1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phép so sánh trong danh ngôn việt nam

126 637 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 709,57 KB

Nội dung

- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu phép so sánh trong các câu danh ngôn của người Việt về hai phương diện sau: 1 Nghiên cứu đặc điểm của phép so sánh được sử dụng trong các

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ THỊ THU HẢI

PHÉP SO SÁNH TRONG DANH NGÔN

VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ THỊ THU HẢI

PHÉP SO SÁNH TRONG DANH NGÔN

VIỆT NAM

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS - TS Đào Thị Vân

THÁI NGUYÊN, NĂM 2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, em đã được

sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo

Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Đào Thị Vân - Người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn vừa qua

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của thầy, cô giáo trong Viện ngôn ngữ, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn và khoa sau Đại học - Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã đọc và chỉ ra những thành công và hạn chế của luận văn tốt nghiệp này

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012

Học viên: Ngô Thị Thu Hải

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả

Ngô Thị Thu Hải

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục i

Danh mục các bảng iii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 10

1.1 Khái quát về danh ngôn 10

1.1.1 Định nghĩa danh ngôn 10

1.1.2 Vấn đề phân loại các câu danh ngôn 11

1.2 Khái quát về phép so sánh và cấu trúc so sánh 12

1.2.1 Một số định nghĩa về “so sánh” và “phép so sánh” 12

1.2.2 Phân biệt so sánh luận lí và so sánh tu từ 15

1.2.3 Cấu trúc so sánh 17

1.3 Khái quát về văn hóa, sơ lược về văn hóa Việt Nam thể hiện trong danh ngôn Việt Nam 25

1.3.1 Khái quát về văn hoá 25

1.3.2 Sơ lược về văn hoá Việt Nam thể hiện trong danh ngôn Việt Nam 30 1.4 Tiểu kết 31

Chương 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI PHÉP SO SÁNH TRONG DANH NGÔN VIỆT NAM 33

2.1 Số liệu khảo sát và phân loại khái quát phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam 33

2.1.1 Số liệu khảo sát 33

2.1.2 Phân loại khái quát phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam 33

Trang 6

2.2 Các kiểu so sánh trong danh ngôn Việt Nam được phân loại theo cấu trúc 42

2.2.1 Nhận xét chung 42

2.2.2 Miêu tả các kiểu cấu trúc so sánh trong danh ngôn Việt Nam 43

2.3 Các tiểu loại phép so sánh được phân theo nội dung ngữ nghĩa 80

2.3.1 Phép so sánh có đối tượng được so sánh nói về người, đối tượng so sánh không nói về người 80

2.3.2 Phép so sánh có đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh đều nói về con người 82

2.3.3 Phép so sánh có đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh đều không nói về con người 83

2.3.4 Phép so sánh có đối tượng được so sánh không nói về người, đối tượng so sánh nói về người 84

2.4 Tiểu kết 85

Chương 3 PHÉP SO SÁNH TRONG DANH NGÔN VIỆT NAM VỚI VIỆC LƯU GIỮ TRI THỨC VĂN HÓA 87

3.1 Nhận xét chung về vai trò của phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam với việc lưu giữ tri thức văn hóa dân tộc 87

3.2 Một số tri thức văn hóa dân tộc được lưu giữ qua phép so sánh trong danh ngôn việt nam 88

3.2.1 Tri thức văn hóa về thực vật 88

3.2.2 Tri thức văn hóa về động vật 94

3.2.3 Tri thức về văn hóa ẩm thực 101

3.2.4 Tri thức văn hóa về tôn giáo, tín ngưỡng 103

3.2.5 Tri thức văn hóa về quan niệm tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình 105

KẾT LUẬN 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Bảng tổng kết so sánh luận lí và so sánh tu từ trong danh ngôn

Việt Nam 35 Bảng 2.2: Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh đồng nhất trong danh ngôn

Việt Nam 38 Bảng 2.3: Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh dị biệt trong danh ngôn Việt Nam 41 Bảng 2.4: Bảng tổng kết các kiểu cấu trúc so sánh trong danh ngôn Việt Nam 43 Bảng 2.5: Bảng tổng kết các tiểu loại thành tố A trong phép so sánh sử

dụng trong danh ngôn Việt Nam 64 Bảng 2.6: Bảng tổng kết các tiểu loại thành tố A trong cấu trúc so sánh sử

dụng trong danh ngôn Việt Nam 64 Bảng 2.7: Bảng tổng kết các tiểu loại thành tố t trong phép so sánh sử

dụng trong danh ngôn Việt Nam 69 Bảng 2.8: Bảng tổng kết từ ngữ chỉ phương diện so sánh trong danh ngôn

Việt Nam 69 Bảng 2.9: Bảng tổng kết các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh trong danh

ngôn Việt Nam 70 Bảng 2.10: Bảng tổng kết các tiểu loại của thành tố B trong phép so sánh

dùng trong danh ngôn Việt Nam 79 Bảng 2.11: Bảng tổng kết các tiểu loại của thành tố B trong phép so sánh

dùng trong danh ngôn Việt Nam 79 Bảng 2.12: Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh trong danh ngôn Việt Nam

được phân loại theo nội dung A và B 85

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 So sánh là một thao tác được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong cuộc

sống hàng ngày nói chung, trong văn chương nghệ thuật nói riêng Để nhận thức thế giới khách quan, để nắm được bản chất quy luật của các sự vật hiện tượng muôn màu muôn vẻ của cuộc sống, con người thường sử dụng thao tác này

Trong sáng tạo nghệ thuật, so sánh là thủ pháp hết sức quen thuộc, được sử dụng thường xuyên Đây là một biện pháp nghệ thuật độc đáo, đặc sắc Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét đánh giá của con người Mặt khác nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn Nghiên cứu về phương thức so sánh sẽ giúp chúng ta có nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và giá trị của biện pháp này đối với việc cấu thành và biểu đạt ngôn ngữ nói chung, văn học nghệ thuật nói riêng

1.2 Đời sống vật chất và tinh thần của nhân loại được lưu giữ dưới

nhiều hình thức Một trong số những hình thức ấy là các lời danh ngôn Theo

Từ điển tiếng Việt, (Nxb Từ điển bách khoa, Viện Ngôn ngữ học, tái bản năm

2010 ; Hoàng Phê chủ biên) thì “Danh ngôn là những lời nói hay được người đời truyền tụng” [36,218] Danh ngôn có thể khuyết danh hoặc có tên tác giả

Các lời danh ngôn chứa đựng những bài học kinh nghiệm quý báu, những lời khuyên hữu ích, những tri thức hiểu biết, ứng xử xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống: kinh tế, chính trị xã hội, khoa học, nghệ thuật Việc nghiên cứu danh ngôn thế giới nói chung, danh ngôn Việt Nam nói riêng

là một công việc không hề đơn giản nhưng lại hết sức thú vị

Trang 9

1.3 Người đọc thường biết đến danh ngôn với tư cách là “những câu

nói hay, có ý nghĩa được người đời truyền tụng” [36,218], có tác giả hoặc

khuyết danh Tuy nhiên, hiếm có ai đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu cách thức sử dụng từ ngữ, giá trị của các biện pháp tu từ mà cụ thể là phép so sánh trong

danh ngôn Đây là một vấn đề khá mới mẻ đối với nhiều bạn đọc Việc lựa

chọn nghiên cứu “phép so sánh trong danh ngôn của Việt Nam” là một việc làm cần thiết, phù hợp với nhu cầu hiểu biết, cần khám phá sâu hơn về danh

ngôn của độc giả

Vì những lí do trên nên trong luận văn này, chúng tôi đã mạnh dạn tìm

hiểu về: Phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Tình hình nghiên cứu danh ngôn nói chung và nghiên cứu danh

