Nhận xét chung về vai trò của phép so sánh trong danh ngôn Việt

Một phần của tài liệu phép so sánh trong danh ngôn việt nam (Trang 94 - 126)

Nam với việc lƣu giữ tri thức văn hóa dân tộc

3.1.1. Tri thức văn hóa (tạm gọi tắt là văn hóa) thể hiện qua nhiều cách

thức, nhiều phương tiện, trong số đó, ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất thể hiện tri thức văn hóa. Giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất. Vì lẽ đó, ngôn ngữ không chỉ là hiện thân của văn hóa, một thành tố của văn hóa, mà còn là phương tiện truyền đạt văn hóa. Điều đó có nghĩa mọi nghiên cứu về văn hóa không thể không nghiên cứu về ngôn ngữ.

3.1.2. Việc tìm hiểu danh ngôn để góp phần làm rõ những đặc trưng văn

hóa dân tộc là có cơ sở khoa học, và nó cũng rất cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn. Đó là một kho tàng văn hóa Việt ẩn trong các câu danh ngôn cần được khám phá.

So sánh là một hiện tượng phổ quát trong nhận thức cũng như trong ngôn ngữ. Nó được bộc lộ ở phương tiện ngôn ngữ đặc thù được dùng để biểu thị quan hệ so sánh trong tiếng Việt là các từ như, khác gì, là, hơn, kém… Qua phép so sánh trong danh ngôn người Việt, ta thấy đối tượng được so sánh, đối tượng dùng để so sánh phản ánh rõ nét đặc trưng văn hoá của dân tộc Việt. Cả hai yếu tố trên đều là những bộ phận có vai trò quan trọng trong việc thể hiện bản sắc văn hoá - dân tộc ở các câu danh ngôn. Có thể nói, đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh là nơi hội tụ những đặc trưng văn hoá về địa lý, lịch sử, khí hậu, văn minh,… của từng dân tộc. Thông thường, khi lựa chọn cái để làm đối tượng được so sánh cùng với đối tượng so sánh, người nói đều chọn những sự vật, hiện tượng rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mình. Và qua hai yếu tố này, chúng ta có thể thấy được bóng dáng của cách nhìn, cách nghĩ, thấy được một phần cái dấu ấn của cảnh sắc thiên nhiên, đời sống văn hóa, vật chất tinh thần của dân tộc được phản ánh trong ngôn ngữ.

3.1.3. Kết quả tìm hiểu phép so sánh trong các câu danh ngôn Việt Nam

cho thấy một bức tranh toàn cảnh những tri thức về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần được biểu hiện rất sống động. Đó là một thế giới hình ảnh phong phú về động vật, thực vật, cảnh vật, đồ vật, con người… gần gũi với đời sống. Đó là một thế giới tinh thần với những cảm quan về tâm linh, về tôn giáo, về tình làng nghĩa xóm của dân tộc Việt.

3.2. Một số tri thức văn hóa dân tộc đƣợc lƣu giữ qua phép so sánh trong danh ngôn việt nam

3.2.1. Tri thức văn hóa về thực vật

Một điều rõ ràng là thực vật, cây cối sẽ thể hiện rất rõ nét đặc trưng vùng miền, qua đó toát lên màu sắc văn hoá thông qua cách tri nhận, cảm thụ xung quanh của người bản xứ. Trong phép so sánh ở danh ngôn Việt Nam, những loại cây, cỏ, hoa, lá được nhắc đến nhiều lần, là: trầu, cây tre, cây mây, lúa,

cỏ dại, rơm, cây dâu, thóc, tàu chuối khô

Xin trích dẫn một số ví dụ tiêu biểu dưới đây về các thực vật được dùng làm đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh trong danh ngôn Việt Nam.

