Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng kiều hối giữa các quốc gia

Một phần của tài liệu Chính sách kiều hối của một số nước châu á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 31)

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 3 nhóm nhân tố cơ bản có thể tác động đến dòng kiều hối: 1) nhóm các yếu tố tác động bởi tình cảm (altruistic); 2) nhóm các yếu tố kinh tế vi mô (micro-economic) và 3) nhóm các yểu tố kinh tế vĩ mô (macro-economic)

Một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến hành động gửi tiền kiều hối là mối liên hệ với người thân tại quê hương. Để hiểu rõ hơn những tác động tình cảm đến quyết định gửi tiền của kiều hối, chúng ta cùng phân tích các động lực gửi tiền của kiều hối. Động lực gửi tiền kiều hối chịu chi phối của yếu tố cơ bản là sự tương hỗ trong gia đình và lợi ích cá nhân của người gửi tiền. Đối với sự tương hỗ trong gia đình, dòng tiền của kiều hối sẽ bị tác động bởi thu nhập của người gửi tiền và thu nhập của người nhận tiền kiều hối. Đối với lợi ích của cá nhân người gửi tiền kiều hối, dòng tiền gửi kiều hối thường liên quan đến một tài sản hữu hình, danh tiếng trong xã hội hoặc củng cố mối quan hệ với người thân và bạn bè. Hoặc cũng có thể yếu tố tương hỗ và lợi ích cá nhân được pha trộn làm tăng động lực gửi tiền của kiều hối.

Nhóm yếu tố thứ 2 bao gồm các yếu tố vi mô, đó là các yếu tố liên quan trực tiếp đến hoàn cảnh và đặc điểm của người gửi tiền và người nhận tiền. Đối với người gửi tiền, đó là mức thu nhập cá nhân của họ, trình độ học vấn, giới tính và dân tộc. Thu nhập thường có quan hệ thuận chiều với dòng tiền gửi của

kiều hối bởi nó tác động trực tiếp đến khả năng của kiều hối. Trình độ giáo dục ở đây được hiểu như là nhu cầu giáo dục của người thân trong gia đình và đó là động lực để kiều bào gửi tiền về hỗ trợ cho gia đình họ. Cuối cùng, dân tộc ảnh hưởng đến văn hoá của mỗi nhóm khác nhau, từ đó có thể tác động đến hành vi và quyết định của mỗi người. Đối với người nhận tiền gửi, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của họ là mức thu nhập của gia đình họ, thái độ của người gửi tiền. Thông thường những người có thu nhập thấp thường mong muốn nhận được tiền giúp đỡ từ kiều hối hơn. Mặt khác, mức độ giàu có của người nhận tiền cũng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của kiều hối. Ngoài ra một số yếu tố vi mô khác cũng được đặt trong giả thuyết như các nhân tố ảnh hưởng đến dòng tiền của kiều hối: mức độ ràng buộc tình cảm giữa người gửi tiền và người nhận tiền, nếu là vợ chồng, cha mẹ thì dòng tiền gửi về sẽ đều đặn và lớn hơn; kế hoạch của kiều bào, những người thường xuyên trở về nước hoặc có kế hoạch trở về nước sinh sống, họ sẽ có kế hoạch chuyển tiền nhiều hơn.

Nhóm thứ ba bao gồm các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, chính sách lãi suất, tỷ giá, chính sách quản lý ngoại hối, hệ thống chuyển tiền, sự phát triển các trung gian tài chính, sự khác biệt về lãi suất giữa hai quốc gia cũng là những nhân tô vĩ mô tác động đến dòng tiền gửi kiều hối.

Từ những nhân tố cơ bản có thể tác động đến dòng kiều hối, có thể phân tích những nguyên nhân hình thành dòng tiền kiều hối giữa các quốc gia như sau:

Nguyên nhân thứ nhất là yếu tố khách quan từ quá trình toàn cầu hóa và

xu hướng quốc tế hóa giữa các quốc gia đã tạo ra một môi trường toàn cầu về quan hệ kinh tế, hợp tác song phương và đa phương về thương mại và đầu tư. Các nước đang phát triển luôn có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, nhất là xóa đói giảm nghèo. Đối với các nước

này, nguồn lực trong nước là cơ bản, nhưng nguồn lực từ bên ngoài luôn có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự tăng trưởng bứt phá, đuổi kịp các nền kinh tế phát triển khác. Nhằm đáp ứng yêu cầu vốn, các quốc gia đang phát triển ngoài các biện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp, còn đặc biệt quan tâm đến những khoản tiền của các cá nhân chuyển từ nước ngoài về cho thân nhân trong nước, đó là dòng tiền kiều hối ... Kiều hối ngày càng có khuynh hướng quan trọng đối với các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.

Nguyên nhân thứ hai là khoảng cách chênh lệch về tiền lương giữa nước

giàu và nước nghèo. Chênh lệch tiền lương chính là một động lực quan trọng thúc đẩy người lao động di cư sang các nước phát triển tìm kiếm thu nhập cao hơn để gửi tiền về nước với mong muốn cải thiện cuộc sống cho gia đình ở quê nhà.