ngôn Việt Nam nói riêng

2.1.1 Tình hình nghiên cứu danh ngôn nói chung

Với những bài học sâu sắc và ý nghĩa thiết thực, đã từ lâu danh ngôn trở thành món ăn mang đến cho nhân loại những hương vị độc đáo, mới mẻ Mỗi lời danh ngôn vừa như một trải nghiệm, lại vừa như một phát hiện lý thú, sáng tạo của con người về công việc, kinh nghiệm sống, quan niệm tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc, gia đình Hiện nay, có không ít những công trình biên

soạn, sưu tầm các câu danh ngôn: Danh ngôn thế giới đông tây kim cổ (Biên

soạn, biên dịch, sưu tầm, khảo cứu: Trần Tất Lạnh, Hoàng Điệp, Hà Quang

Năng, Nxb Văn hóa thông tin, 2004); Danh ngôn thế giới (Biên soạn: Ngọc Khuê, Nxb Trẻ, 2001); 3500 câu danh ngôn nổi tiếng thế giới (Trần Mạnh Thường tuyển chọn, Nxb Văn hóa thông tin, 1996); Danh ngôn cổ điển; Danh ngôn hiện đại (Tri thức Việt biên soạn, Nxb Lao động, 2010); Sổ tay danh ngôn (Nguyễn Huy Giới sưu tầm, biên soạn, Nxb Lao động Xã hội, 2006); Danh ngôn Trung Hoa (Nguyễn Hữu Trọng biên dịch, Nxb Đồng Nai, 1996);

Trang 10

Danh ngôn tình yêu (Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn, giới thiệu, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2000); Tây phương xử thế (Kiều Văn biên soạn - Tái bản lần thứ 1, có sửa chữa, bổ sung, Nxb Đồng Nai, 2003); Danh ngôn thế giới tình bạn - tình yêu (Trường Tân, Trường Khang sưu tầm, tuyển chọn,

Nxb Văn hoá Thông tin, 2004)

Có thể nói, các công trình nghiên cứu đã sưu tầm, biên soạn và khảo cứu một số lượng khổng lồ lời danh ngôn của nhân loại, được đúc rút từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau trên thế giới Hệ thống những lời danh ngôn ấy dung nạp từ những câu nói nổi tiếng của các nhân vật tiêu biểu trong lịch sử loài người cho đến những câu thành ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ, cách ngôn, châm ngôn, cổ ngôn tạo nên các chủ đề danh ngôn đa dạng và phong phú, trở thành nguồn tư liệu quý báu và vô giá cho hậu thế

2.1.2 Tình hình nghiên cứu danh ngôn Việt Nam

Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa, văn học mang đậm dấu ấn dân tộc Có thể nói những lời danh ngôn Việt Nam chính là cái hồn, là thần thái của con người nơi đây, bởi chúng được hoài thai, sinh ra và nuôi dưỡng trong lòng dải đất hình chữ S Danh ngôn Việt Nam không chỉ là những câu nói hay của các danh nhân người Việt, mà còn là các câu tục ngữ, ca dao sâu sắc do cha ông từ xưa truyền đời để lại Biên soạn sưu tầm các lời danh ngôn này có các công trình

tiêu biểu: Từ điển danh ngôn: Thế giới và Việt Nam (Nguyễn Nhật Hoài, Vũ

Tiến Quỳnh, Nxb Phương Đông, 2006); Danh ngôn Hồ Chí Minh (Sưu tầm và

biên soạn: Trí Thắng, Kim Dung, Nxb Văn hoá Thông tin, 2000); Danh ngôn Đông - Tây: Pháp - Việt (Biên soạn: Vương Trung Hiếu, Trần Đức Tuấn, Nxb

Đà Nẵng, 1994); Tục ngữ Anh - Pháp - Việt (Lê Ngọc Tú, Nxb Khoa học xã hội, 1996); Danh ngôn tình yêu hôn nhân gia đình: Việt - Anh - Pháp (Vương

Trung Hiếu, Nxb Đồng Nai, 1998); Lời non nước: Danh ngôn Chủ tịch Hồ

Trang 11

Chí Minh (Đào Thản sưu tầm và chú dẫn, Tp Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, 2005); Danh ngôn thế giới và Việt Nam (Huỳnh Hữu Lộc biên soạn, Nxb Thuận Hóa, 2005); 365câu danh ngôn cho cuộc sống hàng ngày (Việt Phương biên soạn, Nxb Thanh niên, 2010); Danh ngôn làm giàu, Đức Uy biên soạn, Nxb Thanh

niên, 2008)

Nhìn chung, các công trình trên đã sưu tầm và biên soạn một số lượng tương đối các lời danh ngôn Việt Nam trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, gia đình, ứng xử, quan niệm về hôn nhân, công việc, xử thế Dưới ảnh hưởng của nền văn hóa dân tộc, các lời danh ngôn đều mang đậm chất Việt Nam, những hình ảnh, từ ngữ, cách thức diễn đạt đều lưu giữ dấu ấn văn hóa Việt Nam

2.2 Tình hình nghiên cứu danh ngôn Việt Nam về phương diện ngôn ngữ

2.2.1 Nghiên cứu về phương diện ngôn ngữ nói chung

Trên thực tế, có rất nhiều tác giả biên soạn, sưu tầm các lời danh ngôn Tuy nhiên, nghiên cứu sâu về danh ngôn trên phương diện ngôn ngữ thì có rất

ít công trình Tiêu biểu hơn cả trong số đó là bài viết Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí (Nguyễn Đức Dân, tạp chí ngôn ngữ, số 10,

Tr.1-7, 2004)

Trong bài viết này, tác giả có đề cập tới danh ngôn trong việc vận dụng danh ngôn trên báo chí Song, để nghiên cứu sâu về danh ngôn trên phương diện ngôn ngữ, hình thức biểu đạt, các biện pháp tu từ thì chưa có tác giả nào quan tâm đến

2.2.2 Nghiên cứu về phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam

Trong nghiên cứu văn học, một trong các phương thức biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật ở tác phẩm văn chương là phương thức so sánh Nhìn từ góc độ phong cách học, so sánh là một phương thức biểu đạt hình tượng của mọi ngôn ngữ Vì thế đây cũng là một trong những vấn đề được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm nghiên cứu

Trang 12

Trong lịch sử hình thành và phát triển của nền văn học thế giới, từ những buổi đầu, phương thức so sánh đã được nhà triết học lỗi lạc Hy Lạp

Arisstole quan tâm Trong cuốn Thi học, ông đã đề cập tới so sánh Arisstole

xem đây là một trong những biện pháp được sử dụng rộng rãi trong văn chương, bởi nó mang đến giá trị biểu cảm và tính thẩm mĩ cao

Với nền văn học Trung Hoa cổ đại, phép so sánh được thể hiện qua những lời bình giải về hai thể tỉ và hứng trong thi ca dân gian Trung Quốc Tỉ

và hứng là những phương thức nghệ thuật có liên quan đến cách ví von bóng gió trong văn học

Vấn đề này ở nước ta cũng sớm được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học

đề cập đến Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX khi xuất hiện những công trình nghiên cứu tiếng Việt thì trong đó phương thức so sánh cũng được miêu tả trong giáo trình bài giảng Phong cách học Nghiên cứu về phép so

sánh có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như: Đinh Trọng Lạc với Giáo trình Việt ngữ (Nxb Giáo dục, H 1964), Phong cách học tiếng Việt (Nxb Giáo dục,

H 1998), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt (Nxb Giáo dục, H 2005); Cù Đình Tú với cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt

(Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H 1973); Nguyễn Thế Lịch với

Từ so sánh đến ẩn dụ (T/c Ngôn ngữ, số 3, 1991); Hữu Đạt với Phong cách

học Tiếng Việt hiện đại (Nxb ĐHQGHN, 2001); Hoàng Kim Ngọc với cuốn

2.3 Tổng kết về tình hình nghiên cứu danh ngôn Việt Nam

Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy, đã có nhiều công trình sưu tầm và biên soạn danh ngôn Việt Nam, danh ngôn thế giới Nhưng để đi sâu và tìm