3.2.1.1.Những loại thực vật được dùng làm đối tượng được so sánh:

Kết quả khảo sát cho thấy thực vật được dùng làm đối tượng so sánh trong danh ngôn Việt Nam xuất hiện không nhiều, chỉ một vài trường hợp. Những loại thực vật này không hề xa lạ mà hết sức quen thuộc, gần gũi trong đời sống hàng ngày của người dân. Dưới đây là một ví dụ:

Ví dụ (1):

Mạ chiêm không có bèo dâu, khác nào như thể ăn trầu không vôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong lời danh ngôn trên, đối tượng được so sánh là Mạ chiêm không

có bèo dâu. Trong đối tượng được so sánh này, ta thấy có hai loài thực vật hết

sức thân thuộc, bình dị, gắn bó sâu sắc với bà con nông dân, đó là mạ chiêm

bèo dâu. Mạ (chiêm) là tên gọi giai đoạn đầu mới phát triển của cây lúa –

một loài thực vật điển hình cho nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Đi kèm

với mạ (chiêm) không thể thiếu bèo dâu, bởi bèo dâu được coi như một thứ

phân bón hữu ích giúp cây mạ non phát triển. Mạ chiêm không có bèo dâu,

khác nào như thể ăn trầu không vôi là lời danh ngôn nói về kinh nghiệm quý

báu trong việc trồng lúa của nhân dân.

3.2.1.2. Những loại thực vật được dùng làm đối tượng so sánh:

Thực vật được dùng làm đối tượng so sánh trong danh ngôn Việt Nam xuất hiện khá nhiều. Từ những loài cây, củ, quả gắn bó với đời sống nông nghiệp truyền thống của dân tộc như cây lúa, cây tre, cây trầu, quả thị, củ hành… đến các loài hoa cao sang quý phái như hoa lan, hoa nhài… đều góp mặt trong danh ngôn Việt Nam. Xin dẫn một số ví dụ tiêu biểu dưới đây:

Ví dụ (2):

Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa

phải chăm sóc rất khó nhọc mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù.

[36,82]

Ở ví dụ trên, chúng ta thấy có sự xuất hiện của đối tượng so sánh là lúa

cỏ dại. Đây là những cây cỏ, thực vật quen thuộc với đời sống của người

dân Việt Nam. Cây lúa vốn là cây lương thực chính của nền sản xuất nông nghiệp, ở đâu có lúa, ở đó có cỏ dại mọc chen. Cây lúa cũng là hình ảnh tiêu biểu thể hiện dấu ấn văn hóa nông nghiệp của dân tộc rõ nét hơn cả. Nó là đại diện của nền văn minh nông nghiệp. Hình ảnh những cánh đồng lúa bạt ngàn với cánh cò bay đã trở thành một bức tranh thôn quê ăn sâu vào tiềm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thức mỗi người dân Việt Nam. Cuộc sống sinh hoạt của người dân luôn được gắn kết chặt chẽ với tính thực vật, xoay xung quanh sản xuất, trồng trọt lúa nước. Nền văn minh thực vật hay văn minh thôn dã, (mà cốt lõi là cây lúa) in dấu ấn đậm nét trong đời sống hàng ngày của con người Việt Nam. Nếu quan sát kỹ, chúng ta có thể thấy rằng, những thói quen, những phong tục của nhân dân ta từ xưa tới nay chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tính chất thực vật, từ ăn, uống, mặc ở cho đến lối nói, lối tư duy của cộng đồng. Bởi vậy, ngoài những từ ngữ trực tiếp chỉ cây lúa, trong danh ngôn Việt Nam còn có những từ gọi tên các giai đoạn phát triển của lúa, sản phẩm làm từ lúa như:

Mạ (chiêm) không có bèo dâu, khác nào như thể ăn trầu không vôi; Nuôi

con trẻ như vần cơm chín; Rửng rưng như chó thấy thóc...

Bên cạnh cây lúa, nền văn hóa thực vật của Việt Nam còn hiện lên qua bóng dáng quen thuộc của cây tre, cây trầu...

Ví dụ (3):

Tài đức chưa hơn ai mà ra người đứng đắn, vậy thì giống như cây tre cằn.

