1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

marketing của công ty nước giải khát Quảng Ngãi

35 636 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 256,5 KB

Nội dung

marketing của công ty nước giải khát Quảng Ngãi

Trang 1

2 Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm 3

II Những vấn đề cơ bản về chiến lược sản phẩm mới: 4

2.Chiến lược marketing cho sản phẩm mới: 5

III Quy trình phát triển sản phẩm mới: 7

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG VÀ KẾ HOẠCH ĐƯA SẢN PHẨM MỚI CỦA CÔNG TY NƯỚC GIẢI KHÁT QUẢNG NGÃI TẠI THỊ TRƯỜNG

QUẢNG NGÃI

II ĐĂC ĐIỂM CƠ CẤU QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY: 10

2 Nhiệm vụ và chức năng từng bộ phận: 12

3 Tình hình sử dụng nguồn lực của công ty: 13

5 Chiến lược tung sản phẩm bia Sông Trà ra thị trường 15

CHƯƠNG III: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP TRONG VIỆC THỰC HIỆN TUNG SẢN PHẨM BIA SÔNG TRÀ CỦA CÔNG TY

2 Phân tích vì sao chọn thị trường mục tiêu 18

3.Phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện nay trên thị trường 18

Trang 2

5 Chiến lược giá: 19

II Nhóm giải pháp khi tung sản phẩm bia Sông Trà: 28

2 Tạo ra hoặc tăng thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm 28

3 Các chiến dịch khuyến mãi, quảng cáo 28

III Nhóm giải pháp xây dựng các kế hoạch phụ trợ: 29

Trang 3

Bảng thu nhập bình quân của nhân viên Công ty 10

Bảng tình hình sử dụng lao động của Công ty 13 Bảng lực lượng lao động phân theo trình độ 13

Bảng phân bổ doanh số tháng cho từng tỉnh 25

Sơ đồ tổ chức bán hàng theo cơ cấu lãnh thổ 26 Mẫu báo cáo ngày của nhân viên bán hàng 27

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng luôn tìm kiếm các sản phẩm mới đểhấp dẫn người tiêu dùng, nhưng mấy ai dám chắc được thành công là bao nhiêuphần trăm khi nó được tung ra trên thị trường? Điều này chỉ có được khi nhà sảnxuất có một chiến lược cụ thể Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗidoanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhất ba mục tiêu lợi nhuận, vị thế và

an toàn

Xuất phát từ yêu cầu trên, nhóm đã chọn đề tài “Xây dựng chiến lược tungsản phẩm bia Sông Trà ra thị trường Quảng Ngãi”

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Qua việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ bia và thực trạng sử dụng cácchính sách marketing của công ty để phát hiện những nguyên nhân tồn tại cũngnhư nguy cơ trong tiến trình mở rộng thị trường, gia tăng sản phẩm Trên cơ sở

Trang 4

hút lôi cuốn được nhiều khách hàng đến với công ty, đưa hoạt động công tyngày càng phát triển vững mạnh.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thị trường tiêu thụ bia tại Quảng Ngãi

và thực trạng sử dụng các chính sách marketing của Công ty nước giải khátQuảng Ngãi

Pham vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến chương trình tung sản phẩm biaSông Trà ra thị trường Quảng Ngãi

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phântích, tổng hợp, so sánh, lấy ý kiến khách hành, về tình hình thị trường tiêu thụbia tại Quảng Ngãi Nhận định đánh giá nhu cầu và khả năng kinh tế của kháchhàng

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm và

vai trò của các chính sách marketing trong việc nâng cao khả năng tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp

- Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp được nêu ra trong đề tài là kết quả của sự

đúc kết, tổng hợp các vấn đề có tính tổng quát chung trong việc xây dựng và triểnkhai các chính sách marketing vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại các đơn vị sảnxuất và kinh doanh bia của công ty

6 Bố cục của luận văn

Ngoài Lời mở đầu và phần kết luận, bài tiểu luận gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận.

Chương II: Thực trạng sản xuất và chiến lược tung sản phẩm mới ra thị trường của Công ty nước giải khát Quảng Ngãi.

