- Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
3.4 Một số kiến nghị về chính sách kiều hối của Việt Nam
Từ những phân tích về thực trạng kiều hối của Việt Nam trong những năm qua cũng như vai trò và ảnh hưởng tiêu cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong phần trên, tác giả mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị
nhằm phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam sau:
Một là, xuất phát từ thực tế còn vướng mắc một số vấn đề trong chính
sách khuyến khích kiều hối của Việt Nam trong thời gian qua như: quá trình hoàn thuế VAT còn chậm, các thủ tục hành chính còn chậm và rườm rà làm mất thời gian của doanh nghiệp; thời gian chờ cấp giấy phép kinh doanh còn quá lâu… đề xuất thứ nhất là thúc đẩy nhanh quá trình hoàn thuế VAT; các cơ quan ban ngành cần hướng dẫn rõ các thủ tục hành chính cho bà con; rút ngắn thời gian đăng ký cấp phép kinh doanh, cho thời hạn bằng lái xe đối với kiều bào lâu hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư lâu dài; các chính sách phải được cụ thể hóa theo từng địa phương.
Hai là, về quốc tịch: thực tế có nhiều người Việt Nam ở nước ngoài gia
nhập quốc tịch nước sở tại những vẫn chưa bỏ hẳn quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài thì mặc nhiên được coi là người nước ngoài. Việc xin thị thực nhập cảnh Việt Nam tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chưa hoàn toàn thuận lợi, nếu Việt kiều thông qua đại lý làm dịch vụ thì nhanh nhưng lệ phí lại rất cao. Quy định người bảo lãnh cho những công dân Việt Nam hồi hương phải là “thân nhân ruột thịt” (theo quyết định 875/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, điều
này gây khó khăn hơn đối với những người muốn hồi hương mà không còn người thân ruột thịt. Vì vậy Nhà nước cần tạo dựng chính sách hợp tình hợp lý cần thiết để tất cả người Việt Nam dù ở bất kỳ quốc gia nào, với quốc tịch thứ hai nào cũng nhận thấy mình là người Việt Nam với đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của một công dân Việt Nam, bình đẳng với mọi công dân khác không phân biệt đối xử, điều này càng khuyến khích những người định cư ở nước ngoài lòng yêu nước và mong muốn đầu tư đóng góp xây dựng đất nước.
Ba là, việc thực hiện chính sách nhà ở tạo điều kiện cho người Việt Nam
định cư ở nước ngoài được quyền mua nhà ở tại Việt Nam mà dù đã được Chính phủ ban hành Nghị định về việc mua nhà ở tại Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài những vẫn còn nhiều khó khăn và phức tạp. Vì vậy Nhà nước cần có nhiều hơn nữa những quy định thông thoáng hơn trong việc mua nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong việc làm thủ tục giấy tờ hành chính, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ khi mua nhà.
Bốn là, việc tính thuế thu nhập đối với người lao động trong nước và
người nước ngoài còn bất hợp lý, doanh nghiệp dù rất muốn sử dụng chuyên gia trong nước với mức lương cao tương xứng với đóng góp của họ nhưng như thế thì sẽ phải đóng thuế thu nhập cho họ còn cao hơn khi đi thuê người nước ngoài, điều này đã hạn chế việc thu hút chất xám đối với kiều bào. Trong số hơn 4 triệu người dân Việt Nam sinh sống và làm ăn ở nước ngoài có không ít các chuyên gia làm việc trong các công ty đa quốc gia, việc thu hút họ sẽ đồng nghĩa với việc thu hút nguồn lực quý giá về cho đất nước, vì vậy Nhà nước cần điều chỉnh chính sách thuế thu nhập sao cho hợp lý, vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách vừa khuyến khích được người lao động có mức lương cao phải nộp thuế vẫn thấy thỏa đáng với công sức lao động của họ.
Năm là, Ngân hàng Nhà nước cần có những nghiên cứu chi tiết hơn để có
căn cứ cho việc thực hiện chính sách tỷ giá, lãi suất và các chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp trên cơ sở có thể định hướng cho việc khai thác và sử dụng kiều hối có hiệu quả hơn. Trong điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối cần tiếp tục thực hiện theo tín hiệu thị trường, phù hợp với diễn biến lãi suất, cân đối hài hóa cung cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường ngoại tệ và thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, giảm dần tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Các ngành có liên quan như quản lý thị trường, thanh tra, cơ quan thông tin đại
chúng... phối hợp cùng hệ thống ngân hàng chấm dứt tình trạng bán hàng thu bằng ngoại tệ và niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ trái phép.
Sáu là, Cho phép người nhận kiều hối trực tiếp bằng ngoại tệ, không bắt
buộc phải chuyển đổi ngay ra nội tệ, không bắt buộc phải gửi tiết kiệm vào ngân hàng thương mại, không bắt buộc phải bán ngay cho ngân hàng. Việc chênh lệch lãi suất ngoại tệ ở Việt Nam so với nước ngoài cũng như việc chênh lệch lãi suất giữa ngoại tệ và VND ở Việt Nam cũng là nhân tố thu hút nguồn ngoại tệ đổ về Việt Nam. Lãi suất cần được điều hành phù hợp với các cân đối vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống NHTM, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của NHNN. Cần có biện pháp đảm bảo cho lãi suất tiền gửi nội tệ đủ sức hấp dẫn, khuyến khích người nhận kiều hối chuyển sang nội tệ gửi vào NHTM.