Nguyên nhân thứ ba là do những người định cư ở nước ngoài có nhu cầu

muốn trở về quê hương đầu tư sản xuất kinh doanh với mong muốn tìm kiếm lợi nhuận và đóng góp công sức của bản thân trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương.

Nguyên nhân thứ tư là người di cư thường gửi tiền về nhà vì anh ta quan

tâm tới cuộc sống của gia đình anh ta ở quê nhà. Với động cơ này, người đi lao động hoặc sống ở nước ngoài cảm thấy giảm bớt lo lắng cho gia đình của mình tại quê hương họ. Những người di cư làm ăn thành công thường có các khoản tiết kiệm và dùng một phần tiết kiệm này để đầu tư về nước mình như mua bất động sản, các tài sản tài chính khác... Gia đình của họ đóng vai trò như các đơn vị tín thác, làm nhiệm vụ quản lý các tài sản đó trong thời gian họ đang làm việc hoặc sinh sống ở nước ngoài. Một lý do khác để chuyển tiền kiều hối về cho gia đình là do người chuyển tiền tính tới khả năng được thừa kế từ cha mẹ trong

tương lai. Trong trường hợp này, những thành viên trong gia đình có đóng góp vào sự phát triển của gia đình (ví dụ như chuyển tiền về cho gia đình) sẽ tất nhiên được hưởng thừa kế trong tương lai.

Nguyên nhân thứ năm có thể phân tích về nhân khẩu học. Theo thống kê

của Ngân hàng Thế giới, dân số của các quốc gia phát triển có xu hướng già đi trong khi cơ cấu độ tuổi của các nước đang và kém phát triển có xu hướng ngày càng trẻ hơn, khoảng 31% dân số ở nước nghèo là dưới 14 tuổi trong khi ở các nước phát triển độ tuổi này chỉ chiếm 18%. Khi dân số ngày càng già đi, các quốc gia phát triển sẽ phải tìm các nguồn lao động khác để thúc đẩy kinh tế bởi lẽ nếu không có những người lao động mới, chính phủ sẽ tới lúc không đủ tiền để trả lương hưu cho số người già đang tăng. Ngân hàng thế giới ước lượng rằng tới năm 2025, cứ 100 lao động ở nước giàu sẽ phải nuôi 111 người phụ thuộc, chủ yếu là những người nhận lương hưu. Chính vì vậy, chính phủ các quốc gia phát triển có xu hướng thu hút lao động trẻ từ các quốc gia đang phát triển có tiềm lực về lao động để phát triển kinh tế, điều này đã dẫn đến số lao động xuất khẩu từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển ngày một gia tăng mạnh mẽ, và chính số lao động xuất khẩu này đã tạo thành một dòng tiền kiều hối không nhỏ chảy về các nước đang phát triển.

Nguyên nhân thứ sáu là do các quốc gia tiếp nhận kiều hối ngày càng đưa

ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút dòng tiền kiều hối về nước, coi như một dòng vốn ngoại tệ từ bên ngoài. Số liệu về kiều hối cho thấy lượng kiều hối ngày nay đã lớn hơn viện trợ phát triển tới 7 hay 8 lần. Một lý do giải thích mức tăng nhanh về kiều hối có thể không những vì lượng tiền này tăng lên, mà còn do các khoản phi chính thức trước kia, nay đã được chuyển theo các kênh chính thức, thông qua sự tiến bộ của hệ thống dịch vụ ngân hàng và tự do hóa tài chính.

Nguyên nhân thứ bảy là thanh toán các khoản nợ. Thông thường các gia

đình phải vay tiền để trang trải chi phí cho người đi xuất khẩu lao động hoặc sang học tập ở nước ngoài, với hy vọng rằng sau một thời gian lao động và học tập hoặc có việc làm, họ sẽ gửi một phần tiền về để thanh toán một phần hoặc toàn bộ các khoản nợ trước đó. Đây thực chất giống như một khoản đầu tư.

Động cơ cuối cùng có thể xem xét là động cơ đồng bảo hiểm. Người di cư có thể đầu tư vào bất kể tài sản tài chính nào tại nước mình làm việc, nhưng lại không thể tránh được những rủi ro do thị trường tài chính không hoàn hảo. Chính vì vậy, một chỗ dựa vững chắc để giảm thiểu rủi ro này là chuyển tiền về cho gia đình. Khi điều kiện thuận lợi, chuyển tiền về sẽ giúp cải thiện cuộc sống gia đình. Ngược lại, khi điều kiện lao động, kinh tế ở nước ngoài không thuận lợi thì gia đình chính là chỗ dựa vững chắc và yên tâm cho anh ta trở về. Như vậy đây là một chiến lược đồng bảo hiểm với các khoản chuyển tiền đóng vai trò như hợp đồng bảo hiểm cho người di cư.

Một phần của tài liệu Chính sách kiều hối của một số nước châu á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w