Chương III: Những định hướng, giải pháp trong việc thực hiện chiến lược sản phẩm mới của Công ty nước giải khát Quảng Ngãi ra thị trường

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I Những vấn đề cơ bản về sản phẩm:

1 Khái niệm sản phẩm:

Khi nói về sản phẩm người ta thường quy về một hình thức tồn tại vậtchất cụ thể và do đó chỉ bao hàm những thành phần hoặc yếu tố có thể quan sátđược Đối với các chuyên gia marketing, họ hiểu sản phẩm ở một phạm vi rộnglớn

- Sản phẩm: Là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hayước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ýmua sắm, sử dụng hay tiêu dùng

Theo quan niệm này, sản phẩm hàng hóa bao hàm cả những vật thể hữuhình và vô hình, bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất Ngay cảtrong những sản phẩm hữu hình thì cũng bao hàm cả các yếu tố vô hình Trongthực tế, người ta thường xác định sản phẩm thông qua đơn vị sản phẩm

2 Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm:

Đơn vị sản phẩm vốn là một chỉnh thể hoàn chỉnh chứa đựng những yếu

tố, đặc tính và thông tin khác nhau về sản phẩm Những yếu tố đặc tính và thôngtin đó có thể có những chức năng marketing khác nhau Khi tạo ra một mặt hàngngười ta thường xếp các yếu tố đặc tính và thông tin đó theo ba cấp độ có nhữngchức năng marketing khác nhau

- Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm theo ý tưởng Sản phẩm theo ý tưởng cóchức năng cơ bản là trả lời câu hỏi: về thực chất, sản phẩm này thỏa mãn nhữngđiểm lợi ích cốt lõi nhất mà khách hàng theo đuổi là gì? Và chính đó là nhữnggiá trị mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng

- Cấp độ thứ hai là sản phẩm hiện thực Đó là những yếu tố phản ánh sự cómặt trên thực tế của hàng hóa Những yếu tố đó bao gồm: các chỉ tiêu phản ánhchất lượng, các đặc tính, bố cục bề ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và đặctrưng của bao gói

- Cấp độ cuối cùng là sản phẩm bổ sung Đó là những yếu tố như: Tính tiệnlợi cho việc lắp đặt, những dịch vụ bổ sung sau khi bán, những điều kiện bảohành và điều kiện hình thức tín dụng

3 Khái niệm sản phẩm mới:

Do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnhtranh, công ty không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào những sản phẩm

Trang 6

phẩm mới nếu muốn tồn tại và phát triển với uy tín ngày càng tăng Vậy ta cóthể hiểu sản phẩm mới là một sản phẩm, một dịch vụ hoặc một ý tưởng đượcmột số khách hàng tiềm năng cảm nhận như mới.

Đứng trên góc doanh nghiệp để xem xét, người ta chia sản phẩm mớithành hai loại: Sản phẩm mới tương đối và sản phẩm mới tuyệt đối

3.1 Sản phẩm mới tương đối:

Sản phẩm mới tương đối là sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp sản xuất vàđưa ra thị trường, nhưng không mới đối với các doanh nghiệp khác và đối vớithị trường Chúng cho phép doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm cho những cơhội kinh doanh mới Chi phí để phát triển loại sản phẩm này thường thấp, nhưngkhó định vị sản phẩm trên thị trường vì người tiêu dùng vẫn có thể thích sảnphẩm của đối thủ cạnh tranh hơn

3.2 Sản phẩm mới tuyệt đối:

Sản phẩm mới tuyệt đối là sản phẩm mới đối với cả doanh nhiệp và thịtrường Doanh nghiệp giống như “người tiên phong” đi đầu trong việc sản xuấtsản phẩm này Sản phẩm này ra mắt người tiêu dùng lần đầu tiên Đây là mộtquá trình tương đối phức tạp và khó khăn (trong cả giai đoạn sản xuất và bánhàng) Chi phí dành cho nghiên cứu, thiết kế và sản xuất thử và thử nghiệm trênthị trường rất cao

Một sản phẩm có được coi là mới hay không phụ thuộc vào cách thịtrường mục tiêu nhận thức về nó Nếu người mua cho rằng sản phẩm đó khácđáng kể so với một số sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về một số tính chất (hìnhthức bên ngoài hay chất lượng), thì sản phẩm đó sẽ được coi là sản phẩm mới

II Những vấn đề cơ bản về chiến lược sản phẩm mới:

1 Chiến lược của công ty:

Để duy trì sự phát triển của mình, mọi doanh nghiệp đều phải hướng đếntương lai với những mục tiêu cần đạt tới và những thách thức để đạt được mụctiêu đó Ngày nay, việc quản lý dựa trên những kinh nghiệm trực giác và sự suyđoán chủ quan không thể là một sự đảm bảo cho thành công của doanh nghiệp

Vì vậy một chiến lược marketing được thiết lập và phát triển cho toàn bộ cáchoạt động của doanh nghiệp đều là cần thiết

Chiến lược là một tập hợp của các chuỗi hoạt động được thiết kế nhằmtạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững

Chiến lược không chỉ là một kế hoạch, cũng không phải là một ý tưởng,chiến lược là triết lý sống của một công ty

Chiến lược ở đây không phải lúc nào cũng đồng nghĩa hoàn toàn với từdài hạn mà nó thể hiện những cố gắng của công ty nhằm đạt tới một vị trí mong

Trang 7

muốn xét trên vị thế cạnh tranh và sự thay đổi của hoàn cảnh Đó là sự thể hiệnviệc tìm hiểu và nhận biết những yếu tố môi trường marketing bên ngoài, đánhgiá những điều kiện và khả năng bên trong của công ty để soạn thảo các chiếnlược kinh doanh nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định.