[32,98]

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Ở phép so sánh trong ví dụ trên, đối tượng được so sánh Tài đức (chưa hơn ai mà ra người

đứng đắn) được ví với đối tượng so sánh là cây tre cằn. Vì sao tác giả không

ví von tài đức với một loại cây nào khác, mà lại ví với cây tre? Ấy là bởi vì trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả. Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. Không phải ngẫu nhiên sự tích thân tre vàng được người Việt gắn với truyền thuyết Thánh Gióng. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược. Cây tre biểu trưng cho sức sống dẻo dai, quật cường và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt. Có thể nói, tre

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cộng sinh, cộng cảm với người Việt Nam. Tre dâng hiến bóng mát cho đời. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre, lá tre đến gốc tre đều góp phần xây dựng cho cuộc sống…

Cơi đựng trầu cũng là một vật quen thuộc của người dân đất Việt. Nó gắn với phong tục ăn trầu của người Việt Nam. Phong tục ấy cũng được ghi lại trong một số câu danh ngôn qua phép so sánh.

Ví dụ (4):

Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.

[32,81]

Cây trầu, miếng trầu cũng xuất hiện trong văn hóa truyền thống

“miếng trầu là đầu câu chuyện”, thể hiện tình cảm, nét đẹp tinh tế trong những câu chuyện hàng ngày. Ở ví dụ (4), hình ảnh trầu xuất hiện trong đối tượng so sánh cơi đựng trầu, cũng là một vật dụng thân thuộc với người Việt Nam. Có lẽ từ lâu lắm, miếng trầu đã gắn bó với người Việt, đã được coi như quốc hồn, quốc túy. Theo truyền thuyết, miếng trầu được sinh ra bởi tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt, tình anh em keo sơn thắm thiết. Cây trầu đi liền với cây cau. Cây cau, giàn trầu và tục ăn trầu, tục dâng trầu cau trong các dịp ma chay, cưới hỏi, lễ tết… đã trở thành một nét văn hóa hiện diện không thể thiếu trong đời sống của người Việt…

Trong hệ thống tri thức văn hóa về thực vật, tên của các loài hoa cũng xuất hiện trong phép so sánh ở các câu danh ngôn Việt Nam. Đó là loài hoa lan kiêu sa, kiều diễm:

Ví dụ (5):

Người đẹp mà thiếu khôn ngoan, cũng như một cánh hoa lan vùi bùn.

[8,963]

Từ xưa đến nay, hoa lan vẫn được biết đến như một loài hoa quý phái, hoa của bậc vua chúa vương giả. Hoa lan mang vẻ đẹp thanh cao lại chứa đựng nhiều ý nghĩa. Người phụ nữ đẹp được ví như hoa lan. Có lẽ bởi vậy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người đẹp mà thiếu khôn ngoan được ví von với cánh hoa lan bị vùi bùn, bị

vấy bẩn, không còn giữ được vẻ đài các kiêu sa thường thấy.

Bên cạnh loài hoa lan xinh đẹp là những loài hoa bình dị, gần gũi trong đời sống nhân dân: hoa dâm bụt, hoa nhài.

Ví dụ (6):

Có đỏ mà chẳng có thơm, như hoa dâm bụt nên cơm cháo gì.

[8,916]

Hoa dâm bụt không hề xa lạ đối với người dân Việt Nam. Đây là loài cây thường được trồng làm bờ rào, có hoa màu đỏ sậm, cánh to, đẹp nhưng lại ít có hương thơm. Bởi vậy, trong tâm thế dân gian, những kẻ bóng bẩy, hào nhoáng song đầu óc rỗng tuếch, hời hợt, dốt nát thường được ví như những bông dâm bụt không hương, chẳng làm được việc gì có ích cho đời.

Ví dụ (7):

Con vợ khôn lấy thằng chồng dại Như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu.

[8,921]

Cũng là một loài hoa quen thuộc gần gũi với nhân dân, nhưng hoa nhài trong tâm thức người Việt lại hiện lên với vẻ đẹp thanh tao, trang nhã. Hoa nhài không kiêu sa, đài các, nhưng ẩn trong nó một vẻ duyên dáng thầm kín mà những ai tinh tế mới cảm nhận được. Hương thơm của hoa nhài đã làm cho bao người phải thổn thức. Bởi vậy mà hoa nhài còn được ví von với người con gái khôn ngoan, nết na, thanh lịch. Phải chăng vì thế, khi người con gái không may lấy phải một anh chồng dại, không lo nổi cho vợ con, dân gian mới có câu danh ngôn so sánh đầy tiếc nuối: Con vợ khôn lấy thằng chồng dại, như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu.