Trang 13

hiểu đầy đủ, toàn vẹn về danh ngôn trên phương diện ngôn ngữ thì hiếm có hoặc có rất ít công trình Đặc biệt, tìm hiểu về phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam thì chưa thấy có tài liệu nghiên cứu riêng nào Bởi vậy, trong khuôn khổ luận văn này, bước đầu chúng tôi đi tìm hiểu về phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam, từ đó thấy được giá trị của chúng trong sáng tạo nghệ thuật truyền thống

3 Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phép so sánh trong danh ngôn

Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát của luận văn là các lời

danh ngôn Việt Nam trong một số công trình sau:

+ Danh ngôn Hồ Chí Minh (Sưu tầm và biên soạn: Trí Thắng, Kim

Dung, Nxb Văn hoá Thông tin, 2000);

+ Danh ngôn thế giới và Việt Nam (Huỳnh Hữu Lộc biên soạn, Nxb

Thuận Hóa, 2005);

+ 365 câu danh ngôn cho cuộc sống hàng ngày (Việt Phương biên

soạn, Nxb Thanh niên, 2010);

+ Danh ngôn làm giàu, Đức Uy biên soạn, Nxb Thanh niên, 2008); + Danh ngôn thế giới Đông Tây kim cổ (Biên soạn, biên dịch, sưu tầm,

khảo cứu: Trần Tất Lạnh, Hoàng Điệp, Hà Quang Năng, Nxb Văn hóa thông tin, 2004 )

+ 7500 câu danh ngôn (Nhiều tác giả biên soạn, Nxb Thanh niên, 2010); + 3600 câu danh ngôn (Mai Ngọc Lan biên soạn, Nxb Văn hóa Thông

tin, 2010);

Trang 14

+ Danh ngôn hôn nhân và gia đình (Việt Hương sưu tầm, Nxb Thanh

Niên, 2005)

+ Danh ngôn thế giới (Việt Hùng sưu tầm, Nxb Văn hóa Thông tin, 2005)

- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu phép so sánh trong các

câu danh ngôn của người Việt về hai phương diện sau:

(1) Nghiên cứu đặc điểm của phép so sánh được sử dụng trong các câu danh ngôn của người Việt: (Cấu trúc, ngữ nghĩa; Phương thức so sánh; Hình thức so sánh…);

(2) Nghiên cứu phép so sánh trong các câu danh ngôn của người Việt với vai trò lưu giữ tri thức văn hoá dân tộc

4 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu:

4.1.1 Về mặt lí luận: Nghiên cứu phép so sánh trong danh ngôn của

Việt Nam, người viết nhằm tìm hiểu đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của phép so sánh và phân loại phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam, đồng thời qua đó thấy được vai trò lưu giữ tri thức văn hóa dân tộc của phép so sánh trong danh ngôn người Việt

4.1.2 Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu phép so sánh trong danh ngôn Việt

Nam, người viết hi vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn nghiên cứu danh ngôn về phương diện ngôn ngữ nói chung và phép so sánh nói riêng

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt mục tiêu nói trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ chính sau đây:

1 Nghiên cứu và lựa chọn một số lí thuyết liên quan được dùng làm căn cứ lí luận cho đề tài;

2 Thống kê và phân loại đối tượng nghiên cứu theo các tiêu chí đã định trước;

Trang 15

3 Miêu tả, phân tích đối tượng nghiên cứu đã phân loại;

4 Tổng kết các kết quả đã nghiên cứu được và rút ra kết luận

5 Các phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

5.1 Phương pháp thống kê, phân loại

Các phương pháp nghiên cứu này được dùng để thống kê và phân loại đối tượng nghiên cứu, cụ thể ở đây là thông kê và phân loại những trường hợp

sử dụng phép so sánh trong các câu danh ngôn của người Việt trong nguồn tư liệu đã chọn

5.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Các phương pháp nghiên cứu này được dùng để phân tích đối tượng

nghiên cứu và tổng kết các kết quả nghiên cứu

5.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp nghiên cứu này dùng để so sánh các câu danh ngôn về một số phương diện cụ thể khi cần

6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Về mặt lí luận:

Đây là lần đầu tiên có một đề tài nghiên cứu tương đối đầy đủ và sâu sắc về phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam về phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa Nếu đạt được mục tiêu đề ra, luận văn sẽ góp phần làm rõ thêm về vai trò của phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam nói riêng, trong văn học nói chung

- Về mặt thực tiễn

Như đã nói ở phần mục đích của đề tài, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn học tập và nghiên cứu về phép so sánh sử dụng trong danh ngôn

Trang 16

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, luận văn

gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Kết quả khảo sát và phân loại phép so sánh trong danh ngôn

Việt Nam

Chương 3: Phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam với việc lưu giữ tri

thức văn hóa

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Khái quát về danh ngôn

1.1.1 Định nghĩa danh ngôn

1.1.1.1 Định nghĩa danh ngôn trong từ điển

Theo Từ điển tiếng Việt (Nxb Từ điển bách khoa, Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên ; H 2010 ) thì “Danh ngôn là những lời nói hay được người đời truyền tụng” [33,218]

Trong cuốn Từ điển Hán Việt (Nxb Khoa học xã hội; Đào Duy Anh chủ biên, năm 2003), các tác giả lại quan niệm: “Danh ngôn là lời nói minh chính, mọi người đều phục” [1,93]

Cuốn Đại từ điển tiếng Việt (Nxb Đại học quốc gia TPHCM; Nguyễn

Như Ý chủ biên, năm 2009) đưa ra định nghĩa về danh ngôn như sau:

“Danh ngôn là câu nói ngắn gọn, sâu sắc của một nhà tư tưởng, nhà hoạt động chính trị xã hội hay nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng về con người và cuộc sống” [46,523]

Tóm lại, các định nghĩa về danh ngôn dẫn trên tuy có những điểm khác

nhau nhưng đều gặp nhau ở một điểm: Danh ngôn là những câu nói hay, nổi tiếng, có tính triết lí được người đời truyền tụng

1.1.1.2 Quan điểm của luận văn về danh ngôn

Các định nghĩa về danh ngôn vừa dẫn cho thấy có nhiều quan niệm về danh ngôn Mỗi quan niệm đều dựa trên những tiêu chí, nội dung nhất định

Kế thừa và tiếp thu các quan niệm dẫn trên, luận văn này bước đầu đưa ra

định nghĩa về danh ngôn như sau:

Danh ngôn là những lời nói hay, có giá trị triết lý nhân sinh, được người đời ưa thích và truyền tụng

Trang 18

Về hình thức, danh ngôn có thể thuộc nhiều thể loại như tục ngữ, ngạn ngữ, thành ngữ hoặc có khi là những câu nói có ý đẹp lời hay mang tính triết lý

Danh ngôn là sản phẩm trí tuệ của con người qua nhiều thế hệ sáng tạo đúc kết ra Nó đã được hình thành trong quá trình lao động và tác động vào tự nhiên, các mối quan hệ cộng đồng xã hội đã “thai nghén” nảy sinh ra nó, rồi

từ các mối quan hệ ấy kết hợp với quan sát tự nhiên, người ta phát hiện ra các quy luật và tiếp tục nhận xét, đánh giá, nâng lên tầm triết lý

1.1.2 Vấn đề phân loại các câu danh ngôn

Có thể nói ngay rằng, đến nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu về vấn đề phân loại danh ngôn Qua khảo sát các tuyển tập danh ngôn, có thể

thấy các nhà sưu tầm đã phân loại danh ngôn dựa trên một số tiêu chí sau:

- Phân loại danh ngôn dựa trên tiêu chí nguồn gốc xuất xứ: Đây là kiểu phân loại dựa trên nguồn gốc xuất hiện của các câu danh ngôn Theo tiêu chí này, danh ngôn được phân thành các tiểu loại như: danh ngôn nước Anh, danh ngôn nước Pháp, danh ngôn nước Đức, danh ngôn Việt Nam, danh ngôn Trung Quốc