Từ khái niệm chiến lược, chúng ta có thể hiểu chiến lược marketing là:mục tiêu mà công ty muốn đạt tới

2 Chiến lược marketing cho sản phẩm mới:

2.1 Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing là mục tiêu mà công ty muốn đạt được như khốilượng sản phẩm, thị phần trên những thị trường tiềm năng, khả năng sinh lợi, thếlực trong kinh doanh, an toàn trong kinh doanh và có thể gọi là mục tiêumarketing Chiến lược marketing là một hoạt động của Công ty nói chung vàcủa bộ phận marketing nói riêng nhằm đạt được mục tiêu của Công ty trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh

2.2 Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới:

Sau khi dự án sản phẩm mới tốt nhất được thông qua, công ty cần soạnthảo chiến lược marketing cho sản phẩm đó Chiến lược marketing cho sảnphẩm mới bao gồm ba phần:

- Phần thứ nhất: mô tả quy mô, cấu trúc thị trường và thái độ của kháchhàng trên thị trường mục tiêu, dự kiến xác lập vị trí sản phẩm, chỉ tiêu về khốilượng bán, thị phần và lợi nhuận trong những năm trước mắt;

- Phần thứ hai: Trình bày quan điểm chung về phân phối sản phẩm và dựđoán chi phí marketing cho năm đầu;

- Phần thư ba: Trình bày những mục tiêu tương lai về các chỉ tiêu: tiêu thụ,lợi nhuận, quan điểm, chiến lược lâu dài

2.3 Triển khai sản xuất hàng loạt và tung sản phẩm mới ra thị trường:

Sau khi thử nghiệm thị trường công ty đã có căn cứ rõ nét hơn để quyếtđịnh có sản xuất đại trà sản phẩm mới hay không Nếu việc sản xuất đại trà đượcthông qua công ty phải thực sự bắt tay vào triển khai phương án tổ chức sản xuất

và marketing sản phẩm mới Trong giai đoạn này, những quyết định liên quanđến việc tung sản phẩm mới vào thị trường là cực kỳ quan trọng Cụ thể là tronggiai đoạn này, công ty phải thông qua bốn quyết định:

- Khi nào tung sản phẩm mới chính thức vào thị trường?

- Sản phẩm mới sẽ được tung ra ở đâu?

- Sản phẩm mới trước hết phải tập trung bán cho đối tượng khách hàng

Trang 8

- Sản phẩm mới được tung ra bán như thế nào? Với những hoạt động hỗ trợnào để xúc tiến việc bán?

2.4 Các hoạt động cần thực hiện đảm bảo sự thành công của sản phẩm mới:

Để chiến lược đưa sản phẩm mới ra thị trường một cách có hiệu quả, cácdoanh nghiệp cần nghiên cứu đến các yếu tố: Đối thủ cạnh tranh; xác định mụctiêu khách hàng; khác biệt hóa, tạo nên một giá trị, một lý do thuyết phục nhất;chiến lược riêng biệt cho sản phẩm

2.4.1 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:

Hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụng vào thực tế thường quên nguyêntắc này, không coi trọng đối thủ cạnh tranh vì tin tưởng vào các sản phẩm củamình Tuy nhiên sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp không phải lúc nàocũng thuận lợi và phù hợp với thực tế thị trường, trong khi thị trường lại bắt đầubằng chính đối thủ của họ Liệt kê những doanh nghiệp có sản phẩm tương đồngvới sản phẩm mà doanh nghiệp có ý định muốn tung ra Ngay cả khi sản phẩmmới chưa từng được biết đến, đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng để biếtđược phản ứng của họ đối với sản phẩm này như thế nào

Khi xác định được các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu những công cụmarketing của họ: áp phích, quảng cáo

Đánh giá mối tương quan giữa sản phẩm của mình với sản phẩm của cácđối thủ Xác định xem phải đương đầu với sự cạnh tranh của đối thủ như thếnào, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có mối đe dọa thực sự

