Chính sách kiều hối của Philippines

Một phần của tài liệu Chính sách kiều hối của một số nước châu á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 78)

Philippine là nước xếp hạng thứ tư trong việc thu hút kiều hối ở Châu Á, Ngày 15/2/2012, Ngân hàng Trung ương Philippines (BSP) cho biết lượng kiều hối do người dân nước này ở nước ngoài gửi về qua các ngân hàng trong năm 2011 đạt 20,1 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2010. Đặc biệt, lượng kiều hối trong tháng 12 đạt mức cao nhất trong năm với 1,8 tỷ USD. Dòng kiều hối chảy về Philippines chủ yếu từ các nước như Mỹ, Anh, Canada, Arập Xêút, Nhật Bản, Singapore, Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất, Italy, Đức và Na Uy. Philippine có một hệ thống những người lao động tạm thời phức tạp nhất trên thế giới. Giá trị của kiều hối đối với các quốc gia đang phát triển nói chung hay Philippines nói riêng thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau và qua từng năm, giá trị của dòng tiền này ngày càng được nâng cao và giúp thay đổi bộ mặt kinh tế một cách đáng kể. Kiều hối của Phillipines được chuyển về chủ yếu từ Tây Á chiếm 45%, Đông Á chiếm 17%, Châu Âu chiếm 13% và Châu Mỹ chiếm 12%.

Trong đó, số tiền mà các công nhân và lao động không có kỹ năng là 20%, thương mại và lao động liên quan là 18%, lao động trong lĩnh vực dịch vụ, bán hàng là 14%, chuyên gia 13% và kỹ thuật viên hợp tác với chuyên gia là 8%.

Bảng 2.3: Lượng kiều hối chuyển về Philippines (Đơn vị:tỷ USD)

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Lượng kiều hối chuyển về nước 10,24 3 11,47 1 13,56 6 15,25 1 16,30 2 18,64 2 19,766 21,311 Công nhân nước ngoài chuyển tiền về nước 7,681 8,617 10,66 8 12,48 1 13,25 5 14,53 6 15,141 - Dân di cư chuyển tiền về nước 4 3 5 12 17 14 40 Nguồn: www.worldbank.org/prospects/migrationandremittaces

Theo Ngân hàng BSP, kiều hối chiếm khoảng 1/10 tổng thu nhập quốc dân, hỗ trợ chi tiêu tiêu dùng trong nước và tiếp sức cho sự phát triển của ngân hàng, bất động sản, và các ngành khác như giáo dục, y tế và du lịch. Lượng kiều hối chuyển về nước một phần do hỗ trợ của nhu cầu đối với người Philippines có tay nghề cao lao động ở nước ngoài gia tăng; dòng chảy kiều hối tăng bởi nhu cầu về người lao động Philippines ở nước ngoài ổn định và do các ngân hàng cùng các thể chế tài chính khác tạo điều kiện cho người Philippines sống và làm việc ở nước ngoài và các đối tượng của họ được tiếp cận rộng rãi với những sản phẩm tài chính và dịch vụ mới đa dạng; các mạng lưới chiến lược của các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng trên toàn cầu cũng như các sản phẩm tài chính mới và các dịch vụ chuyển tiền được cung cấp trên thị trường đã

sức mua của các gia đình nhận kiều hối, kiều hối cũng góp phần vào vị thế cán cân thanh toán (BOP) của đất nước - tiêu chuẩn đánh giá năng lực của nền kinh tế trong giải quyết các khoản nợ nước ngoài và nghĩa vụ thương mại. Theo BSP, lượng tiền mặt chuyển về Philippines ước tính chiếm khoảng 9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tiếp tục là nguồn đóng góp lớn trong việc kích thích nhu cầu trong nước.

Để thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kiều hối, chính phủ Philippines đã áp dụng những chính sách sau:

Thứ nhất, Có được những kết quả như trên về thu hút kiều hối của

Phillipines, bên cạnh tính hiệu quả của chính sách huy động nguồn kiều hối mà còn phải kể đến tính chuyên nghiệp và tầm nhìn xa của các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên nghiệp hóa chính sách xuất khẩu lao động, biến lĩnh vực này trở thành ngành công nghiệp mới, hướng đến thị trường là các quốc gia phát triển đồi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao hay các quốc gia có nền dân số đang già đi. Bị thu hút bởi những công việc làm được trả lương cao hơn ở nước ngoài, khoảng 8 triệu người Philippines đã xuất ngoại với gần 1 triệu người tìm việc ở nước ngoài mỗi năm. Lượng kiều hối do những công nhân này gửi về nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế khan hiếm tiền mặt của Phillipines và sự gia tăng lượng tiền gửi đã góp phần đẩy giá peso Philippines lên. Theo Ngân hàng trung ương Philippines, sở dĩ lượng tiền kiều hối tăng ổn định là do số người Philippines lao động ở nước ngoài tăng. Ngoài ra việc triển khai những công nhân có tay nghề cao hơn, tiền lương cao hơn cũng là một lý do khiến lượng kiều hối gia tăng. Đa số các khoản tiền được gửi từ Mỹ, Arab Saudi, Nhật Bản, Hồng Kông, Anh, các Tiểu Vương quốc Arab Thống Nhất và Singapore.

