Thực trạng của dòng kiều hối chảy vào Việt Nam *) Nguồn hình thành kiều hối ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách kiều hối của một số nước châu á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 103)

- Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

3.2.3Thực trạng của dòng kiều hối chảy vào Việt Nam *) Nguồn hình thành kiều hối ở Việt Nam

*) Nguồn hình thành kiều hối ở Việt Nam

Hiện nay có hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập tại 103 nước và vùng lãnh thổ, có tiềm lực đáng kể về kinh tế, tri thức. Mỗi năm, có khoảng 500.000 lượt kiều bào về nước, trong đó rất nhiều người về để

tìm hiểu cơ hội kinh doanh. Đến nay, cả nước đã có khoảng 3.500 công ty được thành lập hoặc góp vốn từ kiều bào, với tổng số vốn đăng ký hơn 8,4 tỷ USD.

Như vậy, kiều hối được hình thành chủ yếu từ hai nguồn: một là Việt kiều ở nước ngoài, tập trung chủ yếu ở Mỹ, Pháp, Canada, Đài Loan, Đức, Nga, Cộng Hòa Séc….và một số nước Châu Âu và hai là người Việt Nam đi xuất khẩu lao động; còn lại là của các chuyên gia Việt Nam, lưu học sinh đang làm việc và học tập ở nước ngoài.

Nguồn kiều hối có thể được chuyển vào Việt Nam thông qua kênh chính thức và kênh không chính thức. Các kênh chuyển kiều hối chính thức bao gồm các công ty kiều hối, các ngân hàng thương mại được phép làm dịch vụ chuyển tiền quốc tế, các công ty chuyển tiền, công ty bưu chính. Các tổ chức này chịu sự quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước. Còn các kênh chuyển tiền không chính thức cũng rất đa dạng. Thực tế là có một lượng không nhỏ kiều hối chảy vào Việt nam do kiều bào trực tiếp cầm về hoặc nhờ bè bạn, người thân cầm về giúp. Một nguồn khác được chuyển theo con đường không chính thức bởi các phi công, tiếp viên hàng không hay những người thường xuyên di chuyển giữa các nước. Tuy nhiên, kênh chuyển kiều hối không chính thức nhiều nhất là qua các đường dây chuyển tiền, trong đó, người gửi tiền chỉ cần chuyển tiền mặt kèm địa chỉ hoặc số điện thoại người nhận cho một cơ sở nào đó nhận tiền ở nước ngoài, cơ sở đó sẽ làm việc với cơ sở trong đường dây của họ ở Việt Nam, sau đó, người nhận ở Việt Nam có thể được nhận tiền ngay tại nhà hoặc qua đường bưu điện.

Kinh nghiệm từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines … cho thấy, lượng kiều bào sống tại các quốc gia chính là cầu nối hữu hiệu để phổ cập rộng rãi hàng hóa của các quốc gia này. Bởi dù sống, làm việc tại bất cứ quốc gia nào thì nếp sống, thói quen sinh hoạt của kiều bào các nước nói chung, người

Việt ở nước ngoài nói riêng, vẫn giữ những đặc trưng riêng; chưa kể ý thức dân tộc và tình cảm hướng về quê hương khiến họ dành nhiều ưu ái cho các sản phẩm quê nhà.

*) Sự phân bổ nguồn kiều hối tại Việt Nam

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, năm 2012, lượng kiều hối về Việt Nam đạt mức 10 tỷ USD, năm 2013 đạt 12 tỷ USD. Nguồn kiều hối vào Việt Nam bao gồm:

+ Một phần chuyển trực tiếp cho người thân, gia đình, bạn bè nhằm giúp họ cải thiện khó khăn trang trải cuộc sống;

+ Một phần lượng kiều hối tập trung trong các lĩnh vực y tế, giáo dục như tài trợ cho các dự án xây dựng cải tạo trường học, góp vốn đầu tư vào các bệnh viện tư có quy mô lớn;

+ Một phần kiều hối đầu tư vào doanh nghiệp vừa và nhỏ như lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, du lịch, thủ công mây tre, chế biến nông sản, thực phẩm xuất khẩu như Nhà may Đông Tài của doanh nhân kiều bào Phạm Nam (kiều bào Anh), xưởng làm chăn gối đồ trang trí nội thất Hoài Bắc (kiều bào Canada) ở Hải Dương, công ty giày da Thiên Vinh ở Hải Phòng… là những mô hình điển hình

+ Một phần kiều hối tập trung ở một số lĩnh vực công nghệ có hàm lượng chất xám cao như lĩnh vực thiết bị kỹ thuật, thiết bị xây dựng, viễn thông thông tin… điển hình như Công ty cửa sổ chống ồn EBM Window, công ty làm mực in Pacific Ink, công ty buôn bán hóa chất phục vụ công nghệ cao của ông Nguyễn Thành Mỹ (kiều bào Canada),công ty Perfect cung cấp các sản phẩm dụng cụ thể thao của bà Thủy (kiều bào Canada)…

+ Ngoài ra một phần lớn kiều hối đang chuyển dần vào thị trường bất động sản và chứng khoán.