2.4.2 Xác định mục tiêu khách hàng:

Bất cứ sản phẩm nào cũng có một đối tượng khách hàng riêng của nó,doanh nghiệp không thể bán những mặt hàng cao cấp cho khách hàng trung lưuhoặc những mặt hàng bình dân thì thường không được giới thượng lưu để ý tới.Phân đoạn khách hàng mà bạn nhắm tới có thể là những người hiện đang tiêudùng một sản phẩm tương đồng của đối thủ cạnh tranh hoặc những người thíchcái mới với đặc tính có sức thuyết phục Những khách hàng tiềm năng tốt nhất

sẽ là những người hiểu được tính hữu dụng của sản phẩm

2.4.3 Khác biệt hóa, tạo nên một giá trị, một lý do thuyết phục nhất:

Đây chính là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Đối với mọi sản phẩmkhi tung ra thị trường, mọi doanh nghiệp phải hiểu đâu là đặc tính phân biệt nóvới các sản phẩm khác Mỗi doanh nghiệp phải tự đặt câu hỏi “Sản phẩm của tôimang lại điều gì mà những sản phẩm của các đối thủ khác không có?” Đặt racâu hỏi dạng này sẽ giúp doanh nghiêp xác định rõ hơn điều mà sản phẩm cần

có để đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách hàng

Trang 9

2.4.4 Chiến lược riêng biệt cho sản phẩm:

Doanh nghiệp phải tìm ra cách thức tốt nhất để quảng bá cho sản phẩmcủa mình Lựa phối tới tay người tiêu chọn hình thức và địa điểm để bán sảnphẩm Hệ thống bán hàng qua các kênh phân phối hay trực tiếp tới người tiêudùng Lựa chọn xem xét chiến lược marketing truyền thống nhằm tới từng cánhân hay trực tiếp, vai trò của truyền hình báo chí trong quá trình xâm nhập thịtrường

Chuẩn bị sẵn sàng cho việc hoàn thiện sản phẩm Tổ chức nơi gặp gỡ đểkhách hàng dùng thử sản phẩm và yêu cầu họ phát biểu cảm nghĩ về sản phẩm

III Quy trình phát triển sản phẩm mới:

Quy trình phát triển sản phẩm mới gồm 8 bước cơ bản sau: phát hiện/ tìmkiếm ý tưởng, lựa chọn ý tưởng, đánh giá và phát triển ý tưởng, xây dựng chiếnlược tiếp thị, phân tích kinh doanh, hoàn thiện sản phẩm, kiểm nghiệm thịtrường và thương mại hoá sản phẩm

Bước 1: Phát hiện/tìm kiếm ý tưởng

Cách tìm ý tưởng: Trong nội bộ doanh nghiệp: từ các nhân viên, nhà quản lý

Từ bên ngoài: từ nhượng quyền kinh doanh, mua lại tổ chức tạo ra sảnphẩm mới, khách hàng, đối thủ cạnh tranh hoặc từ các trường, viện nghiên cứu.Doanh nghiệp có càng nhiều ý tưởng thì khả năng chọn được ý tưởng tốt càngcao Doanh nghiệp nhỏ nên chủ động khai thác nguồn ý tưởng từ nội bộ donguồn này dễ tác động, ít tốn kém về tiền và thời gian để khai thác Vả lại các ýtưởng thường khả thi, sát với thực tế hơn bởi vì các ý tưởng từ nội bộ thườngnảy sinh do va chạm với thực tế, tiếp xúc với khách hàng, quan sát đổi thủ cạnhtranh

Bước 2: Sàng lọc ý tưởng

Không phải mọi ý tưởng đều có thể thực hiện được, nên doanh nghiệp cần

có công đoạn sàng lọc ý tưởng khả thi Về cơ bản, các ý tưởng được chọn nêntương hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó nó sẽ hỗ trợ cho chiến lượckinh doanh của doanh nghiệp

Bước 3: Phản biện và phát triển ý tưởng

Sau khi sàng lọc được những ý tưởng ‘hoa khôi’, doanh nghiệp có thể tổchức một ban phản biện các ý tưởng này, ban này nên có nhiều thành phần để cóđược nhiều cách đánh giá và phản biện cho ý tưởng Thông qua quá trình phântích và đánh giá, ý tưởng sẽ được mổ xẻ dưới nhiều góc cạnh, quan trọng hơn làlàm cho ý tưởng đó được rõ ràng, cụ thể hơn và hạn chế được những thử nghiệmkhông cần thiết hoặc tránh bớt những sai phạm không đáng có

Trang 10

Như vậy, sau bước này ý tưởng về sản phẩm mới sẽ đầy đủ về các yếu tốnhư tính năng chính của nó, cách thức thiết kế, các giá trị gia tăng và quan trọnghơn hết là xác định được vai trò, ý nghĩa và mục đích muốn nhắm tới khi pháttriển sản phẩm này.

