- Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
3.3 Vận dụng bài học kinh nghiệm về thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kiều hối của Ấn Độ, Trung Quốc và Philipines trong chính sách
nguồn kiều hối của Ấn Độ, Trung Quốc và Philipines trong chính sách kiều hối của Việt Nam.
Tiềm năng của nguồn kiều hối ở Việt Nam là rất lớn. Từ những bài học kinh nghiệm về thu hút và sử dụng nguồn kiều hối có hiệu quả của ba quốc gia điển hình Ấn Độ, Trung Quốc và Philipines, nhằm khơi thông nguồn lực dồi dào này, để thu hút, giám sát và sử dụng có hiệu quả nguồn kiều hối, vấn đề là phải đưa ra được một cách đồng bộ các biện pháp hữu hiệu.
Bài học kinh nghiệm thứ nhất, xuất phát từ kiều hối là nguồn tiền gửi của
người định cư ở nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân trong nước, ba quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc và Philipines đều chú trọng đến chính sách thu hút kiều bào về nước mỗi năm một cởi mở và thông thoáng hơn, nhằm khuyến khích họ chuyển tiền kiều hối về nước cải thiện cuộc sống cho người thân nơi quê nhà hoặc đầu tư phát triển sản xuất góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước. Trong điều kiện cụ thể nền kinh tế Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đưa ra một số những biện pháp sau:
Một là, tạo khuôn khổ pháp lý nhằm bảo hộ và tạo điều kiện cho doanh nhân, trí thức kiều bào về nước làm việc, đầu tư kinh doanh; khuyến khích việc
hình thành các hiệp hội chuyên ngành, mở rộng hợp tác trong cộng đồng và với trong nước theo tinh thần "ích nước lợi nhà". Chính phủ có những biện pháp đồng bộ và có hiệu quả nhằm giảm sự mất cân đối trong đầu tư ở các làng nghề, vùng lãnh thổ, gia tăng đầu cơ trên thị trường bất động sản và sự bất ổn trên thị trường vốn, hạn chế lạm dụng những ưu đãi về thuế, đất đai.
Hai là, tích cực hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định
và phát triển, giữ gìn bản sắc dân tộc thông qua việc mở rộng các hoạt động giao lưu nhiều mặt giữa cộng đồng người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tiếp tục tổ chức các trại hè, mở các lớp tiếng Việt cho thanh thiếu niên kiều bào, hỗ trợ xây dựng trường học, cung cấp sách giáo khoa. Khuyến khích cộng đồng phát huy vai trò cầu nối hữu nghị và quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Ba là, đáp ứng những nguyện vọng, lợi ích chính đáng của kiều bào như
xem xét vấn đề thị thực xuất nhập cảnh, mở rộng đối tượng bảo lãnh hồi hương, rút ngắn thời gian giải quyết thôi quốc tịch và xem xét khả năng cho phép kiều bào có hai quốc tịch... giải quyết tốt các vấn đề tâm linh, nhân đạo. Chính phủ cần có chính sách thông thoáng hơn nữa cho Việt Kiều được mua nhà, mua đất, giới hạn về tỷ lệ góp vốn vào các công ty cổ phần, đa dạng hóa các hình thức đầu tư và cải cách thủ tục hành chính để thu hút mạnh nguồn kiều hối.
Bốn là, nguồn kiều hối thể hiện tình cảm sâu nặng của bà con Việt kiều
đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài đối với thân nhân và quê hương, đất nước. Chính vì lẽ đó, chính sách của Đảng và Nhà nước cởi mở thông thoáng, khuyến khích và tạo điều kiện cho kiều bào ở nước ngoài gửi tiền về giúp gia đình; đảm bảo an toàn cho số tiền này; người thân được nhận bằng ngoại tệ không hạn chế, tạo điều kiện cho đồng tiền kiều hối có khả năng sinh sôi nảy nở, làm ra thêm nhiều của cải cho đất nước. Khi đó, sẽ không chỉ nâng cao hiệu quả của kiều hối mà còn tạo động lực thu hút mạnh hơn đối với dòng ngoại tệ về đất nước.
