để thúc đẩy kinh tế bởi
lẽ nếu không có những người lao động mới, chính phủ sẽ tới lúc không đủ tiền
để trả lương hưu cho số người già đang tăng Ngân hàng thế giới ước lượngrằng tới năm 2025, cứ 100 lao động ở nước giàu sẽ phải nuôi 111 người phụthuộc, chủ yếu là những người nhận lương hưu Chính vì vậy, chính phủ cácquốc gia phát triển có xu hướng thu hút lao động trẻ từ các quốc gia đang pháttriển có tiềm lực về lao động để phát triển kinh tế, điều này đã dẫn đến số laođộng xuất khẩu từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển ngày mộtgia tăng mạnh mẽ, và chính số lao động xuất khẩu này đã tạo thành một dòngtiền kiều hối không nhỏ chảy về các nước đang phát triển
Nguyên nhân thứ sáu là do các quốc gia tiếp nhận kiều hối ngày càng đưa
ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút dòng tiền kiều hối về nước, coi như mộtdòng vốn ngoại tệ từ bên ngoài Số liệu về kiều hối cho thấy lượng kiều hốingày nay đã lớn hơn viện trợ phát triển tới 7 hay 8 lần Một lý do giải thíchmức tăng nhanh về kiều hối có thể không những vì lượng tiền này tăng lên,
mà còn do các khoản phi chính thức trước kia, nay đã được chuyển theo các
Trang 37kênh chính thức, thông qua sự tiến bộ của hệ thống dịch vụ ngân hàng và tự dohóa tài chính.
Nguyên nhân thứ bảy là thanh toán các khoản nợ Thông thường các gia
đình phải vay tiền để trang trải chi phí cho người đi xuất khẩu lao động hoặcsang học tập ở nước ngoài, với hy vọng rằng sau một thời gian lao động và họctập hoặc có việc làm, họ sẽ gửi một phần tiền về để thanh toán một phần hoặctoàn bộ các khoản nợ trước đó Đây thực chất giống như một khoản đầu tư
Động cơ cuối cùng có thể xem xét là động cơ đồng bảo hiểm Người di cư
có thể đầu tư vào bất kể tài sản tài chính nào tại nước mình làm việc, nhưng lạikhông thể tránh được những rủi ro do thị trường tài chính không hoàn hảo.Chính vì vậy, một chỗ dựa vững chắc để giảm thiểu rủi ro này là chuyển tiền vềcho gia đình Khi điều kiện thuận lợi, chuyển tiền về sẽ giúp cải thiện cuộc sốnggia đình Ngược lại, khi điều kiện lao động, kinh tế ở nước ngoài không thuận lợithì gia đình chính là chỗ dựa vững chắc và yên tâm cho anh ta trở về Như vậyđây là một chiến lược đồng bảo hiểm với các khoản chuyển tiền đóng vai trò nhưhợp đồng bảo hiểm cho người di cư
1.1.4 Tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển
1.1.4.1 Những tác động tích cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển
Sự gia tăng dòng kiều hối có những tác động tích cực đến phát triển kinh
tế xã hội của các quốc gia nhận kiều hối Một trong những tác động tích cực củakiều hối đến nền kinh tế chính là những đóng góp của kiều hối trong sự gia tăngtiết kiệm quốc gia, được tính bằng giá trị tiền để lại không sử dụng cho mục đíchtiêu dùng của những chủ thể nhận các dòng kiều hối Phần tiết kiệm từ kiều hối
có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư trực tiếp, được gửi bằng ngoại tệ
Trang 38hay bản tệ vào các tổ chức tài chính khác, và một phần có thể được cất trữ dướidạng tiền mặt, vàng, Ngoài phần kiều hối được sử dụng như một nguồn vốn đầu
tư trực tiếp, kiều hối được gửi vào các tổ chức tài chính sau đó lại được cho vaytài trợ cho các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế Theo lý thuyết của Keynes, kể
cả trường hợp kiều hối được sử dụng toàn bộ cho các mục đích tiêu dùng thìcũng có tác động làm tăng tổng cầu và dẫn đến tăng trưởng kinh tế Đã có nhiềunghiên cứu tập trung phân tích tác động dài hạn của kiều hối đối với nền kinh tếvới kết quả cho thấy, các tác động này chịu ảnh hưởng bởi những động cơ khácnhau của các nước chuyển tiền và đặc điểm riêng của các nước nhận tiền Đốivới các nước chuyển tiền, thường trên cơ sở mục tiêu mang tính xã hội và giađình chứ không phải vì mục tiêu giảm chênh lệch thu nhập không ổn định vàkhông đồng đều, là thị trường tài chính kém phát triển, đặc biệt hoạt động tíndụng và bảo hiểm rất hạn chế Trong những hoàn cảnh như vậy, kiều hối thườngđóng vai trò thay thế cho thị trường tài chính, chẳng hạn, tạo điều kiện cho các
hộ gia đình tham gia các hoạt động đầu tư, kể cả đầu tư cho nguồn nhân lực, qua
đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước Nhiều nghiên cứu cho thấy cóquan hệ đồng biến với tỷ lệ trẻ em đến trường ở nhiều quốc gia bởi lẽ các giađình có thu nhập từ kiều hối sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho sự học hành củacon cái Chẳng hạn, nghiên cứu của Lopez-Cordova và Olmeda năm 2006 tạiPhilippine có kết quả là tỷ lệ tăng trưởng kiều hối 10% so với thu nhập banđầu của hộ gia đình dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng số học sinh trong độ tuổi 17-21.Chính sự gia tăng đầu tư cho con người đã dẫn đến làm tăng chất lượng nguồnnhân lực và tăng năng suất lao động, từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tếtại các quốc gia nhận kiều hối Bên cạnh đó, những kiến thức và kinh nghiệmtích luỹ được của những người dân sống định cư ở nước ngoài còn làm tăng
Trang 39giá trị và hiệu quả sử dụng nguồn vốn họ chuyển về cho người thân ở trongnước.