Bước 4: Chiến lược tiếp thị

Để tăng khả năng thành công của sản phẩm mới trên thị trường, doanhnghiệp cần thiết nghĩ đến việc thương mại hoá nó sẽ như thế nào thông qua việcphác thảo bản kế hoạch tiếp thị ngắn ngọn Trong đó có phân tích các yếu tố tácđộng chính từ môi trường kinh doanh, năng lực của doanh nghiệp về các mặtnhư nhân sự, tài chính, trang thiết bị Đồng thời bản kế hoạch sơ thảo này cần dựbáo được doanh thu, lợi nhuận, thị phần trong ngắn hạn và dài hạn Xây dựng kếhoạch tiếp thị sơ lược nhằm hai lý do Một là tránh phát triển những sản phẩmmới ít có thị thường tiềm năng, hạn chế việc tổn thất về thời gian, sức lực Hai làđịnh hướng được mẫu mã, kiểu dáng, tính năng, hoặc đặc tính cần thiết của sảnphẩm để việc phát triển nó có định hướng rõ ràng sát với đòi hỏi của khách hàng

Bước 5: Phân tích kinh doanh

Phân tích kinh doanh đánh giá kỹ hơn về mục tiêu lợi nhuận, các lợi íchcủa sản phẩm đem lại Bên cạnh đó, nó đánh giá chi tiết hơn các mục tiêu củasản phẩm, những dự báo cho thị trường và tác động của sản phẩm mới này vớicác sản phẩm hiện có Điều đó có nghĩa là, đánh giả sản phẩm mới này có gâyảnh hưởng xấu đến các sản phẩm hiện có hay không?

Bước 6: Phát triển sản phẩm

Bước này liên quan đến phát triển mặt vật lý, kỹ thuật, hoặc thành phẩm cụthể Doanh nghiệp cần làm mẫu, đầu tư chế tạo thử nghiệm Để giảm thời gianphát triển sản phẩm, và chi phí nghiên cứu, các cán bộ nghiên cứu nên chú trọngviệc tìm kiếm thông tin, thu thập các nghiên cứu có sẵn hoặc liên quan để tránhmất thời gian làm lại những gì đã có

Bước 7: Kiểm nghiệm thị trường

Để cận thận hơn, doanh nghiệp có thể thực hiện việc kiểm nghiệm thịtrường bằng cách cho triển khai ở những vùng thị trường nhỏ Công việc nàynhằm mục đích chính là đánh giá các yếu tố liên quan đến chức năng tiếp thịnhư giá cả, kênh phân phối, thị trường, thông điệp quảng cáo hoặc định vị sảnphẩm

Bước 8: Thương mại hoá sản phẩm

Thương mại hoá sản phẩm là việc tung sản phẩm thực sự vào thị trườngdoanh nghiệp sẽ phải xác định thị trường triển khai, cách thức triển khai, các bộ

Trang 11

phận tác nghiệp liên quan như bán hàng, quảng cáo, kế toán, chăm sóc kháchhàng, hoặc giao nhận.

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ KẾ HOẠCH ĐƯA SẢN PHẨM MỚI CỦA CÔNG TY NƯỚC GIẢI KHÁT QUẢNG NGÃI RA THỊ

sự đòi hỏi về chất lượng sản phẩm,đa dạng hóa hàng hóa không ngừng phát triển

và luôn luôn thay đổi Xuất phát từ bối cảnh kinh tế và các nhu cầu trên, một sốnhà kinh tế đã chung tay gốp vốn đầu tư thành lập Công ty Nước giải khátQuảng Ngãi và được Sở kế hoạch đầu tư Quảng Ngãi cấp giấy phép theo Quyếtđịnh số 001/QĐ-KHĐT ngày 22/10/2005 Công ty tiến hành xây dựng và đưavào hoạt động tháng 12/2006 với vốn đầy tư ban đầu là 30 tỷ đồng

Ngành nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất và kinh doanh nướckhoáng không gas, nước khoáng có gas, các loại nước giải khát có đường, rượu, bia

Văn phòng đại diện: 123 Trường Chinh – TP Quảng Ngãi

Nhà máy sản xuất : lô 1 – khu công nghiệp Tịnh Phong – Sơn Tịnh – Quảng Ngãi

Với công nghệ và thiết bị của Nhật, Đức, Cộng Hoà Séc cùng với tiêu

chí:"Cung cấp cho khách hàng sản phẩm chất lượng và ổn định; loại sản

phẩm tung ra sau bao giờ cũng chất lượng và phù hợp hơn với sản phẩm trước" Đến nay Công ty đã tung ra thị trường nhiều loại sản phẩm: nước

khoáng không gas Ghềnh trắng, nước khoáng có gas Suối trong, bia Núi Ấn

và đặc biệt kế hoạch tháng giêng năm 2011 tung ra thị trường sản phẩm bia mới

với nhãn hiệu Sông trà.