- Phân loại danh ngôn theo chủ đề, đề tài: Đây là kiểu phân loại dựa trên lĩnh vực, đề tài đời sống mà các lời danh ngôn phản ánh Theo tiêu chí này, danh ngôn được chia làm rất nhiều loại nhỏ, như: danh ngôn về gia đình, danh ngôn về hạnh phúc, hôn nhân, tình yêu, anh em, bạn bè, lao động, học tập, cuộc sống,

Như vậy, có thể phân loại danh ngôn dựa theo hai tiêu chí cơ bản: đó là nguồn gốc xuất xứ và chủ đề, đề tài mà danh ngôn phản ánh Trong luận văn này, những lời danh ngôn được đưa vào khảo sát nghiên cứu đều là danh ngôn Việt Nam Nội dung, đề tài của các lời danh ngôn cũng rất đa dạng và phong phú, nó phản ánh tương đối toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực trong đời sống văn hóa vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam

Trang 19

1.2 Khái quát về phép so sánh và cấu trúc so sánh

1.2.1 Một số định nghĩa về “so sánh” và “phép so sánh”

1.2.1.1 Định nghĩa trong từ điển

So sánh là một thao tác của tư duy Đó là thao tác đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác để nhìn thấy nét tương đồng và khác biệt giữa chúng Phép so sánh được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: trong thơ ca, trong các ngành khoa học, trong sinh hoạt xã hội, v.v

Theo Từ điển tiếng Việt (Nxb Từ điển bách khoa – Viện Ngôn ngữ học; Hoàng Phê chủ biên ; H 2010 ) thì so sánh là “nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” [33,789];

Theo Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh (Nxb Văn hóa Thông tin; Song Dương, Đặng Thông chủ biên; H 2010) thì so sánh là “xem xét để tìm

ra những điểm giống, tương tự hoặc khác biệt về mặt số lượng, kích thước, phẩm chất” [7,382]

Tóm lại, các định nghĩa về so sánh dẫn trên tuy có khác nhau nhưng đều có điểm chung: so sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật với nhau để tìm

ra điểm tương đồng hoặc khác biệt giữa chúng

Trên thực tế, ta thường gặp hai kiểu so sánh:

- So sánh logic (so sánh luận lí);

- So sánh tu từ

1.2.1.2 Định nghĩa của một số nhà nghiên cứu khác:

So sánh là một phương thức phổ biến ở mọi ngôn ngữ Đây là một vấn

đề được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu, chẳng hạn: Vinoogradov

với Phong cách học tiếng Nga (1969), Moorren với Phong cách học tiếng Pháp (1970) Những công trình này đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý thuyết

và ứng dụng của phương thức so sánh cũng như khẳng định giá trị của phương thức này trong sáng tạo nghệ thuật

Trang 20

Phương thức so sánh cũng sớm được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học

ở nước ta quan tâm Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi xuất hiện những công trình nghiên cứu tiếng Việt, thì so sánh tu từ cũng được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu

Xin được dẫn một số định nghĩa tiêu biểu về phép so sánh dưới đây:

a) Định nghĩa của tác giả Đinh Trọng Lạc:

Trong cuốn Giáo trình Việt ngữ, tác giả Đinh Trọng Lạc đã đưa ra quan niệm về so sánh như sau:

“So sánh là định nghĩa sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm có cùng dấu hiệu chung Mục đích so sánh là để cụ thể hóa những sự vật trừu tượng, để người đọc dễ hiểu, dễ tưởng tượng hơn”[16,28]

Ở cuốn giáo trình này, ngoài nghiên cứu những biện pháp tu từ khác, tác giả còn bàn về hình thức biểu hiện của biện pháp tu từ so sánh Có thể nói, đây chính là một trong những giáo trình đầu tiên của môn Phong cách học ở Việt Nam nghiên cứu về các biện pháp tu từ nói chung và biện pháp tu từ so sánh nói riêng

b) Định nghĩa của tác giả Đinh Trọng Lạc và tác giả Nguyễn Thái Hòa:

Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, hai tác giả này cũng đưa ra định

Như vậy, trong định nghĩa trên, hai tác giả không chỉ đưa ra quan niệm về

so sánh tu từ mà còn đề cập đến hiệu quả nghệ thuật khi sử dụng phép so sánh

c) Định nghĩa của tác giả Nguyễn Thế Lịch:

Trong bài viết “Các yếu tố và cấu trúc của so sánh nghệ thuật tiếng Việt” (đăng trên Số phụ, Tạp chí Ngôn ngữ số 1, 1988), tác giả đã đưa ra định

nghĩa về so sánh như sau:

Trang 21

d) Định nghĩa của tác giả Hữu Đạt:

Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt hiện đại, tác giả Hữu Đạt

đã định nghĩa như sau về so sánh:

Theo quan niệm của tác giả, về thực chất, phép so sánh tu từ là dùng thuộc tính hay tình trạng của sự vật hay hiện tượng này giải thích cho thuộc tính, tình trạng của sự vật khác

Tóm lại, quan niệm về phép so sánh của các tác giả vừa dẫn đều có chung một điểm: so sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật hiện tượng với nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt giữa các sự vật, hiện tượng đó

1.2.1.3 Quan điểm của luận văn về phép so sánh

Tiếp thu những quan niệm của các nhà nghiên cứu đã nêu ở trên, quan niệm về phép so sánh (bao gồm cả so sánh luận lí và so sánh tu từ) của luận văn được hiểu như sau:

- So sánh là việc đối chiếu một phương diện nào đó của ít nhất hai sự vật hiện tượng

- Những sự vật, hiện tượng được đưa ra đối chiếu có thể cùng loại và có thể khác loại

Trang 22

- Những sự vật hiện tượng đưa ra đối chiếu phải có nét tương đồng sâu xa nào đó trong những ngữ cảnh nhất định mà giác quan có thể nhận biết được

- Đối chiếu để tìm ra các nét tương đồng và khác biệt giữa đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh

1.2.2 Phân biệt so sánh luận lí và so sánh tu từ

1.2.2.1 So sánh luận lí

So sánh luận lí là sự đối chiếu hai đối tượng cùng loại nhằm xác lập sự tương đồng giữa hai đối tượng Đây là kết quả của tư duy khái niệm, tư duy khoa học theo những quy luật thông thường

Theo tác giả Cù Đình Tú, so sánh luận lí là phép so sánh mà trong đó

“cái được so sánh và cái so sánh là các đối tượng cùng loại và mục đích của

sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng” [42,175]

Chức năng chủ yếu của so sánh logic là nhận thức Kiểu so sánh này là dạng thức được dùng phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, giúp người nghe hiểu rõ nét, sâu sắc phương diện nào đó của sự vật Có thể dẫn ra một số

ví dụ về so sánh luận lí:

Ví dụ (1):

Trang cũng gầy như Hải

Ví dụ (2):

Tóc Nhung dài hơn tóc Huyền

Mục đích của so sánh luận lí là xác lập một giá trị, một đại lượng, một tính chất, một đặc trưng nào đó bằng cách đối chiếu đối tượng này với một đối tượng khác cùng loại có giá trị lớn hơn bằng hoặc kém nó

1.2.2.2 So sánh tu từ:

So sánh tu từ là phương thức so sánh được dùng phổ biến ở mọi ngôn ngữ

Về định nghĩa so sánh tu từ, xin xem lại các định nghĩa dẫn ở mục 1.2.1.2 Ở

đây xin dẫn thêm định nghĩa của tác giả Cù Đình Tú

Trang 23

Trong cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, tác giả Cù Đình Tú nêu khái niệm so sánh tu từ như sau:

“So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng” [42,267]

