Chính sách kiều hối của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chính sách kiều hối của một số nước châu á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 72)

Thứ nhất, Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng kiều hối để phát triển sản

xuất thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp ở quy mô nhỏ không đủ điều kiện để vay vốn ở các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng thông qua các quỹ gọi tắt là TVEs (township and village enterprises). Quỹ này lần đầu được hình thành từ những năm cuối thập kỷ 70 khi nhiều gia đình có người thân ở nước ngoài ở tỉnh Jinjang cùng nhau tập hợp những khoản tiền dư thừa do người thân ở nước ngoài gửi về để cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ địa phương không đủ vốn đầu tư nhưng vẫn có thể hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ những khoản tiền này. Các đơn vị này thường hoạt động trong các lĩnh vực như may mặc, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm. Đây là những lĩnh vực mà ban đầu không đòi hỏi nhiều vốn, cơ sở vật chất và trình độ lao động. Do đó, có thể khắc phục được những hạn chế về vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng và tay nghề lao động để phát triển nông thôn. Những cơ sở sản xuất này đã giải quyết được bài toán về lao động dư thừa ở trong vùng, đồng thời cải thiện đời sống cho người dân trong vùng. Chính vì những lợi ích to lớn mà nó mang lại mà TVEs tại Jijang đã trở thành nơi nhận được nhiều sự đầu tư nhất từ cộng đồng người Hoa ở nước ngoài từ cuối thập niên 1980 đến nay. Từ mô hình TVEs thành công ở Jijang, Chính phủ Trung Quốc đã nhân rộng mô hình này đến nhiều tỉnh khác trong cả nước, những quỹ này cho đến nay không những chỉ đóng vai trò trong việc hỗ trợ vốn ban đầu mà còn góp phần giúp cho các doanh nghiệp trong việc cải tiến kỹ thuật, trang thiết bị, khả năng cạnh tranh, đặc biệt là hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa.

hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật về thể chế, cũng như các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ. Theo đó các doanh nghiệp Hoa kiều có điều kiện mở rộng kinh doanh và đầu tư về quê nhà. Hơn nữa, định kỳ hàng năm, chính phủ Trung Quốc tổ chức các cuộc gặp trực tiếp giữa các nhà đầu tư Hoa kiều để hướng dẫn giải thích, giải quyết những khó khăn vướng mắc. Đặc biệt, chính phủ còn có chính sách thu hút đầu tư bằng cách tư vấn hướng dẫn miễn phí các hồ sơ các thủ thục hành chính nhằm đơn giản hóa các thủ tục, giúp các nhà đầu tư Hoa kiều tránh được bỡ ngỡ khi có quyết định đầu tư về quê nhà.

Thứ ba, Chính phủ Trung Quốc thực hiện nhiều các chương trình ưu đãi

về nhà đất, tuyển dụng vào bộ máy công quyền thu hút Hoa kiều. Những mô hình như văn phòng Bắc Kinh tại Thung lũng Silicon, "chợ tìm kiếm người tài" tại Thượng Hải...đang thu hút ngày càng nhiều người tài trở về Trung Quốc.

Thứ tư, Trung Quốc đang bước đầu áp dụng chế độ thẻ xanh trong những

năm gần đây. Theo đó, những người tài nước ngoài sẽ được mời nhập cư vĩnh viễn, xuất nhập cảnh và được tạm trú với hộ chiếu có sẵn mà không cần visa. Con cái họ được ghi tên vào các trường học địa phương với mức học phí rất thấp theo thỏa thuận. Ngoài ra, họ có thể dùng thẻ xanh như chứng minh thư nhân dân hợp pháp trong suốt thời gian ở Trung Quốc và nó còn có giá trị hơn giấy tờ định cư hay định cư vĩnh viễn.

Thứ năm, chính phủ phát hành “trái phiếu kiều dân” (diaspora bond) –

một loại nợ chính phủ phát hành bằng nội tệ được bán cho người dân xa xứ để có vốn đầu tư vào các dự án cụ thể. Thông qua hình thức này, kêu gọi lòng yêu nước của người di cư ra nước ngoài có nguyện vọng muốn đầu tư xây dựng đất nước.

Thứ sáu, chiến dịch mời gọi Hoa Kiều về nước, Giáo sư Hà Tôn Vinh -

Miramar nói: “Trung Quốc có chiến dịch mời gọi Hoa kiều về nước rất rầm rộ. Lúc đó, tôi vừa bước xuống sân bay ở Trung Quốc lập tức có người đến hỏi: Anh có phải Hoa kiều không? Tôi bảo không. Họ vẫn cố hỏi liệu bố mẹ, ông nội, thậm chí ông cố của tôi có phải Hoa kiều hay không. Chỉ cần người có chút “gốc gác” Hoa kiều lập tức sẽ có bộ phận đến tận khách sạn trò chuyện, vận động, mời gọi về làm việc ở Trung Quốc với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Cách làm của họ tạo cho mình cảm giác mình được trọng thị, mình thật sự trở thành một khách quan trọng”.

Một phần của tài liệu Chính sách kiều hối của một số nước châu á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 72)