Năm là, tiếp tục củng cố tổ chức và nhân sự của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả: tăng cường biên chế làm công tác cộng đồng ở các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi có đông người Việt sinh sống; tăng cường chi phí, cải thiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc để đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng của công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tạo cơ chế phối hợp công tác giữa Ủy ban và các địa phương, các bộ, ngành, giữa trong nước và ngoài nước.
Bài học kinh nghiệm thứ hai, về sử dụng kiều hối của Trung Quốc để phát
triển sản xuất thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ không đủ điều kiện để vay vốn ở các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng thông qua các quỹ gọi là TVEs (township and village enterprises). Thu hút nguồn kiều hối về nước ngày một nhiều hơn là quan trọng, nhưng việc quản lý và sử dụng nguồn tiền này như thế nào nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực là một trọng trách có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn. Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung là những quốc gia nghèo, vì vậy nguồn tài chính như kiều hối nhằm hỗ trợ cho xóa đói giảm nghèo, đầu tư phát triển sản sản xuất là vô cùng quan trọng. Mô hình quỹ TVEs là một mô hình rất hay và hiệu quả mà Việt Nam cần tham khảo và học hỏi. Quỹ TVEs là một cách hiệu quả để sử dụng kiều hối cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao mức sống của người dân, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Nếu những quỹ này được thành lập và phát triển ở Việt Nam sẽ là một nguồn lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển hoạt động kinh doanh sản xuất của mình qua đó có thể tạo ra nhiều hàng hóa cho xã hội đồng thời tạo công ăn việc làm cho xã hội. Với những quỹ này thì nguồn kiều hối sẽ được sử dụng trực tiếp để tạo ra tổng sản phẩm quốc dân cho đất nước thay vì đầu tư vào vàng, ngoại tệ, hay bất động sản, những lĩnh vực đầu tư không thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngoài ra, những quỹ này
hoạt động có hiệu quả sẽ có tác dụng thu hút thêm kiều hối cho đất nước vì những người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ thấy được đây là một kênh đầu tư hiệu quả mà còn giupos cho những người xa Tổ quốc thấy tự hào rằng họ đã góp một phần nhỏ bé vào công cuộc kiến thiết xây dựng đất nước.
Bài học kinh nghiệm thứ ba, về thu hút người tài ở nước ngoài về nước
của chính phủ Trung Quốc. Người định cư ở nước ngoài gửi kiều hối về nước được chia làm hai nhóm đối tượng: một là những người định cư dài hạn ở nước ngoài có tiềm lực mạnh về kinh tế, có tri thức, có tài và hai là những người xuất khẩu lao động thuần túy. Với hai đối tượng này thì tiềm lực kiều hối cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước thực sự phải xuất phát từ nhóm đối tượng thứ nhất. Vì vậy những chính sách thu hút người tài của Trung Quốc là những bài học đáng quý cho chính sách kiều hối của Việt Nam. Để thu hút người tài ở nước ngoài đầu tư về quê hương nhằm cải thiện đời sống quê nhà và phát triển kinh tế xã hội, một số biện pháp như:
Một là, Nhà nước cần có chính sách thông thoáng và rộng rãi hơn nữa,
mạng lưới thông tin minh bạch rõ ràng hơn để nhiều doanh nhân là kiều bào từ các nước trên thế giới đầu tư về quê hương. Ngoại trừ các thành phố lớn, hiện tại không ít các địa phương vẫn còn có quan niệm dự án kiều bào là vốn đầu tư nước ngoài, thậm chí doanh nhân đứng tên dự án vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam. Điều này hiển nhiên gây khó khăn cho doanh nghiệp về nhiều mặt như thủ tục, thuế, và các cách đối đãi không công bằng. Hơn nữa hạ tầng cơ sở cho các hoạt động nghiên cứu sáng tạo trong nước và hạ tầng về chính sách, quy định, đặc biệt là về các ưu đãi cụ thể dành cho trí thức cần được quan tâm sâu sắc.