Ngoài việc xác định khái niệm, tác giả Cù Đình Tú còn nêu lên sự phân biệt cơ bản giữa so sánh tu từ và so sánh luận lí Theo tác giả, ở so sánh luận

lí, đối tượng đưa ra so sánh là cùng loại Tức cái được so sánh và cái so sánh

là đối tượng cùng loại Ở so sánh tu từ, các đối tượng đưa ra so sánh là khác loại Nói cách khác, cái được so sánh và cái so sánh trong so sánh tu từ là những cái không cùng loại Mục đích của so sánh tu từ là nhằm diễn tả một cách hình ảnh các đối tượng Với cách hiểu như vậy, tác giả đã chỉ ra sự khác nhau cơ bản nhất của hai loại so sánh này là ở dụng ý nghệ thuật và tính chất không cùng loại giữa cái được so sánh và cái so sánh

Xin xem thêm một ví dụ khác:

Ví dụ (3):

Tóc nó như chổi xuể

Ở ví dụ vừa dẫn, tóc và ch i xuể là hai đối tượng khác loại Chổi xuể có đặc điểm là cứng và rối Tóc (nó) được đem ra so sánh với chổi xuể

nhằm làm nổi bật độ cứng và rối của tóc (nó) Từ sự so sánh này, người nói có thể nhằm thể hiện một dụng ý nào đó, chẳng hạn như chê bôi, miệt thị…

Như vậy, trong so sánh tu từ, các đối tượng được đưa ra so sánh là các đối tượng khác loại và mục đích của phép so sánh tu từ là nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm nào đó của đối tượng

Về mặt hình thức, so sánh tu từ thường công khai phô bày hai vế:

- Vế được so sánh;

Trang 24

- Vế so sánh

Mỗi vế có thể gồm một hoặc nhiều đối tượng Các đối tượng có thể là

sự vật, tính chất, hành động

Tóm lại, như đã nói ở trên, sự khác nhau cơ bản giữa so sánh luận lí và

so sánh tu từ là thể hiện ở đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh Trong

so sánh luận lí, đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh là những đối tượng cùng loại Trong so sánh tu từ, đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh là những đối tượng không cùng loại

1.2.3 Cấu trúc so sánh

1.2.3.1 Quan điểm của các nhà nghiên cứu về cấu trúc so sánh

Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc so sánh Dưới đây là một vài quan điểm tiêu biểu:

a Quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc và tác giả Nguyễn Thái Hòa:

Theo hai tác giả này, cấu trúc so sánh có thể ở dạng đầy đủ và ở dạng không đầy đủ

- Cấu trúc so sánh ở dạng đầy đủ:

Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, tác giả Đinh Trọng Lạc và tác

giả Nguyễn Thái Hòa cho rằng, hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ

gồm bốn yếu tố, đó là: cái được so sánh, cơ sở so sánh, từ so sánh và cái so sánh Có thể hình dung bốn yếu tố này qua ví dụ (4) dưới đây:

Ví dụ (4): Gái có chồng như gông đeo cổ

(Tục ngữ)

1 Cái được so sánh 2 Cơ sở so sánh 3 Từ so sánh 4 Cái so sánh

Như vậy, cấu trúc so sánh đầy đủ nhất sẽ là: A + t + tss + B

Dạng thức đầy đủ nhất này gồm 4 yếu tố:

Trang 25

- Cấu trúc so sánh ở dạng không đầy đủ:

Theo hai tác giả này, tùy từng trường hợp có thể đảo trật tự so sánh, hoặc bớt một số yếu tố trong mô hình trên Ví dụ:

Trang 26

Ví dụ (9): Nguồn bao nhiêu nước / nghĩa tình bấy nhiêu

A B

+ A là B: Từ là có giá trị như từ như nhưng có sắc thái khác Như

mang sắc thái giả định, còn là mang sắc thái khẳng định

Ví dụ (10):

Tuổi trẻ / là / mùa xuân của xã hội

A là B

b) Quan điểm của tác giả Hữu Đạt:

Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại, tác giả Hữu Đạt đã đưa

ra mô hình khái quát của phép so sánh là: A - X – B

Trong cấu trúc này, A là đối tượng được so sánh ; X là từ so sánh ; B là đối tượng so sánh Nhìn vào mô hình trên, so với quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc và tác giả Nguyễn Thái Hòa, có thể nhận thấy sự thiếu vắng của yếu tố chỉ phương diện so sánh Điều này đã khiến cho cấu trúc so sánh mà tác giả đưa ra chỉ có 3 yếu tố Và biến thể của cấu trúc này chỉ có 2 loại là:

- So sánh không có từ so sánh, với mô hình cấu trúc là: A – B

Biến thể: A – B1, B2 ; A1, A2 – B ; A1, A2 – B1, B2

Ví dụ (11): Bác ngồi đó lớn mênh mông

Trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non

(Tố Hữu) Trong ví dụ trên, theo quan điểm của tác giả thì A (đối tượng được so

sánh): Bác ngồi đó lớn mênh mông ; B1(đối tượng so sánh 1: Trời cao biển rộng) ; B2(đối tượng so sánh 2): ruộng đồng nước non

- So sánh có từ so sánh, với mô hình cấu trúc là: A – X – B

Trang 27

Biến thể: A – X – B1, B2 ; A1, B1 – X – B ; A1, B1 – X – B1, B2 Dưới đây là ví dụ về kiểu so sánh có cấu trúc này:

Ví dụ (12): Lũ đế quốc như bầy quỷ đói

Nướng người ăn, nhảy nhót, reo cười

(Tố Hữu)

Trong đó: A: Lũ đế quốc ;

X: như ; B: bầy quỷ đói

c) Quan điểm của tác giả Nguyễn Thế Lịch

Trong bài viết Cấu trúc so sánh trong tiếng Việt (Tạp chí ngôn ngữ số

7, năm 2001), tác giả Nguyễn Thế Lịch cũng đưa ra một cấu trúc so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố giống như quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc đã nói ở trên, cụ thể 4 yếu tố là:

- Yếu tố cần đưa ra so sánh, có thể là được hay bị xét về tương quan với chuẩn (YTĐ/BSS): (A)

- Yếu tố nêu rõ so sánh về phương diện nào (YTPD): (t)

- Yếu tố thể hiện mối quan hệ trong so sánh (YTQH): (tss)

- Yếu tố được dùng làm chuẩn để so sánh (YTSS): (B)

Dưới đây là một ví dụ minh họa cho kiểu cấu trúc mà tác giả Nguyễn Thế Lịch đã đưa ra:

Đặc điểm của từng yếu tố trong mô hình trên được tác giả Nguyễn Thế Lịch trình bày cụ thể như sau:

+ Đối với yếu tố được/bị so sánh, về nguyên tắc bất luận là sự vật, hiện tượng gì cũng có thể đem ra so sánh Chẳng hạn:

Trang 28

mà yếu tố được so sánh biểu thị, thuộc tính này là thuộc tính tiêu biểu của sự vật mà yếu tố so sánh biểu thị Đối với cấu trúc so sánh vắng YTPD phải dựa vào liên tưởng để tìm ra nét tương đồng giữa YTĐSS và YTSS, từ đó mới có thể xác định được là đã so sánh về phương diện nào

+ Yếu tố quan hệ được xem như là đơn giản nhất trong cấu trúc so sánh

Nó bao gồm các từ so sánh, từ “là” và cặp từ hô ứng “bao nhiêu…bấy nhiêu”

Các từ so sánh được dùng phổ biến nhất là: như , t a, như là, như

Ví dụ (16):

Trang 29

Con m t em liế c như là dao cau

(Ca dao)

Chú ý rằng: từ là trong cấu trúc so sánh có giá trị tương đương từ như , nhưng là đem đến cho cấu trúc này sắc thái khẳng định, khác với như mang sắc thái giả định So sánh ví dụ (16) và ví dụ (17) dưới đây để thấy được sự khác biệt này:

Ví dụ (17):

(Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương)