Sau hơn 5 năm hình thành và phát triển, Công ty nước giải khát QuảngNgãi từng bước khẳng định được vị thế và thương hiệu trong cũng như ngoàitỉnh, đây chính là tiền đề cho Công ty mạnh dạng tung loại sản phẩm mới ra thịtrường

2 Quá trình phát triển:

Trang 12

Từ ngày thành lập đến nay, với sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo, côngnhân viên trong toàn Công ty và sự ủng hộ, tín nhiệm của khách hàng đã tạo cơ

sở vững chắc cho Công ty vững mạnh và ngày càng phát triển đi lên Sau đây làmột vài số liệu minh chứng cho sự phát triển của Công ty

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH QUA CÁC NĂM

TT Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009

01 Sản xuất

- Nước khoáng không gas

- Nước khoáng có gas

- Bia

Triệu lít

9.0003.0002.900

12.0004.5005.500

16.0005.0007.100

02 Tiêu thụ

- Nước khoáng không gas

- Nước khoáng có gas

- Bia

Triệu lít

9.0002.9002.900

12.0004.0005.000

15.0005.0007.500

Kế hoạch năm 2010: Sản xuất: 33.720 triệu lít, trong đó

- Nước khoáng không gas: 16.800 triệu lít

- Nước khoáng có gas: 5.250 triệu lít

Doanh thu: 272.463triệu đồngThu nhập lao động: 4.000.000 đồngBáo cáo tổng hợp 09 tháng đầu năm 2010 Công ty đã đạt kế hoạch đề racho cả năm Quá trình hoạt động của Công ty qua các năm, năm sau cao hơnnăm trước, điều này nói lên sự hiệu quả của Công ty trong hoạt động kinh doanhcủa mình

Trang 13

II ĐĂC ĐIỂM CƠ CẤU QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY:

1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

GIÁM ĐỐC

PGĐ Kinh doanh

Phòng kế

hoạch –

vật tư

Phòng thị trương – bán hàng

Phòng Kỹ thuật

Phân xưởng sản xuất

Trang 14

2 Nhiệm vụ và chức năng từng bộ phận:

2.1 Giám đốc Công ty: Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm

trước nhà nước và Hội đồng quản trị, là lãnh đạo cao nhất của Công ty, có quyềnquyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp trong mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên Công ty

2.2 Phó Giám đốc Kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công

ty, tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh từ khâu cung ứng nguyên vật liệucho sản xuất đến khâu tiệu thụ sản phẩm và tham mưu cho Giám đốc Công ty vềtình hình thị trường, các chiến lược kinh doanh cho từng loại sản phẩm trongtừng thời điểm

2.3 Phó Giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty

về việc xây dựng các kế hoạch sản xuất cụ thể, triển khai sản xuất và quản lý kỹthuật, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công

ty đề ra

2.4 Phòng kế toán – tài chính: Tổ chức hạch toán trong toàn Công ty

theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước, có trách nhiệm thông tin kếtoán thường kỳ cho Giám đốc, Kiểm tra và quản lý vốn, tài sản của Công ty, bảotoàn và phát triển nguồn vố Tham mưu cho Giám đốc Công ty về kế hoạch thuchi tài chính hàng tháng, quý, năm

2.5 Phòng tổ chức – Hành chính: Lập kế hoạch lao động, an toàn lao

động trong sản xuất, quản lý lao động, định biên lao động, làm thủ tục thanhtoán tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, phúc lợi, phụ trách công tác hànhchính trong Công ty, công tác đào định hướng đào tạo, đề xuất bổ nhiệm vàmảng tuyển dụng cho Công ty

2.6 Phòng kế hoạch – vật tư: Lập kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm,

theo dõi và điều độ kế hoạch, thống kê báo cáo Theo dõi việc mua bán hànghóa, vật tư Thực hiện việc cung ứng vật tư nguyên nhiên vật liệu đảm bảo sảnxuất, quản lý kho tàng