*) Thực trạng nguồn kiều hối tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất thế giới. Kiều hối đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự thiếu hụt cán cân vãng lai và là nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế. Đồng thời, kiều hối giúp Việt Nam hạn chế rủi ro huy động vốn và giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài. Vì vậy, việc khơi thông dòng kiều hối có một ý nghĩa quan trọng trong chính sách tiền tệ và dịch vụ ngân hàng hiện nay.

Trước năm 1987, quy định về kiều hối yêu cầu những khoản tiền do kiều bào Việt Nam ở nước ngoài (Việt kiều) bắt buộc chỉ được rút ra bằng VND tại ngân hàng. Quy định này đã khiến rất nhiều kiều bào hạn chế gửi ngoại tệ về Việt Nam, mà thay vào đó, họ chủ yếu gửi về hàng hóa mà người thân của họ có thể dễ dàng bán trên thị trường như thuốc y tế, đồ gia dụng, đồ điện tử...Giá trị lượng hàng hóa và lượng tiền được gửi về Việt Nam ước tính khoảng 100 đến 200 triệu USD hàng năm. Đến khoảng giữa những năm 80, những thay đổi căn bản trong chính sách về kiều hối, Việt Nam đã tiếp nhận một lượng lớn dòng ngoại tệ từ các kiều bào nước ngoài. Trung bình, một người Việt Nam ở nước ngoài khi đó gửi về nước ước tính khoảng 1000 USD một năm. Những dòng vốn này thực sự đã có những tác động to lớn đối với các cá nhân nhận tiền nói riêng cũng như đối với sự phát triển kinh tế nói chung. Trong nỗ lực nhằm thu hút thêm nhiều kiều bào nước ngoài gửi tiền về đầu tư cho quê hương, tháng 2 năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách hai giá trong đó cung ứng mức giá thấp hơn cho người Việt Nam so với người nước ngoài trong hoạt động du lịch và nhiều dịch vụ khác. Để tiếp tục khơi thông dòng vốn quan trọng này, năm 2002, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 78 với nội dung chính là cho phép mở rộng các loại hình tổ chức có thể nhận và chuyển kiều hối giữa kiều bào nước ngoài và dân chúng trong nước. Đồ thị dưới đây cho thấy nguồn kiều

hối chuyển vào Việt Nam tăng dần qua các năm, năm 1997, lượng kiều hối có giảm sút một chút nhưng lại hồi phục lại mức tăng trong giai đoạn 1998 - 2005.

Hình 3.1. Dòng kiều hối vào Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010

(Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế - IFS và tổng hợp của tác giả)

Những năm gần đây (2006 - 2010), luồng kiều hối lại chảy mạnh vào Việt Nam. Lượng kiều hối vào Việt Nam luôn đạt trung bình trên 3 tỷ USD từ năm 2004 cho đến nay. Tổng cộng, từ năm 2000 ước tính có khoảng trên 48 tỷ USD kiều hối chuyển vào Việt Nam. Trên thực tế, lượng kiều hối phi chính thức còn cao hơn nhiều, chiếm khoảng 30% - 60%, do đó lượng kiều hối còn cao hơn cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy rất khó xác định được nguồn gốc. Năm 2010, với đà phục hồi của kinh tế thế giới, Việt Nam tiếp tục nhận được dòng kiều hối với giá trị lớn hơn, đạt 8 tỷ USD, tăng 1,7 tỷ so với năm 2009 (tương đương tăng 27%). Cũng trong năm này, Việt Nam được Ngân hàng Thế giới xếp vào vị trí 16/20 quốc gia tiếp nhận nguồn kiều hối lớn nhất thế giới, đứng thứ hai

kiều hối, đặc biệt, năm 2012 dòng tiền này đã lên đến hơn 10 tỷ USD và năm 2013 là 12 tỷ USD, đây thực sự là điểm nhấn trong hoạt động thu hút kiều hối ở Việt Nam.