Bảy là, chú trọng mở rộng các kênh chuyển tiền, cải tiến công nghệ. Hiện
nay, kiều hối chuyển về Việt Nam qua kênh dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union đã lên đến trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để đón dòng tiền của Việt kiều và người lao động xuất khẩu, hầu hết các ngân hàng đều triển khai các chương trình, dịch vụ ưu đãi nhằm thu hút tối đa nguồn kiều hối. Chẳng hạn, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) triển khai Chương trình khuyến mại tặng quà tri ân khách hàng mùa kiều hối Agribank 2014 “Lộc xuân tràn đầy - Tết vui sum vầy”. Chương trình được triển khai trên phạm vi toàn quốc, với nhiều giải thưởng giá trị như tủ lạnh Sharp SJ- P625G, tivi LCD Sony… Riêng đối với công nhân xuất khẩu lao động, Agribank đã dành một nguồn quỹ tài trợ để thiết kế các cẩm nang hướng dẫn cũng như mở các lớp đào tạo nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức cần thiết trước khi đi nước ngoài... ; Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) đã phối hợp với các đối tác triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ mới như: VietinBank phối hợp với
Korea Exchange Bank và LG Telecom triển khai sản phẩm Korea Dream phone (chuyển tiền kiều hối từ Hàn Quốc về Việt Nam qua điện thoại di động)…, phối hợp với Ngân hàng Wells Fargo, một ngân hàng lớn nhất của Mỹ với trên 3000 chi nhánh triển khai dịch vụ chuyển tiền trọn gói ngay trong ngày từ Mỹ về Việt Nam…
Tám là, các giải pháp kiềm chế lạm pháp phải được thực hiện đồng bộ, ổn
định giá trị đồng Việt Nam, tạo lòng tin bền vững của người dân Việt Nam vào đồng nội tệ.
Chín là, cần tiếp tục có chính sách mở rộng cho vay vốn tạo điều kiện cho
lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động nước ngoài và khuyến khích mọi thành phần kinh tế mở rộng thị trường xuất khẩu, địa bàn hoạt động kinh doanh ở cả trong và ngoài nước. Môi trường kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo cơ hội gia tăng hiệu quả đầu tư cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mười là, vấn đề về kiều hối và hoạt động rửa tiền ở Việt Nam. Việc
chuyển tiền qua con đường kiều hối về Việt Nam là con đường nhanh và dễ dàng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường những chính sách khuyến khích kiều bào gửi kiều hối về xây dựng quê hương. Do người dân Việt Nam vẫn còn thói quen sử dùng nhiều tiền mặt, cùng với hoạt động đầu tư thương mại ngày càng gia tăng, trong khi chưa có một cơ chế hiệu quả để phòng chống rửa tiền qua con đường này, Việt Nam có thể thành mục tiêu của hoạt động rửa tiền thông qua con đường kiều hối. Vì vậy cần phải có những biện pháp thiết thực để vừa khuyến khích kiều bào gửi tiền về xây dựng đất nước vừa ngăn chặn được tội phạm rửa tiền thông qua con đường này. Trước hết phổ biến và phải nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về Luật phòng, chống rửa tiền; tăng
cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan với các nước và các tổ chức quốc tế; Ngân hàng Nhà nước cần ưu tiên đầu tư hệ thống công nghệ thông tin về phòng, chống rửa tiền cho Cục phòng, chống rửa tiền. Cục phòng, chống rửa tiền thu thập, phân tích thông tin về các giao dịch phải báo cáo, các giao dịch đáng ngờ từ các tổ chức tín dụng một cách nhanh chóng và kịp thời. Ban hành quy chế giám sát việc tuân thủ các quy định về phòng chống rửa tiền. Việc ban hành quy chế giám sát sẽ giúp cho cơ quan thanh tra của Ngân hàng Nhà nước nói chung và Cục phòng, chống rửa tiền nói riêng chủ động trong việc thanh tra giám sát các ngân hàng thương mại. Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về phòng, chống rửa tiền với các ngân hàng thương mại và tăng cường hợp tác quốc tế. Đối với các ngân hàng thương mại cần thành lập các bộ phận chuyên trách về phòng, chống rửa tiền. Xây dựng chính sách nhận biết khách hàng để theo dõi, tìm hiểu khách hàng góp phần quan trọng trong việc kiểm soát các rủi ro của ngân hàng. Đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ về công tác phòng, chống rửa tiền, thực hiện nghiêm chỉnh quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chấp hành tuyệt đối các quy định về hạn mức giao dịch cần phải báo cáo theo Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 06 năm 2005 về phòng chống rửa tiền và Thông tư số 22/009/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 17/11/2009 về việc hường dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, kiều hối đã trở thành một hiện tượng được giới tài chính quốc tế quan tâm. Mặc dù trên thực tế, trong nhiều thập kỷ qua, những người di cư thuộc các nước đang phát triển vẫn gửi tiền về gia đình nhưng số lượng tiền gửi về đã và đang tăng nhanh chóng và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của kiều hối đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Và đây chính là vấn đề khiến nhiều học giả và các nhà chính trị quan tâm nghiên cứu. Với kết cấu 3 chương, luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của kiều hối và chính sách kiều hối. Từ sự phân tích bản chất của dòng tiền kiều hối là do những người định cư ở nước ngoài chuyển tiền bằng đồng ngoại tệ về nước với mục đích cải thiện cuộc sống nơi quê nhà và góp phần xây dựng đất nước, luận án đã trình bày những nội dung cơ bản của chính sách kiều hối, từ đó phân tích những chính sách nhằm thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kiều hối của các nước đang phát triển nói chung.