Hai là, kêu gọi kiều bào tham gia đầu tư vào các dự án lớn tại Việt Nam
như Bãi biển Rồng tại Quảng Nam (4,15 tỷ USD), dự án khu du lịch và giải trí Vinpearl Land (Đảo Hòn tre - Nha Trang), dự án Thành phố Sáng tạo tại Phú
Yên, dự án khu dân trí đa năng Saigon Atlantic do tập đoàn Winvest LLC của Hoa Kỳ đầu tư đã trở thành dự án có quy mô lớn nhất...
Ba là, hình thành thêm những tổ chức làm cầu nối thích hợp cho kiều bào
về nước, giống như Trung tâm hỗ trợ Kiều bào của Thành phố Hồ Chí Minh với chức năng hỗ trợ kiều bào và thủ tục pháp lý cũng như trao đổi thông tin về những vấn đề trong nước. Để tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào đầu tư về quê hương nhiều hơn, một nhu cầu đang đặt ra là việc nghiên cứu và xây dựng một diễn đàn có tính chất thường niên về tư vấn chính sách cho Chính phủ đối với một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế - xã hội có sự tham gia của tri thức kiều bào, chủ trì sẽ là một thành viên của Chính phủ chịu trách nhiệm đối với phạm vi cần tư vấn.
Bài học kinh nghiệm thứ tư, về chính sách khuyến khích xuất khẩu lao
động của Philipines. Những lao động xuất khẩu ra nước ngoài gửi tiền về nước là một trong những kênh kiều hối quan trọng, vì vậy để tăng cường nguồn kiều hối cho đất nước, một trong những chính sách kiều hối quan trọng là thúc đẩy lao động xuất khẩu ra nước ngoài, một mặt giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nghề theo hướng chuyên sâu, học hỏi nền văn minh các nước phát triển, một mặt gửi tiền về cho người thân giúp cải thiện đời sống quê nhà, góp phần công cuộc xóa đói giảm nghèo. Từ bài học kinh nghiệm về chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động của Philipines, Chính phủ Việt Nam có nhiều biện pháp nhằm khuyến khích xuất khẩu lao động ra nước ngoài có hiệu quả đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam:
Một là, tăng cường giám sát cơ quan xuất khẩu lao động để đảm bảo quyền
lợi chính đáng cho người xuất khẩu lao động như quy định về lệ phí tuyển dụng không được quá cao, kiểm soát chặt chẽ tránh các hợp đồng giả, điều này được thực hiện thông qua Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao xử
lý những hợp đồng lao động nước ngoài trước khi tiến hành nhập cư lao động. Thông qua các quốc gia lãnh sự và đại sư quán ở nước ngoài, chính phủ có thể theo dõi hoạt động của người lao động ở nước ngoài, đồng thời cung cấp các dịch vụ để giải quyết về hợp đồng sai lầm và tranh chấp lao động, thiết lập một mạng lưới với luật sự để giúp họ trong bất kỳ những vụ tranh chấp pháp lý xảy ra.
Hai là, bảo vệ công dân di cư thông qua một quỹ phúc lợi nhập cư có thể
cung cấp các dịch vụ bao gồm cả quyền hồi hương khẩn cấp trong trường hợp khủng hoảng quốc gia, dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, trợ giúp phúc lợi, chuẩn bị tái hòa hợp và hồi hương của công dân di cư trong trường hợp chết khi đang lao động ở nước ngoài. Tích cực hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định và phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc mở rộng các hoạt động giao lưu nhiều mặt giữa cộng đồng người lao động Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức các trại hè, mở các lớp tiếng Việt cho các thanh thiếu niên kiều bào, hỗ trợ xây dựng trường học, khuyến khích cộng đồng phát huy vai trò cầu nối hữu nghị và quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế, tạo hình ảnh đẹp cho lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài.
Ba là, xúc tiến mở các chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài nơi có nhiều
người Việt Nam lao động, học tập và bà con Việt kiều sinh sống làm ăn. Thúc đẩy cạnh tranh trong ngành dịch vụ chuyển tiền nước ngoài ở các ngân hàng nhằm tạo ra chi phí chuyển tiền thấp hơn. Các ngân hàng cần minh bạch đăng tải tất cả các chi phí liên quan đến một giao dịch chuyển kiều hối cụ thể, qua đó bảo vệ quyền lợi chính đáng của người chuyển tiền và người nhận tiền.