2.7 Phòng thị trương – bán hàng: Hoạch định chiến lược mở rộng thị

trường mới, tiêu thụ sản phẩm mang tính lâu dài, giữ vững và tăng thị phần ởcác thị trường đã có Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phân bổ cho phù hợpvới từng thị trường,từng loại sản phẩm Xây dựng mạng lưới thị trường, tổ chứcquản lý lực lượng Marketing, bán hàng và hệ thống đại lý Tham mưu cho cáccấp lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến việc mở rộng thị trường và tiêu thụ sảnphẩm

2.8 Phòng Kỹ thuật: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Phó Giám đốc

kỹ thuật về công tác kỹ thuật, sản xuất, quản lý thiết bị, công nghệ, các hồ sơ kỹthuật Triển khai và giao khối lượng công việc kế hoạch chi tiết đến từng phân

Trang 15

xưởng sản xuất Giám sát và kiểm tra kết quả việc thực hiện sản xuất, quy trình,quy phạm, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, hệ thống điện…trong toàn Công ty.Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, các định mức tiêu hao trong sản xuất.Thống kê và đánh giá kết quả thực hiện của các phân xưởng sản xuất.

2.9 Phân xưởng sản xuất: gồm có 03 phân xưởng chính; Phân xưởng

nước khoáng không gas, phân xưởng nước khoáng có gas, phân xưởng sản xuấtbia Các phân xưởng tiến hành sản xuất theo kế hoạch của phòng kỹ thuật triểnkhai, đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng theo yêu cầu kỹ thuật

2.10 Tổ KCS: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về chất lượng

sản phẩm trước khi nhập kho và trước khi xuất kho Tham mưu và xây dựng hệthống kiểm tra, kiểm soát từ nguyên vật liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất vàthành phẩm

3 Tình hình sử dụng nguồn lực của công ty:

Trang 16

Do tính chất của công việc cần nhiều đến sự năng động, nhanh nhạy, nắmbắt nhanh những thông tin đáp ứng kịp thời cho công việc kinh doanh nên nguồnnhân lực của Công ty tương đối trẻ (độ tuổi trung bình 26 tuổi), được đào tạo cơbản, có trình độ đồng đều Đặc biệt đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty

có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất và quản lý, làm việc theo nguyêntắc nhưng cũng có sự linh hoạt khi giải quyết các công việc cần thiết tạo hiệuquả cao trong công việc Công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡngkiến thức chuyên môn cho nghiệp vụ và tổ chức kiểm tra đánh giá lại trình độtay nghề cho toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty

4 Thực trạng sản xuất của Công ty:

4.1 Các loại sản phẩm của Công ty đã tung ra thị trường:

Để phục vụ một cách tốt nhất tất cả mọi khách hàng của mình, Công ty đãsản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau

- Nước khoáng không gas: Nguồn nước được lấy từ lòng đất với lượng vikhoáng khá cao, vị mát và ngọt của nước thiên nhiên cùng với thiết bị hiện đại

của Nhật, công nghệ của Pháp nước khoáng Ghềnh trắng của Công ty nước

giải khát Quảng Ngãi đã khẵn định và đứng vững trên thị trường Quảng Ngãinói riêng, trong cả nước nói chung, đã thực sự chinh phục người tiêu dùng

Nước khoáng Ghềnh trắng được đóng trong các loại chai nhựa: 0,5lít;

1lít và bình lớn 20lít

- Nước khoáng có gas Suối Trong: Gồm 02 loại sản phẩm đặc trưng.

+ Nước khoáng không đường: Ngoài cốt lõi là giải khát, mỗi một chainước khoáng sẽ bổ sung cho cơ thể một số vi lượng đáng kể như: K+, Na+ đồngthời kích thích tiêu hóa, đây là lợi thế khá mạnh của sản phẩm mà Công ty tung

ra thị trường

+ Nước khoáng có đường: Tạo cảm giác rất dễ chịu, hương thơm dâuquyến rũ, vị ngọt vừa phải, dung tích 330ml tiện lợi khi sử dụng và rất thíchnghi với phái nữ khi giải khát

- Bia nhãn hiệu Núi Ấn: Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền khép

kín, tự động hóa cao và hiện đại của Đức, Italia, Nhật với công nghệ tiên tiếncủa Cộng Hòa Séc

- Nguyên liệu chính dùng vào sản xuất là sản phẩm của công nghệ thựcphẩm được nhập từ nước ngoài

- Chủng loại phong phú và đa dạng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn ISO 9001

Trang 17

- Bia là mặt hàng được sử dụng nhiều trong các dịp lễ, tết, hội hè, liênhoan đồng thời sử dụng bia nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp xã hội khác trongđiều kiện nền kinh tế văn hóa phát triển như ngày nay.