Bên cạnh các loài hoa, tên của các loài rau, củ, hoa màu, thậm chí cả những loài thực vật nhỏ nhoi như cây bèo dâu vốn gắn liền với nền nông nghiệp lạc hậu cũng có thể tìm thấy trong danh ngôn người Việt qua phương thức so sánh. Đó là khoai lang, măng bẹ, hành, bèo dâu, hột thị…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ (8):

Con có cha như nhà có nóc, con có mẹ như măng ấp bẹ.

[8,918]

Măng non là tre lúc bé. Măng non thường dễ gãy, bên ngoài bao giờ cũng có lớp vỏ dày (bẹ) bao bọc xung quanh để bảo vệ. Từ loài thực vật quen thuộc này, dân gian đã lấy hình tượng măng ấp bẹ - măng tre đùm bọc che chở cho nhau làm đối tượng so sánh để so sánh với tình mẫu tử thiêng liêng cao quý. Măng được che chở sẽ lớn lên thành những cây tre dẻo dai, vững chãi. Con cái được cha mẹ chăm sóc, dạy dỗ sẽ trưởng thành người có ích cho đời.

Ví dụ (9):

Lanh chanh như hành không muối.

[8,955]

Hành muối cũng là một món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Nhắc đến dưa hành là gợi cho ta nghĩ đến không khí tết cổ truyền của dân tộc. Trong mâm cỗ ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như bánh chưng, canh măng, nem rán… thì hành muối là món ăn không thể thiếu. Chẳng thế mà từ xưa, cha ông đã lưu truyền câu nói: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Món ăn bình dị, dân dã này đã đi vào nếp sống, nếp sinh hoạt, ăn uống của nhân dân tự nhiên như hơi thở. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi nó được sử dụng làm đối tượng so sánh trong câu danh ngôn: Lanh chanh như hành không muối.

Quả thị đã đi vào cổ tích Việt Nam. Nhắc đến quả thị, người ta lại nhớ đến hình ảnh cô Tấm dịu hiền. Trong danh ngôn Việt Nam, hạt thị đã được lấy làm đối tượng so sánh như ở ví dụ (10) dưới đây:

Ví dụ (10):

Lúng búng như ngậm hột thị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hột thị, cây thị, quả thị… là những hình ảnh gần gũi với dân tộc Việt. Thị là loài cây cổ thụ, cao khoảng 5–6 m. Hoa sắc trắng, mọc thành chùm. Cuống hoa chia thành 3-6 múi. Quả thị màu vàng, hương thơm dịu. Trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám bà kể, trong lời ru của mẹ lúc ấu thơ vẫn thường có hình ảnh quả thị: “Quả thị thơm cô Tấm rất hiền”. Như vừa nói trên, hột thị còn trở thành đối tượng so sánh trong câu danh ngôn lúng búng như ngậm hột thị để nói về sự ấp úng vụng về, nói không lên lời như đang ngậm hột thị

trong miệng của người nói.

Tóm lại, hình ảnh của các loài thực vật như măng (ấp bẹ), bèo dâu,

trầu, hành, hột thị… đã gợi lên một vùng thôn quê đậm đà bản sắc văn hóa

Việt Nam. Và có lẽ, cũng chỉ ở trên dải đất cong hình chữ S, các loại rau củ, hoa quả thấm đẫm hồn quê mới đi vào thơ văn, đi vào các câu danh ngôn bình dị đến vậy. Có thể thấy trong các hình ảnh ấy là cả một kho tàng văn hóa của người Việt.

Có thể nói, phép so sánh trong danh ngôn người Việt với sự xuất hiện phong phú và sinh động của nhiều loài cây cùng các đặc trưng đa dạng đã tạo nên một bức tranh đủ màu sắc cho cây cối miền nhiệt đới, trong đó, lúa là loài cây điển hình hơn cả cho nền văn hóa nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh lúa, hình ảnh quen thuộc của cây tre, cây trầu, của hoa lan, hoa nhài, dưa hành, hột thị… cũng góp nên một nền văn hóa thực vật rất Việt Nam, mang phong vị và điệu hồn rất riêng của dân tộc Việt Nam.

3.2.2. Tri thức văn hóa về động vật

Một phần của tài liệu phép so sánh trong danh ngôn việt nam (Trang 94 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)