Về cấu trúc so sánh có các cặp từ chỉ quan hệ hô ứng bao

tố quan trọng nhất của cấu trúc so sánh vì nó là chuẩn của so sánh (mà không

có chuẩn thì không thành so sánh) Chính vì thế nó là yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc so sánh Sự xuất hiện của yếu tố này là kết quả của quá trình quan sát, liên tưởng, lựa chọn và thông qua quá trình đó nó mang trong mình sắc thái tâm lí, tư duy, văn hóa của dân tộc YTSS quyết định mọi giá trị của

so sánh Không hiểu YTSS thì không hiểu ý nghĩa của so sánh

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào một cấu trúc so sánh cũng hội tụ đủ cả 4 thành phần trên Theo tác giả Nguyễn Thế Lịch, có 4 trường hợp cấu trúc so sánh không hoàn chỉnh Cụ thể là:

Trang 30

+ Vắng yếu tố phương diện:

ví dụ (19) vắng mặt yếu tố phương diện so sánh (t)

+ Vắng yếu tố phương diện và yếu tố quan hệ:

Ví dụ (20):

(Xuân Diệu, Lời kĩ nữ)

Trong ví dụ trên, A: Người giai nhân, Tình du khách; B: bến đợi dưới cây già, thuyền qua không buộc lại Có thể thấy, cấu trúc so sánh của ví dụ

(20) vắng mặt yếu tố phương diện (t) và yếu tố quan hệ (tss)

trở nên dễ dàng vì phương diện so sánh được nói ra thành lời hiển ngôn Nói chung, những so sánh loại này rất chân phương

Trang 31

+ Vắng yếu tố bị/được so sánh và yếu tố phương diện:

Ví dụ (22):

(Thành ngữ) Với kiểu cấu trúc so sánh này, gánh nặng ngữ nghĩa dồn cả vào yếu tố đem ra làm chuẩn để so sánh Vì thế, yếu tố này thường là phải do một ngữ (chứ không phải một từ) thể hiện

d) Quan điểm của tác giả Cù Đình Tú:

Trong cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, tác giả Cù

Đình Tú cho rằng cấu tạo của so sánh tu từ bao giờ nó cũng phô bày hai vế:

vế so sánh và vế được so sánh Mỗi vế này có thể gồm một hoặc nhiều đối tượng và gắn với nhau, tạo thành những kiểu hình thức so sánh sau:

+ A như (t a như , như là…) B

Ví dụ (23):

Em là con gái Bắc Giang (khẳng định)

Em như là con gái Bắc Giang (không khẳng định)

Trang 32

Trong kiểu cấu trúc này, từ là có ý nghĩa và giá trị tương tự từ như, nhưng ý nghĩa sắc thái của hai từ này khác nhau Từ như có sắc thái giả định, còn từ là có sắc thái khẳng định Trong ví dụ trên, nếu ta thay từ là bằng từ như thì nội dung cơ bản của mệnh đề bị thay đổi

1.2.3.2 Quan điểm của luận văn về cấu trúc so sánh

Tiếp thu những quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã trình bày ở trên, quan niệm của luận văn về cấu trúc so sánh như sau:

Một cấu trúc so sánh hoàn chỉnh bao gồm 4 yếu tố theo mô hình:

A + t + tss + B

Trong đó: - A: Yếu tố được so sánh

- t: Yếu tố phương diện so sánh

- tss: Yếu tố biểu thị quan hệ so sánh

- B: Yếu tố so sánh Tùy theo mục đích và cách sử dụng từ ngữ mà mô hình cấu trúc hoàn chỉnh kể trên có thể tạo ra biến thể bằng cách bớt hoặc đảo trật tự các yếu tố trong cấu trúc

1.3 Khái quát về văn hóa, sơ lƣợc về văn hóa Việt Nam thể hiện trong danh ngôn Việt Nam

1.3.1 Khái quát về văn hoá

1.3.1.1 Định nghĩa văn hoá:

a) Định nghĩa của một số nhà nghiên cứu văn hóa

Đã có hàng trăm bài viết, công trình nghiên cứu luận bàn về khái niệm hay định nghĩa về văn hoá, nhưng cho đến nay, giới nghiên cứu khoa học, giảng dạy về văn hoá trong nước cũng như trên thế giới vẫn chưa thống nhất được một khái niệm chung nhất Mỗi thể chế chính trị, mỗi quốc gia, mỗi ngành khoa học xã hội nhân văn cũng có một khái niệm về văn hoá riêng biệt

Trang 33

Nhiều nhà khoa học đi thống kê các khái niệm văn hoá để rồi đi đến kết luận rằng khái niệm về văn hoá được dùng rất tuỳ tiện

Vào năm 1952, hai nhà nhân học người Mỹ là A L Kreber và K.Klaxon đã thu thập được 164 cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ văn

hoá Trong cuốn Triết học văn hoá M.S.Kagan thu thập được hơn 70 cách

định nghĩa khác nhau Tại Hội nghị về văn hoá UNESCO tại Mêhicô năm

1982, người ta cũng đã đưa ra 200 định nghĩa về văn hoá Hiện nay, số lượng khái niệm về văn hoá ngày càng tăng thêm rất nhiều, khó mà thống kê hết được Tại sao vậy? Phải chăng văn hoá là một cái gì đó quá phức tạp mà loài người (chủ thể của văn hoá) không thể tìm ra được một khái niệm chung nhất? Có lẽ vì văn hoá là một hiện tượng trừu tượng, là cả một khối gồm rất nhiều khái niệm, hầu như không thể bản thể hoá chúng được Do tính phức tạp như vậy, chúng ta có thể coi văn hoá là một hệ thống những khái niệm văn hoá, hoặc những thành tố của văn hoá được tách riêng và hệ thống hoá

Nhà nhân học xã hội người Anh Edward Tylor là một trong những người đầu tiên đưa ra định nghĩa tương đối chuẩn mực về văn hóa Theo ông,

“văn hóa hay văn minh, hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học, là một tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ khả năng và tập quán nào mà con người nhận được với

tư cách một thành viên xã hội” [9,13]

Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau Hồ Chí

Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh

đó tức là văn hóa” [28,431] Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ

những gì do con người sáng tạo và phát minh ra Cũng giống như định nghĩa

Trang 34

của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người

Phạm Văn Đồng cho rằng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… văn hóa bao gồm cả hệ thống giá trị:

tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm

và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không

lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc

Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [38,10]

Nhìn chung, các định nghĩa đều thống nhất cho văn hoá có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, văn hoá là sáng tạo của con người, thuộc về con người,

những gì không do con người làm nên không thuộc về khái niệm văn hoá Từ

đó, văn hoá là đặc trưng căn bản phân biệt con người với động vật, đồng thời cũng là tiêu chí căn bản phân biệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên Văn hoá xuất hiện do sự thích nghi một cách chủ động và có ý thức của con người với tự nhiên, nên văn hoá cũng là kết quả của sự thích nghi ấy

Thứ hai, sự thích nghi này là sự thích nghi có ý thức và chủ động nên

nó không phải là sự thích nghi máy móc mà thường là sự thích nghi có sáng tạo, phù hợp với giá trị chân - thiện - mỹ

Trang 35

Thứ ba, văn hoá bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần, chứ

không chỉ riêng tinh thần mà thôi

Thứ tư, văn hoá không chỉ có nghĩa là văn học nghệ thuật như thông

thường người ta hay nói Văn học nghệ thuật chỉ là bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn hoá mà thôi

b) Định nghĩa của cuốn Từ điển tiếng Việt (Nxb Từ điển bách khoa –

Viện Ngôn ngữ học – H 2010 ; Hoàng Phê chủ biên)

Theo cuốn từ điển này, từ “Văn hoá” có 5 nghĩa:

1 Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử;

2 Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần - nói một cách tổng quát;

3 Tri thức kiến thức khoa học;

4 Trình độ cao trong sinh hoạt văn hoá xã hội, biểu hiện của văn minh;

5 Nền văn hoá của một thời kì lịch sử cổ xưa được xã định trên cơ sở tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau

c) Quan niệm của luận văn về văn hóa

Trên cơ sở tìm hiểu, tiếp thu các quan niệm đã dẫn, quan niệm của luận văn về văn hóa như sau:

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội

1.3.1.2 Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá

Văn hóa và ngôn ngữ có liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời Ngôn ngữ

là phương tiện lưu giữ văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ Người

ta đã nói rằng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ ngôn ngữ và văn tự mà văn hóa được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vào ngôn ngữ để phát triển Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại

Trang 36

luôn luôn đi song song với biến đổi và phát triển văn hóa Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa,

có thể nói như mối quan hệ giữa cá với nước

Ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa Trước hết, ngôn ngữ dân tộc bao giờ cũng là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa dân tộc đó Nó là

phương tiện để phản ánh nền văn hóa dân tộc nên được phát triển không

ngừng Một nền văn hóa phát triển sẽ chứa đựng một ngôn ngữ phong phú

Bên cạnh đó, ngôn ngữ cũng là cái hàm chứa văn hóa Tuy ngôn ngữ nằm trong nền văn hóa dân tộc, nhưng bản thân ngôn ngữ lại là tiền đề của một hiện tượng văn hóa Ngôn ngữ chính là bước khởi đầu của văn hóa, là dạng thức hàm chứa một nội dung văn hóa nào đó Do vậy, quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá không giống như quan hệ giữa ngôn ngữ và các ngành khoa học khác Quan hệ này như một vòng tuần hoàn, cái này là khởi điểm của cái kia và ngược lại

- Ngôn ngữ phát triển sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển: Cùng với lao

động, ngôn ngữ làm cho con người văn minh hơn Từ những từ đơn giản nhất phát ra trong lao động của loài người thuở sơ khai sẽ phát triển thành những câu hò, điệu hát và thơ ca sau này Ngôn ngữ luôn là bước khởi đầu của văn

hoá, là dạng thức hàm chứa một nội dung văn hoá nào đó

- Văn hoá phát triển sẽ tác động trở lại, thúc đẩy ngôn ngữ phát triển theo: Ngôn ngữ là phương tiện để phản ánh nền văn hoá dân tộc Một nền văn

hoá phát triển sẽ chứa đựng một ngôn ngữ phong phú Sự ảnh hưởng của văn hóa đối với hệ thống ngôn ngữ thể hiện ở tác dụng chế ước sự hình thành và phát triển đối với các yếu tố của bản thân ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Cái quyết định ý nghĩa của từ không phải là cái gì khác mà là văn hóa dân tộc Văn hóa không những ảnh hưởng đến hệ thống ngôn ngữ mà còn

Trang 37

quyết định nội dung và hình thức sở chỉ của ngôn ngữ Nội dung và phương thức của ngôn ngữ là do văn hóa của con người quyết định Sự ảnh hưởng của văn hóa đối với ngôn ngữ còn phản ánh trên cách tư duy bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt Ngôn ngữ là công cụ biểu đạt của tư duy nên ngôn ngữ phụ thuộc vào tư duy của dân tộc Đồng thời, khi văn hóa phát triển, nảy sinh ra nhiều sự vật hiện tượng mới, đòi hỏi ngôn ngữ phải có những từ ngữ mới để gọi tên Văn hóa càng phát triển, ngôn ngữ càng phong phú

Tóm lại, giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ Chúng phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau Ngôn ngữ đóng vai quan trọng trong sự phát triển văn hóa Nó cũng gắn bó hữu cơ với văn hóa do tạo thành cơ sở, nền tảng của văn hóa Văn hóa dân tộc không tồn tại ngoài ngôn ngữ Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của một nền văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất

1.3.2 Sơ lược về văn hoá Việt Nam thể hiện trong danh ngôn Việt Nam

Đặc trưng văn hoá của dân tộc Việt Nam thấm nhuần trong danh ngôn Việt Nam Bóng dáng của một nước nông nghiệp với nền văn hóa lúa nước, với cách nhìn, cách nghĩ, cảm quan của người nông dân, dấu ấn của cảnh sắc thiên nhiên, đời sống văn hóa, vật chất tinh thần của dân tộc… đều được phản ánh sinh động và rõ nét trong danh ngôn người Việt Danh ngôn Việt Nam lưu giữ những tri thức về một nền văn hóa vật chất qua hệ thống các loài thực vật, động vật và nền ẩm thực đậm đà màu sắc dân tộc; đồng thời danh ngôn Việt Nam cũng lưu giữ những tri thức về nền văn hóa tinh thần, thể hiện qua các lời danh ngôn hàm chứa nội dung về đời sống tôn giáo tín ngưỡng, quan niệm về tình yêu, hạnh phúc, gia đình… Có thể nói, đời sống của dân tộc đã được lưu truyền toàn diện và phong phú qua hệ thống danh ngôn Việt Nam

Chương 3 của luận văn sẽ trình bày vai trò của ngôn ngữ, cụ thể là vai trò

của phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam với việc lưu giữ tri thức văn hóa

Trang 38

1.4 Tiểu kết

Danh ngôn là những lời nói hay, có giá trị triết lý nhân sinh, được người đời ưa thích và truyền tụng Nó là sản phẩm trí tuệ của con người qua nhiều thế hệ sáng tạo đúc kết ra Danh ngôn có thể thuộc nhiều thể loại như tục ngữ, ngạn ngữ, thành ngữ hoặc có khi là những câu có ý đẹp lời hay

và “ăn sâu bám rễ” trong lòng độc giả

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội Giữa văn hóa và ngôn ngữ có mối quan hệ hữu cơ gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời

Danh ngôn Việt Nam nói chung, phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam nói riêng là nơi lưu giữ văn hóa dân tộc Việt Đặc trưng của một nền văn hóa nông nghiệp được thể hiện sinh động và rõ nét qua hệ thống những lời danh ngôn Việt Nam Qua danh ngôn Việt Nam, người đọc có thể hiểu thêm

về văn hóa dân tộc mình

Tóm lại, những lí thuyết trên đây là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu về phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học, người nghiên cứu muốn đem tới một cách nhìn mới về đối tượng: Danh ngôn Việt Nam không đơn thuần chỉ là những câu nói trí tuệ, lưu giữ tri thức mà nó

Trang 39

còn là một hiện tượng ngôn ngữ Hiện tượng ngôn ngữ ấy được thể hiện như thế nào qua danh ngôn, đó chính là vấn đề mà chúng tôi tập trung nghiên cứu trong luận văn này

Trang 40

Chương 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI PHÉP SO SÁNH

TRONG DANH NGÔN VIỆT NAM

Chương này trình bày 3 nội dung lớn:

1) Số liệu khảo sát và phân loại khái quát phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam;

2) Các kiểu so sánh trong danh ngôn Việt Nam được phân loại theo cấu trúc; 3) Các kiểu so sánh trong danh ngôn Việt Nam được phân loại theo nội dung

2.1 Số liệu khảo sát và phân loại khái quát phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam

2.1.1 Số liệu khảo sát

Như đã nói ở mục Đối tượng khảo sát, luận văn này đã chọn 9 cuốn tài

liệu làm nguồn ngữ liệu thống kê

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, trong số 5120 lời danh ngôn được khảo sát, chỉ có 370 lời danh ngôn có sử dụng phép so sánh, với tần số xuất hiện là 403 lượt Như vậy, đa số các trường hợp một lời danh ngôn chỉ dùng một lượt phép so sánh nhưng cũng có trường hợp trong một lời danh ngôn, phép so sánh được sử dụng từ hai lượt trở lên Song, loại thứ hai này có

số lượng không nhiều

Xin nói thêm, ở đây chúng tôi dùng khái niệm “lời danh ngôn” để chỉ

một hay một chuỗi phát ngôn được gọi là danh ngôn Chúng tôi không dùng

khái niệm “câu danh ngôn” vì như vậy sẽ khó giải thích trong trường hợp danh ngôn không phải là một câu mà là chuỗi câu theo cách hiểu truyền thống