- Bia Núi Ấn dung tích: 355ml; 450ml và bia lon 330ml

Tính đến nay sản phẩm của Công ty được tiêu thụ ở 20 Tỉnh, Thành phốtrên cả 3 miền đất nước: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Sơn Tây, Quảng Bình,Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Tuy Hoà, Khánh Hoà, NinhThuận, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Lâm Đồng,Đắk Lak, Gia Lai, Kom Tum

- Đặc biệt sản phẩm Bia Núi Ấn dung tích 355ml và 450ml, đây là loại bia

có nồng độ thấp do đó phù hợp với khí hậu khắc nghiệt của Miền Trung và TâyNguyên, giá cả lại phù hợp với những người có thu nhập trung bình của nhữngtỉnh còn nghèo Sản phẩm bán rất chạy ở hai thị trường này và được người tiêudùng đánh giá cao

Bia lon Núi Ấn đựng trong thùng carton rất tiện lợi cho những người đibiển và phục vụ trong những dịp lễ tết, Phần lớn được tiêu thụ ở nhà hàng,khách sạn, tiệc cưới và thành phần tương đối khá giả trong xã hội

Gần đây nhất Công ty vạch ra chiến lược tung loại sản phẩm Bia mới với

nhãn hiệu "Sông Trà" Công ty đã đầu tư dây chuyền thiết bị của Đức với Công

nghệ Hà lan Với vị thế cạnh tranh hiện có của Công ty, cùng với thiết bị hiệnđại, công nghệ tiên tiến với việc khảo sát thị trường, phân tích thị trường đúngđắng, nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng, Công ty tin tưởng dòngsản phẩm mới này Công ty chắc chắn thành công

Tuy nhiên với tình hình kinh tế và xã hội không ngừng phát triển và luônvận động, nhu cầu hưởng thụ của người tiêu dùng cũng không ngừng thay đổi vàngày càng khó tính Công ty có kế hoạch bước đầu sản xuất và tung sản phẩmmới chủ yếu tỉnh Quảng Ngãi, các tỉnh miền trung và Tây nguyên, sau đó mớithâm nhập trong cả nước

5 Chiến lược tung sản phẩm bia Sông Trà ra thị trường.

5.1 Ý tưởng tạo sản phẩm mới.

Để tồn tại và phát triển đòi hỏi công ty phải vận động theo sự phát triểnchung của xã hội, điều đó đồng nghĩa với sự thỏa mãn khách hàng ngày càngcao đồng thời chiếm lĩnh được thị phần ngày càng lớn Hiểu được quy luật đóCông ty thường xuyên tổ chức kiểm tra, khảo sát thị trường và thăm dò ý kiếnngười tiêu dùng Phần lớn khách hàng được điều tra cho rằng, bia ngon thì phải:

Hương vị bia hấp dẫn, nồng độ cồn nhẹ, vị đắng vừa phải, uống vào êm và có hậu Ngoài ra thiết kế kiểu dáng phải nghệ thuật và sành điệu.

Ngày đăng: 28/03/2013, 09:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Web http://www.kienthuckinhte.com Link
5. Web http://www.petalia.org/Vn_kinhte.htm Link
1. PGS.TS. Trần Minh Đạo - Giáo trình Marketing căn bản - NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân - Năm 2008 Khác
2. Bài giảng của Thầy Nguyễn Duy Trinh - Giảng viên Trường Đại Học Công nghiệp Khác
3. Bài giảng của Thầy Bùi Văn Quang - Giảng viên Trường Đại Học Công nghiệp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2 : THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA CÔNG NHÂN VIÊN CÔNG TY - marketing của công ty nước giải khát Quảng Ngãi
Bảng 2 THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA CÔNG NHÂN VIÊN CÔNG TY (Trang 12)
Bảng 4: Lực lượng lao động phân theo trình độ - marketing của công ty nước giải khát Quảng Ngãi
Bảng 4 Lực lượng lao động phân theo trình độ (Trang 15)
Bảng 3: Tình hình sử dụng lao động của Công ty. - marketing của công ty nước giải khát Quảng Ngãi
Bảng 3 Tình hình sử dụng lao động của Công ty (Trang 15)
BẢNG GIÁ DÀNH CHO NHÀ PHÂN PHỐI - marketing của công ty nước giải khát Quảng Ngãi
BẢNG GIÁ DÀNH CHO NHÀ PHÂN PHỐI (Trang 25)
BẢNG BÁO CÁO BÁN HÀNG HÀNG NGÀY - marketing của công ty nước giải khát Quảng Ngãi
BẢNG BÁO CÁO BÁN HÀNG HÀNG NGÀY (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w