Kiều hối cũng có những đóng góp tích cực đến sự phát triển của thịtrường tài chính vì những khoản tiền này làm tăng nguồn cung ứng vốn chocác tổ chức tài chính Mối quan hệ giữa kiều hối, sự phát triển thị trường tàichính và tăng trưởng kinh tế có thể được xem xét ở một số cấp độ Tại các thịtrường tài chính phát triển, hoạt động có hiệu quả, tác động tích cực của kiềuhối được gia tăng do những dòng tiền này được sử dụng vào những mục đích
có hiệu quả nhất, qua đó có tác động tích cực hơn đến tăng trưởng kinh tế.Mặt khác, kiều hối có thể bù đắp cho những thị trường tài chính kém hiệu quả.Bởi lẽ, kiều hối có thể giúp các nhà đầu tư vượt qua được những hạn chế củathị trường tài chính về sự thiếu vắng các sản phẩm huy động và cấp tín dụngphù hợp để tìm kiếm được mức sinh lời cao Trong những trường hợp này,kiều hối có tác động trực tiếp đến các hoạt động đầu tư và tăng trưởng kinh tếtrong khi thị trường tài chính vẫn kém phát triển Có những bằng chứng cụ thểủng hộ quan điểm cho rằng kiều hối có tác động mạnh nhất đến tăng trưởngkinh tế tại những thị trường tài chính kém phát triển Ví dụ, nghiên cứu củaDustmann và Kirchamp (2001) tập trung tìm hiểu tác động của kiều hối donhững người Thổ nhĩ kỳ sống tại Đức chuyển về nước cung cấp vốn thành lậpcác doanh nghiệp nhỏ Trong mẫu nghiên cứu của họ, có đến 50% số tiền kiềuhối tích luỹ trong 4 năm được dùng vào việc thành lập các doanh nghiệp nhỏ.Tác động to lớn của kiều hối đến hoạt động đầu tư trong nghiên cứu trên đãchứng minh rằng sự kém phát triển của thị trường tài chính là một trở ngại lớn
đã được khắc phục bởi các dòng kiều hối
Ngoài ra, tác động của kiều hối còn được xem xét ở khía cạnh xã hội,
đó là giúp nâng cao nhận thức của người phụ nữ trong gia đình, thực hiện kế
Trang 40hoạch hoá và giảm tỷ lệ sinh đẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống của ngườidân Kiều hối cũng có tác động tích cực đến chăm sóc y tế, tăng cường sứckhoẻ cho người dân, đặc biệt tại các quốc gia có hệ thống y tế kém phát triển.Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2006 tại các quốc gia Mỹ Latinh cho thấy một trong những động cơ quan trọng để những người dân sống
và làm việc tại nước ngoài chuyển tiền về nước là để trang trải các chi phíchăm sóc y tế
Những đóng góp tích cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội trênmột số điểm nổi bật sau:
Một là, kiều hối là kênh cung cấp ngoại tệ mạnh, làm tăng dự trữ ngoại hối và tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai.
Kiều hối là nguồn ngoại tệ tương đối ổn định và ít rủi ro: dòng ngoại tệnhận được từ kiều hối góp phần hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế của các quốcgia đang phát triển bởi bản chất của nó không phải là một khoản nợ hay mộtkhoản trao đổi giữa các quốc gia, vì vậy mức độ rủi ro thấp hơn FDI và ODA.Dòng kiều hối chảy về nước bổ sung ngoại tệ cho nền kinh tế, nhờ đó làm thuhẹp khoảng cách giữa cung cầu trong tình trạng khan hiếm ngoại tệ, và từ đó áplực tăng tỷ giá cũng vì thế mà được giảm bớt Nếu dòng kiều hối chuyển về nướcthông qua hệ thống ngân hàng khi tỷ giá đang ở mức ổn định, làm tăng dự trữngoại hối quốc gia, trên cơ sở đó thực hiện các vai trò quan trọng của quỹ dự trữnày đối với nền kinh tế như: duy trì tính thanh khoản của thị trường ngoại hối đểhạn chế tác động tiêu cực trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính; duy trìlòng tin về khả năng đảm bảo khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ nước ngoài củanền kinh tế; khả năng hỗ trợ giá trị của đồng nội tệ; thể hiện khả năng đảm bảotài chính của một quốc gia; góp phần thu hút đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếpnước ngoài hay dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp và thảm họa mang tính quốc