2.1.2 Phân loại khái quát phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam

Cần phải nói ngay rằng, có nhiều tiêu chí để phân loại phép so sánh nhưng ở mục này chúng tôi chỉ phân loại khái quát phép so sánh theo hai nhóm:

- Thứ nhất: So sánh luận lí và so sánh tu từ

Ngày đăng: 18/12/2014, 19:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
20. Nguyễn Lai (1991), Ngôn ngữ và sáng tạo văn học, Nxb KHXH, 21. Mai Ngọc Lan (2010), 3600 câu danh ngôn, Nxb VH TT, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và sáng tạo văn học", Nxb KHXH, 21. Mai Ngọc Lan (2010), "3600 câu danh ngôn
Tác giả: Nguyễn Lai (1991), Ngôn ngữ và sáng tạo văn học, Nxb KHXH, 21. Mai Ngọc Lan
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2010
22. Nguyễn Thế Lịch (1988), “Các yếu tố và cấu trúc so sánh nghệ thuật tiếng Việt” (Số phụ của t/c Ngôn ngữ), số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố và cấu trúc so sánh nghệ thuật tiếng Việt” (Số phụ của "t/c Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thế Lịch
Năm: 1988
23. Nguyễn Thế Lịch (1991), “Từ so sánh đến ẩn dụ”, T/c Ngôn ngữ, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ so sánh đến ẩn dụ”, "T/c Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thế Lịch
Năm: 1991
24. Nguyễn Thế Lịch (2001), “Cấu trúc so sánh trong tiếng Việt”, T/c Ngôn ngữ, số 7 & 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc so sánh trong tiếng Việt”, "T/c Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thế Lịch
Năm: 2001
25. Nguyễn Thế Lịch (2009), “Yếu tố cơ sở so sánh trong cấu trúc so sánh nghệ thuật”, T/c Ngôn ngữ, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố cơ sở so sánh trong cấu trúc so sánh nghệ thuật”, "T/c Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thế Lịch
Năm: 2009
26. Huỳnh Hữu Lộc (Sưu tầm)(2004), Danh ngôn Việt Nam và thế giới, Nxb Thuận Hóa, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh ngôn Việt Nam và thế giới
Tác giả: Huỳnh Hữu Lộc (Sưu tầm)
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2004
27. Đoàn Tiến Mạnh (2000), “Cấu trúc của vế chuẩn so sánh tu từ (qua cứ liệu văn xuôi)”, Kỷ yếu Ngữ học trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc của vế chuẩn so sánh tu từ (qua cứ liệu văn xuôi)”
Tác giả: Đoàn Tiến Mạnh
Năm: 2000
28. Hồ Chí Minh Toàn Tập, in lần 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh Toàn Tập
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
29. Hà Quang Năng (2002), Bản sắc văn hóa của người Việt qua các hình thể ngôn từ ẩn dụ trong ca dao Việt Nam, trong: Ngôn ngữ văn hóa giao tiếp, VTT. KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa của người Việt qua các hình thể ngôn từ ẩn dụ trong ca dao Việt Nam
Tác giả: Hà Quang Năng
Năm: 2002
30. Hoàng Kim Ngọc (2009), So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình người Việt, Nxb KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: o sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình người Việt
Tác giả: Hoàng Kim Ngọc
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2009
31. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb VH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa Việt Nam
Tác giả: Phan Ngọc
Nhà XB: Nxb VH
Năm: 2002
32. Nhiều tác giả tuyển chọn (2005), 7500 câu danh ngôn đặc sắc, Nxb VHTT, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: 7500 câu danh ngôn đặc sắc
Tác giả: Nhiều tác giả tuyển chọn
Nhà XB: Nxb VHTT
Năm: 2005
33. Hoàng Phê (Chủ biên) (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb TĐBK – Viện Ngôn ngữ học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb TĐBK – Viện Ngôn ngữ học
Năm: 2010
34. Việt Phương (Sưu tầm) (2008), 365 câu danh ngôn cho cuộc sống hàng ngày, Nxb TN, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: 365 câu danh ngôn cho cuộc sống hàng ngày
Tác giả: Việt Phương (Sưu tầm)
Nhà XB: Nxb TN
Năm: 2008
35. Nguyễn Thanh (1974), “Bước đầu tìm hiểu lối so sánh trong cách nói, cách viết của Hồ Chủ Tịch”, T/c Ngôn ngữ, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu lối so sánh trong cách nói, cách viết của Hồ Chủ Tịch”, "T/c Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thanh
Năm: 1974
36. Trí Thắng (Chủ biên), Kim Dung (2000), Danh ngôn Hồ Chí Minh, Nxb VHTT, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh ngôn Hồ Chí Minh
Tác giả: Trí Thắng (Chủ biên), Kim Dung
Nhà XB: Nxb VHTT
Năm: 2000
37. Bùi Đức Thao (2002), “Về phép so sánh trong tiếng Việt”, Kỷ yếu Ngữ học trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phép so sánh trong tiếng Việt”
Tác giả: Bùi Đức Thao
Năm: 2002
38. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb GD, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1999
39. Chu Bích Thu (Chủ biên) (2011), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb PĐ, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt phổ thông
Tác giả: Chu Bích Thu (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb PĐ
Năm: 2011
40. Nguyễn Đức Tồn (1990), “Chiến lược liên tưởng - so sánh trong giao tiếp của người Việt Nam”, T/c Ngôn ngữ, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược liên tưởng - so sánh trong giao tiếp của người Việt Nam”, "T/c Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Đức Tồn
Năm: 1990

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Bảng tổng kết so sánh luận lí và so sánh tu từ - phép so sánh trong danh ngôn việt nam
Bảng 2.1 Bảng tổng kết so sánh luận lí và so sánh tu từ (Trang 42)
Bảng 2.2: Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh đồng nhất - phép so sánh trong danh ngôn việt nam
Bảng 2.2 Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh đồng nhất (Trang 45)
Bảng 2.3: Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh dị biệt - phép so sánh trong danh ngôn việt nam
Bảng 2.3 Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh dị biệt (Trang 48)
Bảng 2.4: Bảng tổng kết các kiểu cấu trúc so sánh - phép so sánh trong danh ngôn việt nam
Bảng 2.4 Bảng tổng kết các kiểu cấu trúc so sánh (Trang 50)
Bảng 2.6: Bảng tổng kết các tiểu loại thành tố A trong cấu trúc so sánh - phép so sánh trong danh ngôn việt nam
Bảng 2.6 Bảng tổng kết các tiểu loại thành tố A trong cấu trúc so sánh (Trang 71)
Bảng 2.5: Bảng tổng kết các tiểu loại thành tố A trong phép so sánh - phép so sánh trong danh ngôn việt nam
Bảng 2.5 Bảng tổng kết các tiểu loại thành tố A trong phép so sánh (Trang 71)
Bảng 2.7: Bảng tổng kết các tiểu loại thành tố t trong phép so sánh - phép so sánh trong danh ngôn việt nam
Bảng 2.7 Bảng tổng kết các tiểu loại thành tố t trong phép so sánh (Trang 76)
Bảng tổng kết 2.9  dưới đây: - phép so sánh trong danh ngôn việt nam
Bảng t ổng kết 2.9 dưới đây: (Trang 77)
Bảng 2.11: Bảng tổng kết các tiểu loại của thành tố B trong phép - phép so sánh trong danh ngôn việt nam
Bảng 2.11 Bảng tổng kết các tiểu loại của thành tố B trong phép (Trang 86)
Bảng 2.10: Bảng tổng kết các tiểu loại của thành tố B trong phép - phép so sánh trong danh ngôn việt nam
Bảng 2.10 Bảng tổng kết các tiểu loại của thành tố B trong phép (Trang 86)
Bảng 2.12: Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh trong danh ngôn Việt Nam - phép so sánh trong danh ngôn việt nam
Bảng 2.12 Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh trong danh ngôn Việt Nam (Trang 92)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w