Với những nội dung phân tích ở chương 2 của luận án đã cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về kiều hối và chính sách kiều hối của một số nước Châu Á với ba quốc gia điển hình về thu hút kiều hối là Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines. Tổng quan về kiều hối của một các nước thuộc khu vực Châu Á cho thấy, dòng kiều hối là lợi ích lớn nhất mà các nước xuất khẩu lao động nhận được từ quá trình dịch chuyển lao động toàn cầu. Trong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng nhanh chóng của dòng kiều hối trong mối tương quan với các dòng tài chính khác. Rõ ràng là trong khi các dòng tài chính khác khá bất ổn và thậm chí có khuynh hướng giảm từ sau năm 2000 thì kiều hối vẫn tăng một cách vững chắc. Tác động của kiều hối có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Kiều hối có thể tác động đến những vấn đề như: vấn đề nghèo đói và
bất công bằng thu nhập, tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm gia đình, thị trường lao động, nguồn nhân lực và các biến số kinh tế vĩ mô khác.
Ở Ấn Độ, kiều hối mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội: nền công nghệ thông tin đã trở thành mũi nhọn kinh tế của Ấn Độ, có khả năng canh tranh toàn cầu. Cùng trở về với chất xám là nguồn vốn khổng lồ của các Ấn kiều. Số vốn này, bằng 23% dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ, giúp cân bằng cán cân thương mại và ngăn chặn lạm phát hiệu quả. Bên cạnh đó, kiều hối còn có vai trò không nhỏ trong việc đóng góp vào GDP của Ấn độ. Năm 2005- 2006, kiều hối chiếm 3,08% GDP của nước này - một sự tăng mạnh từ 0,7% trong 1990-1991. Ngày nay, những Ấn kiều thành đạt đã trực tiếp thu nhận kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh, khoa học công nghệ tiên tiến ở bên ngoài và khi trở về nước, họ trở thành “vũ khí tối thượng” của chính phủ Ấn Độ trong nỗ lực đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đưa thương hiệu quốc gia ra quy mô toàn cầu.
Kiều hối của Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo WB, hàng năm lượng kiều hối đổ về Trung Quốc là rất lớn, chiếm khoảng 14% GDP của Trung Quốc. Có thể nói, lượng kiều hối gửi về nước tăng dần qua các năm, năm 2000 lượng kiều hối mới chỉ đạt 6 tỷ USD, nhưng đến năm 2010, Trung Quốc đã thu hút 51 tỷ USD, gấp hơn 9 lần năm 2000, đứng thứ hai Châu Á và thế giới chỉ sau Ấn Độ.
Philippines là nước xếp hạng thứ tư trong việc thu hút kiều hối ở Châu Á, Philippines có một hệ thống những người lao động tạm thời phức tạp nhất trên thế giới. Giá trị của kiều hối đối với các quốc gia đang phát triển nói chung hay Philippines nói riêng thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau và qua từng năm, giá trị của dòng tiền này ngày càng được nâng cao và giúp thay đổi bộ mặt kinh tế một cách đáng kể.
Có được những kết quả như trên về kiều hối, mỗi quốc gia đều có những chính sách đặc trưng nhằm thu hút có hiệu quả nguồn kiều hối, phát huy vai trò tích cực của nguồn kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính sách nổi bật của Ấn Độ về kiều hối là chính sách thu hút kiều bào về nước thông qua việc phát hành phát hành kiến thiết Ấn Độ chỉ dành cho Ấn kiều và thu được 4,2 tỉ USD phục vụ phát triển kinh tế. Chính sách này thực sự phát triển vào những năm 2003-2005 tạo ra nguồn thu đáng kể về kiều hối; Ấn Độ ban hành quy chế "quasi-citizenship", theo đó Ấn kiều được hưởng quyền lợi như công dân trong nước,Chính phủ Ấn Độ thành lập Ủy ban cấp cao để nghiên cứu phương cách cải thiện quan hệ với cộng đồng Ấn kiều.
Ở Trung Quốc, điểm nổi bật về chính sách thu hút kiều hối là thông qua việc thu hút người tài ở nước ngoài về nước của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc áp dụng chế độ thẻ xanh dành cho những người tài nước ngoài sẽ được mời nhập cư vĩnh viễn, xuất nhập cảnh và được tạm trú với hộ chiếu có sẵn mà