Chính sách này đã tạo ra những người lao động chuyên nghiệp, có chuyên môn tốt, trình độ học vấn cao và lao động chăm chỉ siêng năng. Đó là lý do mà những nhà tuyển dụng nước ngoài tìm kiếm đến thị trường lao động Phillipines. Điều đó vô hình chung đã tạo dựng một uy tín cho Chính phủ Phillipines trong việc đào tạo nguồn nhân lực.

Thứ hai, Chính phủ Philippines nắm băt tình hình kinh tế thế giới và có

chính sách huy động kiều hối đa dạng và linh hoạt cho phép kiều hối gửi tiền về nước dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn. Theo lý giải của BSP, do năm 2009, nền kinh tế thế giới đã dần hồi phục, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm bớt, mà lao động Phillipines lại có trình độ cao, làm việc hiệu quả nên những ông chủ nước ngoài thường hay thích thuê họ làm việc. Do vậy mà lược kiều hối chuyển về đã liên tục tăng nhanh. Các cơ quan tuyển dụng lao động cho rằng tính năng động của nền kinh tế các nước Trung Đông là một yếu tố tích cực. Có khoảng 1,4 triệu lao động nước ngoài, trong đó Phillipines chiếm 40%, đang làm việc theo hợp đồng tại các nước này. Đa số chiếm vị trí đòi hỏi tay nghề trong lĩnh vực xây dựng, y tế và du lịch. Bên cạnh việc duy trì tỷ lệ lao động nước ngoài ở các thị trường cũ đã sẵn có, sắp tới Chính phủ Phillipines sẽ tìm kiếm cơ hội việc làm cho người lao động Phillipines ở các thị trường mới như: Qatar, Australia, Hàn Quốc, Algeria, Sát, Malta, Morocco và Đài Loan thông qua các thỏa thuận việc làm với chính quyền của các nước và vùng lãnh thổ này.

Thứ ba, sự hiện diện ngày càng tăng của các ngân hàng cũng như các tổ

chức chuyển tiền phi ngân hàng của Phillipines ở nước ngoài cũng góp phần gia tăng lượng kiều hối của nước này. Tính đến cuối tháng 12/2011, các ngân hàng thương mại được thành lập, các trung tâm chuyển tiền, ngân hàng đại lý, chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài của Philippines đã tăng 3,1% lên 4.723 so với 4.581 cơ sở vào cuối tháng 12/2010.

Thứ tư, Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Philippines đặc biệt quan tâm

đến đào tạo dạy nghề chuyên sâu, bài bản và có trách nhiệm cao để người lao động nước mình hội nhập nhanh chóng vào các nước, kể cả các nước phát triển. Trong năm 2012, khoảng 80% lượng kiều hối của Philippines có nguồn gốc từ 7 nước Mỹ, Canada, Tiểu Vương quốc A-rập thống nhất (UAE), A-rập Xê-út, Singapore và Nhật Bản. Ở các quốc gia này, người lao động Philippines đã đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của người tuyển dụng. Họ đã làm tốt các công việc của giới chủ yêu cầu và được hưởng mức lương xứng đáng. Năm 2010, ước tính Philippines có hơn 9,5 triệu người đang lao động hoặc sinh sống tại nước ngoài và mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu người ra nước ngoài làm việc. Lượng kiều hối của Philippine năm 2011 là hơn 20 tỷ USD (tăng hơn 7% so với năm 2010), năm 2012 lên đến 24 tỷ USD, chỉ đứng sau Ấn Độ, Trung Quốc và Mexico. Nguồn kiều hối đổ về mạnh cộng với việc ngày càng nhiều các công ty nước ngoài thuê lao động người Philippines đã giúp nước này giữ được sự ổn định trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn. Nổi bật là trong quý đầu của năm 2012, kinh tế Philippines lại đạt mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2010, tăng 6,4%, vượt xa so với dự báo là 3,5% từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Một phần của tài liệu Chính sách kiều hối của một số nước châu á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 78)