*) Những yếu tố chủ yếu đóng góp vào sự gia tăng của dòng kiều hối:

Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam đạt quy mô lớn và tăng lên do nhiều yếu tố. Trước hết, Việt Nam có số lượng kiều bào ở nước ngoài lớn (hơn 4,5 triệu người, sống ở 103 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới) phần nhiều tại các nước phát triển, có thu nhập bình quân đầu người cao, như Mỹ, Canada, Australia, Pháp... có một bộ phận có chí hướng, cần cù, có trí tuệ làm ăn phát đạt và có số lao động lên tới trên 400 nghìn người đang làm việc ở 40 nước và vùng lãnh thổ và hàng năm có 70- 80 nghìn người được đi làm việc theo hợp đồng. Tính toán sơ bộ, tổng số tiền mà số lao động này trong một vài năm gần đây đưa về lên đến 1,5- 2 tỷ USD/năm, bình quân 1 lao động gửi về 4000 - 5000 USD, tương đương với khoảng 100 triệu đồng theo tỷ giá thực tế hiện nay, gấp nhiều lần thu nhập khi làm việc ở trong nước dôi ra của số lao động này.

Một yếu tố quan trọng là do sự đổi mới, mở cửa hội nhập của đất nước và sự thông thoáng, cởi mở của chính sách nhà nước đối với kiều hối. Theo đó, Việt kiều có thể chuyển tiền về nước để mua nhà ở, gửi cho người thân để đầu tư, kinh doanh dưới hình thức cho vay, cho mượn vốn. Nhà nước cho phép người thụ hưởng được nhận ngoại tệ tiền mặt hoặc mở tài khoản ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại. Phí chuyển tiền được Nhà nước quy định ở mức rất thấp, chỉ bằng 0,05% tổng số tiền chuyển về, không hạn chế số lượng, người nhận kiều hối không phải chịu thuế thu nhập. Nhà nước cho phép nhiều tổ chức, như các ngân hàng thương mại, bưu điện, công ty làm dịch vụ chuyển tiền kiều hối. Người thụ hưởng kiều hối không bị bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng

thương mại theo tỷ giá quy định, mà được nhận đúng ngoại tệ, hoặc có bán cho ngân hàng thương mại hay không là quyền của người nhận.

Thứ hai, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam tương đối ổn định, Việt

Nam luôn đạt mức tăng trưởng kinh tế cao (GDP tăng xấp xỉ 8 % trong suốt thập kỷ qua). Từ đó, hứa hẹn cơ hội đầu tư sinh lời cho cả nhà đầu tư có tổ chức và cá nhân;

Thứ ba, các ngân hàng thương mại, bưu điện, công ty dịch vụ kiều hối

phát triển nhanh chóng về số lượng đơn vị, chi nhánh, hoạt động hiệu quả, tạo thuận tiện cho người nhận kiều hối. Trong đó những đơn vị có doanh số lớn, như Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Công ty kiều hối của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông á, Công ty kiều hối Sacomrex thuộc Ngân hàng Sài Gòn Thương tín,.. Các ngân hàng có mạng lưới chi trả kiều hối rộng khắp; thủ tục đơn giản, khuyến mãi hấp dẫn, nhằm thu hút khách hàng chuyển và nhận kiều hối, thời gian nhanh, nhận tại nhà.

Thứ tư, là do “cánh kéo tỷ giá” (là chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái thực tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và tỷ giá sức mua tương đương), chênh lệch này mặc dù đã giảm xuống so với những năm trước đó và sẽ được giảm xuống cùng với quá trình mở cửa, hội nhập của Việt Nam, nhưng vẫn còn khá lớn, hiện vào khoảng gần 3 lần - tức là 1 USD tại Việt Nam có sức mua cao gấp 3 lần ở Mỹ. Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở Việt Nam cao hơn nhiều so với lãi suất ở nước ngoài, trong khi đó, lãi suất gửi tiết kiệm của đồng nội tệ hiện cao gấp nhiều lần của đồng ngoại tệ; nếu trừ đi sự biến động tỷ giá thì chênh lệch vẫn còn hấp dẫn đối với việc gửi ngoại tệ về nước. Đặc biệt trong năm nay, tỷ giá VND/USD lần đầu tiên trong mấy năm tăng cao đã giảm xuống. Đây cũng là chiều hướng mà nhiều người đã bán ngoại tệ cho ngân hàng lấy nội tệ gửi tiết kiệm và góp phần làm tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước, giảm bớt tình trạng găm giữ ngoại tệ, giảm bớt tình

trạng đô la hoá. Vấn đề quan trọng hiện nay trong việc thu hút kiều hối là, khuyến khích người nhận kiều hối bán ngoại tệ cho ngân hàng thương mại lấy tiền đồng gửi lại tiết kiệm, hoặc dùng số tiền đó để đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh để tránh tình trạng đôla hoá nền kinh tế.

Thứ năm, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn phải đang chống đỡ

và gượng dậy sau khủng hoảng, nhất là sự bất ổn tài chính gần đây của đồng tiền Eurozon, việc chuyển tiền và đầu tư về Việt Nam có xu hướng thuận lợi hơn. Một trong các hạng mục được chú ý nhất là việc đầu tư vào bất động sản có giá như đất đai ở những vị trí đẹp, thuận lợi dành cho khai thác du lịch, văn phòng và khách sạn. Một số tài liệu báo cáo thống kê gần đây cho thấy có đến 45-50% lượng kiều hối đã được đầu tư vào thị trường bất động sản.

Thứ sáu: hiệu quả chính sách thu hút kiều hối của Việt Nam, hầu hết các

chuyên gia đều nhắc đến yếu tố thông thoáng và cởi mở trong chính sách kiều hối của Việt Nam, đó là việc cho phép gửi và nhận tiền bằng USD. Bên cạnh đó là sự đóng góp quan trọng của các ngân hàng thương mại trong việc nâng cấp các dịch vụ chuyển tiền kiều hối trên các kênh: trực tiếp tại trụ sở, trực tuyến hoặc chuyển tiền đến tận gia đình người nhận; Chính sách của Chính phủ Việt Nam thông thoáng hơn trong quy định về kiều hối như: người nhận kiều hối không phải đóng thuế, không hạn chế số lượng kiều hối, người nhận kiều hối không phải bán lại ngoại tệ cho hệ thống NHTM… đã khuyến khích lượng kiều hối chuyển về;

Thứ bảy, đáng chú ý và cũng là yếu tố chính, tạo động lực cho việc “khơi thông dòng chảy kiều hối” là sự chênh lệch lãi suất, trong khi lãi suất của đồng USD trên thế giới hiện nay khá thấp (lãi suất cho vay liên ngân hàng thế giới chỉ dao động quanh 0,23-0,78%/năm cho tất cả các kỳ hạn) thì tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại áp dụng mức lãi suất huy động USD xoay quanh

5%/năm là mức cao. Người gửi tiền chắc chắn cũng muốn đồng tiền của họ sinh lợi nhiều hơn nên đã gửi về đây để nhận lãi suất tốt hơn.

Thứ tám, là môi trường đầu tư thuận lợi ở Việt Nam. Trong những năm

vừa qua, với sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế, Việt Nam đã và đang trở thành một nơi đầu tư hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư cũng như kiều bào ở nước ngoài. Một trong những kênh đầu tư thu hút nhất là thị trường bất động sản như bất động sản cho du lịch, văn phòng cho thuê, khách sạn... Theo một số nguồn thống kê, khoảng 45% - 50% lượng kiều hối đã và đang được đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam. Hơn nữa, sự phát triển khá ấn tượng với cơ hội đầu tư hấp dẫn và kiếm lời trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2006 - 2008. Với lượng kiều hối dồi dào đang được gửi về đều đặn, chắc chắn Việt Nam sẽ có thêm những động lực mới trong việc phát triển kinh tế đất nước sau thời kỳ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tất cả những yếu tố trên đã tạo cơ sở bền vững cho việc tạo nguồn kiều hối của Việt Nam. Căn cứ vào báo cáo tổng kết năm 2010 của Bộ Xây dựng, mặc dù giá nhà, đất vẫn đang tăng và đứng ở mức cao nhưng thị trường này vẫn mang đầy rủi ro. Đây là kết quả của việc quản lý bất cập, chứ không phải giá trị đích thực của thị trường đem lại. Do vậy, để “dòng chảy kiều hối” phát huy được hiệu quả, thiết nghĩ, đây là những kênh thông tin tham khảo cần thiết cho việc hoạch định chính sách quản lý ngoại hối theo sát được diễn biến tình hình, tiến tới việc chủ động duy trì nguồn kiều hối góp phần giảm áp lực khan hiếm USD

Một phần của tài liệu Chính sách kiều hối của một số nước châu á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 103)